intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học" thực hiện nhằm phân tích và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”, từ đó làm cơ sở để nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực Kế toán. Bài báo đã xây dựng mô hình nghiên cứu sau khi tìm hiểu các công trình đã công bố trước đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI FACTORS AFFECTING THE DECISION OF ACCOUNTING GRADUATES IN THE CITY OF HANOI TO WORK OUTSIDE THEIR MAJOR Đoàn Thanh Nga, Lê Thu Hằng, Trịnh Hồng Anh, Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Kiên 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài báo thực hiện nhằm phân tích và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”, từ đó làm cơ sở để nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực Kế toán. Bài báo đã xây dựng mô hình nghiên cứu sau khi tìm hiểu các công trình đã công bố trước đây. Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”: có 7/12 nhân tố độc lập có ý nghĩa thống kê gồm: “Trình độ chuyên môn”; “Tính cách”; “Gia đình”; “Tính chất công việc”; “Môi trường làm việc”; “Lương, thưởng, phúc lợi khác”; “Lộ trình thăng tiến”. Từ khóa: Kế toán, việc làm trái ngành, sinh viên ABSTRACT The article is designed to analyze and rank the factors and their influence on “Decision of accounting graduates to work outside their major”, thereby serving as a basis for improves the quantity and quality of accounting human resources. The article has built a research model after learning from previously published. The results of the analysis of factors affecting the "Decision of accounting graduates to work outside their major": there are 7/12 independent factors that are statistically significant for the model, including: “Professional competence”; "Personality"; "Family"; "Nature of work"; "Working environment"; “Salary, bonus and other welfares” and “Career ladder”. Keywords: accounting, work in the wrong field, students 1. Giới thiệu Tại thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/10/2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên đến 286.631. Điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới được thành lập khiến nhu cầu về nhân lực Kế toán tăng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường lao động đang xuất hiện tình trạng dư cung về nhân lực ngành Kế toán và một bộ phận không nhỏ sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán phải lựa chọn một công việc trái ngành để tránh lâm vào tình trạng thất nghiệp. Tại Việt Nam, thực trạng này chưa nhận được sự quan tâm đúng mực, bằng chứng là có rất 1031
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ít các bài báo liên quan. Một số đề tài đã được công bố thường ở miền Nam và không đi sâu cụ thể sinh viên ngành Kế toán (Lê Trần Thiên Ý, 2013; Mai Thị Bích Phương, 2016; Nguyễn Ngọc Tiến và Ngô Nữ Mai Quỳnh, 2018)... Bởi vậy, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Từ đó làm cơ sở cho các nhà tuyển dụng, các cơ sở giáo dục và đào tạo và các nhà chính sách trong việc tìm kiếm và nâng cao số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực Kế toán. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Các khái niệm liên quan Theo “Tổ chức lao động quốc tế (ILO)” thì “khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động”. Khi đó, “việc làm được phân thành hai loại: Có trả công (những người làm thuê, học việc...) và không được trả công nhưng vẫn có thu nhập (giới chủ làm kinh tế gia đình...)”. “Tại khoản 1, điều 9, chương II, Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2019)” đã ghi rõ: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.” Từ đó, nhóm tác giả có thể suy luận được ra, việc làm của sinh viên tốt nghiệp là mọi hoạt động lao động của sinh viên sau khi ra trường tạo, tạo ra thu nhập và không vi phạm quy định pháp luật. Ngành là khái niệm trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Ngành là phạm trù chỉ tập hợp các đơn vị, tổ chức theo mục tiêu hoạt động hay cơ cấu sản phẩm nhất định. Làm trái ngành có nghĩa là làm khác công việc với chuyên môn được đào tạo. Hiện nay, xu hướng lựa chọn làm trái ngành khá phổ biến. Có nhiều lý do được đưa ra, vì sức khỏe, thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh khác nhau… Đối với khái niệm tại Việt Nam: “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin liên quan đến các sự kiện kinh tế của một tổ chức cho những người dùng quan tâm.” (PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự, 2020). Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự (2020), nhân lực Kế toán thường hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn sau: (1) Kế toán tư nhân, (2) Kế toán công chứng, (3) Kế toán nhà nước. 2.2. Lý thuyết cơ sở cho nghiên cứu a. Lý thuyết hành vi có kế hoạch Được đề xuất lần đầu vào năm 1991 bởi Icek Ajzen, Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behaviour) giải thích mối liên hệ giữa niềm tin và hành vi của con người. Theo đó, niềm tin được chia thành ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và niềm tin về sự tự chủ. Từ ba loại niềm tin trên, có ba nhân tố tương ứng được tạo ra, lần lượt là: thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Ba nhân tố này tạo thành ý định hành vi và cuối cùng là hành vi. Lý thuyết này là cơ sở để nhóm phân tích và đánh giá về bản chất của hành vi lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán. b. Lý thuyết hệ thống Được sáng lập bởi L.V. Bertalanffy vào thế kỷ XIII. Đây là quan điểm toàn thể: tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng; các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại với nhau, luôn tác động qua lại và chi phối nhau; các sự vật, hiện tượng và môi trường xung quanh nó luôn vận động và không ngừng biến đổi. Quan điểm này đã giúp hình thành nền tảng nghiên cứu cho bài báo. Theo đó, mỗi cá nhân có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nội tại và khách quan với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ngoài ra, kết quả 1032
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của các bài báo trước đây không thể áp dụng để lý giải thực tiễn tại thời điểm hiện tại do quy luật vận động và biến đổi không ngừng của môi trường xung quanh. Vì vậy, bài báo được thực hiện tại thành phố Hà Nội, trên đối tượng cụ thể và được xem xét trong tổng thể các yếu tố tác động. 3. Tổng quan nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu 3.1. Các nhân tố thuộc về cá nhân Theo Dinç (2008), tác giả đã kết luận rằng một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán là năng lực cá nhân, đặc biệt là khả năng toán học. Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H1.1: Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng tới Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. Đối với ngành nghề Kế toán, sinh viên nên đặt ra câu hỏi xem liệu bản thân có đam mê với lĩnh vực này không. Theo Uyar và Kuzey (2011); Zakaria và cộng sự (2012) cho thấy rằng sự yêu thích đối với nghề nghiệp có vai trò quan trọng. Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H1.2: Đam mê ngành nghề Kế toán có ảnh hưởng tới Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. Kế toán là một ngành mang tính đặc thù cao. Ngoài việc đảm bảo được kiến thức chuyên môn thì tính cách cá nhân cũng phải phù hợp với nghề. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu về tính cách của nhân viên Kế toán, Diminik và Felton (2006). Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H1.3: Tính cách có ảnh hưởng tới Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. 3.2. Các nhân tố thuộc về trường đại học Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên nhằm giúp sinh viên tích lũy được những kiến thức thực tế về việc làm của chuyên ngành mình được đào tạo. (Theo Mai Thị Bích Phương, 2018). Nhóm đưa ra: Giả thuyết H2.1: Định hướng của nhà trường có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Giảng viên cố vấn học tập được xem là người định hướng trực tiếp cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện. Nghiên cứu của Aminu và Timothy (2014) nhấn mạnh tầm quan trọng của giảng viên trong việc tạo hứng thú cho sinh viên. Vì vậy, nhóm đưa ra: Giả thuyết H2.2: Định hướng của giảng viên cố vấn học tập có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Theo nghiên cứu của Mai Thị Bích Phương, 62,5% sinh viên được phỏng vấn cho rằng các câu lạc bộ, đội, nhóm giúp bản thân có thêm những hiểu biết về nghề nghiệp cũng như được tư vấn về chọn lựa việc làm trong tương lai. Vì vậy, nhóm đưa ra: Giả thuyết H2.3: Định hướng của câu lạc bộ, đội, nhóm có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn bè là một mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới quan hệ xã hội chỉ sau gia đình nếu xét trên tiêu chí mức độ gắn kết và các hoạt động gắn kết. Vì vậy, nhóm đưa ra: Giả thuyết H2.4: Định hướng của bạn bè có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán 1033
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3.3. Các nhân tố thuộc về gia đình Theo Kurniawati, 2016; Minda Sebayang, 2020 gia đình có vai trò giáo dục, định hướng, hình thành nhân cách cho mỗi cá nhân và vì thế, lựa chọn của mỗi cá nhân có thể phụ thuộc vào ý kiến, mong muốn của người thân mình. Vì vậy, nhóm đưa ra: Giả thuyết H3: Định hướng của gia đình có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán 3.4. Các nhân tố thuộc về khía cạnh công việc Trong bài báo của một trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ” (2011), những sinh viên không có mong muốn làm việc trong lĩnh vực Kế toán cho rằng các lĩnh vực khác cung cấp cơ hội việc làm phong phú hơn và ít căng thẳng hơn. Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H4.1: Tính chất công việc có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Được làm việc trong một môi trường tốt sẽ giúp bản thân phát huy tối đa khả năng và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp. Theo Tsega Mengiste Dibabe (2015), nhu cầu năng động và thách thức môi trường có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến việc lựa chọn Kế toán của sinh viên. Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H4.2: Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Lương khởi điểm là yếu tố mà các bạn sinh viên mới ra trường rất quan tâm khi đưa ra quyết định lựa chọn công việc. Theo Winter, Petrosko và Rodriguez (2007) đã chứng minh rằng lương khởi điểm đóng vai trò quan trọng đến sự hấp dẫn của nghề nghiệp. Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H4.3: Lương khởi điểm có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Lộ trình thăng tiến là cơ sở định hướng phát triển của nhân viên. Do đó, nhóm đưa ra: Giả thuyết H4.4: Lộ trình thăng tiến có ảnh hưởng đến Quyết định làm trái ngành của SV tốt nghiệp ngành Kế toán 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Mô hình nghiên cứu Từ việc tổng hợp và kế thừa các bài báo đã công bố trước đây, nhóm tác giả đưa ra 12 nhân tố tác động đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.” 1034
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 1. Mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo Thông qua đó, nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để lấy ý kiến đánh giá. Nhóm lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: "Rất không đồng ý", "Không đồng ý", "Ý kiến trung lập", "Đồng ý", "Rất đồng ý" để thu thập dữ liệu tạo nên sự tin cậy, chất lượng cho bài báo. Bảng 1: Mã hóa các thuộc tính của các nhân tố ảnh hưởng đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế trên địa bàn thành phố Hà Nội” STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo BIẾN PHỤ THUỘC Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Sinh viên Kế toán ngay khi ra trường sẽ lựa 1 CN1 chọn công việc trái ngành Kế toán. Sinh viên Kế toán sau khi tốt nghiệp vẫn Nghiên cứu phân tích 2 CN2 làm trong ngành Kế toán nhưng có kế và đánh giá của nhóm hoạch chuyển ngành trong 3-5 năm tới. tác giả Sinh viên Kế toán sau khi tốt nghiệp quyết 3 CN3 định học chuyên ngành khác và chọn nghề theo ngành đó. BIẾN ĐỘC LẬP Nhóm nhân tố thuộc cá nhân 1035
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo Trình độ chuyên môn Năng lực cá nhân của anh/chị không cao do 1 CM1 kiến thức chuyên môn chưa đủ. ThS. Huỳnh Lê Uyên Anh/chị áp lực khi phải liên tục bổ sung, Minh, ThS. Nguyễn 2 CM2 trau dồi các kỹ năng mềm (giao tiếp, phân Thị Mỹ Dung, ThS. tích, tư duy, xử lý tình huống…). Trần Kim Hương (2015) Công việc đòi hỏi trình độ ngoại ngữ và tin 3 CM3 học cao khiến anh/chị khó có thể đáp ứng được. Đam mê ngành Kế toán Anh/chị không yêu thích các con số, môn 4 DM1 học hay kiến thức về chuyên ngành Kế toán. Uyar và Kuzey Anh/chị không thích các công việc nặng về (2011); Zakaria và 5 DM2 tư duy logic. cộng sự (2012) Anh/chị không thích công việc mang nặng 6 DM3 tính tuân thủ. Tính cách Anh/chị thích sự tự do, phóng khoáng nên 7 TC1 khó thích ứng với công việc văn phòng. Anh/chị thích sự sáng tạo, mới mẻ hơn là 8 TC2 Diminik và Felton việc cẩn thận từng chi tiết trong công việc. (2006) Anh chị có cá tính mạnh, quan điểm cá 9 TC3 nhân cao nên không phù hợp với ngành Kế toán. Nhóm nhân tố thuộc trường đại học Định hướng của nhà trường Nhà trường ít hoặc không tổ chức các buổi 10 NT1 hội thảo tư vấn nghề nghiệp. ThS. Mai Thị Bích Nhà trường ít hoặc không tổ chức các ngày Phương (2018) 11 NT2 hội việc làm thường niên. 1036
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo Nhà trường ít hoặc không tổ chức các 12 NT3 chuyên đề tư vấn nghề nghiệp. Nhà trường ít hoặc không tổ chức buổi trải 13 NT4 nghiệm thực tế. Định hướng của các CLB, đội nhóm Hoạt động đặc thù của câu lạc bộ, đội nhóm 14 CLB1 khiến anh/chị tìm thấy cơ hội việc làm khác. Dalci, Arash, Tümer và Baradarani (2013) Mạng lưới mối quan hệ trong câu lạc bộ, 15 CLB2 đội nhóm khiến anh/chị tìm thấy cơ hội việc làm khác. Định hướng của bạn bè Bạn bè của anh/chị không thích nghề Kế Mauldin và cộng sự 16 BB toán hoặc không ủng hộ việc anh/chị gắn bó (2000); với nghề Kế toán. Định hướng của giảng viên Giảng viên ít hoặc không định hướng cho 17 GV1 anh/chị về lộ trình phát triển sự nghiệp. ThS. Mai Thị Bích Giảng viên không khuyến khích anh/chị Phương (2018) 18 GV2 gắn bó với nghề nghiệp Kế toán. Nhóm nhân tố thuộc gia đình Định hướng của gia đình Gia đình mong muốn anh/chị làm trong 19 GĐ1 ngành nghề khác không phải Kế toán. Người thân trong gia đình anh/chị không 20 GĐ2 làm trong ngành Kế toán. Berliana (2017) Anh/chị ít hoặc không nhận được sự giúp đỡ của người thân trong gia đình trong quá 21 GĐ3 trình tìm kiếm việc làm thuộc ngành Kế toán. Khía cạnh công việc Tính chất công việc 1037
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo Khối lượng công việc của ngành nghề Kế 22 TCCV1 toán lớn, đặc biệt là vào thời điểm kết thúc Ali Uyar và cộng sự niên độ thường phải làm thêm giờ. (2011); Nguyễn Trọng Nhân và công sự Công việc Kế toán mang tính chuyên môn 23 TCCV2 (2015) cao, cần có tư duy, sự chính xác, cẩn thận. Các nghiệp vụ trong Kế toán lặp đi lặp lại 24 TCCV3 thường xuyên gây ra sự nhàm chán cho anh/chị. Công việc Kế toán gây ra áp lực lớn đến sức 25 TCCV4 khỏe, tinh thần của anh/chị. Môi trường làm việc Anh/chị chủ yếu làm việc trong văn phòng, 26 MT1 ít được làm việc không gian bên ngoài gây ra sự bí bách, gò bó. Lối sống ngồi nhiều một chỗ trong văn Mauldin và cộng sự 27 MT2 phòng gây nên nhiều vấn đề trong sức khỏe (2000); Ali Uyar và của anh/chị. cộng sự (2011) Anh/chị phải chịu áp lực lớn từ lãnh đạo, 28 MT3 đôi khi đối mặt với việc làm trái nguyên tắc Kế toán, lách luật. Lương, thưởng, phúc lợi khác Lương khởi điểm của anh/chị là thấp so với 29 L1 quá trình đào tạo và bằng cấp mà anh/chị đã đạt được. Dinç (2008); Mai Thị Thưởng và phúc lợi chưa xứng đáng với sự Bích Phương (2018) 30 L2 vất vả trong công việc cũng như những giá trị mà anh/chị mang lại. Anh/chị không có nhiều thời gian nghỉ phép 31 L3 để đi du lịch, nghỉ dưỡng với gia đình. Lộ trình thăng tiến Công việc Kế toán không có lộ trình thăng Mauldin và cộng sự 32 TT1 (2000); Dinç (2008) tiến rõ ràng. 1038
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo Khả năng để lên vị trí có thu nhập tốt (Kế 33 TT2 toán tổng hợp, Kế toán trưởng) khó khăn và có tính cạnh tranh rất cao. 34 TT3 Tỷ lệ đào thải của ngành Kế toán rất cao. Nếu nghỉ việc thì anh/chị vẫn có thể tìm 35 TT4 được công việc khác phù hợp với khả năng, chuyên môn của mình. Chỉ cần làm công việc Kế toán vài năm thì anh/chị có thể nhận được lời mời từ các 36 TT5 doanh nghiệp khác với vị trí khác cao hơn và thu nhập tốt hơn. 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tác giả sử dụng phần mềm IBM SPSS 20 để xử lý dữ liệu với các phương pháp đo lường: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hệ số tương quan Pearson và cuối cùng đưa ra mô hình hồi quy tuyến tính bội. Cuối cùng, kết quả sau khi đo lường và phân tích dữ liệu sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. 4.3. Chọn mẫu nghiên cứu Với phân tích nhân tố, kích thước mẫu có thể sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hoặc 5. Trong bài báo này, nhóm tác giả đưa ra 36 biến quan sát cần phân tích, vì vậy số quan sát tối thiểu cần thiết 36 x 5 = 180. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy khi tiến hành khảo sát nên nhóm tác giả đã tiến hành điều tra trên mẫu có kích thước khoảng 250-300 qua bảng khảo sát online. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, nhóm tác giả thu về 274 kết quả. Trong đó, có 29 phiếu không hợp lệ. Cuối cùng, tổng số phiếu hợp lệ là 245 phiếu. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Thống kê mô tả mẫu Dưới đây là bảng cơ cấu mẫu điều tra được về tỷ lệ sinh viên mỗi trường tham gia khảo sát. Đó là cơ sở để nhóm nhận định được suy nghĩ của sinh viên mỗi trường đại học, từ đó đưa ra những kết luận toàn diện hơn. Bảng 2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tiêu chí trường đại học Tiêu chí Số lượng (SV) Tỷ lệ (%) Trường 245 100.0 - Đại học Kinh tế quốc dân 112 45.7 1039
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Học viện Tài chính 32 13.1 - Đại học Ngoại thương 39 15.9 - Học viện Ngân hàng 26 10.6 - Đại học Thương mại 24 9.8 - Khác 12 4.9 • Kết quả thống kê mô tả Giá trị trung bình (Mean) của “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán” là 3.3. Điều này thể hiện rằng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán đã đánh giá nhân tố “Quyết định làm trái ngành” đang ở mức độ trung lập. Mean của các biến độc lập đều lớn hơn hoặc bằng 3. Điều này chứng tỏ các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”. Tuy nhiên, giá trị trung bình của các biến độc lập là không giống nhau. 5.2. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo 5.2.1. Kết quả kiểm định bằng Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của các nhân tố hầu như đều cho kết quả thích hợp sau 1 lần chạy. Ngoại trừ, Nhân tố Định hướng của nhà trường (NT) chạy 2 lần và Nhân tố Lộ trình thăng tiến (TT) chạy 3 lần. Vì vậy, mô hình giữ nguyên 12 thang đo đại diện cho các nhân tố tác động đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”. Tuy nhiên, nhóm tác giả loại bỏ một số biến quan sát không phù hợp: NT4, TT1, TT3. 5.2.2. Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA • Sau khi chạy lần 1, ta được kết quả như sau: Kiểm định sự thích hợp của EFA Trị số KMO = 0.576 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích EFA thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định sự tương quan các biến quan sát trong các thang đo Giá trị Sig.(Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05), nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Vì vậy, dữ liệu dùng để phân tích EFA là thích hợp. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với các nhân tố Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) = 72.044% > 50%. Vì vậy, 12 nhân tố trích được trong EFA phản ánh được 72.044% sự biến thiên của dữ liệu. Trị số Eigenvalue =1.356 lớn hơn 1 nên các nhân tố đều được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả ma trận xoay các yếu tố Các biến quan sát TT2, L3, TCCV4, DM2 cùng lúc tải lên 2 nhân tố, biến quan sát BB không tải lên nhân tố nào nên nhóm tác giả quyết định loại các biến này và tiến hành chạy kết quả lần 2. 1040
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Sau khi chạy lần 2, ta được kết quả như sau: Kiểm định sự thích hợp của EFA Trị số KMO = 0.589 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích EFA thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định sự tương quan các biến quan sát trong các thang đo Giá trị sig.(Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05), nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Vì vậy, dữ liệu dùng để phân tích EFA là thích hợp. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với các nhân tố Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) = 72.712% > 50%. Vì vậy, 11 nhân tố trích được trong EFA phản ánh được 72.712% sự biến thiên của dữ liệu. Trị số Eigenvalue =1.268 lớn hơn 1 nên các nhân tố đều được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả ma trận xoay các yếu tố Kết quả ma trận xoay lần 2 cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, không còn trường hợp biến nào có cùng lúc tải lên 2 nhân tố với hệ số tải gần nhau. 5.2.3. Kết quả phân tích tương quan Pearson Sig. tương quan Pearson giữa các biến độc lập CM, TC, GD, TCCV, MT, L, TT với biến phụ thuộc CN < 0,05. Nghĩa là, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến CN. Sig. tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc CN và các biến độc lập DM, NT, CLB, GV > 0.05. Nghĩa là, không có mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Vì vậy, loại bỏ các biến này khi thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội. 5.3. Phân tích mô hình hồi quy đa biến Thực hiện phân tích ANOVA, kết quả giá trị sig. kiểm định F bằng 0.00 < 0.05. Nghĩa là, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Bảng 3. Kết quả hồi quy tuyến tính các nhân tố Hệ số R bình Hệ số R bình Sai số tiêu Durbin- Model R phương phương hiệu chỉnh chuẩn Watson 1 722a .521 .507 .47917 1.814 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.507. Điều đó thể hiện rằng 12 nhân tố mà nhóm tác giả đưa ra trong mô hình gây ảnh hưởng 50,7% đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”. Hệ số Durbin-Watson bằng 1.814, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5. Vì vậy, không có hiện tượng tự tương quan xảy ra. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: CN = 0.389 CM + 0.388 TTCV + 0.234 GD + 0.240 TT + 0.229 L + 0.192 MT + 0.175 TC 5.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết Từ những kết quả trên, nhóm tác giả đưa ra kết quả kiểm định các giả thuyết như sau: 1041
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3. Kết quả kiểm định các giả thuyết STT Giả thuyết Kết quả 1 Giả thuyết H1.1: Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng tới Quyết Chấp nhận giả định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. thuyết 2 Giả thuyết H1.2: Đam mê ngành nghề Kế toán có ảnh hưởng tới Không chấp Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. nhận giả thuyết 3 Giả thuyết H1.3: Tính cách có ảnh hưởng tới Quyết định làm trái Chấp nhận giả ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. thuyết 4 Giả thuyết H2.1: Định hướng của nhà trường có ảnh hưởng đến Không chấp Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán nhận giả thuyết 5 Giả thuyết H2.2: Định hướng của giảng viên cố vấn học tập có ảnh Không chấp hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp nhận giả thuyết ngành Kế toán 6 Giả thuyết H2.3: Định hướng của câu lạc bộ, đội, nhóm có ảnh Không chấp hưởng đến Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp nhận giả thuyết ngành Kế toán 7 Giả thuyết H2.4: Định hướng của bạn bè có ảnh hưởng đến Quyết Không chấp định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán nhận giả thuyết 8 Giả thuyết H3: Định hướng của gia đình có ảnh hưởng đến Quyết Chấp nhận giả định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán thuyết 9 Giả thuyết H4.1: Tính chất công việc có ảnh hưởng đến Quyết định Chấp nhận giả làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán thuyết 10 Giả thuyết H4.2: Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến Quyết Chấp nhận giả định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán thuyết 11 Giả thuyết H4.3: Lương khởi điểm có ảnh hưởng đến Chấp nhận giả Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán thuyết 12 Giả thuyết H4.4: Lộ trình thăng tiến có ảnh hưởng đến Quyết định Chấp nhận giả làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán thuyết Tất cả các nhân tố trên đều phù hợp với các công trình đã công bố trước đây. Ngoài ra, nhóm đánh giá nhân tố “Trình độ chuyên môn” và “Tính cách công việc” có ảnh hưởng lớn hơn cả đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán”. Điều này phù hợp với tình hình hiện nay nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng, khi thực trạng làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu được phát huy. 1042
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 6. Kết luận Kết quả bài báo “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”, cho thấy 7 nhân tố ảnh hưởng đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán trên địa bàn TP Hà Nội” và mức độ tác động của các nhân tố theo thứ tự giảm dần như sau: “Trình độ chuyên môn”; “Tính chất công việc”; “Định hướng của gia đình”; “Lộ trình thăng tiến”; “Lương, thưởng, phúc lợi khác”; “Môi trường làm việc”; :Tính cách”. Qua đó, nhóm cũng đưa ra một số các khuyến nghị đề xuất (sinh viên, gia đình, nhà trường) như sau: Về phía sinh viên, bản thân mỗi sinh viên phải có mục tiêu rõ ràng khi định hướng công việc tương lai. Ngay từ năm nhất, sinh viên chuyên ngành Kế toán nên tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn thông qua các hội thảo, bài báo, blog… Sau đó, sinh viên cần trau dồi, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn. Về phía gia đình, cha mẹ chỉ nên giữ vai trò là người cố vấn thay vì là người ra quyết định trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Cha mẹ nên hiểu rằng vai trò của họ đối với việc lựa chọn ngành nghề của con cái chỉ dừng lại ở việc định hướng, quyết định cuối cùng thuộc về bản thân mỗi cá nhân. Gia đình cần tôn trọng, ủng hộ và giúp đỡ mỗi cá nhân trong việc lựa chọn và phát triển sự nghiệp. Về phía nhà trường, nhà trường nên tập trung vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn của sinh viên, luôn cập nhật sự phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ để đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp. Bên cạnh đó, nhà trường nên chú trọng tổ chức những buổi hội thảo, chuyên đề tư vấn định hướng nghề nghiệp.. Hoặc, tổ chức các lớp đào tạo miễn phí về “kỹ năng mềm”, liên kết với một vài công ty kiểm toán hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Kế toán, tư vấn thuế, tạo điều kiện để sinh viên được tham gia. Bài báo sẽ là cơ sở quan trọng trong việc thực hiện hạn chế làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội, hướng sinh viên làm đúng ngành mình được đào tạo. Mặc dù bài báo có thể còn tồn tại những thiếu sót nhất định, tuy nhiên nhóm tác giả hy vọng bài báo sẽ đóng góp thiết thực cho công tác hoạch định giáo dục và hướng nghiệp và làm cơ sở tiền đề trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dinç, E. (2008), “Meslek Seçiminde Etkili Faktörlerin İncelenmesi: Meslek Yüksek Okulu- Muhasebe Programı Öğrencileri Üzerine Bir Araştırma”, Kocaeli Üniversitesi Sosyal Bilimler Enstitüsü Dergisi, 16, pp. 90-106. [2] ThS. Huỳnh Lê Uyên Minh, ThS. Nguyễn Thị Mỹ Dung và ThS. Trần Kim Hương (2015), “Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của SV ngành tin học ứng dụng khóa 2010, ĐH Đồng Tháp”, Tạp chí khoa học ĐH Đồng Tháp, Số 17. [3] Mauldin, S., Crain, J.L. and Mounce, P.H. (2000), “The accounting principles instructor's influence on a student's decision to major in accounting”, Journal of Education for Business, 75(3), pp.142-148. [4] Mai Thị Bích Phương (2018), “Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của SV trường ĐH ngân hàng TP Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. [5] Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Mai Quốc Việt và Lý Mỹ Tiên (2015), “Thực trạng việc làm 1043
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của SV ngành Việt Nam học tốt nghiệp từ trường ĐH Cần Thơ”, Tạp chí khoa học ĐH Cần Thơ, Số 39, 102-109. [6] Nguyễn Ngọc Tiến và Ngô Nữ Mai Quỳnh (2018), “Đánh giá tình hình việc làm của SV hệ chính quy tốt nghiệp khoa kinh tế và Kế toán - trường ĐH Quy Nhơn”, Tạp chí khoa học ĐH Quy Nhơn, Tập 12, Số 2, 47-58. [7] Nguyễn Ngọc Tiến và Ngô Nữ Mai Quỳnh (2018), “Đánh giá tình hình việc làm của SV hệ chính quy tốt nghiệp khoa kinh tế và Kế toán - trường ĐH Quy Nhơn”, Tạp chí khoa học ĐH Quy Nhơn, Tập 12, Số 2, 47-58. [8] Uyar, A, Gungormus, A & Kuzey, C 2011, “Factors affecting students' career choice in accounting: the case of a Turkish university”, American Journal of Business Education, vol. 4, no. 10, pp. 29–37 , retrieved on October 5th 2020, from [9] Zakaria, M, Fauzi, W & Hasan, S (2012), “Accounting as a choice of academic program”, Journal of Business Administration Research, vol.1, no.1, pp.43–52. 1044
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1