intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC trong hoạt động kinh doanh nhà hàng tại các khách sạn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu ứng dụng đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC trong hoạt động kinh doanh nhà hàng tại các khách sạn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" trình bày một số hạn chế của hệ thống đặt món truyền thống dựa trên giấy, từ đó đề xuất ứng dụng đặt món ăn trực tuyến dựa vào công nghệ NFC thông qua các thiết bị điện thoại di động của khách hàng làm giải pháp. Bên cạnh việc làm rõ cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu, bài báo cáo cũng đồng thời trình bày thực trạng và một số giải pháp trong việc triển khai ứng dụng đặt món ăn trực tuyến tại nhà hàng thuộc khách sạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC trong hoạt động kinh doanh nhà hàng tại các khách sạn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐẶT MÓN ĂN TRỰC TUYẾN BẰNG CÔNG NGHỆ NFC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thị Ánh Hồng 1*, Trần Quang Thắng2, Phan Thị Tuyết Nhung3, Phan Thị Thu Thúy4, Lê Hiền Khôi5 1 Khoa Du lịch, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam 2 Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh 3 Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 4 Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 5 Đại học Quốc tế Hồng Bàng * Tác giả liên hệ: Phanhong 0910@gmail.com TÓM TẮT Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các doanh nghiệp ngành khách sạn đã nổ lực để áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông nhằm nâng cao trải nghiệm ẩm thực cho khách hàng. Bài báo cáo này trình bày một số hạn chế của hệ thống đặt món truyền thống dựa trên giấy, từ đó đề xuất ứng dụng đặt món ăn trực tuyến dựa vào công nghệ NFC thông qua các thiết bị điện thoại di động của khách hàng làm giải pháp. Bên cạnh việc làm rõ cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu, bài báo cáo cũng đồng thời trình bày thực trạng và một số giải pháp trong việc triển khai ứng dụng đặt món ăn trực tuyến tại nhà hàng thuộc khách sạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Công nghệ NFC; Khách sạn; Nhà hàng; Ứng dụng đặt món ăn trực tuyến, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Đặt vấn đề Tính đến cuối năm 2022, ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đối diện với những thách thức đáng kể, trong đó có sự suy giảm đáng kể trong số lượng cơ sở lưu trú. Theo báo cáo từ Sở Du lịch TP.HCM năm 2022, trên địa bàn có tổng cộng 3.227 cơ sở lưu trú, tương ứng với hơn 65.000 phòng đủ điều kiện kinh doanh. Trong số này, chỉ có 325 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, trong khi 2.902 cơ sở khác đạt tiêu chí tối thiểu về cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ (Sở Du lịch TP.HCM 2022). So với cuối năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú hạng 1-5 sao đã giảm đáng kể từ 1.342 cơ sở xuống còn 325 cơ sở (Sở Du lịch TP. HCM 2022). Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm này được đặt ra là doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn, mặc dù lượng khách du lịch đã trở lại. Tình hình kinh doanh trong ngành khách sạn tại TP.HCM vẫn chưa khởi sắc dù có sự phục hồi từ lượng khách du lịch. Thậm chí, tại một số khu vực như Quận 1, trong số 308 cơ sở lưu trú du lịch, có khoảng 20 cơ sở đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động hoặc trải qua các biến động như đổi chủ, trả mặt bằng, thay đổi loại hình kinh doanh. Những thách thức này đặt ra một yêu cầu lớn đối với ngành khách sạn cần tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để thích ứng với môi trường kinh doanh khó khăn, cũng như để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn tại TP. HCM có thế mạnh trong lĩnh vực ẩm thực với sự đa dạng và chất lượng của món ăn, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế liên quan đến cách phục vụ và quản lý do duy trì một lối phục vụ khách theo truyền thống, sử dụng menu giấy và nguồn nhân lực lớn để cung cấp dịch vụ . Điều này có thể làm giảm trải nghiệm của khách hàng và cản trở khả năng tiếp cận đầy đủ về văn hóa ẩm thực địa phương. Bên cạnh đó, việc thiếu sự tích hợp công nghệ trong quá trình phục vụ cũng có thể tạo ra một khoảng trống trong trải nghiệm ẩm thực của họ. Để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, việc áp dụng hệ thống đặt món ăn trực tuyến tại các nhà hàng, khách sạn là một giải pháp hiệu quả. Thông qua ứng dụng di động hoặc trang website, du khách có thể dễ dàng xem thực đơn, đặt hàng một cách tiện lợi và thậm chí khám phá thông tin về câu chuyện và nguồn gốc của từng món ăn. Điều này mang lại một trải nghiệm ẩm thực tương tác và hấp dẫn hơn cho du khách, đồng thời giúp tối ưu hóa quá trình phục vụ. Với ứng dụng đặt món ăn trực tuyến dựa vào công nghệ NFC sẽ nâng cao dịch vụ và tương tác với khách hàng, đồng thời giảm bớt được nhân sự, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hợp 466
  2. nhất công nghệ vào ngành nhà hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tạo ra một trải nghiệm ẩm thực tốt hơn. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này áp dụng phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu nghiên cứu để kế thừa các công trình khoa học, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước về các ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng và khách sạn nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Phương pháp này dựa trên các nguồn tài liệu như bài báo khoa học, sách và công trình nghiên cứu đã được công bố trước đó với chủ đề xoay quanh việc tích hợp công nghệ vào ngành ẩm thực và lưu trú. Năm 2013, nhóm tác giả Shweta Shashikant Tanpurevà các cộng sự trong công trình nghiên cứu “Automated Food Ordering System with Real-TimeCustomer Feedback” đã giới thiệu và tập trung phân tích hệ thống đặt món ăn tự động với phản hồi thời gian thực (AOS-RTF) dành cho nhà hàng (Shweta Shashikant Tanpure & CS 2013). Hệ thống này sử dụng ứng dụng Android để tự động hóa quy trình đặt món ăn, giúp cải thiện trải nghiệm ẩm thực và tiết kiệm chi phí. Trong nghiên cứu “Implementation of Smart Restaurant with e-menu Card” (Triển khai hệ thống nhà hàng thông minh với thẻ menu điện tử) tập trung vào việc khách hàng đặt hàng thông qua màn hình LCD trên bàn và việc tự động gửi đơn đặt hàng từ khu vực khách hàng đến bếp thông qua kết nối Bluetooth (Mayur D. Jakhete & Piyush C. Mankar 2015). Năm 2018, nghiên cứu của nhóm tác giả Willy Dwi Raharjo & CS, “An analysis of design Android food ordering applications at Taichan Kumis restaurant” đã tập trung vào việc phân tích và đề xuất việc sử dụng ứng dụng đặt hàng ăn dựa trên nền tảng Android để tối ưu hóa quy trình đặt món ăn tại nhà hàng Taichan Kumis (Willy Dwi Raharjo và Ariyani Wardhana 2018). Trong một nghiên cứu “Restaurant food ordering method using NFC technology” của nhóm tác giả P Sangulagi, SJ Kalyane, AM Bhavikatti, SP Sharad (2022) đã nhận định công nghệ NFC (Near Field Communication) được sử dụng trong hệ thống đặt món ăn trực tuyến, cho phép điện thoại di động tích hợp NFC hoạt động giống như một thẻ thông minh nhỏ gọn không cần tiếp xúc. Các đặc điểm của công nghệ NFC bao gồm tính an toàn, kết nối nhanh chóng, tiêu thụ năng lượng thấp và không cần kết nối cặp đôi như Bluetooth (P Sangulagi & cộng sự 2022). Nhóm tác giả Archana Nikose và các cộng sự (2023), trong nghiên cứu “Cafeteria Food Ordering System using QR Code” tập trung mô tả các quy trình của việc đặt món ăn tại quầy lễ tân trong quán cà phê bằng công nghệ mã QR nhằm quản lý quá trình đặt hàng trong quán cà phê, giúp khách hàng đặt món mà không cần phải chờ đợi nhân viên phục vụ. Tại Việt Nam, nhóm tác giả Lâm Ngọc Thùy, Tô Anh Thơ, Trần Thị Siêm và Nguyễn Tuấn Đạt (2015) trong công trình nghiên cứu “Sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn trên di động ở TP. Hồ Chí Minh” đã nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách và ý định tiếp tục sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến bởi nhiều giá trị và lợi ích mang lại (Lâm Ngọc Thùy & cộng sự (2015). Đặng Vũ Minh Dũng, Đoàn Quốc Nam và Lương Vinh Quốc Danh (2013) đã nghiên cứu về các “mô hình thiết kế hệ thống thanh toán các dịch vụ công cộng ứng dụng công nghệ RFID và NFC”, trong nghiên cứu chỉ ra thực trạng áp dụng hệ thống NFC trên thế giới và Việt Nam trong thanh toán tiền tại các hiệu ăn nhanh, siêu thị, máy bán hàng tự động…, giáp pháp này mang laị sự tiện lợi và nhanh chóng (Đặng Vũ Minh Dũng & cộng sự 2013). Qua các công trình nghiên cứu trên, đa phần đều khẳng định các ứng dụng công nghệ đã giúp ích rất nhiều trong việc tối ưu hóa các trải nghiệm của khách hàng và quản lý nhà hàng. Ứng dụng của NFC bao gồm chuyển tiền giữa các thiết bị di động, truyền tải thông tin giữa các thiết bị NFC và tạo ra các ứng dụng đa dạng. Hình 2.1: Cấu trúc hoạt động của NFC và các thiết bị di động (Nguồn: Prashant Sangulagi và cộng sự 2022) 467
  3. Với nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình của nhóm nghiên cứu (P Sangulagi & cộng sự 2022) để làm tiền đề về cơ sở lí luận cho tác giả thực hiện đề tài bài biết. Từ đó đề xuất một mô hình ứng dụng đặt món ăn trực tuyến (ĐMATT) nhằm giải quyết các yêu cầu đưa ra của bối cảnh hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Sơ đồ này minh họa quá trình tương tác giữa các thành phần chính trong hệ thống đặt món ăn trực tuyến (ĐMATT) bằng công nghệ NFC tại nhà hàng. Khách hàng sử dụng ứng dụng di động của họ để tương tác với hệ thống thông qua NFC, sau đó hệ thống xử lý đơn hàng và thông báo cho nhà bếp để chuẩn bị món ăn. Phương pháp khảo sát và điều tra bằng bảng hỏi: Nghiên cứu sử dụng khoảng 155 bảng hỏi (01 mẫu) theo hình thức ngẫu nhiên, bao gồm các đối tượng khảo sát: Khách du lịch (45 phiếu), thực khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng (115 phiếu) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ xu hướng và những mong muốn của người dùng về nhu cầu được trải nghiệm ứng dụng số trong lĩnh vực nhà hàng tại các khách sạn thuộc địa bàn TP. HCM. Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng các phương pháp bảng hỏi bán cấu trúc đối với các đối tượng phỏng vấn sâu như: Chuyên viên IT (03 người), chuyên viên phát triển phần mềm hệ thống (01 người), nhân viên điều hành hệ thống (01 người), ban điều hành bộ phận nhà hàng gồm quản lý (03 người), nhân viên phục vụ nhà hàng trong các khách sạn (05 người), khách du lịch sử dụng dịch vụ ăn uống (155 người)… cho đến khi người hỏi đạt được các yêu cầu và mục đích nghiên cứu của đề tài. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tổng quan của hệ thống Ứng dụng đặt món ăn trực tuyến (ĐMATT) nhằm mục đích cải thiện chất lượng dịch vụ tại nhà hàng thuộc Ứng dụng này được phát triển dựa trên nền tảng thiết bị di động thông qua công nghệ NFC của mỗi khách hàng. Hệ thống đặt món ăn trực tuyến sử dụng công nghệ NFC và thiết bị di động của khách hàng mang lại sự thuận tiện, tính riêng tư và an toàn, đồng thời cải thiện trải nghiệm họ. Các yêu cầu này nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ nhà hàng trong khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đặt món ăn trực tuyến (ĐMATT) sử dụng công nghệ NFC tại nhà hàng được thiết kế với sự tương tác giữa các thành phần chính. Khách hàng sử dụng ứng dụng di động để duyệt thực đơn, đặt hàng và thanh toán thông qua NFC. Hệ thống máy chủ là trung tâm quản lý thông tin về thực đơn, đơn hàng và khách hàng, kết nối với cơ sở dữ liệu để duyệt và cập nhật dữ liệu. Giao tiếp NFC cho phép khách hàng tương tác, sử dụng thiết bị NFC để truy cập thông tin và đặt hàng. Giao diện quản lý nhà hàng hỗ trợ nhân viên quản lý trong việc theo dõi và quản lý đơn hàng, thực đơn và tài khoản khách hàng. Nhà bếp nhận thông báo về đơn hàng mới để chuẩn bị món ăn. Cấu trúc này giúp tối ưu hóa trải nghiệm đặt món và quản lý nhà hàng một cách hiệu quả. Những tính năng được xây dựng trên hệ thống đặt món trực tuyến: Hệ thống đặt món trực tuyến là một công cụ quan trọng trong ngành dịch vụ nhà hàng, nhằm mang lại trải nghiệm thuận tiện và tốt cho khách hàng và cũng giúp quản lý dễ dàng hơn cho nhà hàng. Dưới đây là một số các tính năng cần được xây dựng : Xem thực đơn trực tuyến, đặt món trực tuyến, thanh toán trực tuyến, xem trạng thái đơn hàng, thanh toán trực tuyến, xếp hạng và nhận xét, quản lý tài khoản, các ưu đãi và khuyến mãi…… 468
  4. Vai trò của từng nhóm thành phần cấu trúc hệ thống Vai trò của 03 nhóm thành phần cấu trúc hệ thống được thể hiện cụ thể theo bảng sau: Bảng 3.1: Bảng mô tả vai trò của 03 nhóm thành phần cấu trúc hệ thống đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC Vai trò Mô tả Quản trị - Có quyền quản lý và điều chỉnh tùy chọn liên quan đến người dùng hỗ trợ, danh mục và mặt viên (Admin) hàng trong hệ thống. - Có thể thêm, sửa đổi hoặc xóa thông tin liên quan đến người dùng và tài khoản. - Chịu trách nhiệm quản lý việc đăng nhập và đăng xuất của người dùng để đảm bảo tính bảo mật. - Có khả năng thay đổi mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật. Thực khách - Là người dùng cuối cùng có quyền đăng nhập vào hệ thống để sử dụng dịch vụ đặt món (User) - Sau khi đăng nhập, họ có thể truy cập thông tin về các đơn hàng đã được đặt hàng trước đó và xem chi tiết về món ăn. - Có khả năng thay đổi mật khẩu cá nhân và đăng xuất sau khi hoàn thành công việc. Ứng dụng - Được sử dụng để đọc các thẻ NFC. đọc NFC - Khi người dùng chạm vào thẻ NFC, ứng dụng hiển thị thông tin về thực đơn và các tính năng liên quan cho người dùng để lựa chọn món ăn. - Cho phép người dùng đặt hàng và xem thông tin hoá đơn sau khi hoàn thành việc đặt món. - Cung cấp tùy chọn đăng xuất để người dùng có thể đăng xuất khỏi ứng dụng sau khi sử dụng. (Nguồn: Thống kê của nhóm tác giả) Vai trò của mỗi nhóm thành phần đã được định rõ để đảm bảo hoạt động mượt mà của hệ thống đặt món trực tuyến. Quản trị viên đảm bảo quản lý và quản trị thông tin; người dùng có trải nghiệm đặt món thuận tiện và ứng dụng đọc NFC giúp kết nối người dùng với thực đơn và quản lý đơn hàng một cách hiệu quả. Vệc cấu trúc vai trò, chức năng rõ ràng để đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của ứng dụng, đồng thời đảm bảo trải nghiệm hiệu quả và thân thiện với người dùng. 3.2. Quy trình hoạt động của ứng dụng ĐMATT tại nhà hàng thuộc các khách sạn tại TP. HCM Hình 2: Sơ đồ quy trình khách hàng đặt món trực tuyến ở nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất dựa trên mô hình Posapp) Quy trình hoạt động của ứng dụng đặt món ăn trực tuyến (ĐMATT) tại nhà hàng sử dụng công nghệ NFC giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi và tạo ra một hệ thống đặt món ăn hiệu quả và tiện lợi. Quá trình chuẩn bị và phục vụ này sẽ diễn ra một cách tự động và hiệu quả hơn, vì thông tin đã được truyền đi mà không cần sự can thiệp của nhân viên. Như vậy, các đơn hàng của khách hàng được gửi trực tiếp từ ứng dụng ĐMATT đến hệ thống nhà hàng, giúp tối ưu hóa quy trình chấp nhận và chuẩn bị món ăn một cách nhanh chóng và hiệu quả. 3.3. Đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng hệ thống đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC tại một số nhà hàng trong khách sạn thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh 469
  5. Theo kết quả khảo sát 155 đối tượng người dùng từng sử dụng các dịch vụ ăn uống và lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh với nội dung tính cấp thiết và sự hài lòng về việc áp dụng ứng dụng đặt món ăn trực tuyến (ĐMATT) tại nhà hàng. Dưới đây là thống kê chi tiết về các tiêu chí được khảo sát: Bảng 3.1: Kết quả khảo sát các tiêu chí về mức độ đồng ý khi triển khai ứng dụng ĐMATT trong hoạt động kinh doanh tại nhà hàng thuộc khách sạn trên địa bàn TP. HCM. Các tiêu chí Đồng ý Không đồng ý Một số lí do chủ yếu không đồng ý Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ (%) suất (%) suất Có trải nghiệm hài lòng khi sử dụng 96 62% 59 38% Sai món ăn, phục vụ lâu, dịch vụ tại các nhà hàng trên TP HCM tính nhầm giá tiền Việc sử dụng ứng dụng đặt món trực 112 72,2% 38 27,8% Lớn tuổi, không sử dụng tuyến (ĐMATT) là cần thiết và thuận công nghệ/di động thông tiện cho việc đặt món ăn tại nhà hàng minh, muốn được nhân viên phục vụ Việc triển khai ĐMATT vào hoạt động 134 86,4% 11 13,6% Hệ thống gặp sự cố, mất nhà hàng sẽ cải thiện trải nghiệm của mạng internet không truy khách hàng khi đến nhà hàng, khách sạn cập được Sẵn sàng sử dụng ứng dụng ĐMATT để 104 67,1% 51 32,9% Lo lắng về an toàn và bảo đặt món và thực hiện thanh toán trực mật thông tin cá nhân, tuyến tại Nhà hàng. thông tin thanh toán; Thanh toán tiền mặt. (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả nhân viên và khách hàng là một tín hiệu quan trọng và tích cực cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của nhà hàng trong khách sạn tại TP. HCM. Với tỷ lệ 72,2% người tham gia cho rằng việc sử dụng ứng dụng đặt món trực tuyến là cần thiết, qua đó thấy rõ rằng cả nhân viên và khách hàng đều nhận thức về tính cấp thiết của công nghệ trong việc đặt món và quản lý nhà hàng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo an toàn và sức khỏe trong bối cảnh đang diễn ra các biện pháp bảo đảm an toàn. Hơn nữa, tỷ lệ 86,4% người tham gia tin rằng việc triển khai ứng dụng đặt món trực tuyến sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Điều này cho thấy khách hàng hiện nay mong đợi sự tiện lợi và độ linh hoạt khi đặt món và thanh toán. Sự ủng hộ mạnh mẽ này từ khách hàng là một tín hiệu rõ ràng về tính cần thiết và sự chấp nhận của họ về việc áp dụng công nghệ trong ngành nhà hàng. Điều này chắc chắn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và cải thiện dịch vụ của Nhà hàng tại các khách sạn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.4. Giá trị của ứng dụng ĐMATT trong hoạt động kinh doanh nhà hàng thuộc khách sạn trên địa bàn TP. HCM Những lợi ích và tác động tích cực của ứng dụng Ứng dụng ĐMATT trong hoạt động kinh doanh nhà hàng tại TP. HCM mang lại nhiều lợi ích và giá trị tích cực cho cả khu nghỉ dưỡng và khách hàng. Việc giảm bớt số lượng nhân sự thông qua việc khách hàng tự đặt món giúp tối ưu hóa nhân sự và giảm nguy cơ sai sót. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý nhân sự. Đồng thời, ứng dụng tạo ra trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng, cho phép họ duyệt thực đơn và đặt món từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào. Điều này tăng sự thoải mái và linh hoạt, đặc biệt là trong tình huống như khi đang tận hưởng thời gian và không gian riêng tư. Khách hàng không chỉ giảm thời gian chờ đợi mà còn có trải nghiệm ẩm thực tốt hơn và thú vị hơn. Hệ thống giúp giảm thời gian chờ đợi tại nhà hàng, cho phép khách hàng đặt món trước khi đến và tận hưởng bữa ăn một cách nhanh chóng, không chỉ thuận tiện cho khách hàng mà còn giúp tăng hiệu quả trong quản lý nhà hàng. 470
  6. Thông qua việc cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh, hệ thống hỗ trợ quản lý nhà hàng tối ưu hóa quyết định về menu, ưu đãi, và tồn kho thực phẩm, giúp ngăn chặn lãng phí thực phẩm và tài nguyên, đồng thời tạo ra một trải nghiệm ẩm thực tốt hơn cho khách hàng. Ứng dụng ĐMATT còn tăng cường liên kết với hệ thống toàn khách sạn bằng cách kết nối trực tiếp với thông tin và sự kiện tại địa điểm. Khách hàng có thể nhận thông báo về các chương trình khuyến mãi và sự kiện đặc biệt. Điều này tạo sự gắn kết mạnh mẽ và giúp quản lý lịch trình nghỉ dưỡng một cách thuận lợi. Tóm lại, hệ thống ứng dụng ĐMATT hứa hẹn tạo ra một loạt giá trị kỳ vọng khả quan cho hoạt động kinh doanh nhà hàng, bao gồm tiết kiệm nhân sự, tối ưu hóa hoạt động, tăng trải nghiệm khách hàng, giảm thời gian chờ đợi, cải thiện kết nối với hoạt động của khách sạn. Điều này giúp cung cấp một trải nghiệm ẩm thực và lưu trú toàn diện hơn cho khách hàng, đồng thời tạo ra lợi ích lớn cho kinh doanh và thương hiệu của khách sạn tại TP. HCM. 3.5. Những hạn chế và thách thức Việc triển khai ứng dụng ĐMATT tại các nhà hàng tại TP. HCM dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đối mặt với một số tồn tại, hạn chế và thách thức như sau: Kết nối internet ổn định: Vấn đề về kết nối internet không ổn định có thể là một thách thức đối với việc triển khai ứng dụng đặt món trực tuyến tại các nhà hàng thuộc khách sạn. Tình trạng này có thể phát sinh do hạ tầng mạng không đáp ứng được nhu cầu hoặc do điều kiện thời tiết xấu. Để giải quyết vấn đề này, cần cân nhắc đầu tư vào việc cải thiện hạ tầng kết nối internet để đảm bảo khách hàng có một kết nối ổn định khi sử dụng ứng dụng. Khách hàng không quen sử dụng công nghệ: Thách thức ở đây là một số khách hàng, đặc biệt là những người thuộc nhóm người lớn tuổi hoặc không có kinh nghiệm sử dụng các phương tiện kỹ thuật số hiện đại, có thể không quen thuộc với việc sử dụng ứng dụng di động hoặc đặt món trực tuyến. Điều này có nghĩa là họ có thể cảm thấy bỡ ngỡ hoặc khó khăn khi phải sử dụng một ứng dụng trên điện thoại di động để đặt món ăn hoặc dịch vụ tại nhà hàng và khách sạn. Để giải quyết thách thức này, cần có các biện pháp hỗ trợ và đào tạo dành cho khách hàng, giúp khách hàng vượt qua sự không quen thuộc ban đầu và trở nên thoải mái khi sử dụng ứng dụng để đặt món và tận hưởng trải nghiệm của họ tại nhà hàng. Chi phí phát triển và duy trì: Thách thức liên quan đến chi phí phát triển và duy trì ứng dụng đặt món trực tuyến tại nhà hàng thuộc các khách sạn ở TP HCM cũng là một khía cạnh cần xem xét. Xây dựng và duy trì một ứng dụng đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể để phát triển ứng dụng ban đầu và đảm bảo tính ổn định, bảo mật và hiệu suất của nó. Điều này bao gồm việc thuê những chuyên gia và nhà phát triển phần mềm có kỹ năng để tạo ra ứng dụng và duy trì nó. Ngoài ra, cần xem xét các chi phí liên quan đến cập nhật và bảo mật ứng dụng để đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Bảo mật thông tin khách hàng: Thách thức về bảo mật thông tin khách hàng là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng khi triển khai ứng dụng đặt món trực tuyến tại nhà hàng. Bảo mật dữ liệu cá nhân và tài khoản của khách hàng cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tính riêng tư và an toàn của khách hàng. Nhân sự trình độ cao: Thách thức về nguồn lực nhân sự trình độ cao, kỹ năng tốt là một khía cạnh khác cần được xem xét trong việc triển khai công nghệ tại các nhà hàng thuộc địa bàn TP HCM. Để xây dựng, duy trì và phát triển ứng dụng ĐMATT cần có đội ngũ kỹ thuật viên và chuyên gia có kiến thức và kỹ năng về phần mềm, quản lý dự án, bảo mật và hệ thống. 3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả của ứng dụng đặt món trực tuyến tại các nhà hàng thuộc khách sạn trên địa bàn TP. HCM Một là, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên: Đối mặt với nhu cầu nhân sự chất lượng cao, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang đóng vai trò quan trọng. Cung cấp khóa đào tạo và chương trình phát triển cho nhân viên hiện tại giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hệ thống đặt món trực tuyến. Tuyển dụng chuyên gia công nghệ và hợp tác với trường đại học cũng là những giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng mức độ chuyên nghiệp và kỹ thuật. Hai là, đảm đảo an ninh, an toàn thông tin: Đối với triển khai hệ thống đặt món trực tuyến, an toàn thông tin là ưu tiên hàng đầu. Mã hóa dữ liệu, kiểm tra bảo mật tự động, và hệ thống đăng nhập an toàn là những biện pháp quan trọng. 471
  7. Mã hóa đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và tài khoản khách hàng, trong khi kiểm tra bảo mật thường xuyên ngăn chặn các rủi ro từ các lỗ hổng bảo mật. Hệ thống đăng nhập an toàn với xác thực nhiều lớp bảo vệ đảm bảo chỉ người dùng có quyền truy cập mới có thể sử dụng ứng dụng. Ba là, nâng cấp hạ tầng mạng, để đảm bảo ổn định và mạnh mẽ, việc nâng cấp hạ tầng mạng là bước quan trọng. Sử dụng cáp quang hoặc cáp đường dài giúp cung cấp tín hiệu internet một cách ổn định. Đầu tư vào cột sóng và mạng wifi mở rộng sẽ tối ưu hóa phủ sóng tại khu vực nhà hàng và khách sạn. Bốn là, dự phòng và kiểm tra hệ thống: Xây dựng dự phòng thông qua kết nối sao lưu và hợp đồng với nhiều nhà cung cấp internet giúp đảm bảo tính liên tục khi có sự cố. Sử dụng dịch vụ lưu đệm dữ liệu giúp tối ưu hóa tải trang web và giảm áp lực mạng. Kiểm tra định kỳ và giám sát liên tục đảm bảo hiệu suất ổn định Năm là, chế độ hoạt động offline: Phát triển tính năng offline giúp người dùng đặt món khi không có kết nối Internet và tự động đồng bộ sau đó. Mở rộng hệ thống trong các sự kiện đặc biệt đảm bảo xử lý đơn đặt hàng tăng cao. Sử dụng điện toán đám mây hoặc đầu tư vào máy chủ dự phòng để mở rộng mạng. Sáu là, đa dạng thiết bị và cơ sở vật chất: Cung cấp thiết bị di động tại các điểm tiếp và tận dụng cơ sở vật chất có sẵn giúp khách hàng dễ dàng truy cập ứng dụng. Sử dụng máy tính tại quầy lễ tân và phòng để hỗ trợ những người không có thiết bị di động. Tích hợp phương thức thanh toán đa dạng giúp thuận lợi cho mọi loại khách hàng. Bảy là, quan hệ với các đối tác – khách hàng: Trong mối quan hệ với đối tác, việc thiết lập hợp tác chiến lược trong ngành du lịch giúp tối ưu hóa cơ hội hợp tác và xây dựng mối quan hệ bền vững. Bằng cách tích hợp hệ thống mạnh mẽ với các đối tác quan trọng như hãng hàng không và công ty vận chuyển, Khu nghỉ dưỡng đảm bảo tính tương thích và truyền thông hiệu quả, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Ở phía khách hàng, việc xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng toàn diện với nhiều kênh liên hệ như chat, điện thoại, và email đồng nghĩa với việc đảm bảo sự nhanh chóng và hiệu quả trong việc giải quyết mọi vấn đề và thắc mắc của họ. Sự tận tâm và chủ động trong chăm sóc khách hàng là chìa khóa để duy trì và củng cố mối liên kết với khách hàng. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết với ưu đãi và điểm thưởng không chỉ tạo động lực cho khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ mà còn thúc đẩy sự trung thành. Sử dụng thông báo và tin tức trong ứng dụng là một cách hiệu quả để giữ cho khách hàng liên tục cập nhật với các sự kiện, ưu đãi đặc biệt, và thông tin mới nhất, từ đó tạo gắn kết mạnh mẽ và tăng độ tin cậy từ phía khách hàng. Điều này không chỉ củng cố vị thế của các nhà hàng mà còn đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong mọi lượt đặt món và sử dụng dịch vụ. Cuối cùng là, để đảm bảo ổn định và an toàn cho ứng dụng đặt món trực tuyến, cần thiết triển khai một chuỗi biện pháp xử lý yếu tố rủi ro và sự cố. Hệ thống giám sát liên tục được thiết lập để theo dõi hiệu suất và sự hoạt động của ứng dụng, giúp phát hiện và khắc phục sự cố ngay từ khi chúng xuất hiện. Việc lập kế hoạch chi tiết và tiến hành chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp, bao gồm cả việc sao lưu và khôi phục dữ liệu. Điều này đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng đều được bảo vệ và có thể phục hồi một cách nhanh chóng khi cần thiết, giữ cho hoạt động của ứng dụng liên tục và ổn định. Duy trì một mức độ bảo mật và an ninh thông tin cao để ngăn chặn mọi rủi ro có thể đe dọa dữ liệu cá nhân của khách hàng. Điều này bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp bảo mật tiên tiến và tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu, cam kết đưa ra những giải pháp toàn diện để giữ cho trải nghiệm của khách hàng luôn được đảm bảo tính an toàn và ổn định 4. Kết luận Việc phát triển ứng dụng đặt món ăn trực tuyến tại các nhà hàng thuộc khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh được xem xét là một giải pháp thích hợp và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Ứng dụng này giải quyết hiệu quả vấn đề quản lý và trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa thời gian và cung cấp một phương tiện thanh toán và đặt hàng hiệu quả. Sử dụng công nghệ NFC là một lựa chọn thích hợp để đảm bảo giao tiếp hiệu quả và an toàn giữa các thiết bị và hệ thống nhà hàng. Ứng dụng giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua quy trình đặt món và thanh toán nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi và tạo sự thoải mái. Đồng thời, nó hỗ trợ quản lý đơn hàng và tồn kho một cách hiệu quả hơn. 472
  8. Tuy nhiên, dự án cũng đối mặt với thách thức về đầu tư và nguồn lực ban đầu để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống. Cần có sự chú trọng đặc biệt vào bảo mật thông tin và thanh toán điện tử để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng. Cần thời gian và sự hỗ trợ từ phía nhà hàng để thay đổi văn hóa của khách hàng và nhân viên để thích nghi với việc sử dụng công nghệ. Mặc dù có những thách thức, dự án có tiềm năng phát triển lớn. Ứng dụng có thể mở rộng để đặt các dịch vụ khác, tạo ra một hệ sinh thái ứng dụng hoàn chỉnh cho khách hàng. Ngoài ra, dự án cung cấp dữ liệu giá trị về hành vi và sở thích của khách hàng, giúp nhà hàng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Archana Nikose và các cộng sự. (2023). Cafeteria Food Ordering System using QR Code. International Journal of Scientific Research in Science, Engineering and Technology. Volume 10, Issue 2 March-April-2023, 157-163 2. Anisha Cotta & cộng sự. (2016). Smart Restaurant Menu Ordering System. International Journal of Science Technology & Engineering, Volume 2 , Issue 09, March 2016. 3. Đặng Vũ Minh Dũng. (2013). Thiết kế hệ thống thanh toán các dịch vụ công cộng ứng dụng công nghệ RFID và NFC. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, (CĐ Công nghệ TT 2013), 28-38. 4. Mayur D. Jakhete & Piyush C. Mankar. (2015). Implementation of Smart Restaurant with e -menu Card. International Journal of Computer Applications (0975- 8887) Volume 119, No.21, June 2015, Page 23-27. 5. Mô hình khách quét mã QR code order thanh toán trước Posapp, truy cập lúc 15:03 ngày 02/02/2024, https://posapp.vn/he-thong-goi-mon-order-online 6. Nasution, Nur, M. (2004). Manajemen Jasa Terpadu (Total Service Management). Ghalia Indonesia. 7. Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hội nghị tỉnh ủy lần thứ 15. 8. Murphy, Peter. (2008). The business of Resort Management. NXB B and H, Úc. 9. Shweta Shashikant Tanpure, Priyanka R. Shidankar & Madhura M. Joshi. (2013). Automated Food Ordering System with Real-TimeCustomer Feedback. International Journal of Advanced Research inComputer Science and Software Engineering, Volume 3, Issue 2, February 2013. 10.Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2019, 2022). Thống kê về cơ sở lưu trú trên địa bàn TP HCM các năm 2019, 2022. 11.Sangulagi, P., Kalyane, S. J., Bhavikatti, A. M., & Sharad, S. P. (2022). Restaurant food ordering method using NFC technology. Int J Inf & Commun Technol ISSN, 2252(8776), 8776. 12.Lâm Ngọc Thùy & cộng sự. (2021). Sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn trên di động ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Đà Nẵng, 25-32. 13.Tuwar Rutuja Ashok, Zirpe Swati Shrikant và Warkar Rohini Dilprao. (2015). Public Food Distribution System Using QRCode. International Journal of Advance Research and Innovative Ideas in Education, Vol-1 Issue-4 2015, page 678-694. 14.Willy Dwi Raharjo và Ariyani Wardhana. (2018). An analysis of design Android food ordering applications at Taichan Kumis restaurant. International Journal of Computer Science and Mobile Computing, Vol. 7, Issue. 6, June 2018, pg.94 – 108 473
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2