intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu vật liệu tái sử dụng cho tấm trần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về tác động to lớn của ô nhiễm môi trường đối với sự sống của con người. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng: Con người, rác thải,... Sự nhận thức, hiểu biết chưa đúng đắn của con người về những nguồn vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, có thể sử dụng, giúp ích trong cuộc sống hằng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu vật liệu tái sử dụng cho tấm trần

  1. NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU TÁI SỬ DỤNG CHO TẤM TRẦN Huỳnh Tấn Long, Nguyễn Thị Thảo Quyên, Lê Thị Yến Linh, Phùng Xuân Lộc Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài báo trình bày về tác động to lớn của ô nhiễm môi trường đối với sự sống của con người. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng: con người, rác thải,... Sự nhận thức, hiểu biết chưa đúng đắn của con người về những nguồn vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, có thể sử dụng, giúp ích trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể nguồn vật liệu được nhắc đến đây đó là: rơm, rạ. Việc đốt rơm rạ sẽ làm cho đất ruộng bị khô cằn, mất nước, chất dinh dưỡng, gây ô nhiễm không khí, và lãng phí về kinh tế,....[4] Qua đó, nghiên cứu, tận dụng các này kết hợp những vật liệu có sẵn cùng vật liệu mới (hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng). Tạo nên tấm trần đảm bảo các yêu cầu về chống cháy, chống ẩm, cách nhiệt, cách âm, thẩm mỹ, bền,… mà giá thành thấp hơn so với các loại trần hiện nay. Mong muốn có thể góp phần tạo điều kiện cho các hộ gia đình thu nhập trung bình và thấp có thể sử dung. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường từ việc tái sử dụng các loại vật liệu như rơm, rạ… Để giá thành giảm hơn nữa, nhóm đã nghiên cứu cách lắp đặt tiết kiệm khung xương. Ngoài ra, tác giả còn đang nghiên cứu những vật liệu khác như: các loại cỏ. Từ khóa: Ô nhiễm môi trường; rơm, rạ; vật liệu bỏ đi; “Vật liệu tái sử dụng cho tấm trần”. 1. MỞ ĐẦU Bước vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước ngày càng phát triển , đồng thời nhu cầu về mức sống và hưởng thụ của con người cũng tăng cao. Song song với đó là các nguy hiểm đang rình rập con người mọi lúc mọi nơi, ngay tại trong chính ngôi nhà, căn hộ, .. chúng ta đang sống đó là: cháy, nổ, … . Trước nguy cơ tăng dần các vụ chết người do cháy nổ mang đến nhiều mối nguy hiểm đang cho con người [3]. Bởi vậy, trong thiết kế nội thất đang dần hướng tới các vật liệu xây dựng chống cháy là giải pháp triển vọng và có hiệu quả cao. Đồng thời nhóm muốn: – Tìm ra giải pháp tận dụng nguồn vật liệu thiên nhiên tưởng chừng như vô ích (rơm, rạ). – Giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. – Tạo một vật liệu đáp ứng nhu cầu trong xã hội hiện nay: đẹp, bền, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế. – Tạo ra loại vật liệu trần đáp ứng tính năng chống cháy, cách nhiệt cách âm, … 2. GIẢI PHÁP Phƣơng pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp: – Phương pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường. Các thông tin có thể được thu thập từ các cơ quan chức năng (số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu đã được tiếp xúc trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường. – Ngoài ra, thông tin còn có thể thu thập được qua sách báo, qua nguồn tra cứu trên mạng. 38
  2. – Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở các kết quả có được do khảo sát, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các lý luận, giải thích các nguyên nhân và rút ra kết luận. Phương pháp sàng lọc: Dựa trên những kiến thức được học, những thông tin có sẵn và những kết luận được rút ra để đưa ra những đề xuất thích hợp. Thực nghiệm Nhóm sẽ đưa ra quy trình tạo ra trần bằng rơm rạ và làm thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết. 2.1. Vật liệu và phƣơng pháp 2.2.1 Vật liệu, tỷ lệ pha trộn Bao gồm rơm, rạ là vật liệu chính và các cốt liệu khác như: cát, keo chà ron, keo sữa,… Tỷ lệ pha trộn: Khi được đưa vào sử dụng, kích thước của tấm trần bằng rơm rạ có thể thay đổi cho phù hợp với không gian thiết kế. Dưới đây là kích thước nhóm chọn để tiến hành nghiên cứu.: Kích thước 1 tấm trần rơm, rạ: – Độ dày từ 9mm đến 12.7mm hoặc 50mm để tạo độ dày, trang trí cho trần nhà. – Chiều rộng, dài của tấm có thích thước là: 500x500mm Công thức cho một tấm trần rơm rạ: – Keo sữa, đất Feralit (làm vật liệu kết dính): 15-20% – Xi măng trắng: 5 – 10% – Rơm, rạ : 30% – Cát: 5% – Xốp: 40% 2.2.2 Quy trình tạo trần từ vật liệu tái sử dụng Bƣớc 1: Tạo khuôn Tạo khuôn bằng xốp với 5 mặt kính như Hình 1, kích thước khuôn xốp 500mmx500mm và dày 50mm. Bƣớc 2: Lắp khung xương. Tiến hành lắp khung xương có móc treo chờ sẵn như Hình 2. Hình 1: Khuôn xốp Hình 2: Lắp khung xương 39
  3. Bƣớc 3: Đổ khuôn Lót một lớp đất feralit dưới đáy khuôn, phun nước cho đất ướt để tạo độ kết dính (Hình 3). Sau đó rải một lớp rơm lên trên. Tương tự, đến lớp đất phun nước, và rơm đo đến khi khuôn đầy, lớp trên cùng là lớp đất feralit. Hình 3: Đổ khuôn Bƣớc 4: Hoàn thiện Phủ hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng (keo chà ron) với tỷ lệ pha trộn 1:1, làm vật liệu bề mặt của tấm trần. Có thể dùng cát, bột nhũ nhiều màu sắc để tạo vật liệu bề mặt đa dạng cho tấm trần. Hình 4: Hoàn thiện bề mặt bằng hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng Bƣớc 5: Làm khô Đêm phơi khô tự nhiên. Với điều kiện thời tiết nắng trong vòng 2-3 ngày. Hình 5: Tấm trần hoàn thiện 2.2.3 Phương pháp lắp đặt Bƣớc 1: Xác định độ cao trần 40
  4. Xác định chính xác chiều cao trần bằng tia laser hoặc ống nivô. Đánh dấu và ghi chú những chỗ trần lõm để tính toán việc bố trí trần. Bƣớc 2: Cố định thanh viền tường Tùy thuộc vào từng loại vách, tường (gỗ, BTCT,…) mà sử dụng các biện pháp cố định thanh viền khác nhau. Nếu là vách, tường thì có thể dùng búa đóng đinh thép hoặc sử dụng khoan. Nếu là vách gỗ hoặc loại vách không phải bê tông ta nên dung khoan. Bƣớc 3: Móc Khoảng cách, vị trí các điểm treo phụ thuộc vào vị trí tính toán đặt tấm trần lúc ban đầu. Các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn BTCT bằng mũi khoan 8mm và được liên kết bằng pat và tắt kê nở Bƣớc 4: Lắp trần Tùy vào những yêu cầu đưa ra theo thiết kế mà cách lắp trần có thể linh hoạt như để tạo nên sự đa dạng, phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Hình 6: Một số hình ảnh thi công thực tế 2.2. Kết quả Sau khi phơi khô tự nhiên trong vòng 2-3 ngày, đem tấm trần đi thử độ chống cháy. Kết quả: Khả năng chống cháy của trần với vật liệu mới tốt hơn các loại trần hiện nay, đồng thời khả năng cách âm cũng rất tốt. Ngoài ra, việc sử dụng các chất liệu bề mặt như cát, hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng (hoặc màu),… giúp tăng sự đa dạng cho tấm trần. Ngoài cốt liệu chính là rơm, rạ trong thí nghiệm trên, nhóm đồng thời thí nghiệm với các loại vật liệu mới thay thế rơm, rạ như: cỏ chỉ, mút,… còn chất liệu bề mặt giữ nguyên và thu được các kết quả tương tự như trần bằng rơm rạ. Ƣu điểm: Tận dụng nguồn rơm rạ đang bị bỏ đi một cách lãng phí hiện nay, tạo ra một loại vật liệu mới cho trần, nhưng vẫn đảm bảo về các yêu cầu cần có của trần như tính thẩm mỹ, khả năng cách nhiệt, cách âm,… Về thẩm mỹ: Trần rơm sau khi hoàn thiện sẽ có các bề mặt khác nhau như: màu sắc, độ min hoặc nhám,… phụ thuộc vào vật liệu tạo bề mặt của trần. Do đó tạo được nhiều sự lựa chọn, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Trần rơm, rạ hình dạng linh hoạt, dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau rất phù hợp với trang trí nội thất sáng tạo. Dựa vào thiết kế, vị 41
  5. trí đặt đèn hay các thiết bị nội thất mà có để đặt làm những tấm trần phù hợp, khoan cắt sẵn, giúp việc lắp ráp, thi công trở nên dễ dàng hơn. Thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại. Về tính năng: Trần rơm rất linh hoạt trong việc kết hợp với nhiều chủng loại vật liệu đặc thù khác để tạo ra vô số tính chất đặc biệt của thành phẩm. Việc sử dụng các cốt liệu như: keo sữa, keo trét ron và cát giúp trần tăng khả năng chống cháy, cách nhiệt, cách âm.– Sử dụng tấm chống cháy để làm trần vách chống cháy. Tấm trần có khả năng chịu ẩm cao. Về chủng loại trần: Trần rơm rất đa dạng về chủng loại : Trần thả, trần chìm, trần giật cấp, trần thạch cao tân cổ điển, trần sợi khoáng…v.v.. với hàng trăm loại vật tư khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, mọi môi trường. Về thi công và tiến độ thi công: Thi công trần rơm khá đơn giản, nhanh gọn, đơn vị thi công dễ làm chủ được tiến độ công việc đáp ứng tốt tiến độ của chủ đầu tư. Ưu điểm của trần rơm chìm là có thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn có thể gỡ từng tấm trần để sửa và quá trình gỡ tấm trần rơm có thể tận dụng được. Về giá thành: Trần rơm có giá thành đa dạng, loại bình dân, cao cấp, đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng. Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, có thể thay đổi bề mặt vật liệu của tấm trần theo các mức độ giá thành nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cần thiết của trần. Về độ an toàn cho người sử dụng. Nếu thi công đúng quy trình, quy định của nhà sản xuất, tran rơm có độ bên lên đến 30 năm, trọng lượng trần nhẹ, tương đối an toàn đối với người sử dụng. Trần rơm mang lại sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian nhà bạn. Nhƣợc điểm: Đối với những vùng sâu, điều kiện khó khăn, nhân công không có, trần rơm rất khó để ứng dụng cho công trình. Giá thành trần rơm cao hơn so với trần trát thông thường tuy nhiên thẩm mỹ trần rơm tốt hơn nhiều. 3. KẾT LUẬN Đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng theo dẫn đến ngoài nhu cầu đủ để ăn, ở,.. thì nhu cầu thẩm mỹ, cái đẹp trong chính không gian sống cũng không ngừng tăng theo. Mặc khác, sự phát triển đó kéo theo nhiều hệ lụy như cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Do đó, việc tích hợp giữa vấn đề đáp ứng nhu cầu con người nhưng vẫn giữ cho môi trường sống không bị phá hoại luôn là điều mà mỗi người, mỗi quốc gia và cả thế giới đều đang rất quan tâm. Do đó, nhóm đã đưa ra ý tưởng, tiến hành thực nghiệm để tạo ra những tấm trần từ các vật liệu mới, vật liệu mà mọi người thường nghĩ rằng không có ích và đốt, bỏ,… Mục đích nghiên cứu của nhóm nhằm tìm cách vật liệu mới cho trần, thay thế các vật liệu thông dụng hiện nay. Những vật liệu mới với tiêu chí tái sử dụng như: rơm, rạ; mút; hoặc cỏ;… nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu cần thiết cho trần: khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống ẩm,… 42
  6. Các vật liệu mới được nêu trên, theo cảm tính của người mới nghe qua có vẻ như dễ cháy, không phù hợp để dùng làm trần. Nhưng sau khi được nghiên cứu, xử lý thì khả năng chống cháy của nó rất lớn, cao hơn các loại trần hiện nay. Rơm là một loại vật liệu hiện điển hình đã nghiên cứu để làm gạch, xây tường và có khả năng cách âm, cách nhiệt đặt biệt là chống cháy rất tốt. Loại trần với vật liệu mới này chống cháy ở đây nghĩa là bản thân nó không phải là nguyên nhân gây cháy, khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, nó vẫn sẽ cháy nhưng với một thời gian sau đí tính từ lúc vụ cháy bắt đầu. Đồng thời, việc sử dụng rơm, rạ góp phần bảo vệ môi trường, tạo nguồn thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế. Nhóm đã đề ra những phương pháp để xử lý bể mặt của trần như: mịn, nhám,… hay các loại màu sắc, hoa văn,.. khác nhau để người dùng, các nhà thiết kế có nhiều sự lựa chọn, tạo ra những không gian mới lạ, đặc sắc,… Ngoài ra, nhóm đã nghiên cứu, đưa ra biện pháp lắp đặt trần với mục đích tiết kiệm khung xương; thi công nhanh chóng, dễ dàng, giảm giá thành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://baoninhthuan.com.vn/diendan/43177p25c151/xu-ly-rom-ra-sau-thu-hoach-lua-cach-nao-hieu- qua.htm [2] https://thanhnien.vn/kinh-doanh/lang-phi-hang-ngan-ti-dong-tu-rom-827078.html [3] http://www.tinmoi.vn/Rom-ra-va-moitruong-01157148.html [4] http://baothaibinh.com.vn/tintuc/87/38221/o-nhiem-moi-truong-tu-dot-rom-ra-38221 [5] http://baoninhthuan.com.vn/diendan/43177p25c151/xu-ly-rom-ra-sau-thu-hoach-lua-cach-nao-hieu- qua.htm 43
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2