intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xử lý phân bò sữa làm phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa - COSTE TV05

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu xử lý phân bò sữa làm phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa - COSTE TV05 tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm COSTE-TV05 xử lý phân bò sữa làm phân bón cho lúa ở khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và kháng bệnh bạc lá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xử lý phân bò sữa làm phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa - COSTE TV05

  1. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2017. ISBN: 978-604-82-2274-1 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ PHÂN BÒ SỮA LÀM PHÂN HỮU CƠ BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH BẠC LÁ TRÊN LÚA - COSTE TV05 Nguyễn Thị Hòa1, Lê Tuấn An1, Trần Ngọc Linh2 và Nguyễn Thị Xuân Thắng3 1 Trung Tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, email: hoabio78@gmail.com 2 Viện Công nghệ môi trường 3 Trường Đại học Thủy lợi 1. GIỚI THIỆU CHUNG chủng vi sinh vật (vsv) có trong chế phẩm ngoài khả năng sinh chất đối kháng với vi Việt Nam là một nước nông nghiệp, trồng khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại nguồn bệnh bạc lá trên lúa, chúng còn sinh ra hệ đa thu nhập chính cho người dân ở khu vực nông enzyme phân hủy mạnh các hợp chất hữu cơ thôn. Bên cạnh phát triển các vật nuôi truyền đa phân tử như: enzym protease, amylase, thống như: trâu, bò, lợn, gà... thì bò sữa đang cellulase... [1, 2]. được ưu tiên phát triển, để đáp ứng nhu cầu Nghiên cứu này sẽ tập trung đi sâu vào tiêu thụ sữa tươi ngày càng lớn cho thị trường phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trong nước. Để có sản lượng và chất lượng sữa chế phẩm COSTE-TV05 xử lý phân bò sữa cao, hàng ngày một con bò sữa sử dụng tới làm phân bón cho lúa ở khả năng cung cấp 50kg thức ăn, đồng thời lượng chất thải tương chất dinh dưỡng và kháng bệnh bạc lá. ứng là rất lớn (20 - 30kg phân/con). Hiện nay, các trang trại chăn nuôi bò sữa ở khu vực nông 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU thôn đều xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải. Tuy nhiên, do lợi nhuận mang lại từ 2.1. Vật liệu nghiên cứu chăn nuôi bò sữa lớn, các trang trại tăng đàn + Chế phẩm COSTE-TV05: nhưng không xây dựng bổ sung hệ thống xử - Vi khuẩn Bacillus spp. .............108CFU/g lý, dẫn đến các hầm biogas đều bị quá tải. Chất - Xạ khuẩn Steptomyces spp......107CFU/g thải hầu như không có thời gian lưu trong hầm - Chất mang: cám gạo, bột ngô, than bùn. và bị đẩy ra liên tục, dẫn đến tình trạng ô + Phân bò sữa. nhiễm nghiêm trọng không khí xung quanh chuồng trại và nguồn nước tiếp nhận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Hơn nữa, do nhu cầu sử dụng khí sinh học 2.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu (KSH) cho một gia đình ở nông thôn không vi sinh vật lớn, chỉ cần một bể 9m3 là đủ cung cấp KSH - Các chỉ tiêu vsv như: vsv hiếu khí tổng cho một hộ 6 người [1]. Trong khi đó, ở các số, E.coli, Salmonella... được xác định lần trang trại chăn nuôi bò sữa bể biogas thường lượt theo các TCVN 4884:2015, TCVN có dung tích 20 - 30m3, lượng KSH thừa sinh 6187-2:2009, TVCN 4829:2005... ra rất lớn. Do vậy, việc tách riêng chất thải rắn để xử lý làm nguồn phân bón cho cây 2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trồng là cấp thiết. hóa học trong phân Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi - Các chỉ tiêu: TN, TP, nito dễ tiêu, phốt trường - Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam pho dễ tiêu,... được xác định lần lượt theo các hiện nay đã tuyển chọn và sản xuất thành TCVN 6638:2000; TCVN 6202:2008; TCVN công chế phẩm sinh học COSTE-TV05. Các 5255:2009; TCVN 8661:2011... tương ứng. 418
  2. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2017. ISBN: 978-604-82-2274-1 2.3. Bố trí thí nghiệm 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các thí nghiệm được thực hiện tại trang 3.1. Sự biến đổi mật độ vi sinh vật trong trại nuôi bò sữa ở Lý Nhân, Hà Nam (với 50 đống ủ xử lý phân bò con bò mẹ đang cho sữa). Do hiện tại trang Nhằm đánh giá hiệu quả xử lý phân bò trại không có nhà xưởng, nên các đống ủ đều bằng chế phẩm vi sinh COSTE-TV05, tiến được phủ bạt để tránh tác động như mưa, hành lấy mẫu phân tích để theo dõi sự phát gió... (xem Hình 2.1). triển của hệ vsv trong đống ủ. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1. Tại bảng 3.1, mật độ vsv hiếu khí tăng nhẹ trong tuần đầu tiên ở cả mẫu ĐC và mẫu TN. Sau 2 tuần, mật độ vsv hiếu khí đạt 1010CFU/g ở mẫu TN, trong khi đó mẫu ĐC chỉ đạt được 108CFU/g. Kết quả phân tích mật độ bào tử Bacillus spp. trong mẫu TN và mẫu ĐC cho thấy: ở mẫu TN, vsv hiếu khí tăng mạnh chủ Hình 2.1. Thí nghiệm ủ xử lý phân bò yếu là do sự sinh trưởng của Bacillus spp. bổ sung vào từ chế phẩm. Mật độ tổng vi khuẩn - Mẫu thí nghiệm (TN): trải 1 lớp 10cm hiếu khí tỷ lệ thuận với mật độ Bacillus spp. phân bò tươi + 5cm trấu + COSTE-TV05 trong đống ủ; Ở mẫu ĐC, không bổ sung chế (1 kg/1 tấn phân); tiếp tục trải các lớp tương phẩm mật độ bào tử Bacillus spp rất thấp. tự để được đống ủ cao 1 - 1,5m, mỗi tuần đảo Trong mẫu phân tươi hầu như không phát trộn 1 lần. hiện được sự có mặt của xạ khuẩn. Do vậy, - Mẫu đối chứng (ĐC): Làm thí nghiệm trong mẫu TN có bổ sung xạ khuẩn. Mật độ tương tự nhưng không bổ sung chế phẩm. xạ khuẩn tăng nhanh ngay từ tuần 1 và đạt 108CFU/g ở tuần thứ 3. Mẫu ĐC không bổ 2.4. Phương pháp khảo nghiệm chất sung chế phẩm, xạ khuẩn nhiễm vào đống ủ lượng phân bón trên đồng ruộng từ môi trường tự nhiên nên tăng chậm. Sau 6 tuần mật độ mới đạt ở 104CFU/g. Phân bón được khảo nghiệm trên lúa theo Kết quả theo dõi sự phát triển của vsv gây Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT của Bộ bệnh trong đống ủ cho thấy: Mật độ vsv gây Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bệnh có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 2. Ở hướng dẫn một số điều của Nghị định số mẫu TN, sau 4 tuần đã không còn phát hiện 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sự tồn tại của các vsv gây bệnh. Mẫu ĐC, sau phân bón. 8 tuần E.coli vẫn tồn tại, chưa bị tiêu diệt hết. Bảng 3.1. Sự biến động mật độ vi sinh vật trong đống ủ (CFU/g) T.gian Tổng vsv hiếu khí B.tử Bacillus spp Xạ khuẩn T. Coliform E.coli Salmonella 0 tuần 2,2x107 1,5x105 - 2,2x106 5,1x104 2,4x101 1 tuần 3,5x109 2,3x108 4,2x105 2,5x107 2,3x105 2,1x102 2 tuần 5,7 x1010 1,5x109 2,1x107 1,7x105 3,7x102 1,1x101 TN 3 tuần 4,2x1010 2,8x109 3,4x108 3,7x104 2,1x102 - 4 tuần 1,3x109 1,0x109 8,2x108 1,2x104 - - 6 tuần 2,2x109 1,5x109 7,5x108 2,9x103 - - 8 tuần 2,8x109 1,7x109 8,0x107 1,9x103 - - 0 tuần 2,2x107 1,5x105 - 2,2x106 5,1x104 2,4x101 1 tuần 1,8x108 3,8x105 2,7x101 1,2x107 2,3x105 2,1x102 2 tuần 2,3x108 2,5x106 2,3x102 2,5x106 2,1x106 1,1x102 ĐC 3 tuần 3,1x108 4,2x106 8,1x102 7,3x105 7,0x105 5,3x101 4 tuần 4,7x108 1,8x106 3,3x103 1,2x105 3,3x105 4,3x101 6 tuần 5,3x108 3,1x106 5,1x104 1,5x105 1,2x103 2,1x101 8 tuần 1,7x109 4,1x106 4,9x104 2,2x104 4,8x102 1,1x100 419
  3. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2017. ISBN: 978-604-82-2274-1 3.2. Đánh giá chất lượng của phân sau ủ đống ủ. Tuy nhiên, hàm lượng mùn hòa tan trong mẫu TN tăng gấp nhiều lần so với phân Bảng 3.2 trình bày kết quả phân tích thành tươi ban đầu. Hàm lượng phốt pho, nitơ dễ phần của phân bò sữa trước và sau ủ. Sau 8 tiêu tăng lên ở cả mẫu TN và ĐC. Cụ thể, ở tuần ủ, mẫu TN không còn mùi hôi thối, mẫu mẫu TN, hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu ĐC vẫn còn mùi khai nhẹ. Tổng hữu cơ, tổng tăng khoảng 3 lần so với phân tươi và 1,5 lần nitơ, phốt pho trong cả mẫu TN và ĐC đều so với mẫu ĐC. giảm xuống do sự phân hủy của hệ vsv trong Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng mùn hữu cơ sau 8 tuần ủ phân Chỉ tiêu Tổng OM Mùn hòa TP TN P dễ tiêu N dễ tiêu pH Mùi phân tích (%) tan (%) (%) (%) (mgP2O5/100g) (mg N/100g) Phân tươi 9,5 Rất hôi, thối 65,9 0,39 1,98 1,72 0,22 0,21 ĐC 7,2 Mùi khai nhẹ 55,3 11,7 1,79 1,60 0,44 0,39 TN 7,1 Hết mùi 52,1 21,3 1,61 1,46 0,61 0,71 Ghi chú: Tỷ lệ (%) các chất được tính theo hàm lượng chất khô.Các mẫu phân được phân tích tại Phòng phân tích và kiểm tra chất lượng sản phẩm của Trung tâm - Vilas 929. 3.3. Kết quả khảo nghiệm trên lúa Kết quả khảo nghiệm cho thấy, khi sử dụng phân ủ bằng chế phẩm COSTE-TV05 bón cho Phân sau ủ được đưa đi khảo nghiệm trên lúa, lúa sinh trưởng khỏe mạnh, số nhánh hữu giống lúa thuần BC15 không chứa gen kháng hiệu, chiều cao, trọng lượng cây tăng đáng kể bạc lá. Kết quả khảo nghiệm được trình bày ở (TN1 và TN2) so với ô đối chứng. bảng 3.3 và hình 3.1. 4. KẾT LUẬN Bảng 3.3. Sự sinh trưởng của lúa ở các ô thí nghiệm (35 ngày sau cấy) Các chủng vsv trong chế phẩm COSTE- TV05 có khả năng thích ứng với điều kiện Trọng Chiều Vết đống ủ. Ở mẫu TN, phân sau ủ có hàm Ký Số nhánh lượng tươi cao cây bệnh/ lượng axit humic, nitơ, phốt pho dễ tiêu cao hiệu hữu hiệu (g/cây) (cm) cây hơn 1,5 - 2 lần, giải quyết được vấn đề ô TN1 10,0 106,6 92,3 0 nhiễm mùi triệt để so với mẫu ĐC. TN2 9,7 85,6 84,0 0 Sử dụng phân sau ủ để bón cho lúa giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, đẻ nhánh tốt, TN3 9,3 75,2 83,3 0 không thấy có sự xuất hiện của bệnh bạc lá. TN4 8,0 59,4 81,1 1,1 Các thí nghiệm từ nghiên cứu vẫn tiếp tục được theo dõi, đánh giá tính hiệu quả, ĐC 9.0 65,7 79,6 4,7 độ ổn định và đề xuất khả năng nhân rộng Ghi chú: - TN: phân hữu cơ: 200 kg/sào, các ô của mô hình. TN1-4 bón phân hóa học theo tỷ lệ tương ứng: 3/4; 1/2; 1/4; 0; (NPK 20kg/sào, đạm 6kg/sào, 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO kali 6 kg/sào). - ĐC: chỉ bón phân hóa học. [1] Trần Văn Tựa, 2015, Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp tận dụng chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn. Mã số KC08.04/11-15. [2] Tăng Thị Chính, 2014, Hoàn thiện công nghệ sản xuất và triển khai ứng dụng chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt để xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi Hình 3.1. Cây lúa 35 ngày sau cấy sinh tại các nhà máy xử lý rác thải. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Viện Công nghệ môi trường. 420
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1