Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BỘ LỌC KHÔNG GIAN NHẰM<br />
GIẢM THIỂU NHIỄU TÍCH CỰC LỌT VÀO MÁY THU HÌNH<br />
Trần Hữu Toàn*<br />
Tóm tắt: Những năm gần đây kỹ thuật xử lý số không gian là một trong những<br />
hướng đi sâu nghiên cứu của các nhà khoa học do tính hấp dẫn của các ứng dụng,<br />
đặc biệt ứng dụng trong các hệ anten thông minh. Bài bào này tác giả đề xuất sử<br />
dụng hệ thống tự bù khử cầu phương trong bộ lọc không gian để tăng hiệu quả khử<br />
nhiễu ngoài máy thu hình theo hướng sóng cánh bên của anten thu chính.<br />
Từ khóa: Bộ lọc không gian; Bộ tự bù khử cầu phương.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, nhu cầu về nghe xem ngày càng tăng. Các chương trình truyền hình được<br />
đòi hỏi không chỉ có nội dung mà còn yêu cầu về chất lượng ngày càng nâng cao. Các<br />
chương trinh NVOD hay VOD ngày càng được quan tâm các dịch vụ tương tác hai chiều<br />
cũng đã xuất hiện ngày một nhiều lên. Mặt khác, xu hướng công nghệ HD ngày càng được<br />
phát triển, các thiết bị sản xuất chương trình HD đang thay thế hệ thống sản xuất chương<br />
trình SD hiện tại. Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện chuẩn<br />
DVB-T2 về nhiều vấn đề: chẳng hạn như nghiên cứu ứng dụng chuẩn nén MPEG-4, tiếp<br />
tục cải thiện xác suất lỗi bit …<br />
Cho đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu nhằm khắc phục, cải thiện để<br />
nâng cao chất lượng truyền hình số mặt đất DVB-T2. Năm 2010, Eun Su Kang, Humor<br />
Hwang và Dong Seog Han đã đề xuất thuật toán phục hồi các sóng mang mạnh (thuật toán<br />
thiết lập bù tần số mạnh) để duy trì sự đồng bộ ngay cả khi độ dịch tần Doppler lớn đối với<br />
hệ thống OFDM. Trong hệ thống OFDM sử dụng các tín hiệu dẫn đường “pilots”, việc<br />
thiết lập kênh được biểu diễn trên các tín hiệu này và sau đó được nội suy trên các trục<br />
thời gian và tần số. Khi thiết lập nội suy thời gian xuất hiện sai số trung bình, chính vì vậy<br />
nghiên cứu [6] đã đề xuất sử dụng bộ lọc đa tần số thích nghi để đưa ra tần số tương quan.<br />
Trong DVB-T2 sử dụng kỹ thuật ống lớp vật lý để tăng hiệu quả sử dụng phổ. Năm 2014,<br />
Ahmed H.Eldieb, Mona Z.Saleh và Salwa Elramly, trong công trình nghiên cứu của mình<br />
đã đưa ra kỹ thuật cải tiến ước lượng kênh cho OFDM trong DVB-T2, dựa trên sắp xếp tín<br />
hiệu dẫn đường trong kênh fading chọn lọc tần số theo thời gian. Đây là phương pháp cải<br />
tiến của phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất chuyển miền (DTLSE) và phương<br />
pháp nội suy hai chiều. Cũng trong năm đó, Ahmad A.Aziz El-Banna và Maha El-<br />
Sabrouty, đã đề xuất thay thế bộ mã hóa hình cầu K tối ưu cố định thành bộ mã hóa hình<br />
cấu K tối ưu thích nghi nhằm khai thác đáp ứng xung kênh để đo chọn lọc kênh như một<br />
bộ báo trạng thái kênh. Năm 2016, Marwa Chafii cùng các cộng sự đề xuất phương pháp<br />
âm hiệu dành riêng thích nghi (Adaptive Tone Reservation) để thay thế phương pháp cổ<br />
điển đang được sử dụng trong DVB-T2, và kết quả cho độ lợi 5db tại BER=10-3.<br />
Như vậy, qua tìm hiểu, phân tích các giải pháp công nghệ của chuẩn phát hình<br />
số mặt đất thế hệ thứ nhất DVB-T, thế hệ thứ hai DVB-T2 [1], cũng như phân tích một số<br />
công trình đã công bố ở trên, tác giả nhận thấy rằng:<br />
- Chưa có giải pháp kỹ thuật để giảm nhiễu tích cực trước máy thu hình.<br />
- Chưa có giải pháp kỹ thuật hiệu quả giảm thiểu tác động của nhiễu xuyên kênh<br />
ICI khi độ dịch tần và tần số Doppler lớn.<br />
- Vấn đề giải mã của DVB-T2 vẫn thực hiện theo phương thức cứng.<br />
Vì vậy, bài báo này tác giả đề xuất một trong ba giải pháp trên đó là nghiên cứu ứng<br />
dụng hệ thống tự bù khử cầu phương trong bộ lọc không gian nhằm nâng cao tỷ số tín/nhiễu<br />
ở đầu vào máy thu hình, đồng nghĩa với việc cải thiện xác suất lỗi bit của hệ thống.<br />
<br />
<br />
52 Trần Hữu Toàn, “Nghiên cứu ứng dụng bộ lọc không gian … lọt vào máy thu hình.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2. BỘ TỰ TRIỆT NHIỄU TÍCH CỰC CẦU PHƯƠNG<br />
Để giảm thiểu nhiễu xuyên kênh ICI, theo lý thuyết mạch lọc không gian có M<br />
phần tử có thể tạo được M-1 hướng triệt tiêu và như vậy chỉ có thể khử được M-1 nguồn<br />
nhiễu ICI. Hiệu quả lọc nhiễu của mạch lọc không gian thường được đánh giá bằng tỷ số<br />
tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm SINR. Khi M càng lớn thì SINR càng lớn. Tuy nhiên, lúc<br />
đó nảy sinh yêu cầu phải thực hiện một khối lượng lớn các phép tính (đặc biệt là các phép<br />
nhân). Chính vì vậy, trong vấn đề nâng cao SINR của mạch lọc không gian thường chú ý<br />
tới số lượng các phép tính (liên quan tới tốc độ xử lý tín hiệu) và đây là một hạn chế rất<br />
lớn làm giảm khả năng ứng dụng mô hình trên vào thực tiễn. Để giảm mức thu ở hướng có<br />
nguồn nhiễu tích cực, ở đây, bài báo đề xuất sử dụng phương pháp tự bù khử hoàn toàn<br />
thực hiện bằng phương án phần cứng và khả dĩ ứng dụng cho các máy thu hình hiện nay.<br />
2.1. Sơ đồ nguyên lý<br />
Để nâng cao chất lượng triệt nhiễu tích cực ta đề xuất sử dụng bộ tự động triệt nhiễu<br />
tích cực cầu phương như sơ đồ nêu trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Bộ tự động bù khử cầu phương.<br />
Bộ triệt nhiễu tích cực cầu phương Hình 1 là một hệ thống tự động điều khiển kín,<br />
trong đó:<br />
- Bộ điều chế cân bằng làm nhiệm vụ đảo pha các vectơ thành phần của nhiễu và là<br />
phần tử điều khiển biên độ của một trong hai vectơ nhiễu thành phần trực giao.<br />
- Bộ nhân là bộ tách tín hiệu sai lệch về pha của hai thành phần trực giao.<br />
- Khóa điện tử làm nhiệm vụ: khi không có nhiễu thì ngắt hệ thống, còn khi có<br />
nhiễu thì hệ thống được nối nhờ điện áp điều khiển. Giả sử tín hiệu nhiễu thu được từ<br />
anten phụ:<br />
U n p U m p sin( 2f 0 t n p ) (1)<br />
Trong đó:<br />
U m p : Biên độ của tín hiệu nhiễu thu được ở anten phụ;<br />
n p : Pha đầu ngẫu nhiên của tín hiệu nhiễu ở anten phụ.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 53<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Tín hiệu nhiễu thu được ở cánh sóng phụ anten chính:<br />
<br />
U nc U mc sin 2f 0 t nc (2)<br />
Trong đó:<br />
U mc : Biên độ của tín hiệu nhiễu thu được ở cánh sóng phụ anten chính;<br />
nc : Pha đầu ngẫu nhiên của tín hiệu nhiễu ở anten chính.<br />
Đầu vào mạch nhân có hai tín hiệu:<br />
- Một là tín hiệu nhiễu ở anten phụ được phân tích thành hai thành phần trực giao<br />
(nhờ bộ quay pha 00 và 900).<br />
- Hai là tín hiệu sai lệch giữa vectơ nhiễu thu được từ anten phụ và vectơ nhiễu thu<br />
<br />
được từ cánh bên của anten chính từ đầu ra bộ cộng S .<br />
Bộ nhân có nhiệm vụ tách tín hiệu sai lệch cấp cho hai kênh trực giao. Tín hiệu ra sau<br />
bộ nhân:<br />
<br />
U ra K TS U n 00 ,900 U S cos n sin n (3)<br />
2 2 <br />
Mức độ nhạy của bộ nhân (được coi như tách sóng pha) với sự biến đổi của n p được<br />
đặc trưng bởi độ nhạy tách sóng pha :<br />
n n <br />
K TS U ra cos sin (4)<br />
2 2 <br />
Gọi hệ số khuếch đại của phần tử điều khiển là K đc . Khi đó lượng sai lệch còn dư<br />
của hệ thống sẽ là:<br />
U S<br />
U Sdu (5)<br />
1 K đc<br />
Từ đây có thể suy ra hệ số chế áp nhiễu:<br />
U S<br />
K CA 1 K đc (6)<br />
U Sdu<br />
Như vậy, hệ số chế áp của bộ bù khử phụ thuộc vào K đc và độ nhạy của bộ nhân ,<br />
với K đc K cb K sbc (trong đó: K cb là hệ số khuếch đại của bộ điều chế cân bằng, K sbc là<br />
hệ số khuếch đại sau bộ cộng).<br />
2.2. Nguyên lý hoạt động<br />
Nguyên tắc hoạt động của sơ đồ bộ tự động bù khử cầu phương minh họa trên hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Nguyên lý làm việc của một kênh tự bù khử cầu phương.<br />
<br />
<br />
54 Trần Hữu Toàn, “Nghiên cứu ứng dụng bộ lọc không gian … lọt vào máy thu hình.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó: S 0 véctơ tín hiệu thu được từ cánh bên của anten chính<br />
S n là véctơ tín hiệu thu được từ anten phụ<br />
Ở kênh thu phụ véctơ S n được tách ra hai véctơ thành phần trực giao S Yn , S X n , sau<br />
đó hai véctơ được đảo pha ở bộ điều chế cân bằng, ta nhận được S Yn và S X n .<br />
Tại bộ cộng ta nhận được:<br />
<br />
S 0 S X n ( S Yn ) (7)<br />
Đầu ra bộ cộng ta có:<br />
<br />
<br />
<br />
S 0 S n S (8)<br />
Tín hiệu sai lệch S đưa tới hai bộ nhân của hai nhánh, tạo tín hiệu sai lệch cho hai<br />
nhánh, qua khóa điện tử và mạch tích phân đưa tới điều khiển biên độ S X n và SYn .<br />
Khi biên độ hai thành phần này thay đổi dẫn tới pha của S n thay đổi. Khi pha của S n<br />
<br />
ngược với pha của S n thì S 0 , mạch tự bù khử dừng hoạt động.<br />
Như vậy, ta đã tạo được khe lõm ở hướng có nguồn nhiễu tích cực, nên nhiễu tích cực<br />
sẽ không lọt được vào máy thu. Điều này sẽ nâng cao phẩm chất BER của hệ thống.<br />
Có thể tạo 4 khe lõm hướng tới 4 nguồn nhiễu tích cực, bằng cách sử dụng 4 anten<br />
phụ - đặt vuông góc với nhau – 1 anten thu phụ tránh tạo khe lõm trong một góc vuông.<br />
3. MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ<br />
Như đã biết, xác suất lỗi bit là 1 hàm của tỷ số tín/tạp (SNR) ở đầu vào máy<br />
S<br />
thu Pb f . Trong thông tin số tỷ số tín/tạp được đánh giá (hay thể hiện) thông qua<br />
N<br />
E <br />
tỷ số Eb/N0, vì vậy có thể viết lại Pb f b . Nếu sử dụng bộ tự triệt nhiễu tích cực cầu<br />
N0 <br />
E <br />
phương thì Pb f K CA b .<br />
N0 <br />
Theo [5], xác suất lỗi bit cho tín hiệu M-QAM được xác định theo công thức:<br />
<br />
<br />
4 3 log 2 M <br />
Pb Q (9)<br />
log 2 M <br />
M 1 Eb <br />
N0 <br />
Trong đó: M là mức chòm sao tín hiệu<br />
Q là một hàm phân bố tích lũy âm của biến ngẫu nhiên chuẩn hóa:<br />
x2<br />
1 <br />
Q x e 2 dx (10)<br />
2 x<br />
Nếu có thêm bộ tự triệt nhiễu tích cực cầu phương ở đầu vào máy thu thì xác suất lỗi<br />
bit ở đầu vào máy thu sẽ là:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 55<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
4 3 log 2 M 4 3 log 2 M<br />
Pb Q Q (11)<br />
log 2 M Eb log 2 M <br />
M 1K CA Eb <br />
M 11 K đc <br />
<br />
N0 N0 <br />
Để đánh giá hiệu quả của bộ tự triệt nhiễu tích cực cầu phương tác giả mô phỏng sử<br />
dụng phần mềm Matlab theo công thức (11) và thiết lập các thông số theo bảng 1.<br />
Bảng 1. Thiết lập các thông số tính BER của bộ tự triệt nhiễu.<br />
STT Thông số Thiết lập<br />
1 Eb/N0 0:30<br />
2 Loại kênh AWGN<br />
3 Loại điều chế QAM<br />
4 Giải điều chế Coherent<br />
5 Mức điều chế 4,16,64,256<br />
6 Hệ số chế áp K CA 1,5,10<br />
Kết quả mô phỏng:<br />
Kết quả mô phỏng hiệu năng BER của bộ tự triệt nhiễu tích cực cầu phương được thể<br />
hiện trên hình 3, hình 4, hình 5 và hình 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hiệu năng BER của bộ tự triệt Hình 4. Hiệu năng BER của bộ tự triệt<br />
nhiễu tích cực cầu phương với bộ điều chế nhiễu tích cực cầu phương với bộ điều chế<br />
4-QAM. 16-QAM.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Hiệu năng BER của bộ tự triệt Hình 6. Hiệu năng BER của bộ tự triệt<br />
nhiễu tích cực cầu phương với bộ điều chế nhiễu tích cực cầu phương với bộ điều chế<br />
64-QAM. 256-QAM.<br />
<br />
<br />
56 Trần Hữu Toàn, “Nghiên cứu ứng dụng bộ lọc không gian … lọt vào máy thu hình.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Để có thể thấy được rõ hơn hiệu quả của bộ tự triệt nhiễu, dựa trên các kết quả mô<br />
phỏng tác giả tính độ tăng ích tại BER = 10-3 theo bảng 2.<br />
Bảng 2. Độ tăng ích của bộ tự triệt nhiễu tại BER = 10-3.<br />
K CA 1<br />
Bộ điểu K CA 5 Độ tăng K CA 10 Độ tăng<br />
chế (Không sử dụng bộ ích ích<br />
tự triệt nhiễu)<br />
4-QAM 7dB 5.5dB 1.5dB 4dB 3dB<br />
16-QAM 10.5dB 8.5dB 2dB 6.5dB 4dB<br />
64-QAM 15dB 12.5dB 2.5dB 9.5dB 5.5dB<br />
256-QAM 19dB 15.5dB 3.5dB 11.5dB 7.5dB<br />
Qua các kết quả mô phỏng, cũng như kết quả tính độ tăng ích trong bảng 2 ta có thể<br />
thấy: Với việc sử dụng bộ tự triệt nhiễu tích cực cầu phương trước máy thu hình đã cho<br />
hiệu quả khử nhiễu tốt, qua đó cải thiện chất lượng của hệ thống. Khi mức điều chế càng<br />
tăng lên (nhiễu càng tăng) thì bộ triệt nhiễu càng cho hiệu quả tốt hơn, cụ thể có thể<br />
thấy: bộ điều chế 4-QAM, K CA 10 cho độ tăng ích là 3dB; trong khi đó với 256-<br />
QAM, K CA 10 cho độ tăng ích lên đến 7.5dB. Điều này có nghĩa ta có thể ứng dụng<br />
bộ tự triệt nhiễu vào hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2 khi sử dụng bộ điều chế<br />
lên đến 256-QAM.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này, tác giả đã hạn chế nhiễu ngoài máy thu hình theo hướng cánh sóng<br />
bên của anten thu chính bằng một hệ thống tự bù khử. Việc ứng dụng sơ đồ đề xuất này<br />
không quá phức tạp, cho phép khử nhiễu tích cực ngoài máy thu hình, qua đó cải thiện<br />
đáng kể phẩm chất BER của toàn hệ thống. Một giải pháp mà chuẩn DVB-T2 còn thiếu.<br />
Tuy nhiên, hệ anten thu sẽ phải cấu tạo phức tạp hơn và hệ thống sẽ có độ trễ nhất định so<br />
với hệ anten thu hiện nay.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. European Broadcasting Union (April 2009),“Digital Video Broadcasting (DVB);<br />
Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital<br />
transmission system”, CH-1218 GRAND SACONNEX (Geneva),Switzerland.<br />
[2]. Jiefeng Zang, Chuan Lin, Anyong Qing, Mingyao He, “Design of spatial filter<br />
applied to millimeter wave fast imaging system”, Applied Computational<br />
Electromagnetics Society Symposium (ACES), 2017 International.<br />
[3]. Alberto Palacios Pawlovsky, Makoto Hozaki, “A new way of applying spatial filters<br />
and wavelets to reduce noise in medical images”, Region 10 Conference (TENCON),<br />
2016 IEEE.<br />
[4]. Amiya Halder, Sandeep Shekhar, Shashi Kant, Musheer Ahmed Mubarki, Anand<br />
Pandey, “A New Efficient Adaptive Spatial Filter for Image Enhancement”, Computer<br />
Engineering and Applications (ICCEA), 2010 Second International Conference on,<br />
April 2010.<br />
[5]. Andrea Goldsmith, “Wireless communications”, Stanford University, January 2008.<br />
[6]. Marco Rotoloni, Matteo Butussi, Stefano Tomasin, Mauro Lattuada, and Christian<br />
Ruppert, “Multiple Adaptive Frequency Filtering for OFDM Channel Estimation”,<br />
IEEE Transaction on Broadcasting, vol. 55, no. 4, December 2009.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 57<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCHING THE APPLICATION OF SPATIAL FILTER<br />
TO MINIMIZE INTERFERENCE OCCURRING IN TELEVISION RECEIVER<br />
Recently years, spatial processing techniques are one of the most in-depth<br />
studies of scientists by the attractiveness of applications, especially in smart<br />
antenna systems. In this paper, the use of quadrature self-compensation in spatial<br />
filter to increase noise cancellation efficiency outside television receiver in the<br />
direction of the lateral wave of the main antenna was proposed.<br />
Keywords: Spatial Filter; Quadrature self-compensation.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 8 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 19 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 8 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.<br />
*<br />
Email: toanth84@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
58 Trần Hữu Toàn, “Nghiên cứu ứng dụng bộ lọc không gian … lọt vào máy thu hình.”<br />