Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ<br />
CHỈ HUY TÁC CHIẾN<br />
Phạm Trung Kiên*<br />
Tóm tắt: Khả năng thông tin là một phần thiết yếu của chiến tranh hiện đại và<br />
ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng cùng với sự phát triển của chiến tranh. Để đạt<br />
tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trở thành<br />
một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Bài báo này tập<br />
trung nghiên cứu để xây dựng một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến, dựa trên<br />
phương pháp phân tích và mô phỏng.<br />
Từ khóa: Công nghệ thông tin; Hệ thống truyền thông và máy tính; Hệ thống chỉ huy tác chiến.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc áp dụng một cách mạnh mẽ công nghệ thông tin vào lĩnh vực quân sự đã dẫn<br />
đến sự hình thành và phát triển của những khái niệm quân sự hoàn toàn mới. Hơn lúc<br />
nào hết, thông tin trở thành mặt hàng có giá trị nhất. Ai chiếm được ưu thế thông tin,<br />
người đó nắm được thế chủ động trên chiến trường. Tốc độ chỉ huy tác chiến là việc<br />
rút ngắn thời gian cần thiết để đưa ra quyết định, lập kế hoạch và phối hợp tác chiến.<br />
Để đạt tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trở<br />
thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Hệ thống<br />
hỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống tích hợp đa chức năng bao gồm chỉ huy,<br />
quản lý, truyền thông, máy tính, trinh sát, quan sát, nhận thức cho các đơn vị tác<br />
chiến, giúp họ có thể hành động một cách nhanh chóng chính xác và đồng bộ, tạo ra<br />
ưu thế thông tin trước kẻ thù. Nó cung cấp cho các đơn vị quân đội từ những người<br />
lính đến người chỉ huy những thông tin đầy đủ, kịp thời cũng như những công cụ hữu<br />
ích cho việc lập kế hoạch và thực thi các nhiệm vụ mà họ được giao. Trong những<br />
năm gần đây, việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến được<br />
quân đội rất nhiều nước đặc biệt quan tâm. Những năm cuối thập niên 90, ở Mỹ xuất<br />
hiện thuật ngữ “Chiến tranh mạng trung tâm” – “Network –centric warface” [1]. Đến<br />
năm 2003 chương trình phát triển “Hệ thống tác chiến tương lai” – “Future Combat<br />
Systems” được khởi động [2]. Tiếp nối những thành quả đạt được từ chương trình<br />
này, hiện nay Quân đội Mỹ đang phát triển chương trình “Army Brigade Combat<br />
Team Modernization Program”, đây là chương trình đầu tiên của quân đội Mỹ được<br />
xây dựng phù hợp với học thuyết Tác chiến Mạng trung tâm [3]. Khái niệm Chiến<br />
tranh Mạng trung tâm được chấp nhận ở các nước thành viên NATO dưới cái tên<br />
“NATO Network Enable Capabilities” [4]. Ở Nga, ngay từ những năm 1980, Quân<br />
đội Liên Xô mà sau này là Quân đội Nga đã xác định ưu thế của quân đội Nga trong<br />
cuộc cách mạng các vấn đề quân sự sẽ dựa trên việc xây dựng các hệ thống hỗ trợ<br />
chỉ huy tác chiến. Còn ở Trung Quốc, ngay từ những năm 2000, quân Giải phóng<br />
Nhân dân Trung Quốc đã xác định các hệ thống “tự động hóa chỉ huy tác chiến” là<br />
thước đo quan trọng để đánh giá năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang. Một<br />
trong những thành quả quan trọng nhất mà quân đội Trung Quốc đạt được là đã phát<br />
triển thành công một hệ thống kết nối dữ liệu, được gọi là Mạng phân phối dữ liệu<br />
chiến thuật - TIS. Hệ thống này cũng tương tự như hệ thống JTIDS của Mỹ. TIS có<br />
thể làm việc trong tầm nhìn thẳng lên tới 500 dặm ở dải tần 960-1.215 MHz. Giống<br />
như JTIDS, TIS sử dụng các biện pháp nhảy tần và trải phổ trực tiếp để tránh nhiễu<br />
[5]. Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét kỹ cấu trúc của một hệ thống hỗ trợ chỉ<br />
huy tác chiến và khả năng xây dựng hệ thống phục vụ cho việc hỗ trợ chỉ huy tác<br />
chiến cho quân đội ta .<br />
<br />
<br />
190 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT<br />
2.1. Xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến của quân đội<br />
Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu<br />
tố, trong đó cơ cấu tổ chức của quân đội là yếu tố liên quan trực tiếp. Tổ chức Bộ Quốc<br />
phòng bao gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, các Tổng cục, Quân khu, Quân<br />
đoàn, Binh chủng, Quân chủng và các cơ quan tổ, chức trực thuộc Bộ. Dưới các cơ quan,<br />
tổ chức quân sự chiến lược là các đơn vị quân sự chiến dịch, bao gồm các sư đoàn, trung<br />
đoàn, lữ đoàn và các cấp độ tương đương. Dưới các tổ chức quân sự chiến dịch là cấp<br />
chiến thuật từ tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội và từng người.<br />
Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến sẽ phân chia thành 3 cấp độ: Chiến lược, chiến dịch<br />
và chiến thuật. Tùy thuộc vào đơn vị đó thuộc cấp độ nào mà hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác<br />
chiến sẽ cung cấp cho họ những dịch vụ tương ứng:<br />
- Ở cấp độ từng người, tiểu đội: Có khả năng truyền giọng nói, dữ liệu và thông tin về<br />
vị trí địa lý.<br />
- Ở cấp độ trung đội, đại đội: Có khả năng truyền giọng nói, dữ liệu, thông tin về vị<br />
trí địa lý và bức tranh về địa điểm tác chiến.<br />
- Ở cấp độ tiểu đoàn và trên tiểu đoàn: Có khả năng truyền các giọng nói rõ ràng, đã<br />
được mã hóa, các dữ liệu, tin nhắn, video, trong thời gian thực (hoặc cận thực),<br />
không phụ thuộc vào không gian thời gian, thời tiết, khí hậu, địa hình.<br />
Tính hiệu quả của hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến sẽ được đánh giá qua công thức<br />
sau:<br />
E(t) = K1.A + K2.B + K3.C (1)<br />
Trong đó:<br />
- E (t) – Hệ số hiệu quả trung bình của hệ thống<br />
- K1, K2, K3 - lần lượt là giá trị trọng số của các chỉ số A, B và C<br />
- A chỉ số “phạm vi”<br />
- B chỉ số “độ trễ”<br />
- C là “hệ số tự động hóa trong hoạt động quản lý”.<br />
Chỉ số “phạm vi” là chỉ số đóng vai trò chính yếu ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ<br />
thống. Nó đặc trưng cho khả năng chia sẻ thông tin giữa tất cả các thành phần của mạng.<br />
Chỉ số “phạm vi” có trọng số lớn nhất trong cả 3 chỉ số trên.<br />
Chỉ số “độ trễ” được đặc trưng bởi ba thành phần: Tính kịp thời, độ tin cậy và khả<br />
năng bảo mật. Các chỉ số này phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chỉ số tính kịp thời là quan<br />
trọng nhất. Các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến phải đảm bảo được yếu tố truyền thông<br />
tin “thời gian thực” trong khi tiến hành các hoạt động quân sự.<br />
Chỉ số “hệ số tự động hóa trong các hoạt động quản lý” đặc trưng cho sự tự động hóa<br />
trong các hoạt động quản lý, được thực hiện trong quá trình chỉ huy, tham mưu của các<br />
đơn vị quân sự trong khi lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động quân sự. Sự tự động hóa<br />
càng cao thì thời gian cần thiết để lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động quân sự càng<br />
được rút ngắn.<br />
Giá trị của các trọng số Ki được xác định theo công thức:<br />
2(n i 1)<br />
Ki (2)<br />
n(n 1)<br />
Trong đó:<br />
- n - là số lượng các chỉ số về chất lượng<br />
- i - giá trị hiện thời của chỉ số<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 191<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Qua tính toán thu được:<br />
- K1 = 0.5 là trọng số của chỉ số “phạm vi”;<br />
- K2 = 0.33 là trọng số của chỉ số “độ trễ”;<br />
- K3 = 0.17 là trọng số của chỉ số “hệ số tự động hóa các hoạt động quản lý” .<br />
Do đó hệ số hiệu quả trung bình của hệ thống sẽ được tính theo công thức:<br />
E(t) = 0,5.A + 0,33.B + 0,17.C (3)<br />
Để xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến hiệu quả, yêu cầu phải xây dựng một hệ<br />
thống cáp quang trải rộng trên cả nước. Tuy nhiên địa hình nước ta ¾ là đồi núi do đó ở<br />
một số nơi việc triển khai cáp quang sẽ gặp khó khăn. Những nơi đó việc xây dựng các<br />
trạm vô tuyến chuyển tiếp sẽ là lựa chọn thay thế.<br />
Bảng 1. Dòng thông tin giữa các thành phần mạng trong hệ thống.<br />
Mô tả dòng thông tin<br />
Stt Hệ thống<br />
Giao thức Môi trường truyền dẫn<br />
1 Giọng nói UDP/IP, CNR, SIP Cáp quang, vô tuyến, VHF, HF,<br />
vệ tinh<br />
2 Video UDP/IP Cáp quang, vô tuyến<br />
3 Fax TCP/IP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
4 Email SMTP, POP-3, IMAP-4 Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
5 Quản lý mạng TCP/IP, SNMP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
6 Truyền tin nhắn TCP/IP, ADatP-3 Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
7 Truyền dữ liệu FTP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
8 Thông tin từ các hệ TCP/IP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
thống trực ban<br />
9 Trực ban phòng TCP/IP, UDP/IP, NFFI Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh<br />
không<br />
10 Hệ thống cảm biến TCP/IP Cáp quang, vô tuyến, VHF, HF,<br />
vệ tinh<br />
Một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến hiện đại phải đảm bảo:<br />
- Sử dụng tối đa các sản phẩm thương mại sẵn có, qua đó dễ dàng thay thế, sửa<br />
chữa, bảo hành.<br />
- Sử dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt là điện toán đám mây.<br />
- Khả năng tương thích cao với các hệ thống quân sự sẵn có cũng như các hệ<br />
thống thông tin ngoài quân đội nhờ vào sử dụng công nghệ IP với cấu hình<br />
linh hoạt.<br />
- Thông tin được bảo mật và giới hạn truy cập.<br />
2.2. Cấu trúc thông tin truyền thông của hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến<br />
Hệ thống mạng được xây dựng theo cấu trúc phân cấp 3 lớp, trong đó tất cả các thiết bị<br />
mạng và các đường truyền dẫn sẽ được nhóm thành ba lớp: Lớp Core, lớp Distribution, và<br />
lớp Access. Mỗi lớp có thể chứa các thiết bị định tuyến, chuyển mạch, các đường truyền<br />
thông, hoặc kết hợp những thiết bị trên. Trong đó thiết bị định tuyến là: “dual stack”. Quá<br />
trình trao đổi thông tin trong mạng sẽ được thực hiện ở tầng thứ hai và thứ ba của mô hình<br />
OSI. Môi trường truyền dẫn của mạng là cáp quang, cáp đồng và vô tuyến (vô tuyến<br />
chuyển tiếp, vệ tinh, VHF, HF và các chuẩn không dây như WiFi, WiMax). Toàn bộ hệ<br />
thống sẽ làm việc dựa trên giao thức IP (EoIP).<br />
<br />
<br />
192 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc mạng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.<br />
Lớp thứ nhất Core: Lớp Core là xương sống của mạng. Ở lớp này, tốc độ vận chuyển<br />
dữ liệu rất nhanh. Lớp này còn được coi là đại lộ liên kết các đường nhỏ với nhau. Nếu có<br />
một sự hư hỏng xảy ra ở lớp lõi, hầu hết các người dùng trong mạng đều bị ảnh hưởng. Vì<br />
vậy, việc xây dựng các phương án dự phòng ở lớp này là rất cần thiết. Tại lớp này sẽ xây<br />
dựng các trung tâm dữ liệu (sở chỉ huy) của các tổ chức quân sự chiến lược, bao gồm Bộ<br />
Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ<br />
thuật, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Quân khu 1,2,3,4,5,7,9, Bộ<br />
tư lệnh thủ đô Hà Nội, Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Binh chủng Pháo binh, Đặc Công, Tăng Thiết<br />
Giáp, Công Binh, Hóa học, Thông tin, Quân chủng Phòng Không Không Quân, Quân<br />
chủng Hải Quân, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan tổ chức trực thuộc Bộ. Để tăng mức độ<br />
bảo vệ có thể xây dựng 2-3 trung tâm dữ liệu, 1 chính và 1 dự phòng thống nhất nhau về<br />
cấu trúc, cấu tạo và rải đều khắp đất nước, mỗi trung tâm dự liệu có các server sau:<br />
- FTP server: Để truyền nhận tập tin<br />
- VPN server: Để tạo liên kết ảo với người dung<br />
- Web server: Để làm việc với các ứng dụng trên nền web<br />
- E-mail server: Hộp thư điện tử<br />
- Data base server: Cơ sở dữ liệu<br />
- File server: Lưu trữ tập tin<br />
- GIS server: Hệ thống thông tin địa lý<br />
- SiA server: Nhận thức tình huống<br />
- Domain control server: Xác định thứ tự phân cấp quyền người dùng.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 193<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Tất cả các máy chủ làm việc với công nghệ dự phòng RAID.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Cấu trúc trung tâm dữ liệu Core.<br />
Ở lớp này không thực hiện kiểm soát quyền truy cập và không có bất kỳ sự chậm trễ<br />
nào. Tuy nhiên người dùng Access không có quyền truy cập trực tiếp vào Core, các gói tin<br />
từ người dùng chỉ có thể đạt tới Core khi đã đi qua các quá trình kiểm tra quyền truy cập.<br />
Bộ định tuyến của Core có tốc độ định tuyến rất lớn và giao diện tương thích với các môi<br />
trường truyền dẫn khác nhau. Độ tin cậy của Core đạt được nhờ vào các thiết bị và kết nối<br />
dự phòng. Đường truyền dẫn chủ yếu sử dụng cáp quang nhưng các trạm radio chuyển tiếp<br />
cũng có thể được sử dụng.<br />
Lớp thứ hai Distribution: Distribution nằm giữa Core và Access. Phân chia Core với<br />
phần còn lại của mạng, mục đích là đảm bảo kết nối trơn tru trong mạng và giới hạn quyền<br />
truy cập thông qua việc định nghĩa các cấp độ phân cấp quyền truy cập. Bao gồm việc xây<br />
dựng các trung tâm dữ liệu các tổ chức đơn vị cấp chiến dịch, các sư đoàn, lữ đoàn, trung<br />
đoàn và tương đương. Nó xác định các chính sách của mạng mà thông qua các chính sách<br />
này an ninh mạng được duy trì ở cấp độ cao và các nguồn tài nguyên thông lượng cần thiết<br />
được bảo vệ.<br />
Distribution bao gồm các server sau:<br />
- SCE server: Quản lý quyền dùng dịch vụ.<br />
- Domain server: Quản lý domain về an ninh và quyền của người dùng.<br />
- TACACS+ server: Xác thực ủy quyền các quyền quản trị hệ thống.<br />
Giao thức được sử dụng tại Distribution là HSRP, GLBD, OSPF, VPN, TCP/IP,<br />
UDP/IP, HTTPS, SLIP, 802.1x<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Trung tâm dữ liệu lớp Distribution.<br />
<br />
<br />
194 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Mỗi Trung tâm dữ liệu ở lớp Distribution (cấp sư đoàn xuống trung đoàn và tương<br />
đương) có các server SCE, domain và TACACS+. Các giao diện người dùng gồm giao<br />
diện nhận thức tình huống 10/100Base-T, thiết bị đầu cuối tại bàn làm việc các cơ quan<br />
quản lý hành chính, hậu cần, kỹ thuật, tham mưu, tài chính, trực ban tác chiến, trực ban<br />
phòng không, trực ban hệ thống tổng đài điện thoại, trực ban quản lý mạng, trực ban quản<br />
lý huấn luyện chiến đấu,... giao diện 10/100Base-T qua jack RJ45, điện thoại IP, máy Fax,<br />
máy in, máy chiếu, IP Videocamera giao diện 10/100Base-T được kết nối với các server<br />
qua các thiết bị chuyển mạch giao diện 1000Mbps tạo thành một hệ thống mạng LAN,<br />
trung tâm dữ liệu liên kết với lớp Core qua trạm radio hoặc đường truyền dẫn cáp quang,<br />
một trạm vô tuyến vệ tinh VINASAT, và các trạm vô tuyến chuyển tiếp tạo các đường<br />
truyền dẫn xuống Access và đến các đơn vị cần thiết. Các điểm chỉ huy di động, chuyển<br />
tiếp di động chứa các máy thông tin sóng ngắn và sóng cực ngắn, có nhiệm vụ thu nhận tín<br />
hiệu giọng nói, dữ liệu, tin nhắn.<br />
Distribution kết nối các liên kết thông tin của các cấp độ chiến dịch, chiến thuật với<br />
Core. Ở cấp độ chiến dịch môi trường truyền dẫn chủ yếu sử dụng cáp quang, còn đường<br />
truyền dẫn tới các đơn vị chiến thuật chủ yếu sử dụng các trạm vô tuyến chuyển tiếp.<br />
Lớp thứ ba Access: Duy trì kết nối mạng tránh truy cập người dùng bất hợp pháp tới<br />
Distribution. Đây là thành phần chìa khóa ngăn chặn người dùng không được phép truy<br />
cập dịch vụ mạng. Access cho các đơn vị thấp nhất như tiểu đội, trung đội, đại đội được<br />
thực hiện thông qua chuẩn 802.16 (WiMax) và các trạm vô tuyến UHF, trong đó lựa<br />
chọn chính là WiMax, dự phòng là UHF. Ở cấp độ tiểu đoàn triển khải các trạm gốc<br />
WiMax, các thiết bị đầu cuối được triển khai cho các các đơn vị cấp nhỏ hơn. Kỹ thuật<br />
điện toán đám mây có thể sử dụng để tối ưu hóa việc xử lý, lưu trữ và tính toán. Các<br />
thiết bị thông tin có nhiệm vụ thu thập dữ liệu và chuyển nó lên đám mây, các hoạt động<br />
đòi hỏi công suất tính toán cao và lưu trữ thông tin lớn như lọc, tập hợp, phân tích, chiết<br />
xuất các sản phẩm thông tin được thực hiện ngay trên đám mây, do đó các thiết bị đầu<br />
cuối người dùng sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn. Người dùng ở cấp độ chiến dịch, chiến<br />
thuật có thể sử dụng các thiết bị dạng: “thin client” có dây hoặc không dây chuẩn<br />
802.16, 802.3, 802.11b, g, n, ac, ad và USB. Các lực lượng làm việc với các công việc<br />
khẩn cấp có thể sử dụng PDA, các điểm quản lý máy móc dùng laptop, trên các terminal<br />
cài các phần mềm quản lý thông tin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Trung tâm dữ liệu Access.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 195<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Trung tâm dữ liệu Access (cấp tiểu đoàn và tương đương) được trang bị một sở chỉ huy<br />
với các giao diện nhận thức tình hình 10/100Base-T, bàn làm việc của các cơ quan quản lý<br />
hành chính, hậu cần, tham mưu, lập kế hoạch, tài chính, trực ban hệ thống phòng không,<br />
hệ thống quản lý đơn vị hậu cần…, IP telephone, máy Fax, máy in, máy chiếu, IP<br />
Videocamera giao diện 10/100Base-T, kết nối với switch 1000Mbps, tạo thành mạng<br />
LAN, các trạm vô tuyến chuyển tiếp, máy thông tin sóng UHF, trạm vô tuyến vệ tinh<br />
VINASAT, và một trạm vô tuyến WiMax cung cấp truy cập WiMax cho các thiết bị đầu<br />
cuối của các đơn vị cấp thấp hơn, hệ thống có các xe chỉ huy và các thiết bị truy cập vô<br />
tuyến di động với các máy thông tin sóng ngắn và sóng cực ngắn truyền nhận dữ liệu<br />
giọng nói, tin nhắn.<br />
2.3. Cấu trúc di động trong hệ thống chỉ huy tác chiến<br />
Trong hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến có các điểm chỉ huy di động (MCP), các điểm<br />
truy cập vô tuyến di động (RAV), thiết bị chuyển tiếp truy cập (TAV), thiết bị truy cập<br />
(AV). Đặc điểm chung của các thiết bị này là khả năng cơ động và nhanh chóng triển khai<br />
trên thực địa. Sử dụng công nghệ vô tuyến trunking tạo ra các kết nối vô tuyến cơ động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết nối vô tuyến trunking trong hệ thống thông tin truyền thông dã chiến cơ động.<br />
Thiết bị chuyển tiếp truy cập (TAV) có nhiệm vụ chuyển tiếp các kết nối thông tin đến<br />
các điểm chỉ huy di động. Các điểm truy cập vô tuyến di động (RAP) có nhiệm vụ thực<br />
hiện các kết nối vô tuyến từ các điểm cung cấp di động tới các thuê bao trong hệ thống hỗ<br />
trợ chỉ huy tác chiến di động. Nó còn có nhiệm vụ tăng khoảng cách truyền nhận dữ liệu<br />
giọng nói của các kết nối sóng cực ngắn giữa cấp độ sư đoàn và tiểu đoàn. Thiết bị truy<br />
cập (AV) thực hiện các kết nối từ các điểm truy cập vô tuyến đến các xe chỉ huy di động.<br />
Điểm chỉ huy di động là các điểm chỉ huy được đặt trên các phương tiện di động.<br />
Điểm truy cập vô tuyến di động:<br />
Các thiết bị này thực hiện chức năng tạo các kết nối từ các tổ chức cung cấp di động<br />
đến các thuê bao ở các nút mạng của hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến di động. Nó bao<br />
gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất là thành phần kết nối với mạng WAN, thành<br />
phần thứ hai kết nối với mạng tác chiến di động. Thiết bị này còn được sử dụng để tăng<br />
khoảng cách truyền nhận dữ liệu giọng nói của các kết nối sóng cực ngắn giữa các điểm<br />
chỉ huy tiểu đoàn đến các điểm chỉ huy cấp cao hơn như trung đoàn, sư đoàn, lữ đoàn.<br />
Trong trường hợp này các điểm chỉ huy di động đóng vai trò như người dùng di động<br />
của RAP. Các điểm truy cập vô tuyến di động bao gồm các thiết bị chính sau: Thiết bị<br />
chuyển mạch số, máy thông tin UHF để kết nối với các xe thông tin và các máy móc<br />
khác trong mạng, một thiết bị đầu cuối, một thiết bị mã hóa, các máy thông tin sóng<br />
ngắn và sóng cực ngắn.<br />
<br />
<br />
196 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Việc xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến nhằm số hóa các hệ thống thông<br />
tin truyền thông quân sự và tự động hóa trong chỉ huy tác chiến là xu hướng mà quân đội<br />
rất nhiều nước hiện đang tập trung nghiên cứu và phát triển. Chiến tranh trong kỷ nguyên<br />
thông tin đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xử lý và sử dụng một cách nhanh nhất và<br />
chính xác nhất nhằm mục đích chiếm thế chủ động trên chiến trường. Hệ thống hỗ trợ chỉ<br />
huy tác chiến là một hệ thống đồ sộ, nó được coi là một metasystem “hệ thống của hệ<br />
thống”, do đó việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến hiện đại là<br />
một công việc rất phức tạp và khó khăn, tuy nhiên vì tính cấp thiết của nó trong môi<br />
trường chiến tranh thông tin, do đó bản thân tôi nhận thấy việc xây dựng các hệ thống hỗ<br />
trợ chỉ huy tác chiến cho quân đội ta là xu hướng tất yếu để đáp ứng những đòi hỏi của<br />
chiến tranh hiện đại và bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn<br />
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. D. S. Alberts, “Information Age Transformation: Getting to a 21st Century Military,”<br />
DoD Command and Control Research Program, 2002.<br />
[2]. D. B. Marron, “The Army’s Future Combat SystemsProgram and Alternatives,” The<br />
Congress of the United StatesOCongressional Budget Office, 2009.<br />
[3]. G. J. Kanis, “Best Practices for Command and Control in a Network Enabled<br />
Environment,” Director Command and Control, 2010.<br />
[4]. Ж. Х. Проданов, “Изследване възможностите за усъвършенстване на<br />
организацията на полевите комуникационни и информационни системи в<br />
оперативните и тактическите формирования при преминаване към цифрови<br />
комуникации, ” 2014.<br />
[5]. Ф. Т. Киен, “Процес на изграждане на C4ISR системи на народна<br />
освободителна армия,” сп. "Българска Наука", брой 91, 2014, ISSN 1314-1031,<br />
pp. 96-99.<br />
ABSTRACT<br />
BUILDING THE SYSTEM FOR SUPPORTING COMMAND COMBAT<br />
The ability of information is an essential part of modern warfare and becoming<br />
more and more extremely important along with the development of the war. In order<br />
to reach the information superiority, the introduction of C4ISR systems has become<br />
efficient supporting tools for the automation in command and combat.<br />
Keywords: Information technology; Communication Information System; Command and Combat System.<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 10 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 3 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/ Viện Khoa học & Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email : phamtrungkien999@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 197<br />