Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS tích hợp với hệ thống ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định trên lưới điện
lượt xem 4
download
Bài viết Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS tích hợp với hệ thống ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định trên lưới điện thực hiện nghiên cứu các nội dung có liên quan đến lưới điện để thực hiện thử nghiệm tích hợp giữa hệ thống ERP và GIS đang vận hành để có thể nâng cao khả năng khai thác, ứng dụng giữa 2 hệ thống này và xây dựng chương trình quản lý dữ liệu TSCĐ trên GIS để theo dõi, cập nhật kịp thời các thông tin thay đổi trong quá trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ sát với thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS tích hợp với hệ thống ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định trên lưới điện
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TÍCH HỢP VỚI HỆ THỐNG ERP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRÊN LƯỚI ĐIỆN RESEARCH INTEGRATING GIS WITH ERP TO IMPROVE EFFICIENCY OF MANAGEMENT OF FIXED ASSETS ON THE POWER NETWORK 1 2 3 4 Hà Thanh Long , Hoàng Ngọc Hoài Quang , Lê Tự Quang Hưng , Lê Trần Quang Huy 1Nguyên GĐ Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, 0963742222 2Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, 0963211112, quanghnh@cpc.vn 3Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, 0935199754, hungltq3@cpc.vn 4Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, 0985551151, huyltq@cpc.vn Tóm tắt: Để thực hiện các mục tiêu của chuyển đổi số ngành điện, các hệ thống thông tin phục vụ các lĩnh vực hoạt động của EVN đang ngày càng phát triển mạnh, quản lý hệ thống thông tin ngày càng lớn. Tuy nhiên các hệ thống thông tin vẫn đang vận hành theo từng mô hình riêng biệt để phục vụ cho từng nghiệp vụ khác nhau, dẫn đến việc quản lý nguồn thông tin chưa tối ưu và giảm hiệu quả của công tác phân tích, tổng hợp phục vụ điều hành hoạt động của ngành điện. Các Công ty Điện lực đã triển khai áp dụng rất nhiều giải pháp từ quản trị (ERP), đầu tư lưới điện (ĐTXD, SCL), quản lý kỹ thuật – quản lý vận hành (PMIS, OMS, DMS) cho đến kinh doanh (CMIS), mặc dù những giải pháp này đang vận hành riêng nhưng tất cả đều có liên quan đến các thành phần trên lưới điện. Phần mềm ERP đã cung cấp giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp trên quan điểm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, trong đó quản lý tốt tài sản là một chức năng của ERP. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một giải pháp công nghệ cho phép làm việc với thông tin trên nền địa lý và hỗ trợ đưa ra các quyết định thông minh, GIS là giải pháp rất hiệu quả trong quản lý lưới điện. Mặc dù ERP và GIS đều có nhiều phát triển mạnh nhưng hiện tại vẫn chưa có sự tích hợp trực tiếp giữa 2 hệ thống này trong ngành điện do sự phức tạp liên quan đến việc xử lý thông tin cho từng hệ thống. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu các nội dung có liên quan đến lưới điện để thực hiện thử nghiệm tích hợp giữa hệ thống ERP và GIS đang vận hành để có thể nâng cao khả năng khai thác, ứng dụng giữa 2 hệ thống này và xây dựng chương trình quản lý dữ liệu TSCĐ trên GIS để theo dõi, cập nhật kịp thời các thông tin thay đổi trong quá trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ sát với thực tế. Việc áp dụng hệ thống tích hợp ERP và GIS có thể giúp nâng cao hiệu quả quy trình làm việc giữa các bộ phận quản lý tài chính, kế hoạch, đầu tư và kỹ thuật tại các Công ty Điện lực trong quản lý TSCĐ trên lưới điện, đồng thời hướng đến xây dựng mô hình quản lý tài sản lưới điện thông minh theo định hướng CĐS EVN. Từ khoá: GIS, ERP, Quản lý tài sản cố định. Abtract: In order to realize the goals of the digital transformation, the information systems of EVN are growing strongly, and getting bigger and bigger. However, 131
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 information systems are still operating according to separate architects to serve each different business; as a result, the management of information resources is not optimal and reduces the efficiency of analysis and synthesis in serving the operation of the electricity industry. Power companies have applied many solutions from management (ERP), investment power grid (IMIS, SCL), technical management - operation management (PMIS, OMS, DMS) to business (CMIS). Although these solutions are operating separately, they are all related to the components on the grid. ERP software has provided an overall business management solution from the viewpoint of effective use of resources to improve the efficiency of business management, in which good asset management is a function of ERP. Geographic information system (GIS) is a technology solution that allows working with geographical information and supporting smart decision making. GIS is a very effective solution in grid management. Although ERP and GIS both have strong developments, there is currently no direct integration between these two systems in the power industry due to the complexity related to information processing for each system. In this article, the research team has studied the contents related to the power grid to perform an integration test between the ERP and the GIS systems in order to improve the ability to exploit and apply the power grid between these two systems, and develop a program to manage fixed asset data on GIS to monitor and promptly update information about changes in the process of repairing, renovating and upgrading fixed assets close to reality. The application of an integrated ERP and GIS system can help improve the efficiency of working procedures among financial, planning, investment and engineering departments at Power companies in managing fixed assets on the grid. At the same time, this application is also aimed to build a smart grid asset management model in the direction of EVN customers. Keywords: GIS, ERP, Fixed asset management. CHỮ VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) ERP Enterprise Resource Planning (Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) TSCĐ Tài sản cố định ĐTXD Đầu tư xây dựng SCL Sửa chữa lớn SCTX Sửa chữa thường xuyên CBM Condition Based Maintenance (phương pháp bảo trì theo điều kiện) CĐS Chuyển đổi số 132
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA 1. GIỚI THIỆU Quản lý tài sản hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng và thách thức đối với các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Tài sản "sống" và biểu diễn vị trí trong không gian là xu hướng quản lý cho tài sản hiện nay, đặc biệt là tài sản cho các hệ thống hạ tầng đô thị, công trình ngầm, hệ thống mạng lưới truyền tải và phân phối điện... GIS cho phép chúng ta hình dung vị trí của một tài sản, hiểu mối quan hệ của nó với các tài sản hoặc tính năng khác, diễn giải và đặt câu hỏi về một tính năng và các kết nối của nó, và phân tích hoặc giải thích và xu hướng sử dụng của tài sản. GIS đã rất hữu ích trong quản lý hệ thống năng lượng điện. Vấn đề lập kế hoạch trong hệ thống phân phối có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các phương pháp mới và các kỹ thuật cụ thể như GIS, nhưng yêu cầu cần thiết của thông tin cập nhật chính xác của các tài sản mạng lưới. GIS giúp tiện ích khám phá những điều mới về đầu tư và rủi ro, cho phép đánh giá đồng thời yếu tố kỹ thuật, tài chính và môi trường. GIS đã được chứng minh là một hệ thống hoàn toàn khả thi để kết nối thông tin cơ sở dữ liệu như thanh toán, tài khoản vật liệu, phân tích phân phối và báo cáo mất điện trong tiện ích điện. GIS hiện đang đang được sử dụng rộng rãi để lập bản đồ và mô hình hóa các hệ thống mạng lưới điện tiện ích. Với trợ giúp phần mềm GIS trong hệ thống có thể được cập nhật thông tin tài sản biến động trong thời gian ngắn hơn và chính xác hơn theo định kỳ. Một loạt các giải pháp bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh trong lĩnh vực phân phối điện đã được cung cấp bởi GIS. GIS được xây dựng từ một nền tảng lập bản đồ và do đó tạo ra một giao diện trực quan cho dữ liệu. Ngoài các truy vấn cơ sở dữ liệu thông thường, thông tin có thể được kiểm tra thông qua nhiều thuộc tính không gian như khoảng cách, khoảng cách và độ cao. GIS cũng giúp định tuyến mạng lưới điện, xác định đường dẫn tối ưu: có khoảng cách ngắn nhất, nhanh nhất và chi phí tối thiểu. Các ứng dụng của GIS đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống điện hiện đại lập kế hoạch, phân tích và kiểm soát. Các công ty quản lý năng lượng trên thế giới đang cải thiện trực quan hóa hệ thống điện bằng cách liên kết dữ liệu không gian với truyền tải và các tài sản khác của mạng lưới điện. Đối với Tổng Công ty Điện lực miền Trung nói chung và Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế nói riêng, công tác quản lý TSCĐ của phòng Tài chính – Kế toán sử dụng phân hệ quản lý tài sản cố định (FA – Fixed Assets) của hệ thống ERP, qua phân hệ này người quản lý sẽ biết được thông tin: nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại, thời gian sử dụng và thời gian sử dụng còn lại của tài sản,… Phòng Kỹ thuật quản lý TSCĐ trên hệ thống GIS để biết các thông số kỹ thuật, vị trí địa lý của TSCĐ trên bản đồ lưới điện. Tuy nhiên, đối với phòng Kế hoạch – Vật tư cần có thông tin tài chính của TSCĐ, vị trí triển khai TSCĐ của các dự án trên lưới điện, và chi tiết đến các cấu kiện chính bên trong mỗi TSCĐ để phân bổ nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả khi lập kế hoạch vốn ĐTXD, SCL… Đối với Ban Lãnh đạo Công ty cần có công cụ hỗ trợ để theo dõi nhanh chóng, 133
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 đầy đủ thông tin của tất cả TSCĐ đang quản lý trên mạng lưới. Trong công tác quản lý TSCĐ, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế nhận thấy có những hạn chế như sau: Hiện nay, dữ liệu phục vụ công tác quản lý TSCĐ lưới điện chủ yếu dựa vào hai nguồn là dữ liệu từ sổ sách kế toán (ERP) và dữ liệu thực tế hiện trường (GIS). Khi TSCĐ vừa hình thành đưa vào sử dụng, những thông tin của TSCĐ như tên gọi và số lượng trên hai chương trình là trùng khớp với nhau. Trải qua quá trình quản lý vận hành, thông tin về tên gọi và số lượng của một số TSCĐ lưới điện trên thực tế có những thay đổi và biến động, nhưng trong sổ sách kế toán không thể theo dõi cập nhật kịp thời. Dẫn đến công tác kiểm kê TSCĐ lưới điện gặp nhiều khó khăn. Hệ thống ERP theo dõi thông tin tài chính của TSCĐ trong khi chương trình GIS theo dõi thông tin về thông số kỹ thuật và vị trí địa lý của toàn bộ hệ thống lưới điện và chi tiết đến từng cấu kiện chính của mỗi TSCĐ. Muốn tra cứu thông tin đầy đủ của một TSCĐ đòi hỏi phải sử dụng kết hợp từ hai nguồn dữ liệu này. Hệ thống ERP chỉ theo dõi các thông tin liên quan đến công tác sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ lưới điện theo công trình, chưa có chức năng theo dõi đến từng Mã TSCĐ. Muốn tra cứu thông tin lịch sử sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một Mã TSCĐ nào thì phải dựa vào các hồ sơ gốc của các công trình có chứa Mã TSCĐ đó. Do đó, việc kết nối dữ liệu từ phân hệ quản lý TSCĐ của hệ thống ERP với cơ sở dữ liệu GIS mạng lưới điện, và xây dựng chương trình quản lý dữ liệu TSCĐ để theo dõi, cập nhật kịp thời các thông tin thay đổi trong quá trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ sát với thực tế là yêu cầu thiết thực hiện nay. Đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ quản lý và khai thác dữ liệu hiệu quả trong công tác điều hành, sản xuất của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, cũng như xu hướng tất yếu để hướng đến quản lý tài sản lưới điện thông minh theo định hướng của EVN. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu việc kết nối thông tin giữa ERP và GIS nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu những thông tin liên qua đến quản lý tài sản cố định lưới điện trên các hệ thống: Nghiên cứu thông tin quản lý tài sản cố định trên phần mềm ERP. 134
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Nghiên cứu thông tin quản lý tài sản cố định trên các phân hệ QLKT. Nghiên cứu công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu lưới điện. Nghiên cứu mối liên quan giữa các chương trình trong quản lý tài sản cố định trên lưới. Hình 1. Nghiên cứu mối liên quan về quản lý thông tin TSCĐ trên các hệ thống 2.2. Mô hình nghiên cứu, mô hình thí nghiệm Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu quản lý thí điểm mô hình quản lý tổng thể lưới điện thuộc quản lý tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế từ lưới điện 110kV đến lưới điện trung thế và hạ thế. Thực hiện thí điểm kết nối thông tin quản lý TSCĐ từ phân hệ quản lý TSCĐ ERP sang CSDL GIS. Hình 2. Sơ đồ GIS đường dây và TBA 110kV nghiên cứu 135
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Hình 3. Sơ đồ lưới điện trung thế và hạ thế nghiên cứu 2.3. Dự kiến kết quả đạt được Xây dựng được mô hình kết nối thông tin TSCĐ giữa chương trình ERP và GIS trong quản lý tài sản cố định trên lưới điện. Mở rộng kết nối từ thông tin quản lý TSCĐ các chương trình quản lý ĐTXD, SCL đến hệ thống đang nghiên cứu. Theo dõi được lịch sử sử dụng TSCĐ trên lưới (ĐTXD, SCL, điều chuyển, thay thế thiết bị, giá trị tài chính). Chương trình phần mềm quản lý, khai thác thông tin TSCĐ trên nền GIS phục vụ ứng dụng tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/TÍNH TOÁN/MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN Quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã bước đầu xây dựng được mô hình kết nối và tích hợp được thông tin giữa chương trình ERP và GIS trong quản lý tài sản cố định trên lưới, đã ứng dụng mô hình vào xây dựng chương trình quản lý tại Công ty. 3.1. Thiết kế mô hình CSDL GIS phục vụ quản lý thông tin TSCĐ lưới điện: Dựa trên các nội dung quản lý lưới điện của chương trình QLKT PMIS, nhóm tác giả đã thực hiện xây dựng mô hình CSDL GIS dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase) và nền tảng công nghệ của hãng ESRI - Hoa Kỳ. Đây là mô hình cơ sở dữ liệu địa lý đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, cho phép quản lý khối lượng dữ liệu lớn, nhiều người dùng. Mô hình cơ sở dữ liệu này cho phép quản trị trên nhiều phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến khác nhau như: Oracle, Microsoft SQL Server, MySQL, DB2, PostgreSQL… CSDL GIS được xây dựng hỗ trợ quản lý đầy đủ thông tin về đường dây, cột điện, thiết bị từ lưới điện 100kV đến lưới trung thế và hạ thế. Bên cạnh đó, để phục vụ quản lý các 136
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA thông tin TSCĐ, các đối tượng GIS được nghiên cứu đánh mã tài sản theo thông tin quản lý trên chương trình ERP. Hình 4. Mô hình CSDL GIS xây dựng 3.2. Phương pháp chuyển đổi, tích hợp thông tin từ ERP và các chương trình có liên quan sang GIS: Hiện nay tại các Công ty Điện lực chưa thể thực hiện trao đổi, kết nối thông tin trực tiếp từ các hệ thống khác đến chương trình ERP, do vậy giải pháp nghiên cứu tập trung vào kết nối thông tin từ các bảng đã được kết xuất ra từ các chương trình ERP, quản lý ĐTXD, SCL và đồng bộ vào CSDL GIS. Việc kết xuất và kết nối sẽ được thực hiện theo định kỳ, trong quá trình đồng bộ ngoài việc cập nhật bảng số liệu mới nhất, chương trình sẽ tự động đối chiếu thông tin giữa các lần đồng bộ để phân tích và quản lý dữ liệu biến động. Kết nạp, chuyển dữ liệu TSCĐ từ chương trình ERP và chương trình SCL sang CSDL GIS của hệ thống: Định kỳ, các biểu mẫu được trích xuất từ chương trình ERP và chương trình SCL dưới dạng file excel. Sau đó được kết nạp vào chương trình GIS QLTS một cách nhanh chóng để tập hợp nguồn dữ liệu về sự hình thành, sự biến động và thay đổi thông tin của TSCĐ theo thời gian. Kết nạp dữ liệu về lịch sử hình thành, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ lưới điện: TSCĐ lưới điện từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, trải qua quá trình vận hành theo thời gian thì hầu hết đều có sự thay đổi về thông tin quản lý. Sự thay đổi này xuất phát 137
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 từ công tác ĐTXD (xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp), SCL và SCTX. Do đó, việc thu thập đầy đủ dữ liệu về công tác đầu tư, sửa chữa TSCĐ từ chương trình ERP của EVN và chương trình SCL của EVNCPC giúp tận dụng tối đa nguồn dữ liệu hiện có trong lĩnh vực tài chính để làm cơ sở để đối chiếu với dữ liệu thực tế hiện trường. Hình 5. Minh họa xây dựng dữ liệu về lịch sử hình thành, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ lưới điện trên hệ thống GIS QLTS Các biểu mẫu được trích xuất từ chương trình ERP và chương trình SCL gồm có: Biểu FA_008-Bảng chi tiết nguyên giá và hao mòn TSCĐ. Biểu FA_010- Bảng chi tiết nguyên giá và hao mòn theo lũy kế của TSCĐ. Biểu AR_045- Sổ chi tiết đối tượng theo tài khoản nội bộ. Biểu INV_027a-Bảng thống kê chi tiết vật tư cho công trình (SXKD). Biểu INV_027b-Bảng thống kê chi tiết vật tư cho công trình (XDCB). Biểu B6-Tổng hợp quyết toán theo công trình SCL. Đối với công tác SCL, SCTX: Sử dụng Biểu B6 (SCL) có các trường thông tin về Mã TSCĐ, Tên công trình, nội dung sửa chữa,… kết nối với Biểu INV_027a dựa vào Tên công trình để thu thập dữ liệu về vật tư cấu thành công trình SCL cho các Mã TSCĐ nào. Từ đó xác định được phần lớn thông tin của những TSCĐ được sửa chữa, thay thế. Đối với công tác ĐTXD: Dữ liệu TSCĐ được tập hợp theo trình tự các bước như sau: 138
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Bước 1: Kết nối Biểu FA_008 và FA_010 thông qua Thẻ TSCĐ để thu thập các trường thông tin trực tiếp về TSCĐ. Bước 2: Liên kết dữ liệu ở Bước 1 với Biểu AR_045 thông qua Mã TSCĐ để có được các thông tin về Mã công trình và Tên công trình. Bước 3: Liên kết dữ liệu ở Bước 2 với Biểu INV_027b thông qua Mã công trình và Tên công trình để xác định thông tin của những TSCĐ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp. 3.3. Thiết kế và xây dựng chương trình phần mềm khai thác thông tin quản lý TSCĐ: Để khai thác thông tin quản lý TSCĐ theo yêu cầu nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng chương trình phần mềm hỗ trợ kết nạp thông tin từ các chương trình ERP, ĐTXD, SCL và cung cấp các chức năng khai thác, cập nhật thông tin TSCĐ trên nền GIS. Chương trình được xây dựng bằng công nghệ Microsoft .NET và ứng dụng giải pháp ESRI ArcGIS Server để quản lý CSDL GIS. Các chức năng chính của phần mềm đã xây dựng: Quá trình xây dựng giải pháp đã kết hợp các ưu điểm trong quản lý thông tin TSCĐ giữa các hệ thống ERP và GIS. ERP và các hệ thống ĐTXD, SCL cho phép tính toán nhanh chóng giá trị tài sản từ lúc đưa vào vận hành đến thời điểm hiện tại cùng các thông tin về lịch sử đầu tư, sửa chữa tài sản. Trong khi đó GIS có thế mạnh về quản lý dữ liệu, hỗ trợ quản lý trực quan và hiệu quả thông tin theo vị trí không gian, đặc biệt có thể thống kê nhanh chóng khối lượng thiết bị, chiều dài dây dẫn trên lưới khi có biến động… Trong tình hình hiện nay, để tối ưu công tác vận hành lưới điện, các Công ty 139
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Điện lực thường xuyên thực hiện rất nhiều công tác phân tuyến, điều chuyển thiết bị, san tải trên hiện trường, những thay đổi này rất khó đối chiếu để quản lý trên chương trình ERP. GIS có thể kết hợp với các chương trình QLKT như PMIS, kiểm tra hiện trường để theo dõi công tác lắp đặt, điều chuyển thiết bị, tình trạng vận hành thiết bị để hỗ trợ đối chiếu lại với thông tin tài sản cố định trên ERP, từ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ tại đơn vị. Hình 6. Giao diện khai thác chương trình quản lý TSCĐ trên GIS Hình 7. Quản lý thông tin TSCĐ trên chương trình 140
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hình 8. Khai thác thông tin TSCĐ trên bản đồ Kết quả: Qua triển khai thử nghiệm hệ thống tích hợp ERP và GIS, hệ thống có thể giúp nâng cao hiệu quả quy trình làm việc giữa các bộ phận quản lý tài chính, kế hoạch, đầu tư, kỹ thuật và các Điện lực tại Công ty trong quản lý TSCĐ trên lưới điện. Phòng TCKT: có được công cụ trực quan hỗ trợ chuẩn hóa thông tin hệ thống mã TSCĐ trên lưới điện dựa theo hiện trạng thực tế. Các Điện lực: quản lý đầy đủ về TSCĐ trên lưới được giao quản lý vận hành, giúp bố trí nguồn nhân vật lực hợp lý cho những vị trí cần tập trung. Phòng Kỹ thuật: giúp xác định thứ tự ưu tiên cho các phương án ĐTXD, SCL của mỗi Điện lực. 141
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Phòng KHVT: giúp cân đối, phân bổ nguồn vốn ĐTXD và SCL cho các Điện lực một cách hợp lý. Lãnh đạo công ty: tra cứu, thống kê thông tin giúp kiểm soát, quản lý và ra quyết định nhanh chóng. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc triển khai tích hợp thông tin giữa chương trình ERP và hệ thống GIS trong EVN là cần thiết; góp phần quản lý, giám sát việc sử dụng TSCĐ tiết kiệm, tốt hơn và đảm bảo an toàn trong công tác quản lý và vận hành lưới điện. Đồng thời, việc tích hợp chia sẻ giữa các hệ thống ERP và GIS cần có kế hoạch mở rộng nghiên cứu từng giai đoạn để tích hợp dần dần các thành phần giữa các hệ thống có liên quan. Từ những nội dung đã nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng giải pháp quản lý tài sản, đặc biệt là tích hợp công tác CBM để quản lý hoàn chỉnh tài sản cố định hoàn chỉnh theo vòng đời của tài sản: từ lúc xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư tài sản; quá trình vận hành, bảo trì, di chuyển, thay thế tài sản cho đến thanh lý tài sản hướng đến xây dựng giải pháp quản lý tài sản thông minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J.Patel, Gayatri Doctor (2013). Exploring Enterprise Resource Planning (ERP) and Geographic Information System (GIS) integration. https://researchgate.net. [2] Moertini, Mukhti and Setiawan (2018). Web-based ERP System with GIS for Facilities Maintenance in Maritime Cargo Terminals, Indonesia. [3] Koneski, Dejan and Gelev, Saso and Sokolovski, Aleksandar (2013). ERP System based on a model for GIS positioning of fiber optic network. http://eprints.ugd.edu.mk/id/eprint/9143, Macedonia. [4] Gerd Balzer, Christian Schorn, 2022. Asset Management for Infrastructure Systems. 2nd edition. Springer Nature Switzerland AG, Switzerland. 142
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch
3 p | 144 | 15
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ camera robot để giám sát vận hành các trạm biến áp không người trực
11 p | 19 | 14
-
Thực phẩm chức năng - Thức ăn của con người ở thế kỷ 21. Ứng dụng công nghệ sinh học tạo các chế phẩm thực phẩm chức năng phục vụ sức khỏe của cộng đồng
6 p | 120 | 13
-
Nghiên cứu phát triển giải pháp quản lý trạm cân ô tô ứng dụng công nghệ RFID qua mạng internet
5 p | 108 | 11
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn tấn công thư rác
8 p | 69 | 8
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn tự động dưới lớp thuốc để hàn thép hợp kim thấp độ bền cao Q345B
14 p | 115 | 7
-
Ứng dụng công nghệ GPS phục vụ bố trí tim công trình có độ chính xác cao trong điều kiện địa hình đặc biệt
5 p | 46 | 7
-
Nghiên cứu lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trong phương tiện truyền thông in ấn
12 p | 14 | 6
-
Phân tích hiệu quả ứng dụng công nghệ sàn bubbledeck vào thực tế xây dựng Việt Nam tiếp cận tiêu chí “công trình xanh”
5 p | 47 | 6
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế ngược thực hiện số hóa 3D vật tư thiết bị trong kho vật tư, phục vụ quản lý, khai thác, chia sẻ thông tin kỹ thuật liên quan đến vật tư thiết bị trong các kho vật tư
7 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ retort chế tạo món ăn chế biến sẵn từ rau củ
8 p | 15 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước thải nhiễm trinitrotoluen (TNT)
7 p | 32 | 4
-
Kết quả ứng dụng công nghệ cống lắp ghép trong xây dựng thủy lợi ở tỉnh Kiên Giang
10 p | 55 | 4
-
Ứng dụng công nghệ Nano trong ngành công nghiệp dầu khí và hướng nghiên cứu tiềm năng ở Việt Nam
9 p | 100 | 4
-
Thực trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ xây dựng giai đoạn 2009-2014
5 p | 41 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong xử lý nước
5 p | 13 | 3
-
Viện Ứng dụng Công nghệ: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH đất nước
3 p | 71 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn