Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN<br />
KÝ SINH TRÙNG TRICHINELLA BẰNG KỸ THUẬT TIÊU CƠ<br />
Nguyễn Tiến Dũng*, Dương Thị Hân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng và đánh giá quy trình phát hiện<br />
Trichinella trong thịt.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật tiêu cơ bằng pepsin và HCl.<br />
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố pH, nhiệt độ, thời gian và nồng độ pepsin trong dịch thủy<br />
phân có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thủy phân và khả năng phát hiện Trichinella. Phương pháp phát hiện<br />
Trichinella bằng kỹ thuật tiêu cơ đã được xây dựng thành công với các đặc điểm kỹ thuật như sau: tỉ lệ giữa khối<br />
lượng mẫu và dịch thủy phân là 1:300; pH của dịch thủy phân là 1,5; nồng độ pepsin trong dịch thủy phân là 6<br />
FIP-U/ml; nhiệt độ cho giai đoạn thủy phân là 35oC, thời gian thủy phân khoảng 25 - 30 phút. Kết quả đánh giá<br />
hiệu lực cho thấy phương pháp được xây dựng có giới hạn phát hiện là 2 ấu trùng Trichinella/50g mẫu thịt, độ<br />
nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 100%, độ chính xác là 94,4%, tỉ lệ dương tính giả là 0%, tỉ lệ âm tính giả là 9,1%.<br />
Kết luận: Phương pháp đã xây dựng có các thông số kỹ thuật tương đương với phương pháp của Trung<br />
tâm Ký sinh trùng và Bệnh truyền nhiễm qua đường thực phẩm thuộc Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada<br />
với độ tin cậy 95%. Phương pháp này có thể áp dụng tại các phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.<br />
Từ khóa: Ký sinh trùng, pepsin, thịt heo, thủy phân, Trichinella.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
RESEARCH METHODS OF DETECTION<br />
PARASITES TRICHINELLAWITHDIGESTION OF MEAT<br />
Nguyen Tien Dung, Duong Thi Han<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 145 - 150<br />
Objective: The objective of this study was developing the method for the detection of Trichinella in pork<br />
Methods: Digestion of meat by enzyme pepsin and hydrochloric acid.<br />
Results: The study results show that several factors affect to analysis process such as pH, temperature, time,<br />
digestive enzyme concentration affect to analysis process. The method for the detection of Trichinella in pork by<br />
the digestion principle has been set up successfully. The new method have the specifications as follows: The rate of<br />
sample volume/hydrolyte volume is 1:300; pH of hydrolyte is 1.5; pepsin concentration in hydrolyte is 6 FIPU/ml; temperature for hydrolysis stage is in 35°C, hydrolysis time is in 25 - 30 minutes. The method validation<br />
results of the set up method show that the limit of detection are 2 Trichinella larvae/50g, sensitivity is 100%,<br />
specificity is 100%, accuracy is 94.1%, false positive rate is 0% and false negative rate is 9.1%.<br />
Conclusions: The effectiveness of set up method for detection of Trichinella in pork is equivalent to the<br />
reference method from Centre for Food-borne and Animal Parasitology of Canadian Food Inspection Agency. The<br />
similarity of the reference method and the set up method is 95% of confidence. This method can be applied at food<br />
laboratory to detect Trichinella in meat.<br />
* Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4<br />
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Tiến Dũng, ĐT: 0918044558, Email: dungnt.nafi4@mard.gov.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Keywords: Parasite, pepsine, pork, digestion, Trichinella.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trichinella là ký sinh trùng gây bệnh cho<br />
người và động vật. Bệnh Trichinellosis do<br />
Trichinella gây ra còn được gọi là bệnh sán heo<br />
đã được ghi nhận ở các động vật nuôi nhưng<br />
chúng chiếm tỉ lệ lớn trên heo. Tỉ lệ mắc bệnh<br />
này trên toàn thế giới là gần 10.000 người/năm,<br />
tỉ lệ tử vong khoảng 0,2%. Theo thống kê của Tổ<br />
chức Y tế Thế giới (WHO) thịt heo là nguồn chủ<br />
yếu lây truyền bệnh Trichinellosis cho người(3).<br />
Tại các nước Châu Âu, Mỹ, Canada và một<br />
số nước khác yêu cầu phải kiểm tra Trichinella<br />
trong thịt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ<br />
hoặc xuất khẩu(2). Tại Việt Nam, các nghiên cứu<br />
về Trichinella trên thực phẩm còn rất ít, chưa<br />
xây dựng được phương pháp đủ độ nhạy và<br />
độ tin cậy để phân tích ký sinh trùng này<br />
trong thực phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu xây<br />
dựng qui trình phát hiện Trichinella trong thực<br />
phẩm là cần thiết.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này nhằm xác định các yêu cầu<br />
kỹ thuật để xây dựng phương pháp phát hiện<br />
ký sinh trùng Trichinella trong thịt bằng kỹ thuật<br />
tiêu cơ kết hợp khuấy từ. Đánh giá hiệu lực qui<br />
trình đã xây dựng để xác định các thông số kỹ<br />
thuật của phương pháp như: giới hạn phát hiện,<br />
độ chính xác, độ đặc hiệu, độ nhạy, tỉ lệ âm tính<br />
giả, tỉ lệ dương tính giả, đồng thời xác định<br />
phạm vi và điều kiện áp dụng của phương<br />
pháp.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dòng ký sinh trùng sử dụng trong nghiên<br />
cứu: Dòng Trichinella spiralis được cung cấp bởi<br />
Trung tâm Ký sinh trùng động vật và Bệnh<br />
truyền nhiễm qua đường thực phẩm (Centre for<br />
Food-borne and Animal Parasitology), thuộc Cơ<br />
quan Thanh tra thực phẩm của Canada<br />
(Canadian Food Inspection Agency). Ấu trùng<br />
T. spiralis được giữ trong mẫu thịt viên.<br />
<br />
146<br />
<br />
Mẫu sử dụng trong nghiên cứu: là thịt heo<br />
tươi.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Chuẩn bị mẫu và dịch thủy phân<br />
Chuẩn bị dung dịch thủy phân: Dùng HCl 37%<br />
để chuẩn bị các dung dịch thủy phân có pH là 1;<br />
1,25; 1,5; 1,75; 2. Làm nóng các dung dịch đến<br />
nhiệt độ thủy phân xác định, thêm pepsinvào để<br />
được nồng độ pepsin trong các dung dịch thủy<br />
phânlà 6; 8; 10 FIP-U/ml.<br />
Chuẩn bị mẫu: Lấy 50g mẫu (hoặc một lượng<br />
mẫu xác định) cho vào máy xay, xay nhuyễn<br />
mẫu trong 5-10 phút, nếu cần thiết có thể cho<br />
một ít dịch thủy phân đã chuẩn bị vào mẫu để<br />
dễ xay nhuyễn.<br />
<br />
Thủy phân mẫu<br />
Chuyển mẫu đã xay nhuyễn vào cốc thủy<br />
tinh có dung tích 3 lít chứa hỗn hợp thủy phân<br />
(3.2.1). Rửa sạch lồng và nắp máy bằng dịch<br />
thủy phân để lấy toàn bộ phần thịt còn sót lại.<br />
Đậy cốc thủy phân bằng giấy nhôm, đặt cốc lên<br />
bếp khuấy từ, giữ ở các nhiệt độ khảo sát là:<br />
30±1; 35±1; 40±1; 45±10C, bếp được đặt trong tủ<br />
ấm có cùng nhiệt trên, điều chỉnh tốc độ khuấy<br />
để đảm bảo dịch thủy phân phải tạo thành một<br />
xoáy sâu mà không bị bắn ra ngoài(4). Tiến hành<br />
thủy phân trong 30 phút để thịt được thủy phân<br />
hoàn toàn. Dịch sau thủy phân được cho qua<br />
rây lọc có đường kính lỗ rây là 180µm để vào<br />
bình lắng thứ nhất có dung tích 2 lít, rửa rây lọc<br />
2-3 lần bằng nước ấm, toàn bộ dịch rửa cũng<br />
được cho vào bình lắng. Quá trình thủy phân<br />
đạt yêu cầu nếu hiệu suất thủy phân lớn hơn<br />
95%(2).<br />
Lắng mẫu<br />
Dịch thủy phân trong bình lắng thứ nhất<br />
được để yên trong 30 phút(6). Lấy nhanh khoảng<br />
125ml phần lắng từ bình lắng thứ nhất vào bình<br />
lắng thứ hai có thể tích 500ml, thêm nước ấm<br />
đến đầy bình. Để yên dịch trong bình lắng thứ<br />
hai ít nhất 10 phút(6). Lấy nhanh khoảng 22-27ml<br />
phần lắng từ bình lắng thứ hai ra đĩa petri<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
đường kính 90mm có chia ô, để yên dịch lắng<br />
trong đĩa petri khoảng 10 phút sau đó quan sát<br />
và đếm ấu trùng Trichinella.<br />
<br />
Xác định kết quả Trichinellacủa mẫu dưới<br />
kính hiển vi soi nổi<br />
Đĩa petri chứa dịch mẫu lắng được kiểm tra<br />
bằng kính hiển vi soi nổi ở độ phóng đại 15-20<br />
lần. Ấu trùng Trichinella có thể xuất hiện ở dạng<br />
cuộn khi lạnh, di động nhiều hơn khi nóng,<br />
hoặc hình chữ C khi chết. Trong một số trường<br />
hợp ấu trùng Trichinella vẫn còn nằm trong kén.<br />
Trong trường hợp nghi ngờ, ấu trùng phải được<br />
quan sát ở độ phóng đại cao hơn.<br />
Đánh giá hiệu lực để xác định các thông số kỹ<br />
thuật của phương pháp<br />
Chuẩn bị mẫu gây nhiễm: Lấy 5g mẫu chuẩn<br />
đã xác định mật độ Trichinella trộn với 45g thịt<br />
heo đã được kiểm tra và khẳng định âm tính với<br />
ký sinh trùng này. Tiến hành phân tích mẫu<br />
theo các bước của quy trình đã xây dựng.<br />
Xác định giới hạn phát hiện (Limit of detection LOD)<br />
Mẫu chuẩn bị cho quá trình xác định giới<br />
hạn phát hiện có mật độ Trichinella như sau: 1-2;<br />
2-3; 3-4 ấu trùng Trichinella/50g. Chuẩn bị 6 mẫu<br />
cho mỗi mật độ gây nhiễm(7). Giá trị LOD được<br />
xác định theo hướng dẫn của ISO 16140:2003(7).<br />
+ Xác định giá trị ước lượng tới hạn (Level<br />
criteria - LC)(7): từ kết quả phát hiện Trichinella ở<br />
các lần lặp lại với các mật độ gây nhiễm khác<br />
nhau như trên, xác định tỷ lệ phát hiện n/6. Giá<br />
trị ước lượng tới hạn là mật độ ký sinh trùng<br />
trong mẫu mà tại đó cho tỷ lệ phát hiện tương<br />
đương 50% (có tỷ lệ phát hiện trong khoảng 2/6<br />
– 4/6). Từ giá trị ước lượng tới hạn (LC), xác<br />
định giá trị ngưỡng phát hiện (S0) theo biểu thức<br />
sau: S0= LC/1,65. Giá trị LOD (ký sinh trùng/50g<br />
mẫu) được tính như sau:<br />
<br />
LOD <br />
<br />
3,3 S 0<br />
50<br />
m<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Xác định các thông số kỹ thuật của phương pháp<br />
Các thông số khác đã được xác định bao<br />
gồm: độ đặc hiệu, độ nhạy, độ chính xác, tỉ lệ<br />
dương tính giả, tỷ lệ âm tính giả(1,7). Quá trình<br />
xác định các thông số kỹ thuật của phương<br />
pháp được thực hiện theo hướng dẫn tại tiêu<br />
chuẩn ISO 16140:2003. Quá trình đánh giá được<br />
thực hiện trên 18 mẫu, trong đó có 7 mẫu không<br />
gây nhiễm Trichinella, 11 mẫu gây nhiễm với mật<br />
độ trung bình là 3 ấu trùng Trichinella/50g mẫu.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Nghiên cứu xây dựng phương pháp<br />
Xác định pH tối ưu cho quá trình thủy phân<br />
Khảo sát được tiến hành ở các pH: 1,00; 1,25;<br />
1,50; 1,75; 2,00. Mẫu được thủy phân ở 45±10C<br />
trong 30 phút với nồng độ enzym là 10 FIPU/ml. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần ở mỗi pH<br />
khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy khả năng<br />
thủy phân của pepsin thay đổi theo pH môi<br />
trường: trong khoảng pH 1,00– 1,50 hiệu suất<br />
thủy phân đạt yêu cầu đặt ra của quy trình là ≥<br />
95% và đạt cực đại là 98,50% tại pH 1,5 (Biểu đồ<br />
1), dịch lắng đục đều, đồng nhất, không phân<br />
tầng, dễ dàng quan sát dưới kính hiển vi. Tại pH<br />
1,75 hiệu suất thủy phân đạt yêu cầu đặt ra của<br />
quy trình tuy nhiên dịch sau thủy phân còn<br />
nhiều mảnh, sợi thịt có kích thước lớn gây khó<br />
khăn cho việc phát hiện ấu trùng (Hình 1). Tại<br />
pH 2,0 hiệu suất thủy phân thấp hơn hiệu suất<br />
yêu cầu của quy trình, dịch thủy phân sau khi<br />
lắng phân thành 2 lớp, rất đục không thể quan<br />
sát dưới kính hiển vi. Như vậy pH hoạt động tối<br />
ưu của pepsin trong khoảng 1,0-1,5. Trong<br />
khoảng pH này hầu như không có sự khác biệt<br />
về hiệu suất thủy phân của pepsin cũng như<br />
không ảnh hưởng đến việc đếm kết quả trong<br />
dịch lắng dưới kính hiển vi soi nổi. Do đó để tiết<br />
kiệm chi phí, giảm giá thành cho quá trình phân<br />
tích, giá trị pH 1,50 được chọn là pH tối ưu để<br />
thực hiện phản ứng thủy phân mẫu.<br />
<br />
Trong đó: m là khối lượng mẫu thử nghiệm<br />
(m = 50g).<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ấu<br />
trùng<br />
Trichine<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Mảnh,<br />
sợi gân<br />
thịt<br />
<br />
ấu trùng. Khả năng thủy phân của pepsin với vỏ<br />
nang collagen của ấu trùng thấp hơn so với các<br />
protein khác của cơ thịt. Do đó pepsin cần phải<br />
có hoạt độ đủ lớn để thủy phân hoàn toàn cơ<br />
thịt mẫu và vỏ nang ấu trùng. (2) Khi tiến hành<br />
phân tích mẫu chuẩn chứa ấu trùng Trichinella<br />
với nồng độ pepsin trong dịch thủy phân dưới 6<br />
FIP-U/ml thì khả năng thủy phân vỏ nang ấu<br />
trùng bắt đầu giảm, một số nang ấu trùng chưa<br />
bị thủy phân hoàn toàn nên ấu trùng còn nằm<br />
trong nang (Hình 2). Do đó nồng độ pepsin<br />
được chọn là 6 FIP-U/ml dịch thủy phân.<br />
<br />
Hình 1. Kết quả quan sát dưới kính hiển<br />
vi sau lắng tại độ phóng đại 40 lần<br />
<br />
Biểu đồ 2. Sự thay đổi hiệu suất thủy phân theo<br />
nồng độ pepsin<br />
Hình 2. Các dạng ấu trùng Trichinella thu được khi<br />
thủy phân với nồng độ pepsin là 6 FIP-U/ml<br />
<br />
Xác định nhiệt độ tối ưu cho giai đoạn thủy<br />
phân mẫu<br />
<br />
Xác định nồng độ pepsin tối ưu cho giai đoạn<br />
thủy phân mẫu<br />
Khảo sát được tiến hành ở pH 1,50, mẫu<br />
được thủy phân ở 45±20C trong 30 phút, nồng<br />
độ enzym trong dịch thủy phân được thay đổi<br />
trong khoảng 6-10 FIP-U/ml. Thí nghiệm được<br />
lặp lại 10 lần tại mỗi nồng độ enzym. Kết quả<br />
khảo sát cho thấy trong khoảng nồng độ pepsin<br />
6-10 FIP-U/ml hiệu suất thủy phân thay đổi<br />
không đáng kể, đạt khoảng 98%. Kết quả quan<br />
sát dịch sau lắng dưới kính hiển vi đều rất tốt.<br />
Tuy vậy, nghiên cứu này không khảo sát ở<br />
các nồng độ pepsin thấp hơn vì: (1) trong quá<br />
trình thủy phân, pepsin không chỉ thủy phân cơ<br />
thịt của mẫu mà còn thủy phân lớp vỏ nang của<br />
<br />
148<br />
<br />
Biểu đồ 3. Sự thay đổi hiệu suất thủy phân theo<br />
nhiệt độ thủy phân<br />
Khảo sát được tiến hành ở pH 1,50; nồng độ<br />
pepsin 6 FIP-U/ml, nhiệt độ thủy phân ở các<br />
điểm 30, 35, 40, 45oC; thời gian thủy phân 30<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
phút. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần tại mỗi<br />
nhiệt độ khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy<br />
trong khoảng 35–45oC hiệu suất thủy phân có sự<br />
khácbiệt không đáng kể, đạt khoảng 97,8–98,0%<br />
(Biểu đồ 3). Trong khoảng nhiệt độ này, hiệu<br />
suất thủy phân cũng ổn định khi thử nghiệm<br />
với các loại thịt khác nhau. Vì vậy để thuận tiện<br />
cho thao tác phân tích và tiết kiệm điện năng gia<br />
nhiệt trong quá trình kiểm nghiệm, nhiệt độ tối<br />
ưu của quá trình thủy phân được chọn là 350C.<br />
Biểu đồ 4. Sự thay đổi hiệu suất thủy phân theo<br />
thời gian<br />
<br />
Xác định thời gian thủy phân tối ưu<br />
Khảo sát được tiến hành với dịch thủy phân<br />
có pH 1,50, nồng độ pepsin 6 FIP-U/ml, quá<br />
trình thủy phân ở 350C trong các khoảng thời<br />
gian 15, 20, 25, 30 phút. Thí nghiệm được lặp lại<br />
10 lần tại mỗi giá trị thời gian khảo sát. Kết quả<br />
khảo sát cho thấy khi tăng thời gian, hiệu suất<br />
thủy phân tăng dần (Biểu đồ 4). Sau 20 phút,<br />
hiệu suất thủy phân trung bình đạt trên 95%.<br />
Nhưng khi tiến hành thủy phân ở 20 phút, sự<br />
thủy phân không ổn định đối với các loại mẫu<br />
khác nhau, một số mẫu chứa nhiều collagen gân<br />
và lipid có hiệu suất thấp hơn so với yêu cầu.<br />
Khi tăng thời gian thủy phân lên 25 phút và 30<br />
phút, hiệu suất thủy phân đạt yêu cầu với tất cả<br />
các loại mẫu khác nhau. Vì vậy thời gian tốt<br />
nhất cho quá trình thủy phân của qui trình phân<br />
tích Trichinella được xác định là 25-30 phút.<br />
<br />
Đề xuất phương pháp phát hiện ký sinh<br />
trùng Trichinella trong thịt bằng kỹ thuật<br />
tiêu cơ<br />
Trên cơ sở các thông số đã xác định tại 4.1,<br />
quy trình phát hiện ký sinh trùng Trichinella<br />
trong sản phẩm thịt được thiết lập như sau: 50g<br />
mẫu thịt được xay nhuyễn, thủy phân, lắng và<br />
đếm kết quả Trichinella được thực hiện như 3.2.1<br />
đến 3.2.4 với các yêu cầu kỹ thuật của quy trình<br />
như sau: pH dịch thủy phân là 1,5; nồng độ<br />
pepsin trong dịch thủy phân là 6 FIP-U/ml; nhiệt<br />
độ thủy phân là 350C; thời gian thủy phân trong<br />
khoảng 25 - 30 phút.<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đánh giá các thông số kỹ thuật của phương<br />
pháp phát hiện Trichinella đã được xây<br />
dựng<br />
Các thông số được đánh giá là: giới hạn phát<br />
hiện, độ chọn lọc, độ đặc hiệu, tỉ lệ dương tính<br />
giả, tỉ lệ âm tính giả(1,7). Các thông số này được<br />
xác định dựa theo ISO 16140:2003.<br />
<br />
Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp<br />
Quá trình xác định giới hạn phát hiện của<br />
phương pháp được thực hiện như 3.2.5. Kết quả<br />
phân tích các mẫu đã gây nhiễm như Bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả khảo sát để xác định LOD của<br />
phương pháp<br />
Mật độ<br />
Số mẫu Số lần cho Tỉ lệ phát<br />
Mẫu Trichinella /50g lặp lại<br />
kết quả hiện dương<br />
mẫu<br />
dương tính<br />
tính<br />
T1<br />
1<br />
6<br />
3/6<br />
50%<br />
T2<br />
2<br />
6<br />
4/6<br />
67%<br />
T4<br />
4<br />
6<br />
6/6<br />
100%<br />
<br />
Từ các kết quả nhận được trên Bảng 1, các<br />
giá trị được xác định như sau: Giá trị ước lượng<br />
tới hạn của phương pháp LC = 1 ấu trùng/50g<br />
mẫu; Giá trị ngưỡng S0 = 0,61; Giới hạn phát hiện<br />
của phương pháp LOD = 2 ấu trùng/50g mẫu.<br />
<br />
Xác định các thông số kỹ thuật của phương<br />
pháp<br />
Các thông số kỹ thuật của phương pháp mới<br />
xây dựng được xác định trên 18 mẫu, trong đó<br />
có 7 mẫu không gây nhiễm Trichinella, 11 mẫu<br />
gây nhiễm với mật độ trung bình là 3 ấu trùng<br />
Trichinella/50g mẫu. Kết quả đánh giá các thông<br />
số được trình bày trong Bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả xác định các thông số kỹ thuật của<br />
phương pháp<br />
Độ<br />
Thông<br />
Độ đặc<br />
Dương Âm<br />
Độ nhạy<br />
chính<br />
số đánh<br />
hiệu<br />
tính giả tính Kết luận<br />
(%)<br />
xác<br />
giá<br />
(%)<br />
(%) giả (%)<br />
(%)<br />
Phươn<br />
g pháp<br />
100<br />
100<br />
94,4<br />
9,1<br />
0<br />
Đạt<br />
tiêu cơ<br />
Yêu<br />
Tham<br />
≥ 98,0 ≥ 90,1 ≥ 94,4 ≤ 9,6 ≤ 2,0<br />
cầu<br />
chiếu(*)<br />
<br />
(*Tham chiếu theo MMC-Microbiology Methods<br />
Committee, Canada)<br />
<br />
149<br />
<br />