Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi nhân tạo chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tại đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 2
download
Tại Việt Nam, chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tập trung nhiều tại các hang đảo vùng biển các tỉnh như Quảng Nam (đảo Cù Lao Chàm - CLC) , Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và một số khu vực ven biển phía Nam. Bài viết trình bày nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi nhân tạo chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tại đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi nhân tạo chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tại đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0090 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NUÔI NHÂN TẠO CHIM YẾN TỔ TRẮNG Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) TẠI ĐẢO CÙ LAO CHÀM, TỈNH QUẢNG NAM Võ Tấn Phong1,*, Ngô Xuân Tường2, Đinh Thị Phương Anh3 Tóm tắt. Tại Việt Nam, chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tập trung nhiều tại các hang đảo vùng biển các tỉnh như Quảng Nam (đảo Cù Lao Chàm - CLC) , Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và một số khu vực ven biển phía Nam. So với các nước trong khu vực, sản lượng tổ yến Việt Nam còn rất thấp trong khi tiềm năng phát triển nguồn lợi yến sào còn rất lớn. Tại đảo CLC quần thể chim yến trong những năm gần đây có xu hướng suy giảm, mỗi năm thì có hàng vạn trứng bị bỏ đi trong quá trình khai thác tổ yến. Năm 2021, Ban Quản lý và Khai thác yến CLC, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành đề tài khoa học nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi nhân tạo chim yến tổ trắng tại đảo CLC. Kết quả nuôi úm 885 cá thể chim non lựa chọn từ quá trình ấp nở trứng chim yến đảo thu về cho thấy số lượng chim yến sống sót là 790 cá thể (chiếm 89,3 % tổng số cá thể chim yến nuôi nhân tạo) và 95 cá thể chim yến bị chết (chiếm 10,7 %). Chim yến chết nhiều nhất trong giai đoạn nuôi úm với 53 cá thể (chiếm 6,0 %), tiếp đến là giai đoạn nuôi trong nhà nuôi với 23 cá thể (chiếm 2,85) và thấp nhất là giai đoạn nuôi tập bay với 19 cá thể (chiếm 2,3 %). Từ khóa: Chim yến tổ trắng, Cù Lao Chàm, nuôi nhân tạo, sống sót. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tập trung nhiều tại các hang đảo vùng biển các tỉnh như Quảng Nam (CLC), Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và một số khu vực ven biển phía Nam. Từ sau năm 2000 xuất hiện nhiều chim yến vào làm tổ trong nhà (yến nhà). Tổng sản lượng tổ yến thô của cả nước năm 2020 ước tính đạt khoảng 150 - 200 tấn, trong đó tổ yến thu được tại các hang đảo tự nhiên khoảng 5 tấn, còn lại là tổ yến trong nhà. So với các nước trong khu vực thì sản lượng tổ yến của Việt Nam còn rất thấp trong khi tiềm năng phát triển nguồn lợi yến sào rất lớn. Chính vì vậy, vấn đề phát triển nguồn lợi yến sào ở Việt Nam một cách nhanh và bền vững đang là mối quan tâm rất lớn của các địa phương có chim yến và nhà nuôi yến. Một số quốc gia có nhiều chim yến như Indonesia, Malaysia,… đã thực hiện ấp nở trứng và nuôi nhân tạo chim yến thành công nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Tại Việt Nam, cho đến nay đã có 2 công ty ấp trứng, nuôi nhân tạo và di đàn yến là Công ty Yến sào Khánh Hòa và công ty VINA yến tại Long An. Đây được xem như là một bí quyết 1 Ban Quản lý và Khai thác yến Cù Lao chàm, Hội An - Quảng Nam 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 3 Đại học Đà Nẵng * Email: votanphong2009@gmail.com
- 812 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM chuyên ngành. Kỹ thuật ấp nuôi chim yến nhân tạo được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu các đặc tính sinh học sinh sản của chim yến kết hợp với nghiên cứu nguyên lý, quy trình ấp nuôi các loài chim và gia cầm đang được áp dụng hiện nay. Từ năm 2021, Ban Quản lý và Khai thác yến CLC, Hội An đã thực hiện việc ấp, nuôi nhân tạo chim yến, nữa giải quyết được mục tiêu tận dụng được trứng bỏ đi sau mỗi lần thu hoạch tổ vừa giúp tăng đàn chim yến nhanh và bền vững. Nuôi nhân tạo chim yến trải qua nhiều giai đoạn như nuôi úm, nuôi trong nhà, nuôi tập bay và thả bay tại đảo. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Tổng cộng có 885 chim yến non nuôi nhân tạo từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2021 từ việc ấp nở trứng nhân tạo thu được ở đảo CLC. Nhà nuôi chim yến non ở vị trí giáp bờ biển, có diện tích 30 m2, đặt tại phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhà nuôi chim yến tập bay được đặt tại hang Mũi Dứa, đảo CLC. Chim non được nuôi trong các tổ mô phỏng làm bằng nhựa, có kích thước và hình dáng tương tự tổ yến thật, mỗi tổ nuôi 02 chim. Tổ được treo trên các giá gỗ có kích thước cao 1,6 m × dài 2,0 m × rộng 8 cm. Sử dụng 4 loại côn trùng và 1 loại thức ăn tổng hợp để nuôi chim yến, gồm: trứng kiến vàng, dế, sâu gạo, ruồi giấm và cám tổng hợp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bảng 1. Điều kiện nhiệt, ẩm và thức ăn nuôi chim yến non nhân tạo Liều lượng Giai Ngày Nhiệt độ Độ ẩm Số bữa cho ăn/ngày Loại thức ăn đoạn tuổi (oC) ( %) ăn (theo % khối lượng chim) 1-5 33-34 70-75 4 5% Trứng kiến vàng Nuôi Trứng kiến, dế, trứng úm 6-12 30-32 70-75 3 10 % gà, bột tổng hợp Trứng kiến, dế, sâu gạo, 13-20 30-31 70-75 3 15 % Nuôi trứng gà, bột tổng hợp trong Trứng kiến, dế, sâu gạo, 21-30 30-31 70-75 3 20 % nhà trứng gà, bột tổng hợp nuôi Nhiệt độ Ẩm độ Trứng kiến, dế, sâu gạo, 31-40 3 15 % phòng phòng trứng gà, bột tổng hợp Nuôi Nhiệt độ Ẩm độ Trứng kiến, dế, sâu gạo, tập 41-50 2 10 % phòng phòng ruồi giấm bay
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 813 Lựa chọn chim non sau khi nở ra từ máy ấp với những cá thể chim không bị dị tật ở móng chân, mỏ, da, rốn và có khối lượng từ 1,3 g trở lên được đưa vào tổ giả để nuôi. Chim được nuôi trong phòng có cửa thông gió, chế độ ánh sáng tự nhiên, chế độ nhiệt độ, độ ẩm thành phần thức ăn, liều lượng cho ăn và số bữa ăn trong ngày thực hiện theo kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Hoàng (2010), được ghi ở Bảng 1. Thiết bị nghiên cứu: Cân điện tử electronic balance DJ202B 200/0,01g; Thước panme Vernier Caliper 150/0,02 mm; Máy phun sương và máy sưởi kết nối với cảm biến tự động điều khiển nhiệt ẩm phòng nuôi; Phễu phun thức ăn cho chim tập bắt mồi trong nhà lồng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Số lượng chim sống sót trong quá trình nuôi chim yến non nhân tạo Kết quả nuôi 885 cá thể chim non nhân tạo đến ngày thứ 50 cho thấy số lượng chim yến sống sót là 790 cá thể (chiếm 89,3 % tổng số cá thể chim yến nuôi nhân tạo và 95 cá thể chim yến bị chết (chiếm 10,7 %). Bảng 2. Số lượng chim yến non sống sót trong quá trình nuôi nhân tạo Tổng Chim sống Chim chết Giai đoạn cộng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (*) lượng (%) lượng (%) Nuôi úm (1 - 12 ngày tuổi) 885 832 94,0 53 6,0 Nuôi trong nhà nuôi (13 - 40 ngày tuổi) 832 809 97,2 23 2,8 Nuôi tập bay (41 - 50 ngày tuổi) 809 790 97,7 19 2,3 Từ nuôi úm đến nuôi tập bay (1 - 50 ngày 885 790 89,3 95 10,7 tuổi) Ghi chú: (*) - Số lượng chim trong từng giai đoạn nuôi nhân tạo. Kết quả ở Bảng 2 cho thấy chim yến non trong giai đoạn nuôi úm chết nhiều nhất với 53 cá thể (chiếm 6,0 % tổng số chim yến nuôi nhân tạo), tiếp đến là nuôi trong nhà nuôi với 23 cá thể (chiếm 2,85) và thấp nhất là giai đoạn nuôi tập bay với 19 cá thể (chiếm 2,3 %). 3.2. Giai đoạn nuôi chim trong tủ úm Kết quả nuôi úm tổng số 885 chim non từ 1 - 12 ngày tuổi, được chia thành 2 giai đoạn như Bảng 3: từ 1- 5 ngày tuổi có số lượng chim chết là 37 con (chiếm 4,2 % tổng số cá thể chim yến trong gia đoạn nuôi úm), tiếp đến là giai đoạn nuôi úm từ 6 - 12 ngày tuổi có số lượng chết là 16 con (chiếm 1,89 %). Khối lượng chim non 5 ngày tuổi trung bình là 2,05 g và 12 ngày tuổi có khối lượng trung bình là 4,85 g. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy chim yến non trong giai đoạn nuôi úm từ 1 - 5 ngày tuổi chim chết nhiều nhất với 37 con (chiếm 4,2 % tổng số chim yến nuôi nhân tạo trong giai đoạn nuôi úm). Giai đoạn này chim non mới nở còn rất yếu, chưa có lông, sống chủ yếu bằng noãn hoàng và bắt đầu tiếp nhận thức ăn bên ngoài nên một số chim không hấp thụ tốt thức ăn nên dễ bị chết. Ngoài ra, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cũng tác động mạnh do
- 814 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM chim non chưa có lông, dễ bị mất nhiệt. Khi đã hấp thụ được thức ăn bên ngoài, bắt đầu mọc lông, chim sẽ tăng khối lượng nhanh và tỉ lệ chết giảm dần. Bảng 3. Kết quả nuôi úm chim yến non Tổng Chim sống Chim chết Khối lượng Màu sắc chim Ngày tuổi cộng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trung bình non (*) lượng (%) lượng (%) (gam, n = 50) Màu hồng nhạt, Mới nở 885 885 100,0 0 0,0 1,45 chưa có lông Màu hồng nhạt, 1-5 885 848 95,8 37 4,2 2,05 chưa có lông Gốc lông li ti màu 6 - 12 848 832 98,1 16 1,9 4,85 đen nhạt nhú ra khỏi da Ghi chú: (*) - Số lượng chim trong từng giai đoạn ngày tuổi. 3.3. Giai đoạn nuôi chim trong nhà nuôi Kết quả từ 832 cá thể chim yến đưa vào nuôi trên giá trong nhà nuôi theo 3 giai đoạn như Bảng 4. Giai đoạn 13-20 ngày tuổi có số chim sống là 821 con (chiếm 98,7 % tổng số chim yến nuôi nhân tạo trong nhà nuôi), số chim chết là 11 con (chiếm 1,3 %); giai đoạn 21-30 ngày tuổi có số chim sống là 813 con (chiếm 99,0 %), số chim chết 8 con (chiếm 1,0 %); giai đoạn 31 - 40 ngày tuổi có số chim sống là 809 con (chiếm 99,5 %) và số chim chết 4 con (chiếm 0,5 %). Bảng 4. Kết quả nuôi chim yến non giai đoạn nuôi trong nhà nuôi Khối Kích thước trung Tổng Sống Chết lượng bình (cm) Ngày tuổi cộng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trung bình (*) Cánh Đuôi lượng (%) lượng (%) (n = 50) 13 - 20 832 821 98,7 11 1,3 11,74 11,33 3,14 21 - 30 821 813 97,7 8 1,0 13,24 15,47 5,36 31 - 40 813 809 97,2 4 0,5 13,74 19,25 6,23 Ghi chú: (*) - Số lượng chim trong từng giai đoạn ngày tuổi. Kết quả Bảng 4 cho thấy: Đây là giai đoạn chim tăng rất nhanh về khối lượng cơ thể và đạt khối lượng lớn nhất ở giai đoạn 40 ngày tuổi (trung bình 13,74 g), nhiều chim có khối lượng lên đến 15 g. Về kích thước lông cánh và lông đuôi giai đoạn này cũng phát triển rất nhanh, đạt kích thước như chim trưởng thành, với lông cánh dài 19,25 cm và lông đuôi dài 6,23 cm. Tỉ lệ chim chết giảm dần ở giai đoạn nuôi từ 13 - 40 ngày tuổi. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của chim phát triển hoàn thiện và hấp thụ thức ăn rất tốt, cơ thể của chim đã có
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 815 lông nên ít chịu tác động mạnh bởi nhiệt, ẩm. Chính vì vậy, chim tăng nhanh về khối lượng, kích thước, tỉ lệ chết của chim nuôi cũng giảm dần. 3.4. Giai đoạn nuôi chim trong nhà tập bay Kết quả từ 805 cá thể chim yến giai đoạn nuôi chim trong nhà tập bay khi chim nuôi được 40 ngày tuổi được đưa ra đảo CLC để tiếp tục nuôi và cho chim tập bay trong nhà lưới trước khi thả ra tự nhiên. Giai đoạn 41 - 45 ngày tuổi có số chim sống là 805 con (chiếm 99,5 % tổng số chim yến nuôi nhân tạo trong giai đoạn nuôi tập bay), số chim chết là 4 con (chiếm 0,5 %); giai đoạn 46-50 ngày tuổi có số chim sống là 790 con (chiếm 98,1 %), số chim chết 15 con (chiếm 1,9 %). Bảng 5. Khối lượng và kích thước trung bình chim nuôi trong nhà tập bay Kích thước trung Tổng Chim sống Chim chết Khối lượng Ngày bình (cm) cộng trung bình tuổi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (*) (n = 50) Cánh Đuôi lượng (%) lượng (%) 41 - 45 805 99,5 4 0,5 13,78 20,34 6,53 46 - 50 790 98,1 15 1,9 13,36 21,26 6,61 Ghi chú: (*) - Số lượng chim trong từng giai đoạn ngày tuổi. Kết quả Bảng 5 cho thấy: Chim nuôi giai đoạn 41 - 45 ngày tuổi có khối lượng trung bình lớn nhất là 13,78 g. Từ 46 - 50 ngày tuổi, nhu cầu nhận thức ăn của chim giảm mạnh, chim tập bay cả ngày, ít ăn dần nên khối lượng giảm dần, trung bình là 13,36 g. Về kích thước lông cánh và lông đuôi giai đoạn nuôi tập bay tăng không nhiều do chim gần như đạt kích thước tối đa, lông cánh dài trung bình 21,26 cm và lông đuôi dài trung bình 6,61 cm. Giai đoạn nuôi tập bay và thả bay tại đảo, một số chim đến tuổi trưởng thành nhưng bị dị tật ở cánh, cổ, không bay được nên bị chết. 4. KẾT LUẬN - Kết quả nuôi úm 885 cá thể chim non nhân tạo đến ngày thứ 50 cho thấy số lượng chim yến sống sót là 790 cá thể (chiếm 89,3 % tổng số cá thể chim yến nuôi nhân tạo) và 95 cá thể chim yến bị chết (chiếm 10,7 %). Trong giai đoạn nuôi úm chim yến chết nhiều nhất với 53 cá thể (chiếm 6,0 %), tiếp đến là nuôi trong nhà nuôi với 23 cá thể (chiếm 2,85) và thấp nhất là giai đoạn nuôi tập bay với 19 cá thể (chiếm 2,3 %). - Giai đoạn nuôi chim trong tủ úm với tổng số 885 chim non được nuôi từ khi nở ra đến 12 ngày tuổi có 832 chim sống (chiếm 94 % tổng số cá thể chim yến nuôi nhân tạo trong giai đoạn nuôi úm). Chim yến non từ 1 - 5 ngày tuổi chim chết nhiều nhất với 37 con (chiếm 4,2 %). Khối lượng chim non 5 ngày tuổi trung bình là 2,05 g và 12 ngày tuổi có khối lượng trung bình 4,85 g. - Giai đoạn nuôi chim trong nhà nuôi với tổng số 832 cá thể chim yến nuôi trên giá trong nhà nuôi từ 13 - 40 ngày tuổi có số chim sống là 809 con (chiếm 97,2 % tổng số
- 816 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM chim yến nuôi nhân tạo giai đoạn nuôi trong nhà nuôi). So với giai đoạn nuôi úm thì tỉ lệ chim sống giai đoạn nuôi trong nhà nuôi cao hơn (97,2 % so với 94,0 %) và tỉ lệ chim chết cũng thấp hơn (2,8 % so với 6,0 %). Khối lượng cơ thể ở giai đoạn 40 ngày tuổi trung bình là 13,74 g. - Giai đoạn nuôi tập bay tại đảo có tỉ lệ chim sống cao hơn giai đoạn nuôi úm (97,7 % so với 94,0 %) và tương đương giai đoạn nuôi trên giá trong nhà nuôi ở đất liền (97,7 % so với 97,2 %). Chim nuôi giai đoạn 41 - 45 ngày tuổi có khối lượng trung bình lớn nhất là 13,78 g. Từ 46 - 50 ngày tuổi, nhu cầu nhận thức ăn của chim giảm mạnh, chim tập bay cả ngày, ít ăn dần nên khối lượng giảm dần, trung bình là 13,36 g. 5. KIẾN NGHỊ Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nuôi, thử nghiệm nhằm tăng hiệu quả sống sót và giám sát được số chim yến ấp nuôi nhân tạo sau khi thả bay về tự nhiên để tăng đàn nhanh, bền vững. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài khoa học cấp tỉnh Quảng Nam “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật ấp trứng và nuôi nhân tạo chim yến tại đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phach Ng Quang, Voisin J. F., Yen Vo Quang, 2002. The white nest swiftlet and the black nest swiftlet: A monograph. BoBée.Paris.France. Lê Hữu Hoàng, 2015. Kỹ thuật nuôi chim yến khoa học và thực tiễn. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Lê Hữu Hoàng, 2010. Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Khánh Hòa. Lê Hữu Hoàng, Đặng Thúy Bình, Nguyễn Thị Anh Thư, 2014. Nghiên cứu các đặc điểm di truyền loài chim yến (Aerodramus fuciphagus) tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2 tháng 01/2014: 78-82. Yang, J. H, 1983. Preliminary observations on the habits of Propylea japonica. Insect Knowledge (Kunchong Zhishi) 20: 215-217. Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2013. Chim yến và kỹ thuật nuôi lấy tổ. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 1-234 tr.
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 817 RESEARCH FOR APPLYING THE TECHNIQUE TO ARTIFICIAL REARING THE WHITE NEST SWIFTLET Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) IN CHÀM ISLANDS, QUANG NAM PROVINCE Vo Tan Phong1,*, Ngo Xuan Tuong2, Dinh Thi Phuong Anh3 Abstract. The white nest swiftlet Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) breed naturally inside limestone caves of islands along the coast of Quang Nam (Chàm Islands), Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, and other provinces in the South Central and the South region of Vietnam. The annual yield of swiftlets’ nest products is low compared to other ASEAN countries while the growth potential is still very large. On Cham island, the swiftlet population has been declining in recent years, and every year, thousands of eggs are discarded in the process of exploiting the nests. In 2021, the Cham Nest Management and Exploitation Board, Hoi An city, Quang Nam province conducted a scientific project to research and apply techniques for artificially raising white nest birds on Chàm island. The results of brooding 885 young birds selected from the hatching process of the island swiftlets' eggs. A total of 885 individuals of A. fuciphagus nestling were kept during 50 days. The number of A. fuciphagus alive was 790 (surviving rate 89,3 %) while 95 individuals were died (10,7 %). The highest fatality rate was observed in the brooding stage (53 death individuals, 6 %), following by the house-rearing stage (23 individuals, 2,85 %), and the lowest was flight-training stage (19 individuals, 2,3 %). Keywords: Artificial farming, Cham islands, surviving, white nest swiftlets. 1 Board of Management and Exploitation of Bird's Nests Chàm island, Hoi An - Quang Nam 2 Institute of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Technology 3 University of Da Nang * Email: votanphong2009@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NƯỚC BIỂN NHÂN TẠO TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ
45 p | 159 | 14
-
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cua biển tại Quảng Bình
6 p | 150 | 14
-
Ứng dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu đánh giá thích nghi đất đai cây cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
10 p | 89 | 6
-
Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ phát triển chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Hoàng Thị Mai
2 p | 82 | 5
-
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lịndley)
0 p | 104 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật xử lý phân bò sữa
7 p | 65 | 5
-
Ứng dụng kỹ thuật GIS và viễn thám để xây dựng bản đồ phân bố loài bò Tót (Bos gaurus Smith, 1927) ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kom Tum
10 p | 15 | 4
-
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vtro trong nhân giống cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.)
8 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt trong nhân giống sắn SA06
5 p | 61 | 3
-
Ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán Feline Herpesvirus-1 (FHV-1) ở mèo
9 p | 55 | 2
-
Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR để phát hiện virus dịch tả lợn dựa trên đoạn gen ncE2
6 p | 23 | 2
-
Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ gamma, nguồn Co-60 có hoạt độ 236 Ci, trong tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống lúa
8 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật ấp nhân tạo trứng chim yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus Thunberg, 1812) tại đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
6 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật One-step RT-PCR chẩn đoán nhanh virus gây bệnh vàng lụi (vàng lá di động) gây hại trên lúa ở Việt Nam
6 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất dốc trồng chè tỉnh Yên Bái
6 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trên tiểu vùng sinh thái phù sa ngọt canh tác hai vụ lúa năm tại Cần Thơ
8 p | 28 | 2
-
Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật lọc màng để thu vi tảo nuôi trồng từ nước thải chăn nuôi lợn
8 p | 79 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn