intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng bảng tham chiếu chuẩn phát triển của Intergrowth-21ˢᵗ và Hadlock 1991 trong chẩn đoán sơ sinh nhẹ cân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết góp phần làm giảm nguy cơ tử vong chu sinh và phát hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Hiện nay, siêu âm đo các chỉ số sinh trắc và ước lượng trọng lượng thai là công cụ chủ yếu để chẩn đoán thai nhẹ cân. Vấn đề then chốt trong chẩn đoán trước sinh thai nhẹ cân là tìm ra bảng tham chiếu chuẩn phát triển của thai nhi phù hợp với quần thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng bảng tham chiếu chuẩn phát triển của Intergrowth-21ˢᵗ và Hadlock 1991 trong chẩn đoán sơ sinh nhẹ cân

  1. SẢN KHOA - SƠ SINH Nghiên cứu ứng dụng bảng tham chiếu chuẩn phát triển của Intergrowth-21st và Hadlock 1991 trong chẩn đoán sơ sinh nhẹ cân Lê Mai Linh1, Cao Ngọc Thành1, Nguyễn Trần Thảo Nguyên1* 1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế doi: 10.46755/vjog.2024.1.1672 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Trần Thảo Nguyên; email: nttnguyen@huemed-univ.edu.vn Nhận bài (received): 15/3/2024 - Chấp nhận đăng (accepted): 10/5/2024 Tóm tắt Đặt vấn đề: Chẩn đoán trước sinh thai nhẹ cân góp phần làm giảm nguy cơ tử vong chu sinh và phát hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Hiện nay, siêu âm đo các chỉ số sinh trắc và ước lượng trọng lượng thai là công cụ chủ yếu để chẩn đoán thai nhẹ cân. Vấn đề then chốt trong chẩn đoán trước sinh thai nhẹ cân là tìm ra bảng tham chiếu chuẩn phát triển của thai nhi phù hợp với quần thể. Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán thai nhẹ cân và một số kết cục thai kỳ bất lợi theo bảng tham chiếu chuẩn phát triển của Intergrowth-21st và Hadlock 1991. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 174 thai phụ có EFW < BPV 10 so với tuổi thai theo bảng tham chiếu Intergrowth-21st hoặc Hadlock tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả nghiên cứu: Trong chẩn đoán thai nhẹ cân, bảng tham chiếu Hadlock có độ nhạy cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với Intergrowth-21st (84,1% so với 74,6%, p = 0,06); độ đặc hiệu của bảng tham chiếu Intergrowth-21st cao hơn không có ý nghĩa so với Hadlock (25% so với 10,4%, p = 0,06). Trong tiên lượng kết cục thai kỳ bất lợi,độ nhạy của bảng tham chiếu Hadlock cao hơn Intergrowth-21st không có ý nghĩa thống kê (Kết cục bất lợi chung: 90,3% so với 74,2%; Hỗ trợ hô hấp: 87,5% so với 75%; Theo dõi tại Nhi sơ sinh: 87,5% so với 75%; Thời gian nằm viện kéo dài: 90% so với 70%) nhưng độ đặc hiệu thì thấp hơn có ý nghĩa thông kê (Kết cục bất lợi chung: 15,4% so với 25,2%; Hỗ trợ hô hấp: 14,6% so với 25,3%; Theo dõi tại Nhi sơ sinh: 14,7% so với 25,3%; Thời gian nằm viện kéo dài: 14,6% so với 25%). Kết luận: Bảng tham chiếu Intergrowth-21st có giá trị tương đương so với Hadlock trong chẩn đoán thai nhẹ cân nhưng có độ đặc hiệu cao hơn trong tiên lượng các kết cục thai kì bất lợi. Từ khóa: thai nhẹ cân, Intergrowth-21st, Hadlock. Research on the application of the developed standards reference table of Intergrowth- 21st and Hadlock 1991 in the diagnosis of low birth weight Le Mai Linh1, Cao Ngoc Thanh1, Nguyen Tran Thao Nguyen1* 1 Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Abstract Background: Prenatal diagnosis of low birth weight contributes to reducing the risk of perinatal death and detecting intrauterine growth restriction. Currently, ultrasound measuring biometric indicators and estimating fetal weight is the main tool to diagnose low birth weight. The key issue in prenatal diagnosis of low birth weight is finding a fetal growth chart that is appropriate for the population. Objective: Evaluate the results of diagnosing low birth weight and some adverse pregnancy outcomes according to the Intergrowth-21st or Hadlock fetal growth chart. Methods: Cross-sectional descriptive study on 174 pregnant women with EFW < 10th percentile according to Intergrowth- 21st or Hadlock fetal growth chart at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from June 2022 to June 2023. Results: In diagnosing low birth weight, the Hadlock chart has a statistically insignificant higher sensitivity than the Intergrowth-21st (84.1% vs 74.6%, p = 0.06); the specificity of the Intergrowth-21st chart was not significantly higher than that of Hadlock (25% vs 10.4%, p = 0.06). In predicting adverse pregnancy outcomes, the sensitivity of the Hadlock was not statistically significant higher than the Intergrowth-21st (Overall adverse outcomes: 90.3% vs 74.2%; Respiratory support: 87.5% vs 75%; Neonatal follow-up: 87.5% vs 75%; Prolonged hospital stay: 90% vs 70%) but the specificity is significantly lower statistics (Overall adverse outcomes: 15.4% vs 25.2%; Respiratory support: 14.6% vs 25.3%; Neonatal follow-up: 14.7% vs 25.3%; Prolonged hospital stay: 14.6% vs 25%). Lê Mai Linh và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 45-49. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1672 45
  2. Conclusion: The Intergrowth-21st fetal growth chart has equivalent value compared to Hadlock in diagnosing low birth weight but has higher specificity in predicting adverse pregnancy outcomes. Keywords: low birth weight, Intergrowth-21st, Hadlock. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Đơn thai, thai sống Trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai được định nghĩa - Tuổi thai từ 37 - 41+6 tuần, tuổi thai được chẩn đoán là những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới phân vị thứ 10 so chính xác theo ngày KCC cùng hoặc theo siêu âm quý 1. với tuổi thai [1], [2]. Sơ sinh nhẹ cân từ lâu đã được công - Được siêu âm đánh giá trọng lượng thai không quá nhận là một yếu tố nguy cơ quan trọng của tử vong chu 3 ngày trước sinh. sinh, chiếm 60-80% các trường hợp tử vong sơ sinh [3]. - Trọng lượng thai ước tính dưới BPV thứ 10 so với Do đó, việc xác định dấu hiệu của thai nhi và trẻ sơ sinh tuổi thai khi đối chiếu với bảng tham chiếu Hadlock nhẹ cân so với tuổi thai là điều cần thiết cho việc chăm 1991 hoặc Intergrowth-21st. sóc tiền sản cũng như sau khi sinh. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Chẩn đoán trước sinh thai nhẹ cân góp phần vào phát Tiêu chuẩn loại trừ hiện sớm các trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử - Trẻ có dị tật bẩm sinh. cung. Các nghiên cứu cũng chỉ ra phát hiện thai nhẹ cân 2.2. Phương pháp nghiên cứu trước sinh làm giảm nguy cơ tử vong chu sinh [4]. Chẩn Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. đoán trước sinh thai nhẹ cân so với tuổi chủ yếu dựa vào Cỡ mẫu và cách chọn mẫu siêu âm đo các chỉ số sinh trắc và ước lượng trọng lượng Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một thai nhi, sau đó đối chiếu với bảng tham chiếu thích hợp. tỉ lệ: 2 p (1-p) Hiện nay, bảng tham chiếu của Hadlock được đưa ra vào n z1 α 2 . d2 năm 1991 đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu, Z α 2 = 1,96 với trong đó có Việt Nam. Bảng tham chiếu này được xây 1 độ tin cậy 95%, d = 0,04 là sai số chọn, p = 6,2% theo dựng dựa trên một nghiên cứu gồm 392 phụ nữ chủ yếu là người da trắng thuộc tầng lớp trung lưu tại một trung nghiên cứu của Phạm Việt Thanh và cs (2009) tại Bệnh tâm duy nhất [5]. Do đó, nó có thể không phù hợp khi áp viện Từ Dũ. dụng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là khi áp dụng trên Tính được cỡ mẫu tối thiểu là n = 155. các chủng tộc khác và có mức sống thấp hơn, như ở Trong khoảng thời gian từ 6/2022 đến tháng 6/2023, Châu Á và Châu Phi. thu thập được 174 trường hợp. Năm 2014, dự án INTERGROWTH-21ST đã phát triển Các bước tiến hành nghiên cứu các tiêu chuẩn nhân trắc học quốc tế để cho phép so Bước 1: Xác định chính xác tuổi thai theo siêu âm sánh sự phát triển của thai nhi trên các quần thể đa quý 1 hoặc theo ngày KCC. sắc tộc, dựa trên số liệu đa trung tâm, đa chủng tộc Bước 2: Đo đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, [6]. Bảng tham chiếu của Intergrowth-21st được kì vọng chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi. Ước lượng trọng sẽ là một tiêu chuẩn chung duy nhất để mô tả sự phát lượng thai nhi dựa vào các chỉ số đo được trên siêu âm triển tối ưu của thai nhi trên khắp thế giới. Tuy nhiên các hai chiều theo công thức Hadlock IV được cài sẵn trên nghiên cứu đánh giá hiệu quả của nó so với những bảng máy siêu âm và công thức Intergrowth-21st: tham chiếu đang được sử dụng cho đến nay vẫn chưa + Hadlock IV: Log10 (EFW) = 1,3596 - 0,00386 x AC x có sự thống nhất về giá trị của bảng tham chiếu này. FL + 0,0064 x HC + 0,00061 x BPD x AC + 0,0424 x AC + Để nghiên cứu và đánh giá thêm về giá trị của bảng 0,174 x FL [7]. tham chiếu Intergrowth-21st trong chẩn đoán thai nhẹ + Intergrowth-21st: Log10 (EFW) = 5,084820 - cân so với tuổi thai trên quần thể dân số Việt Nam, 54,06633 × (AC/100) 3 - 95,80076 × (AC/100) 3× log chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giá trị bảng tham (AC/100) + 3,136370 × (HC/100) [6]. chiếu chuẩn phát triển của Intergrowth- 21st và Hadlock Đối chiếu với Bảng tham chiếu Hadlock 1991 và 1991 trong chẩn đoán thai nhẹ cân” với mục tiêu đánh Intergrowth-21st để chẩn đoán thai nhẹ cân. giá kết quả chẩn đoán thai nhẹ cân và một số kết cục Bước 4: Đánh giá kết thúc thai kỳ: thai kỳ bất lợi theo bảng tham chiếu Intergrowth-21st và Ghi nhận giới, tuổi thai, kết cục sơ sinh (Chết tiền Hadlock (1991). sinh/chết sơ sinh, Có hỗ trợ hô hấp, Chuyển đơn vị Nhi sơ sinh, Thời gian nằm viện trên 7 ngày) 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Xác định cân nặng trẻ ngay sau sinh, đối chiếu với 2.1. Đối tượng nghiên cứu bảng tham chiếu Fenton cho từng giới, nếu dưới BPV 10 Gồm những cặp mẹ-con đến khám thai và sinh tại thì chẩn đoán trẻ sơ sinh nhẹ cân Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Phương pháp kết thúc thai kì: Tiêu chuẩn chọn bệnh + Sinh đường âm đạo 46 Lê Mai Linh và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 45-49. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1672
  3. + Mổ lấy thai Thống kê so sánh Phân tích và xử lý số liệu So sánh hai giá trị trung bình: kiểm định t 2 mẫu Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 25.0 và độc lập cho biến số có phân phối chuẩn và kiểm định Medcalc 20.10.4. Wilcoxon cho biến số có phân phối không chuẩn. Thống kê mô tả So sánh giữa 2 tỷ lệ: kiểm định Person-chi-square. Các biến phân nhóm được trình bày dưới dạng tần Tính độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán suất, tỷ lệ %. Các biến số liên tục được trình bày dưới dương tính (PPV), giá trị tiên đoán âm tính (NPV) của 2 dạng các giá trị trung bình với độ lệch chuẩn nếu các bảng tham chiếu. Dùng phép kiểm Chi-square để đánh biến này tuân theo phân phối bình thường hoặc dưới giá sự khác biệt của các giá trị chẩn đoán. dạng trung vị và khoảng tứ phân vị nếu không tuân theo Chúng tôi chọn ngưỡng sai số là α = 0,05 trong các phân phối chuẩn. trường hợp so sánh và ước lượng. Giá trị p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong 174 trường hợp được thu thập, có 149 trường hợp được chẩn đoán là thai nhẹ cân theo bảng tham chiếu Hadlock và 130 trường hợp được chẩn đoán thai nhẹ cân theo bảng tham chiếu Intergrowth-21st. 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n % Tuổi < 20 10 5,7 20 - 35 151 86,8 > 35 13 7,5 26,79 ± 5,12 Tiền sử TNC Có 33 19,0 Không 141 81,0 Trung vị tuổi thai kết thúc thai kỳ 39,36 ± 1,43 Sản phụ chủ yếu trong độ tuổi 20 - 35, tuổi thai tại thời điểm kết thúc thai kỳ là 39,36 ± 1,43 tuần. Bảng 2. Đặc điểm thai kỳ Đặc điểm TNC – Hadlock TNC – IG21 p n (%) n (%) Nhóm Sơ sinh nhẹ cân 106 (74,1) 94 (72,3) > 0,05 Sơ sinh bình thường 43 (28,9) 36 (27,7) Kết cục thai kỳ Bình thường 121 (81,2) 107 (82,3) > 0,05 Bất thường 28 (18,8) 23 (17,7) Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân trong nhóm thai nhẹ cân theo bảng tham chiếu Hadlock và theo bảng tham Intergrowth-21st lần lượt là 74,1% và 72,3%; tỷ lệ trẻ có kết cục thai kỳ bất lợi là 18,8% và 17,7%. 3.2. Giá trị của bảng tham chiếu Hadlock và Intergrowth-21st Bảng 3. Giá trị của 2 bảng tham chiếu trong chẩn đoán thai nhẹ cân Chỉ số TNC – Hadlock TNC – IG21 p Độ nhạy 84,1 74,6 0,06 (95% CI: 76,6 - 90,0) (95% CI: 66,1 - 81,9) Độ đặc hiệu 10,4 25,0 0,06 (95% CI: 3,5 - 22,7) (95% CI: 13,6 - 39,6) Giá trị tiên đoán dương 71,1 72,3 0,82 (95% CI: 68,6 - 73,6) (95% CI: 68,3 - 75,9) Lê Mai Linh và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 45-49. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1672 47
  4. Giá trị tiên đoán âm 20,0 27,3 0,50 (95% CI: 9,0 – 38,6) (95% CI: 17,4 - 39,9) Độ chính xác 63,8 60,9 0,58 (95% CI: 56,2 – 70,9) (95% CI: 53,2 - 68,2) Bảng tham chiếu Hadlock có độ nhạy và độ chính xác cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với bảng tham chiếu Intergrowth-21st. Độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương của bảng tham chiếu Intergrowth-21st cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với Hadlock. Bảng 4. Giá trị của 2 bảng tham chiếu trong tiên lượng kết cục thai kỳ bất lợi Độ nhạy Độ đặc hiệu Hadlock IG21 p Hadlock IG21 p Chung 90,3 74,2 0,1 15,5 25,2 0,04 Hỗ trợ hô hấp 87,5 75,0 > 0,05 14,6 25,3 0,02 Theo dõi tại Nhi sơ sinh 87,5 75,0 > 0,05 14,7 25,3 0,02 Thời gian nằm viện kéo dài 90,0 70,0 > 0,05 14,6 25,0 0,02 Trong dự báo kết cục thai kỳ bất lợi bảng tham chiếu Intergrowth-21 có độ đặc hiệu cao hơn có ý nghĩa thống kê st so với bảng tham chiếu Hadlock. Độ nhạy của 2 bảng tham chiếu tương đương nhau. 4. BÀN LUẬN tương đồng với quần thể nghiên cứu của Hadlock. Do Trong chẩn đoán thai nhẹ cân, bảng tham chiếu đó, khi sử dụng trên những quần thể có mức sống thấp Hadlock có độ nhạy cao hơn không có ý nghĩa thống kê hơn như ở Việt Nam, bảng tham chiếu Intergrowth-21st so với Intergrowth-21st (84,1% so với 74,6%, p = 0,065); không cho thấy sự ưu việt hơn. độ đặc hiệu của bảng tham chiếu Intergrowth-21st là Trong tiên lượng kết cục thai kỳ bất lợi chung bảng 25% cao hơn không có ý nghĩa so 10,4% của bảng tham tham chiếu cân nặng của Hadlock có độ nhạy cao hơn chiếu Hadlock (p > 0,05). Xét về độ chính xác, bảng không có ý nghĩa thống kê so với bảng tham chiếu tham chiếu Hadlock cao hơn không có ý nghĩa thống kê Intergrowth-21st (90,3% so với 74,2% với p < 0,05); nhưng so với Intergrowth-21st. Như vậy, theo nghiên cứu của có độ đặc hiệu thấp hơn (15,4% so với 25,2% với p < chúng tôi, bảng tham chiếu cân nặng của Hadlock và 0,05). Intergrowth-21st có giá trị tương đương trong chẩn đoán Trong tiên lượng trẻ cần hỗ trợ hô hấp, cần theo dõi thai nhẹ cân. tại Nhi sơ sinh, thời gian nằm viện > 7 ngày, độ nhạy Theo nghiên cứu của Ngô Thanh Hà và cs, bảng của bảng tham chiếu Hadlock là 87,5%, 87,5% và 90%; tham chiếu cân nặng của Hadlock có độ nhạy cao hơn độ nhạy của bảng tham chiếu Intergrowth-21st là 75%, không có ý nghĩa thống kê so với bảng tham chiếu cân 75% và 70%. Độ nhạy của bảng tham chiếu Hadlock và nặng của Intergrowth-21st trong chẩn đoán thai nhẹ cân Intergrowth-21st là tương đương nhau với p > 0,05. [8]. Độ đặc hiệu của bảng tham chiếu Hadlock trong Một nghiên cứu khác của Nwabuobi C. và cs (2019) dự báo cần hỗ trợ hô hấp, cần theo dõi tại Nhi sơ sinh, trên 1054 trường hợp cho thấy bảng tham chiếu cân thời gian nằm viện >7 ngày là 14,6%, 14,7% và 14,6%; nặng Hadlock có độ nhạy cao hơn đáng kể so với của của bảng tham chiếu Intergrowth-21st là 25,3%, 24,3% Intergrowth-21st trong việc xác định thai nhẹ cân (41,7 và 25%. Trong dự báo cần hỗ trợ hô hấp, cần theo dõi so với 24,5%) [9]. Nghiên cứu của Sovio U. cũng đưa ra tại Nhi sơ sinh, thời gian nằm viện > 7 ngày, bảng tham kết quả bảng tham chiếu cân nặng của Hadlock có độ chiếu Intergrowth-21st đều có độ đặc hiệu lớn hơn so với nhạy cao hơn của Intergrowth-21st trong khả năng sàng Hadlock với p < 0,05. lọc thai nhẹ cân (58,6% so với 52,3%) [10]. Theo nghiên cứu của Kabiri D. và cs, bảng tham Khác với các kết quả nghiên cứu tại nước ngoài kết chiếu Intergrowth-21st có độ nhạy tương đương với bảng luận rằng bảng tham chiếu Hadlock nhạy hơn bảng tham tham chiếu Hadlock trong dự báo trẻ cần thông khí cơ chiếu Intergrowth-21st, nghiên cứu của chúng tôi và của học và cần theo dõi tại đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực Nguyễn Đình Vũ cho thấy 2 bảng tham chiếu này có giá (0,26 (95%CI: 0,21 - 0,31) so với 0,28 (95%CI: 0,23 - 0,34) trị tương đương trong chẩn đoán thai nhẹ cân. Điều này và 0,31 (95%CI: 0,24 - 0,38) so với 0,32 (95%CI: 0,25 - cho thấy rằng mặc dù Intregrowth-21st là một dự án đa 0,39)); tuy nhiên, bảng tham chiếu Intergrowth-21st có trung tâm nhưng đều là các đô thị lớn có điều kiện kinh độ đặc hiệu cao hơn của bảng tham chiếu Hadlock tế cao như Sealtle, Oxford, Bắc Kinh, thủ đô Nairobi, … (0,88 (95%CI: 0,87 - 0,89) so với 0,85 (95%CI: 0,84 - 0,86) 48 Lê Mai Linh và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 45-49. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1672
  5. và 0,88 (95%CI: 0,87 - 0,89) so với 0,85 (95%CI: 0,83 - Tạp chí Phụ sản. 2020;18(3):9-13. 0,86)) [11]. Nghiên cứu của Nwabuobi và cs (2019) cũng 9. Nwabuobi C, Odibo L, Camisasca-Lopina H, Leavitt cho thấy bảng tham chiếu Intergrowth-21st có độ nhạy K, Tuuli M, Odibo AO. Comparing INTERGROWTH-21st tương đương với bảng tham chiếu Hadlock trong dự báo Century and Hadlock growth standards to predict small trẻ suy hô hấp và cần theo dõi tại đơn vị chăm sóc sơ for gestational age and short-term neonatal outcomes. sinh tích cực nhưng độ đặc hiệu thì cao hơn [9]. The journal of maternal-fetal & neonatal medicine : the Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với official journal of the European Association of Perinatal nghiên cứu của Nwabuobi và cs (2019) và nghiên cứu Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal của Kabiri D. . Societies, the International Society of Perinatal Obstet. 2020;33(11):1906-12. 5. KẾT LUẬN 10. Sovio U, Smith GCS. Comparison of estimated fetal Bảng tham chiếu Hadlock và Intergrowth-21st có giá weight percentiles near term for predicting extremes of trị tương đương trong dự báo thai nhẹ cân. Trong dự báo birthweight percentile. American journal of obstetrics kết cục thai kỳ bất lợi, bảng tham chiếu Intergrowth-21st and gynecology. 2021;224(3):292.e1-.e19. có độ nhạy tương đương và độ đặc hiệu cao hơn trong 11. Kabiri D, Romero R, Gudicha DW, Hernandez-Andrade dự báo kết cục bất lợi chung, cần hỗ trợ hô hấp, cần theo E, Pacora P, Benshalom-Tirosh N, et al. Prediction dõi tại Nhi sơ sinh và thời gian nằm viện kéo dài. of adverse perinatal outcome by fetal biometry: comparison of customized and population-based TÀI LIỆU THAM KHẢO standards. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the 1. Lees CC, Stampalija T, Baschat A, da Silva Costa F, official journal of the International Society of Ultrasound Ferrazzi E, Figueras F, et al. ISUOG Practice Guidelines: in Obstetrics and Gynecology. 2020;55(2):177-88. diagnosis and management of small-for-gestational- age fetus and fetal growth restriction. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2020;56(2):298-312. 2. American CoO, Gynecologists. ACOG Practice Bulletin No. 204: fetal growth restriction. Obstetrics and gynecology. 2019;133(2):e97-e109. 3. Katz J, Wu LA, Mullany LC, Coles CL, Lee AC, Kozuki N, et al. Prevalence of small-for-gestational- age and its mortality risk varies by choice of birth- weight-for-gestation reference population. PloS one. 2014;9(3):e92074. 4. Kajdy A, Modzelewski J, Jakubiak M, Pokropek A, Rabijewski M. Effect of antenatal detection of small- for-gestational-age newborns in a risk stratified retrospective cohort. PloS one. 2019;14(10):e0224553. 5. Hadlock FP, Harrist RB, Martinez-Poyer J. In utero analysis of fetal growth: a sonographic weight standard. Radiology. 1991;181(1):129-33. 6. Papageorghiou AT, Ohuma EO, Gravett MG, Hirst J, da Silveira MF, Lambert A, et al. International standards for symphysis-fundal height based on serial measurements from the Fetal Growth Longitudinal Study of the INTERGROWTH-21st Project: prospective cohort study in eight countries. BMJ (Clinical research ed). 2016;355:i5662. 7. Hadlock FP, Harrist RB, Sharman RS, Deter RL, Park SK. Estimation of fetal weight with the use of head, body, and femur measurements--a prospective study. American journal of obstetrics and gynecology. 1985;151(3):333-7. 8. Ngô Thanh Hà, Nguyễn Đình Vũ. Vai trò các bảng sinh trắc học thai nhi trong tầm soát thai nhỏ trong tử cung. Lê Mai Linh và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 45-49. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1672 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0