Nghiên cứu phát triển hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Hiện nay, quá trình giám sát, cảnh báo và thu thập dữ liệu vận hành theo thời gian thực của các trạm biến áp (TBA) và lưới điện hạ áp tại Việt Nam chưa được triển khai đồng bộ. Việc kiểm tra, đo đạc, lấy các thông số vận hành của trạm biến áp được thực hiện thủ công tốn nhân lực, trong khi các thiết bị giám sát, hiển thị trong trạm là loại thiết bị tại chỗ, lắp đặt rời rạc và không có khả năng lưu giữ số liệu cũng như truyền dữ liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu phát triển hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp tại Việt Nam
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ TRẠM BIẾN ÁP VÀ LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP TẠI VIỆT NAM 1 2 3* Nguyễn Xuân Hà , Trần Quang Khải ,Nguyễn Hữu Đức 1 Cty TNHH Giải pháp lưới điện thông minh SES, 03789 03989, hanx@ses-tech.vn 2 Cty TNHH Giải pháp lưới điện thông minh SES, 0977 361327, khaitq@ses-tech.vn 3 Trường đại học Điện lực, 0901 008 555, corresponding author: ducnh@epu.edu.vn Tóm tắt: Hiện nay, quá trình giám sát, cảnh báo và thu thập dữ liệu vận hành theo thời gian thực của các trạm biến áp (TBA) và lưới điện hạ áp tại Việt Nam chưa được triển khai đồng bộ. Việc kiểm tra, đo đạc, lấy các thông số vận hành của trạm biến áp được thực hiện thủ công tốn nhân lực, trong khi các thiết bị giám sát, hiển thị trong trạm là loại thiết bị tại chỗ, lắp đặt rời rạc và không có khả năng lưu giữ số liệu cũng như truyền dữ liệu. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát triển giải pháp giám sát thông số vận hành quan trọng (S3M-SGMV) tại các TBA và lưới điện phân phối. Sản phẩm này giúp nâng cao hiệu quả quản lý vận hành, khai thác lưới điện phân phối. Các hiện tượng bất thường được cảnh báo kịp thời, qua đó tránh sự cố ngừng cung cấp điện, cháy nổ cũng như giảm tuổi thọ các thiết bị trên lưới điện, giúp vận hành lưới điện một cách ổn định và tin cậy. Hệ thống S3M-SGMV gồm thiết bị thu thập dữ liệu lắp đặt tại TBA và phần mềm quản lý cài đặt tại phòng vận hành trung tâm. Sản phẩm này đã được kiểm nghiệm thực tế trên lưới điện của hơn 20 đơn vị điện lực. Các kết quả đảm bảo độ chính xác, đáp ứng nhu cầu vận hành của các Công ty Điện lực. Từ khóa: Đo lường giám sát; tự động hóa lưới điện phân phối; máy biến áp. Abstract: Currently, substations and low-voltage grids have not been automated in the process of monitoring, warning and collecting operational data. The manual method of checking, measuring and collecting operating parameters of the substation is labor intensive, while most monitoring and alarming devices in the substation are on-site monitoring devices, which have no capabilities of data storaging or data transmission. Because of the above reasons, research team has researched and developed a solution with the goal of replacing traditional and manual operations, saving manpower, providing real time measurement data fully and accuratly supporting the management process. Our solution supports the early detection of abnormal phenomeno, improving the reliability and stability of the substation. After the implementation on several substations, the product “ONLINE MEASUREMENT - MONITORING - MANAGEMENT SYSTEM FOR TRANSFORMER SUBSTATIONS AND LOW-VOLTAGE GRID S3M-SGMV” has met and solved the existing problems in the operation of the distribution grid, contribute to the "Digital transformation and improve the operation efficiency of the national power system" and towards the development of smart grid in Vietnam. Từ khóa: Monitoring measurement; distribution grid automation; transformer. 357
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 CHỮ VIẾT TẮT EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam S3M-SGMV: Hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện phân phối TBA: Trạm biến áp FI: Bộ cảnh báo sự cố đầu cáp Fault Indicator SMS: Short Message Services MCCB: Moulded Case Circuit Breaker RMU: Ring Main Unit LAN: Local Area Network ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line VPN: Virtual private network 1. GIỚI THIỆU Trên lưới điện đã có hệ thống công tơ điện tử, công tơ đo xa nhưng thực tế công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa [1] đối với các TBA và lưới điện hạ áp đang được thực hiện thủ công. Thiết bị giám sát, hiển thị trong trạm là các thiết bị tại chỗ, lắp đặt rời rạc và không có khả năng lưu giữ số liệu cũng như truyền dữ liệu [4] nên phần lớn sự cố ở lưới điện phân phối được khắc phục sau khi người dân/khách hàng phản ánh cho đơn vị vận hành. Công tác vận hành thủ công ngoài việc tốn nhân lực còn nhiều nhược điểm như: Không có khả năng cảnh báo sớm hoặc tức thời sự cố bất thường; Nhiều nguy cơ mất an toàn khi công nhân vận hành vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với phần tử mang điện; Khả năng giám sát hạn chế, không liên tục; Nhiều trường hợp không lấy được liệu cần thiết như các thời điểm xuất hiện bất thường, các tín hiệu sự cố, tín hiệu cảnh báo, mất điện…; Số liệu đo không đồng thời và một số trường hợp bị thiếu chính xác. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ có một số giải pháp mang tính đơn lẻ như: Hệ thống giám sát nhiệt độ [5]; Thiết bị cảnh báo sự cố FI qua tin nhắn SMS [6]; Hệ thống thu thập dữ liệu công tơ[7]… Chưa có giải pháp tổng thể giải quyết đầy đủ các nhu cầu của các đơn vị vận hành lưới điện như: kiểm soát thời gian thực toàn và số hóa bộ các thông số vận hành chính trong TBA (thông số điện, thông số trạng thái, thông số cảnh báo); cảnh báo tức thời các bất thường; hỗ trợ giảm tổn thất trên lưới; giảm nhân lực kiểm tra lưới điện khi đang vận hành. Trên thế giới, các hãng lớn như Schneider[8], ABB[9], Siemen[10]… đều có các hệ thống giám sát, điều khiển, quản lý năng lượng và tình trạng vận hành của thiết bị tuy nhiên việc áp dụng vào lưới điện hiện hữu tại Việt Nam 358
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA có nhiều hạn chế do cần phải thay thế đồng bộ nhiều thiết bị của hãng và khó tùy chỉnh mô hình, tính năng phần mềm theo nhu cầu thực tế tại Việt Nam. Từ các phân tích đã nêu, nhóm nghiên cứu đã phát triển “Hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp S3M-SGMV”. Đây là hệ thống với mục tiêu “chuyển đổi số công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối tại Việt Nam” [2][3][11]. Hệ thống sẽ thay thế cho các phương pháp vận hành thủ công, truyền thống, tiết kiệm nhân lực, cung cấp số liệu đo lường giám sát online đầy đủ, chính xác, đồng bộ và hỗ trợ đơn vị vận hành phát hiện, xử lý kịp thời các bất thường. Hệ thống giúp TBA vận hành ổn định, tin cậy tiến tới hiện đại hóa lưới điện phân phối [11]. Bài báo này trình bày giải pháp đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp S3M-SGMV. Bài báo được cấu trúc như sau. Phần 2 mô tả quá trình, phương pháp nghiên cứu phát triển sản phẩm S3M-SGMV. Phân tích kết quả triển khai, kiểm chứng sản phẩm được giới thiệu tóm tắt tại phần 3. Phần 4 trình bày kết luận. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG S3M-SGMV 2.1. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các đối tượng để đưa ra giải pháp tổng thể của hệ thống bao gồm: Nghiên cứu các giải pháp đo lường giám sát ứng dụng trong TBA và lưới điện hạ áp ở trong nước, ngoài nước; Nghiên cứu các kiểu TBA phân phối tại Việt Nam: trạm treo, trạm giàn, trạm Kios, trạm kín (trạm trong nhà) và trạm bệt…; Nghiên cứu các công tác vận hành TBA và lưới điện hạ áp thực tế của đơn vị vân hành trong ngành điện, ngoài ngành điện; Nghiên cứu các giải pháp công nghệ ứng dụng trong hệ thống. Mục tiêu nghiên cứu phát triển hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp sẽ có các yêu cầu cơ bản sau: Xây dựng một thiết bị phần cứng tích hợp cảm biến lắp đặt tại TBA có chức năng đo lường được toàn bộ các thông số vận hành như: Thông số điện năng (U, I, Cos phi, P, Q, S) lộ tổng và các lộ nhánh xuất tuyến; Thông số chất lượng điện năng cơ bản như tổng sóng hài, sóng hài từng bậc (điện áp và dòng điện); Thông số nhiệt độ các vị trí (lớp dầu trên cùng MBA, tiếp xúc cực hạ áp MBA, tiếp xúc cực của thanh cái và các MCCB trong tủ phân phối, môi trường, trong tủ); Tích hợp giám sát tín hiệu trạng thái của các cảm biến có sẵn trong TBA như mức dầu, rơ le gas, áp lực khí tủ RMU, báo sự cố cáp ngầm FI, đóng mở cửa trạm/hòm tổn thất…; Thiết bi có khả năng truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ qua đường truyền có dây (LAN/Cáp Quang/ADSL) hoặc không dây (3G/4G); Có khả năng tùy chỉnh chu kỳ gửi dữ liệu vận hành. 359
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Xây dựng một hệ thống phần mềm có các chức năng: Thu thập dữ liệu từ thiết bị giám sát; Có khả năng cảnh báo tức thời các bất thường, sự cố cho đơn vị vận hành; Giao diện hiển thị dữ liệu cảnh báo và dữ liệu vận hành; Giao diện quản lý toàn bộ các TBA trên nền bản đồ số; Giao diện vẽ biểu đồ, phân tích dữ liệu trực quan; Giao diện cài đặt các ngưỡng cảnh bảo; Giao diện quản trị hệ thống; Hệ thống có khả năng quản lý số lượng lớn thiết bị và xử lý Big data; Hệ thống có khả năng tích hợp, trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác. Hình 1. Mô hình tổng thể hệ thống S3M-SGMV 2.2. Mô hình và cấu trúc hệ thống Hệ thống được xây dựng bao gồm 3 thành phần chính bao gồm đối tượng giám sát ở đây là TBA hạ áp, thiết bị đo lường giám sát phần cứng và hệ thống phần mềm ứng dụng. Hệ thống có mô hình như sau hình 1. Các thành phần trong mô hình: (1) Trạm biến áp phân phối: Bao gồm Máy biến áp và tủ phân phối hạ áp là đối tượng chính sẽ thực hiện giám sát, quản lý; (2) Thiết bị đo lường giám sát: Bao gồm thiết bị giám sát chính SGMV và các cảm biến lắp đặt tại TBA có chức năng thu thập toàn bộ dữ liệu vận hành và gửi dữ liệu lên hệ thống máy chủ; (3)Hệ thống máy chủ: Bao gồm thiết bị tường lửa – Firewall; Máy chủ thu thập dữ liệu; Máy chủ Cơ sở dữ liệu; Máy chủ ứng dụng Web S3M. 2.3 Giải pháp công nghệ áp dụng Đối với thiết bị đo lường giám sát áp dụng: Công nghệ vi điều khiển/ vi xử lý: để xử lý các tín hiệu tương tự, tín hiệu đo lường… giúp hiển thị, phân tích và cảnh báo; Công nghệ cảm biến nhiệt độ đa điểm đo trên cùng đường truyền dữ liệu; Công nghệ đo lường các thông số điện năng, sử dụng các IC đo đếm điện năng chuyên dụng. 360
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Đối với hệ thống phần mềm: Java J2EE – Eclipse IDE; Struts – Spring – iBatis – MySQL – Apache POI – ActiveMQ; Google Map API – AmCharts – SMS API. 2.4. Chức năng hệ thống Chức năng của thiết bị giám sát SGMV bao gồm[16]: Bảng 1. Tổng hợp tính năng của thiết bị giám sát SGMV Đối tượng STT Các chức năng giám sát Ghi chú giám sát 1 01 điểm đo nhiệt độ lớp dầu trên cùng 2 03 điểm đo nhiệt độ tiếp xúc cực hạ thế Bảo đảm an toàn cách Máy biến 3 01 điểm đo nhiệt độ môi trường điện >1000VAC áp phân phối Tích hợp được các cảm biến trạng thái có Đưa về đầu vào số 4 sẵn trên MBA như: Mức dầu, relay gas, (DI) có sẵn trên thiết áp suất… bị 03 điểm đo nhiệt độ tiếp xúc tại cực dưới 5 ATM tổng hoặc thanh cái tổng Bảo đảm an toàn cách Có khả năng mở rộng đo nhiệt độ tiếp xúc điện >1000VAC 6 cực dưới các ATM nhánh, nhiệt độ trong tủ (tối đa 27 điểm đo) 7 Thông số U, I, Cos phi, P, Q, S 01 lộ tổng Tính năng tương Tủ phân đương với 09 công tơ phối hạ áp Thông số U, I, Cos phi, P, Q, S lộ nhánh điện tử tích hợp trong 8 (tối đa 8 lộ nhánh) 1 thiết bị Giám sát trạng thái đóng mở cửa trạm, 9 hòm tổn thất, hiện tượng rò điện áp vỏ tủ Đưa về đầu vào số Tích hợp được tín hiệu trạng thái bộ báo (DI) có sẵn trên thiết 10 sự cố FI, áp lực khí FS6 có sẵn trong tủ bị RMU Thiết bị thu thập dữ liệu trung tâm S3M-SGMV lắp đặt tại hiện trường gửi dữ liệu về hệ thống Server qua đường truyền 3G/4G (giao thức IEC 60870-104), toàn bộ thông số giám sát tức thời được hiển thị trên màn hình LCD tại thiết bị. Thiết bị có một số ưu điểm nổi bật sau: Có option đo thông số chất lượng điện năng cơ bản như tổng sóng hài, sóng hài từng bậc (điện áp và dòng điện); Có khả năng điều chỉnh được chu kỳ gửi dữ liệu theo nhu cầu 1 – 60 phút; Có khả năng cập nhật phần 361
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 mềm từ xa, có tích hợp đồng hồ thời gian thực trên thiết bị; Có thể truyền dữ liệu về server qua nhiều giao thức mạng không dây (3G/4G), có dây (Ethernet), kênh truyền VPN; Có sẵn đầu ra số (DO) ứng dụng cho các tính năng điều khiển thông qua giao thức IEC 60870-104; Có các cổng truyền thông công nghiệp tích hợp trên thiết bị bao gồm RS232, RS485 và có khả năng lưu trữ thẻ nhớ. Chức năng phần mềm giám sát, quản lý S3M: Số hóa toàn bộ dữ liệu vận hành tại TBA và lưới điện hạ áp; Giao diện giám sát trên nền Web online tương đối dễ sử dụng, theo dõi; Hiển thị toàn bộ các popup cảnh báo, thông số vận hành, thông số trạng thái của thiết bị giám sát; Có chức năng xuất báo cáo excel, vẽ biểu đồ phụ tải, biểu đồ nhiệt độ, biểu đồ điện năng; Cảnh báo qua SMS, Email tình trạng bất thường tại TBA; Các ngưỡng cảnh báo có thể cài đặt được; Có thể phân quyền truy cập qua tài khoản do nhà sản xuất cung cấp; Ứng dụng sử dụng được trên máy tính bàn, trên smartphone, trên máy tính bảng (dùng được trên hệ điều hành android và ios), tốc độ tùy vào cấu hình thiết bị; Có tích hợp bản đồ số hiển thị vị trí của TBA; Có khả năng trao đổi dữ liệu với các hệ thống phần mềm khác qua các hàm chức năng API. 3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ KIỂM CHỨNG 3.1. Thử nghiệm tại phòng Lab Hình 2. Bàn thử nghiệm, hiệu chỉnh thông số điện model SES-CES-SGME Thiết bị, hệ thống S3M-SGMV được thử nghiệm tại phòng LAB-SES.GRID bằng các thiết bị chuyên dụng: (1) Bàn thử nghiệm, hiệu chỉnh thông số điện model SES-CES-SGME: Dòng điện đầu ra 0-500A; điện áp đầu ra 0-250V; Cos phi đầu ra 0-1; cấp chính xác 1%. 362
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA (2) Bàn thử nghiệm, hiệu chỉnh nhiệt độ model CTT-001: Dải nhiệt độ 30 – 100oC; sai số ±0.5 oC (3) Bộ thử nghiệm điều kiện môi trường model SES-ECTC-01: Dải nhiệt độ 25 - 85oC; dải độ ẩm 40 – 95%; Tần số rung 50 – 300Hz Hình 3. Thiết bị SGMV lắp đặt thực tế tại TBA Sau quá trình thử nghiệm tại phòng lab, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lắp đặt thử nghiệm thực tế trên lưới điện của các Công ty Điện lực, các khu công nghiệp (KCN). Từ quá trình thử nghiệm thực tế, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các phương án cải tiến sản phẩm chính bao gồm: (1) Thay thế vỏ thép sơn tĩnh điện bằng nhựa ABS chống cháy bảo đảm an toàn cháy nổ; (2) Nâng cấp bộ bảo vệ xung nhiễu nguồn điện áp đầu vào, phù hợp lắp tại lưới điện các KCN; (3) Tối ưu kích thước phần cứng thiết bị bảo đảm nhỏ gọn, phù hợp lắp đặt với mọi kiểu TBA thực tế; (4) Nâng cấp giao diện hiển thị, bảng biểu, biểu đồ phần mềm quản lý trực quan hơn; (5) Nâng cấp thuật toán xử lý Big data cho việc mở rộng quản lý số lượng lớn thiết bị (10.000 – 50.000 thiết bị). 3.2. Kiểm chứng thực tế Sau quá trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm tại phòng lab cũng như triển khai lắp đặt thực tế từ những năm 2017, SES đã triển khai lắp đặt thử thực tế “Hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp S3M-SGMV” đáp ứng được các mục tiêu đề ra. 363
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Hình ảnh kết quả đạt được: Hình 4. Thiết bị giám sát SGMV Hình 5. Giao diện màn hình cảnh báo tổng quan Hình 6. Giao diện giám sát trên nền bản đồ số 364
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hình 7. Giao diện biểu đồ điện năng tiêu thụ Hình 8. Giao diện biểu đồ phụ tải, nhiệt độ trực quan Hình 9. Cảnh báo bất thường qua tin nhắn, email 365
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Hình 10. Thử nghiệm thực tế thiết bị khoảng thời gian 2017 - 2018 Hình 11. Thiết bị lắp đặt trên thực tế 3.3. Phân tích hiệu quả mang lại của hệ thống Hình 10. Kết quả so sánh dữ liệu cảnh báo từ phần mềm hệ thống S3M với thiết bị đo cầm tay tại cùng thời điểm (S3M: 79oC – Thiết bị cầm tay: 78.9 oC) 366
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hình 11. Kết quả so sánh dữ liệu cảnh báo từ phần mềm hệ thống S3M với thiết bị đo cầm tay tại cùng thời điểm (S3M: 94oC – Thiết bị cầm tay: 92.8 oC) Trước Trước Sau Sau Hình 12. Dữ liệu biểu đồ nhiệt độ trước và sau khi xử lý phát nhiệt từ cảnh bảo trên phần mềm S3M Sau quá trình đánh giá triển khai, hệ thống S3M-SGMV được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả thiết thực: (1) Cảnh báo tức thời các bất thường, phát hiện sớm, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra sự cố: Các hiện tượng phát nhiệt cao như dầu MBA, tiếp xúc cực…; Các hiện tượng quá tải, điện áp cao, thấp, cos phi thấp…; Các cảnh báo trạng thái từ cảm biến có sẵn tại trạm khi có tác động. (2) Giảm rủi ro mất an toàn điện cho người vận hành: Không phải tiếp xúc với điện trực tiếp; Hạn chế kiểm tra khi lưới điện đang vận hành. (3) Hỗ trợ giảm tổn thất trên lưới: Giúp người vận hành có thể phân tích các hiện tượng quá tải, lệch pha, cos phi thấp… liên tục theo thời gian từ lộ tổng đến các lộ nhánh, đưa ra được phương án cân đảo pha, san tải hợp lý mà không cần trực tiếp kiểm tra bằng các thiết bị cầm tay tại hiện trường. (4) Giảm nhân công, chi phí vận hành: Giảm nhân lực đo đạc, kiểm tra vận hành lưới điện tại chỗ bằng các thiết bị cầm tay; Hỗ trợ giảm chi phí tổn thất điện năng; Hỗ trợ giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng; Hỗ trợ giảm chi phí khắc phục sự cố. (5) Tăng hiệu quả quản lý vận hành: Số hóa toàn bộ dữ liệu vận hành, cập nhật real-time, đầy đủ và đồng bộ; Người vận hành được cảnh báo các bất thường kịp thời, đầy đủ từ đó hỗ trợ giảm thiểu thời gian mất điện, thời gian xử lý sự cố, 367
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; Đánh giá được tình trạng vận hành của thiết bị, tiến tới bảo trì bảo dưỡng theo CBM. Bảng 2 trình bày tóm tắt đánh giá, so sánh các tính năng chính của giải pháp S3M với các giải pháp phổ biến khác. Bảng 2. So sánh tính năng hệ thống S3M so với các hệ thống đang khai thác từ công tơ đo xa tại TBA Chỉ tiêu so sánh S3M MDMS MDAS AMRS Ghi chú Thông số đo lộ tổng Có Có Có Có U, I, Cos phi, P, Q, S Có Tương ứng 9 Thông số đo lộ nhánh Tối đa 8 Không Không Không công tơ trên 1 nhánh thiết bị giám sát Tùy chỉnh 30 phút không Chu kỳ thu thập dữ 30 30 1 - 60 30 phút bảo đảm thời gian liệu phút phút phút thực Đánh giá được Đo nhiệt độ: tình trạng vận Có Dầu MBA/Tiếp xúc hành của MBA, Mở rộng cực MBA, cực Không Không Không MCCB, ACB, cáp 27 điểm MCCB, ACB, Môi điện, điều kiện đo trường vận hành của thiết bị Giám sát/Cảnh báo trạng thái tại TBA: Giúp cảnh báo, Mức dầu MBA, phát hiện sớm Relay gas, Áp lực khí trình trạng bất Có Không Không Không tủ RMU, Báo sự cố thường của MBA, cáp ngầm FI, Đóng thiết bị trong trạm mở cửa trạm/Hòm điện tổn thất... Cảnh báo đầy tải, quá Giám sát tình tải, lệch pha, mất Có Có Có Có trạng vận hành điện...MBA các lộ nhánh là quan trọng và cần Cảnh báo đầy tải, quá Có thiết. Giúp tối ưu Không Không Không tải, lệch pha, mất Giám sát trong quá trình 368
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA điện... lộ nhánh hạ thế tối đa 8 lộ vận hành (giảm ra tổn thất, tăng độ ổn định cấp điện ...) Hỗ trợ phân tích xu hướng, đánh giá tình trạng vận hành tổng Có Không Không Không thể của MBA, lưới điện phân phối theo tiêu chí CBM, RCM 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã trình bày giải pháp Hệ thống đo lường giám sát quản lý trạm biến áp và lưới điện hạ áp S3M-SGMV. Hệ thống góp phần vào công cuộc “Chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia” và hướng tới phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [2][3][4][11]. Hệ thống S3M-SGMV giúp: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý vận hành, khai thác lưới điện phân phối; (2) Thay thế cho các phương pháp kiểm tra thủ công, tiết kiệm nhân lực vận hành; (3) Số hóa dữ liệu, cung cấp số liệu đo lường, giám sát và quản lý online đầy đủ, chính xác; (4) Hỗ trợ kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng bất thường, giúp trạm biến áp vận hành ổn định và tin cậy. Hệ thống S3M-SGMV đã lắp đặt trên 20 Tỉnh thành tại Việt Nam, hơn 300 Trạm biến áp, hơn 500 máy biến áp, tủ hạ áp [12][13][14][15]. Trong thời gian tới, nhóm Nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển nâng cấp, cải tiến Hệ thống S3M-SGMV để giải quyết được các bài toán nâng cao của EVN trong công tác vận hành trạm biến áp, lưới điện hạ áp cũng như đưa ra sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thông tư 39/2015/TT-BCT QUY ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI [2] Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". [3] Văn bản số 7966/EVN-VTCNTT của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Xây dựng kế hoạch triển khai Chủ đề năm 2021 "Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam" [4] Quyết định số: 62/QĐ- EVN ngày 05 tháng 05 năm 2017 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật máy biến áp phân phối điện áp đến 35kV trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam 369
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 [5] http://teacom.com.vn/giai-phap-giam-sat-nhiet-do-thanh-cai-toan-dien [6] https://bkaii.com.vn/san-pham/bo-chuyen-doi-tu-usb-sang-rs485/esms-rtu-thiet-bi-canh- bao-su-co-qua-tin-nhan-sms [7] https://infras.com.vn/vi/giai-phap-amr-voi-modem-gprs-3g/ [8] https://www.se.com/ww/en/product-subcategory/5430-power-management- system/?filter=business-6-medium-voltage-distribution-and-grid-automation [9] https://new.abb.com/oil-and-gas/systems-and-solutions/collaborative-operations/asset- management-condition-monitoring [10] https://www.siemens.com/global/en/products/energy/energy-automation-and-smart- grid/grid- control.html?gclid=CjwKCAiAvK2bBhB8EiwAZUbP1BvUz5tt8x5ei2NRoyoT8SailawYZprH FdgPecn52RWKqQM5SSfUwRoCRrwQAvD_BwE&acz=1 [11] https://www.evn.com.vn/d6/news/Tu-dong-hoa-luoi-dien-phan-phoi-Xu-the-va-giai-phap- phat-trien-0-0-30138.aspx [12] [https://evnspc.vn/CMS_Article/ArticleByID?ArticleID=ARTICLE21120091 [13] https://nangluongvietnam.vn/evnhanoi-ap-dung-cong-nghe-de-nang-cao-do-tin-cay-cung- cap-dien-27758.html [14] https://cpc.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/Tin-tuc-chi-tiet/articleId/45178 [15] https://pcdanang.cpc.vn/pc-da-nang-to-chuc-hoi-thao-gioi-thieu-thiet-bi-he-thong-do- luong-giam-sat-va-quan-ly-luoi-dien-ha-ap-online-s3m.pt-30022-vi.html [16] https://ses-tech.vn/product/he-thong-do-luong-giam-sat-quan-ly-tram-bien-ap-luoi-dien- ha-ap-online-s3m-sgmv-sao-chep/ 370
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐO VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
6 p | 516 | 238
-
Nghiên cứu phát triển hệ Robot tự hành có gắn camera tự động tìm kiếm và bám mục tiêu di động.Nghiên cứu phát triển hệ Robot tự hành có gắn camera tự động tìm kiếm và bám mục tiêu di động Research Deverlopment of Mobile Robot mounted Camera automaticall
9 p | 224 | 53
-
Nghiên cứu phát triển giải pháp quản lý trạm cân ô tô ứng dụng công nghệ RFID qua mạng internet
5 p | 108 | 11
-
Mô hình phát triển hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng của tổng Công ty cổ phần thép Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
6 p | 112 | 11
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý phát triển thuê bao cho các dịch vụ của VNPT
3 p | 17 | 6
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống bảo vệ catôt bằng dòng điện ngoài chống ăn mòn vỏ tàu biển
5 p | 86 | 5
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống xe buýt điện (trolleybus) từ thành phố Biên Hòa đến tuyến metro số 1
5 p | 102 | 5
-
Nghiên cứu phát triển chương trình máy tính giám sát lưu lượng, mật độ giao thông trên tuyến phố
6 p | 13 | 4
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát, điều khiển (SCADA) tập trung cho các dự án điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam
9 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống IoT thu thập dữ liệu và phần mềm quản lý sản xuất
6 p | 17 | 4
-
Nghiên cứu phát triển hệ đo nhiễu cường độ laser tương đối băng thông rộng 40 GHz sử dụng bộ điều khiển PID và bộ xử lý tín hiệu ESA
5 p | 13 | 3
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống xác thực khuôn mặt 2 yếu tố bảo mật sử dụng công nghệ mã F-QR ẩn trên thẻ ID bằng laser 1064 nm và AI camera
5 p | 19 | 3
-
Nghiên cứu giải pháp thiết kế hệ thống trinh sát và chế áp ngòi nổ vô tuyến hoạt động theo nguyên lý doppler
4 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống mạch đo di động cho cảm biến chất lỏng ion
5 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu, phát triển thiết bị báo cháy thông minh
6 p | 49 | 2
-
Nghiên cứu phát triển hệ xúc tác mới CuO-ZnO-CeO2 cho quá trình tổng hợp Methanol từ H2 /CO2
7 p | 65 | 1
-
Giải pháp phát triển hệ thống cung cấp thông tin nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
3 p | 84 | 1
-
Nghiên cứu, phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy, độ rọi tại viện đo lường Việt Nam
6 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn