Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
NGHIªN CøU Vµ C¶I THIÖN TÝNH æN ®Þnh<br />
®éng häc cña bé biÕn ®æi FLYBACK TRONG<br />
HÖ thèng ®iÖn mÆt trêi<br />
PHÙNG QUANG KHẢI, NGUYỄN VĂN THUẤN<br />
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, xây dựng mô hình toán của bộ biến đổi flyback ứng<br />
dụng trên hệ thống điện mặt trời cũng như phân tích các đặc tính làm việc của hệ<br />
thống. Những vấn đề khi thực hiện bài toán tổng hợp hệ thống như việc xuất hiện<br />
nghiệm nằm bên phải mặt phẳng phức (Right half plane zero) gây ra những hạn chế<br />
trong điều chỉnh ổn định hệ thống nói riêng và chất lượng hệ thống nói chung đã<br />
được bài báo phân tích, giải quyết, minh họa bằng các kết quả mô phỏng.<br />
Từ khóa: Bộ biến đổi flyback, Điều khiển flyback, Hệ thống điện mặt trời.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hệ thống điện mặt trời bao gồm các thành phần cơ bản là: (1) - pin mặt trời, biến năng<br />
lượng mặt trời thành điện năng (điện một chiều); (2) - bộ biến đổi điện, biến đổi điện áp<br />
của tấm pin thành các dạng điện áp khác nhau cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Bộ biến đổi<br />
điện áp từ một chiều sang xoay chiều hình sin có cấu trúc như hình 1 là một trong các bộ<br />
biến đổi được nghiên cứu phổ biến hiện nay, ứng dụng cho các hệ thống điện mặt trời<br />
công suất vừa và nhỏ. Trong đó, bộ biến đổi DC-DC sẽ biến nguồn điện một chiều điện áp<br />
thấp, không điều khiển thành nguồn điện một chiều điện áp cao có điều khiển, dạng hình<br />
bán sin. Bộ biến đổi DC-AC biến đổi nguồn một chiều dạng bán sin thành nguồn xoay<br />
chiều hình sin. Các nghiên cứu về bộ biến đổi DC-DC trong hệ thống điện mặt trời được<br />
tập trung chủ yếu vào các bộ biến đổi buck, boost, buck-boost, flyback [1], [2].<br />
LƯỚI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DC-DC DC-AC LỌC<br />
<br />
KHỐI ĐIỀU KHIỂN<br />
<br />
IPV VPV VAC IAC f<br />
Hình 1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống điện mặt trời nối lưới.<br />
Bộ biến đổi flyback là nội dung được bài báo đề xuất nghiên cứu ở đây, nó là bộ biến<br />
đổi với các đặc điểm như cấu tạo nhỏ gọn, điều khiển đơn giản, cách ly về dòng điện, độ<br />
tin cậy cao…là một sự lựa chọn tốt để ứng dụng cho hệ thống điện mặt trời.<br />
Các nghiên cứu, giải pháp nâng cao chất lượng của hệ thống điện mặt trời được tập<br />
trung vào các hướng sau: (1) - cấu trúc hệ thống nhằm giảm thiểu những tổn hao, nâng cao<br />
công suất [3], [4]; (2) - các phương pháp điều khiển nhằm nâng cao chất lượng điều khiển<br />
của hệ thống [5], [6]. Bài báo tập trung nghiên cứu theo hướng thứ hai, nâng cao chất<br />
lượng của bộ biến đổi flyback theo hướng đáp ứng với hệ thống điện mặt trời nối lưới.<br />
Xuất phát từ yêu cầu của hệ thống điện mặt trời (hiệu suất biến đổi, độ méo dạng, độ tin<br />
cậy làm việc cao...), nghiên cứu đưa ra mô hình toán của hệ thống, từ đó phân tích đặc<br />
điểm động học của nó trong quá trình làm việc và đưa ra phương án điều khiển thích hợp.<br />
2. MÔ HÌNH TOÁN VÀ SỰ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG<br />
2.1. Nguyên lý làm việc của bộ biến đổi flyback<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 65<br />
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
Bộ biến đổi flyback có sơ đồ mạch điện cơ bản như hình 2. Bộ biến đổi flyback làm<br />
việc dựa trên sự đóng mở của chuyển mạch M, năng lượng được lưu trữ trong nửa chu kỳ<br />
đầu (Ton) trên cuộn sơ cấp (LP) sau đó sẽ được chuyển sang cho cuộn thứ cấp (LS) ở nửa<br />
chu kỳ sau.<br />
Khi chuyển mạch M dẫn, có một điện áp không đổi đặt lên LP, trong cuộn LP xuất hiện<br />
dòng điện tăng tuyến tính, năng lượng được lưu trữ trong cuộn dây. Đi ốt D bị phân cực<br />
ngược, tụ C phóng ra tải với dòng không đổi, điện áp ra bằng điện áp trên tụ.<br />
iLp 1:n iLs Đ iout<br />
<br />
<br />
Vpv VLp VLs Vout<br />
PV Lp C Z<br />
M LS<br />
uGS<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ mạch điện của bộ biến đổi flyback.<br />
Khi chuyển mạch M không dẫn, dòng trong cuộn LP giảm làm đảo chiều cực tính cuộn<br />
thứ cấp làm cho đi ốt Đ phân cực thuận, năng lượng lưu trữ trên cuộn thứ cấp nạp cho tụ,<br />
điện áp trên tụ tăng.<br />
Theo các tài liệu [7], [8] nếu dòng thứ cấp mà chưa kịp giảm về không trước khi M dẫn<br />
ở chu kỳ tiếp theo, bộ chuyển đổi làm việc ở chế độ liên tục (CCM), hình 3. Nếu dòng<br />
điện thứ cấp mà giảm về không trước khi M dẫn ở chu kỳ tiếp theo thì mạch làm việc<br />
trong chế độ không liên tục (DCM), hình 4.<br />
iLp iLp<br />
<br />
<br />
<br />
iLs iLs<br />
<br />
<br />
Hình 3. Tín hiệu của flyback Hình 4. Tín hiệu của flyback<br />
ở chế độ CCM. ở chế độ DCM.<br />
Hệ thống điện mặt trời khi hòa đồng bộ lưới có thể làm việc ở cả hai chế độ CCM<br />
và DCM, khi tải nhẹ thì làm việc ở chế độ DCM, khi tải nặng làm việc ở chế độ CCM.<br />
ILp I ILp3 ILp2<br />
Lp1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ILs ILs3 I<br />
Ls2<br />
<br />
ILs1<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Hiện tượng khi flyback làm việc ở chế độ liên tục.<br />
Xét hệ thống làm việc ở chế độ CCM ta thấy: Giá trị trung bình dòng điện thứ cấp được<br />
thể hiện ở diện tích hình thang của IS (hình 5). Như vậy nếu có nhiễu (thay đổi tải hoặc<br />
điện áp vào) làm cho dòng thứ cấp giảm xuống, điều này làm cho mạch vòng điều chỉnh sẽ<br />
thực hiện tăng độ rộng xung khiển, dòng điện sơ cấp sẽ từ dạng ILp1 thàng ILp2 (hình 5), sẽ<br />
có đỉnh cao hơn và độ rộng lớn hơn, do đó dòng thứ cấp sẽ có đỉnh dòng cao hơn và độ<br />
<br />
<br />
<br />
66 P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
rộng nhỏ hơn (từ ILs1 thành ILs2). Nhưng diện tích hình thang của dòng thứ cấp sẽ giảm<br />
xuống, như vậy hệ thống không điều chỉnh ổn định được, phải qua một số vòng lặp thì<br />
dòng trong cuộn cảm mới thiết lập lại được. Hiện tượng đó nếu không được khắc phục sẽ<br />
ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống điều khiển, có thể dẫn đến dao động.<br />
Chúng ta thấy rằng hiện tượng trên chỉ xảy ra khi tốc độ tăng của độ rộng xung khiển<br />
lớn hơn tốc độ tăng của dòng điện. Hiện tượng đó được gọi là right-half-plane-zero<br />
(RHPZ). Nhưng nếu tốc độ tăng của dòng điện (độ dốc) mà lớn hơn tốc độ tăng độ rộng<br />
xung khiển hoặc lớn hơn nhiều lần, đáp ứng ngay sự điều chỉnh của vòng điều khiển thì<br />
lúc đó hệ thống sẽ không rơi vào tình trạng như trên (dạng dòng là ILp3, ILs3). Để thực hiện<br />
được điều này, bài báo đề xuất bổ sung thêm các khâu hiệu chỉnh vào hệ thống điều khiển.<br />
2.2. Phân tích động học bộ biến đổi flyback ứng dụng trong hệ thống điện mặt trời<br />
2.2.1. Xây dựng mô hình toán của hệ thống<br />
Từ hình 1 ta thấy khối DC-AC chỉ có nhiệm vụ lật cách bán chu kỳ một tín hiệu đầu ra<br />
của bộ DC-DC, do đó nó không ảnh hưởng đến các tham số của điện áp ra. Vì vậy khi<br />
nghiên cứu động học hệ thống ta có thể bỏ khối này.<br />
Như đã nêu ở trên bộ biến đổi flyback được nghiên cứu là ứng dụng cho hệ thống điện<br />
mặt trời nối lưới (lưới điện sẽ là tải của hệ thống điện mặt trời). Điện áp lưới điện là không<br />
ổn định và nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn về dòng điện nên hệ thống điện mặt trời được<br />
điều khiển ổn định dòng điện đảm bảo hệ thống luôn cấp cho lưới một công suất cho phép,<br />
điện áp của hệ thống thay đổi theo sự thay đổi của điện áp lưới điện (điện áp hệ thống điện<br />
măt trời thường cao hơn điện áp lưới một lượng nhỏ phù hợp).<br />
VL<br />
Vout<br />
<br />
Vout Grid Vgrid VL<br />
MT<br />
Iout Vgrid<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ nối lưới. Hình 7. Giản đồ véc tơ.<br />
Nói tóm lại dòng điện ra của hệ thống điện mặt trời sẽ được điều khiển ổn định về biên<br />
độ và có pha trùng với pha điện áp lưới. Nối giữa hệ thống điện mặt trời và lưới thường có<br />
bộ lọc nó sẽ làm tăng chất lượng điện áp ra của hệ thống điện mặt trời. Từ đó ta có sơ đồ<br />
mạch điện nguyên lý của hệ thống như hình 8.<br />
iLp 1: n iLs Đ iout Lf Rf<br />
<br />
VLp iC<br />
Vpv M VLs Vout Vgrid RT<br />
Lp C<br />
PV LS<br />
uGS<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống điện mặt trời nối lưới.<br />
Để hệ thống điện mặt trời đưa được công suất tiêu tán lớn nhất có thể lên lưới thì trong<br />
điều khiển ta phải coi lưới như một tải thuần trở (Hình 8), nó được tính bằng tỷ số của điện<br />
áp lưới hiệu dụng và dòng điện hiệu dụng được cung cấp từ hệ thống. Điều đó có nghĩa là<br />
ta phải điểu khiển để cho pha của dòng điện đầu ra của hệ thống phải trùng pha với điện áp<br />
lưới. Nếu như vậy thì sự thay đổi tương quan giữa các đại lượng sẽ như thế nào? Điều này<br />
được chỉ ra trong giản đồ véc tơ hình 7 được xây dựng dựa trên sơ đồ nối lưới hình 6, thể<br />
hiện chiều và độ lớn của dòng điện ở đầu ra của hệ thống điện mặt trời, nó có thể được<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 67<br />
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
điều khiển bằng cách dịch pha () hoặc thay đổi độ lớn điện áp của điện áp ra của hệ<br />
thống điện mặt trời [9].<br />
Hệ thống nghịch lưu sử dụng flyback như ở trên là một hệ phi tuyến. Từ định luật<br />
Kirchhoff cho dòng và áp ta có mô tả toán học của hệ thống như sau:<br />
<br />
+ Khi M dẫn, Đ không dẫn: + Khi M không dẫn, Đ dẫn:<br />
v<br />
v pv<br />
LPiLp out<br />
LP iLp<br />
n<br />
<br />
vout iout R f vgrid<br />
L f iout (1) L i v i<br />
f out out out f vgrid<br />
R (2)<br />
iout<br />
Cvout <br />
i<br />
Lp iout<br />
Cvout<br />
n<br />
<br />
Giả sử d là chu kỳ chuyển mạch khi dẫn (độ rộng xung), d' là chu kỳ chuyển mạch khi<br />
không dẫn (d' = 1 - d). Trong thực tế, bằng tác động điều khiển vào khóa M (Hình 8) thay<br />
đổi độ rộng xung khiển ta sẽ thực hiện quá trình điều chỉnh ổn định dòng điện cho hệ<br />
thống. Tuy nhiên độ rộng xung d cũng chỉ được thay đổi trong giới hạn nhất định (≤ 0,6),<br />
nếu vượt quá giới hạn này hệ thống lại xuất hiện hiện tượng RHPZ.<br />
Kết hợp (1) và (2) ta có mô tả toán học của hệ thống như hệ phương trình sau:<br />
v .d d '.vout<br />
d '.vout pv <br />
iLp<br />
d .v pv <br />
LPiLp LP nLP<br />
n<br />
v i R v<br />
L i<br />
f out vout iout f v grid<br />
R out out f grid<br />
iout (3)<br />
Lf Lf Lf<br />
i<br />
d .iout d '.( Lp iout )<br />
Cvout d .i d' i<br />
n out ( Lp iout )<br />
vout<br />
C C n<br />
Hệ phương trình (3) là hệ phương trình trạng thái của hệ thống<br />
+ Véc tơ biến trạng thái là: x = [x1 x2 x3]T; x1 = iLp, x2 = iout, x3 = vout;<br />
+ Véc tơ đầu vào: u = [u1 u2 u3]T; u1= d, u2 = vpv, u3 = vgrid;<br />
+ Véc tơ đầu ra y = [iout];<br />
x1 f1 ( x, u )<br />
<br />
ta có: x2 f 2 ( x, u ) x f ( x, u ) (4)<br />
x f ( x, u )<br />
3 3<br />
Hệ phương trình (3) là một hệ phi tuyến, chúng ta thực hiện tuyến tính hóa, xấp xỉ mô<br />
hình phi tuyến thành nhiều mô hình tuyến tính trong lân cận các điểm trạng thái làm việc<br />
được quan tâm chính của hệ phi tuyến (ví dụ như điểm trạng thái cân bằng hay điểm trạng<br />
thái dừng), lúc đó bài toán điều khiển phi tuyến được chuyển thành bài toán điều khiển<br />
tuyến tính [10].<br />
Cụ thể ta giả sử hệ có các điểm làm việc dừng, cố định của hệ thống như sau:<br />
+ X = [X1 X2 X3]T; X1 = ILp, X2 = Iout, X3 = Vout;<br />
+ U = [U1 U2 U3]T; U1 = D, U2 = Vpv, U3 = Vgrid.<br />
Xét hệ tại (u, x) thuộc lân cận của (U, X) với các khoảng cách |u - U|, |x - X| đủ nhỏ.<br />
Theo [10] ta phân tích f(x, u) thành chuỗi Taylor tại (u, x) rồi bỏ đi các thành phần bậc cao<br />
của (u - U), (x - X) ta sẽ được phương trình:<br />
f(x, u) f(X, U) + A(x - X) + B(u - U) (5)<br />
<br />
<br />
68 P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong đó, f(X, U) = 0<br />
nD ' (nVPV Vout ) D <br />
0 0 <br />
LP <br />
nLP LP<br />
0 <br />
<br />
f ( x, u ) Rf 1 f ( x, u ) 1 <br />
A = = 0 , B= = 0 0 .<br />
x Lf Lf u Lf <br />
D' 1 I Lp <br />
0 0 0 <br />
nC C nC <br />
Ta ký hiệu xˆ x X , uˆ u U thì suy ra (4) có dạng: xˆ Axˆ Buˆ (6)<br />
nD ' (nVPV Vout ) D <br />
0 0 <br />
LP 0 <br />
iˆLp nLP LP dˆ <br />
iˆ 'Lp <br />
ˆ Rf 1 ˆ 1 <br />
i 'out 0 L iout + 0 0 vˆ pv (7)<br />
Lf Lf <br />
vˆ 'out f vˆout vˆgrid <br />
<br />
D' 1 I Lp<br />
0 0 0 <br />
nC C nC <br />
Hoặc (7) có thể viết lại như sau:<br />
nD ' <br />
0 0 <br />
LP <br />
( nVPV Vout ) D<br />
0 <br />
ˆ<br />
i 'Lp ˆ<br />
iLp nLP L <br />
P <br />
ˆ Rf 1 ˆ <br />
ˆ<br />
<br />
1 vˆ<br />
i '<br />
out 0 i<br />
out + 0 d 0 ˆ<br />
v pv (8)<br />
Lf Lf Lf grid<br />
vˆ 'out vˆout I<br />
<br />
0 <br />
<br />
Lp <br />
D' 1 0 <br />
0 nC <br />
nC C <br />
= Axˆ B1dˆ B 2 vˆ pv B3 vˆ grid = AX B1 U1 B 2 U 2 B3 U 3 (9)<br />
Tương tự dễ dàng ta có được phương trình trạng thái đầu ra:<br />
iˆLp <br />
<br />
y iˆout Cxˆ iˆout 0 1 0 iˆout (10)<br />
vˆout <br />
<br />
Hai phương trình (7) và (10) là mô hình xấp xỉ tuyến tính thay thế cho mô hình phi<br />
tuyến (3). Sai lệch (u - U) và (x - X) càng nhỏ thì tính chính xác của việc tuyến tính hóa<br />
càng cao.<br />
Hệ thống điều khiển đối với flyback có thể là điều khiển chế độ điện áp và điều khiển<br />
chế độ dòng [7], [8]. Do đặc điểm dòng điện của flyback nên trong điều khiển người ta<br />
thường điều khiển hệ thống ở chế độ dòng điện nhằm kiểm soát chặt chẽ dòng điện tăng<br />
độ tin cậy làm việc của hệ thống.<br />
Y (S )<br />
Ta có hàm truyền của hệ thống là: G (s) <br />
U1 (S )<br />
Từ (8) và (10) ta có hàm truyền của hệ thống là: G(s) = C(sI - A)-1B1, với I là ma trận<br />
đơn vị. Các tham số phục vụ cho nghiên cứu là: . Ro = 220, D = 0.6, Doff = 0.4, Vpv =<br />
24V, n = 10, T = 20s, Lp = 0.05mH, C = 1F, Lf = 3mH, Rf = 10.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 69<br />
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
D '(nV pv Vout ) I Lp<br />
2<br />
s<br />
n CLP L f nCL f<br />
G(s) = (11)<br />
3 2 D'2<br />
Rf 1 R f D'2<br />
s s s( )<br />
Lf CL P CL f L f CLP<br />
Dễ dàng thấy được hệ thống có một điểm không mà phần thực nằm ở nửa phải của mặt<br />
phẳng phức, giản đồ điểm zero-pole thể hiện trên hình 10.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Đặc tuyến tần số biên - pha Hình 10. Giản đồ điểm zero-pole của<br />
logarit của flyback. hàm truyền flyback.<br />
Hình 9 cho thấy độ dự trữ biên độ và độ dự trữ pha có giá trị âm (Gm = -104dB, Pm =<br />
-86.5deg) do đó hệ thống điều khiển kín của nghịch lưu nối lưới sử dụng flyback, phản hồi<br />
âm đơn vị với dòng điện là không ổn định.<br />
2.2.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển<br />
Theo nguyên lý điều chỉnh theo sai lệch và tham khảo các tài liệu [11], [12], sơ đồ cấu<br />
trúc vòng điều khiển dòng được xây dựng như hình 11, một bộ hiệu chỉnh (PI) được sử<br />
dụng để đạt được biên độ và tham gia vào điều chỉnh các đặc tính động học của hệ thống.<br />
GPI(s) = KP + KI/s (12)<br />
<br />
vˆ pv<br />
feedback<br />
Gin(s) vˆ pv<br />
iˆref dˆ<br />
vˆout<br />
GPI(s) Bộ biến đổi<br />
iˆout<br />
He(s) Go(s)<br />
feed forward<br />
iˆout vˆout<br />
<br />
Hình 11. Sơ đồ cấu trúc vòng điều chỉnh dòng cho hệ thống.<br />
Để tăng khả năng của hệ thống điều chỉnh đáp ứng khi có nhiễu, hệ thống được thêm<br />
vào các đại lượng bù trước (feed forward) điện áp ra và bù sau (feedback) điện áp một<br />
chiều vào (hình 11). Nhờ vậy khi có bất kỳ một nhiễu nào (có thể đo được) ảnh hưởng đến<br />
<br />
<br />
<br />
70 P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
điện áp vào và điện áp ra, nó sẽ bị loại trừ ngay một cách tốt hơn khi mà hệ thống không<br />
có các đại lượng bù trước và sau. Nhiệm vụ của các bộ bù thêm này là cung cấp một chu<br />
kỳ tích cực dương ổn định D(t) và mạch điều chỉnh dòng chỉ việc bám theo đại lượng đặt<br />
bằng sai lệch d(t) đo được.<br />
Đại lượng điều khiển là: d(t) = D(t) + d(t)<br />
Hàm truyền hệ hở của hệ thống là:<br />
G1(s) = GPI(s)*G(s)*H(s) (13)<br />
Theo [12], [13] để hệ thống có thế đáp ứng được với hệ số khuếch đại lớn tại một nửa<br />
tần số chuyển mạch thì khâu phản hồi H(s) là một hàm được cho bởi dạng gần đúng (14).<br />
s s2<br />
H ( s) 1 2 ; với Qz = -2/π; ωn = π/Ts (14)<br />
nQz n<br />
Như vậy hàm truyền hở hệ thống hình 9 có dạng:<br />
D '(nV pv Vout ) I Lp<br />
2<br />
s<br />
K n CLP L f nCL f s s2<br />
G1(s) = ( K P I )( )(1 2) (15)<br />
s Rf D'2 1 R D'2 nQz n<br />
3<br />
s s 2<br />
s( ) f<br />
Lf CL P CL f Lf CLP<br />
Mô phỏng đặc tính biên độ, tần số logarit của hệ thống được mô tả bằng (15) được cho<br />
trong hình 12.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 12. Đặc tuyến tần số biên độ-pha Hình 13. Đáp ứng quá độ của hệ thống<br />
logarit của với vòng điều chỉnh dòng điện. khi có thêm khâu PI.<br />
Từ đồ thị hình 12 ta thấy hệ thống với sự bổ sung khâu hiệu chỉnh (PI), hệ thống điều<br />
chỉnh tự động dòng điện sẽ làm việc ổn định (Gm = 26,3dB, Pm = 39.7deg).<br />
Đáp ứng quá độ của hệ thống ở hình 13, cũng cho thấy hệ từ trạng thái dao động khi<br />
chưa có PI chuyển sang hệ ổn định khi có PI, bằng cách thay đổi các tham số của PI chúng<br />
ta sẽ có thấy chúng tác động mạnh đến các đặc tính động học của hệ thống. Hình 13 cho<br />
thấy hệ điều chỉnh tự động có độ chính xác tương đối cao, độ quá chỉnh là 29%, thời gian<br />
quá độ tqđ = 0.909s.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Quá trình điều khiển hệ thống điện mặt trời rất phức tạp. Do đặc điểm làm việc đặc<br />
trưng của phần tử flyback trong hệ thống, mà hệ thống làm việc ở các chế độ khác nhau<br />
khi có các thay đổi tác động vào hệ (như thay đổi tải, đầu vào thay đổi...). Đặc biệt sự xuất<br />
hiện của hiện tượng Right-half-plane-zero (RHPZ) làm giảm ổn định của hệ thống hoặc<br />
dẫn đến dao động, đòi hỏi hệ thống điều khiển phải có các khâu bổ sung, hiệu chỉnh đặc<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 71<br />
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
tính của hệ thống. Bài báo ở đây đã đề xuất, phân tích và đưa ra phương án điều khiển<br />
bằng việc bổ sung vào hệ thống điều khiển các khâu hiệu chỉnh như PI và khâu trích mẫu<br />
dòng điện phù hợp. Do đó khi hệ thống chuyển làm việc từ chế độ gián đoạn (DCM-không<br />
có RHPZ) sang chế độ liên tục (CCM-xuất hiện hiện tượng RHPZ) đã khắc phục tình trạng<br />
mất ổn định của hệ thống.<br />
Sơ đồ cấu trúc đầy đủ điều khiển hệ thống điện mặt trời còn phức tạp hơn rất nhiều so<br />
với sơ đồ trên. Sự phức tạp của điều khiển hệ thống đòi hỏi sự kết hợp hiệu chỉnh các tham<br />
số rất phức tạp, và khó khăn. Tuy nhiên ở đây bài báo chỉ đề cập đến xây dựng mô hình<br />
toán và phân tích vòng điều chỉnh cốt lõi của hệ thống là vòng điều chỉnh dòng. Nó là cơ<br />
sở để xây dựng hệ thống điều khiển cho toàn hệ thống.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Messenger, et al., "Photovoltaic Systems Engineering," CRC Press (2004).<br />
[2]. Rekioua, D. and E. Matagne, "Optimization of Photovoltaic Power Systems,"<br />
Springer (2012).<br />
[3]. C.Kirthana, R.Deepa, and M.SasiKumar3, "Performance analysis of active-clamped<br />
interleaved flyback inverter for photovoltaic applications," IJRET (2013), p.721-726.<br />
[4]. Ryu, D.-K., et al., "Interleaved Active Clamp Flyback Inverter using a Synchronous<br />
Rectifier for a Photovoltaic AC Module System," IEEE (2011), p. 2631-2636.<br />
[5]. Gao, M., et al., "Analysis and Implementation of an Improved Flyback Inverter for<br />
Photovoltaic AC Module Applications," IEEE (2014), p. 3428-3444.<br />
[6]. K, M., Kazimierczuk, and S.T. Nguyen, "Small-Signal Analysis of Open-loop PWM<br />
Flyback DC-DC Converter for CCM" IEEE (1995), p. 69-76.<br />
[7]. Pressman, A.I., (Switching power supply design,) McGraw-Hill (1992).<br />
[8]. Wu, K.C., "Switch-Mode Power Converters," elsevier academic press (2006).<br />
[9]. Hassaine, L., et al., "Asymmetric SPWM used in inverter grid connected," Revue des<br />
Energies Renouvelables (2007), Vol. 10 N°3, p. 421 - 429.<br />
[10]. Phước, N.D., "Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến," NXB Bách khoa-HN (2012).<br />
[11]. Cooke, P., "Modeling Average Current Mode Control," IEEE (2000), p. 256-262.<br />
[12]. Tang, W., F.C. Lee, and R.B. Ridley, (Small-Signal Modeling of Average Current-<br />
Mode Control," IEEE (1993), p. 112-119.<br />
[13]. Ridley, R.B., "A New, Continuous-Time Model For Current-Mode Control," IEEE<br />
(1991), p. 271-280.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH AND IMPROVEMENT DYNAMIC STABILITY OF FLYBACK<br />
CONVERTER IN SOLAR POWER SYSTEM<br />
<br />
The paper researched and built mathematical model of flyback converter<br />
application in the solar power system as well as analyzed performance characteristics<br />
of the system. The paper analyzed and resolved the sytem synthesis problems as<br />
existence of root in the right complex plane (Right half plane zero), which caused<br />
system instability. Research results are expressed by simulation results.<br />
<br />
Keywords: Flyback converter, Flyback control, Solar power system.<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 06 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 08 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2014<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự - phungquangkhai80@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
72 P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.”<br />