Nghiện rượu – Phần 3
lượt xem 4
download
Các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn, vì bên cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc dân vì mất khả năng lao động và hưu non, các phí tổn do tai nạn giao thông có nguyên nhân là rượu, tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu. a, Tổn thương, tan nát gia đình - Mối quan hệ giữa một người nghiện rượu và gia đình của người đó là rất phức tạp. Các thành viên trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiện rượu – Phần 3
- Nghiện rượu – Phần 3 2. Hậu quả xã hội * Các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn, vì bên cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc dân vì mất khả năng lao động và hưu non, các phí tổn do tai nạn giao thông có nguyên nhân là rượu, tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu. a, Tổn thương, tan nát gia đình - Mối quan hệ giữa một người nghiện rượu và gia đình của người đó là rất phức tạp. Các thành viên trong gia đình cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, giận dữ, đau buồn và cô lập do có sự hiện diện của một người nghiện rượu trong gia đình. - Họ thường phải chịu đựng các hình thức quấy rối, xung đột và không khí căng thẳng từ trung bình đến nghiêm trọng khi họ gặp hành vi uống rượu của thành viên đó.
- - Những người vợ/chồng trong những gia đình có chồng/vợ nghiện rượu mãn tính thường chia tay nhau. - Con cái của các bậc cha mẹ nghiện rượu có thường gặp nhiều rắc rối liên quan đến tình cảm và trường học hơn. - Sự phức tạp thường thấy trong những gia đình có người nghiện rượu là tình trạng đồng phụ thuộc : có nghĩa là khi vợ/chồng hoặc người cùng chung sống với người nghiện rượu - bị ảnh hưởng và hình thành một kiểu sống không lành mạnh, và thường vô tình duy trì tình trạng của người nghiện rượu, dù có gặp rắc rối với tình trạng đó một cách có ý thức. - Một sự phức tạp khác là bỏ đi khỏi nhà lâu ngày, phá huỷ đồ đạc trong nhà do giận dữ, thiếu giao tiếp giữa người nghiện rượu và những thành viên còn lại của gia đình, sự thù địch và chỉ trích làm người nghiện rượu bị gạt ra ngoài rìa, và những vụ bạo hành trong gia đình. - Một trong những tác động do nghiện r ượu thường gặp nhưng không được công nhận đầy đủ là bạo hành trong gia đình. Hiện tượng này xảy đến đối với mọi tầng lớp trong xã hội, nhưng được nhận thấy thường xuyên hơn ở những tầng lớp dưới, và có tác động sâu sắc hơn đối với nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Rượu là nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến bạo hành trong gia đình. b, Tai nạn giao thông - Ở những nước phát triển và đang phát triển tỷ lệ tai nạn giao thông do uống rượu đều cao.
- - Sự mất mát tài sản, huỷ hoại xe cộ và thiệt hại về người cũng như gánh nặng tàn tật mà con người phải chịu sau những vụ tai nạn giao thông do rượu là những mối quan ngại sâu sắc của bất kỳ xã hội nào. - Những chiến dịch chống lại việc lái xe khi đang say rượu, có huy động ý kiến của quần chúng đã được chứng minh là hiệu quả ở phương Tây. Những chiến dịch kiểu này là ví dụ sinh động của “chiến dịch trừ hại” vì trọng tâm không phải là "ngăn mọi người uống rượu", mà là "ngăn họ lái xe khi đã uống rượu", vì vậy tập trung cụ thể vào việc giảm thiệt hại do lái xe khi đang say rượu. c, Hậu quả về nghề nghiệp - Uống rượu quá nhiều dẫn đến nghỉ việc ở công sở nhiều lần, trễ giờ, giảm hiệu quả làm việc, giảm khả năng khéo léo trong những công việc đòi hỏi kỹ năng, hoặc tai nạn trong khi đang làm việc với máy móc lớn, có thể làm cho một công nhân tàn tật mãi mãi. - Sự nghiện ngập trong lực lượng lao động trực tiếp ảnh hưởng xấu đến năng suất và thu nhập của ngành công nghiệp. - Những người hay uống rượu thường hay gây xích mích và có quan hệ căng thẳng với đồng nghiệp và quản lý. - Dễ nhận thấy là những vấn đề này thường có kết cuộc là người nghiện rượu mất việc, làm cho tình hình tài chính của gia đình thêm phức tạp. d, Khía cạnh xã hội và pháp lý
- - Sau khi say rượu thì thường có gây gổ, cãi lộn, ăn trộm, v.v. để kiếm tiền uống rượu dẫn đến đụng độ với cảnh sát và các cơ quan thi hành pháp luật khác là bình thường. - Những tội ác sau khi say như cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, hành hung, bóc lột phụ nữ trong thương mại tình dục, và giết người làm cho xã hội trở nên bất ổn. e, Vấn đề tài chính + Rượu làm xã hội phải gánh chịu một khoản chi phí kinh tế cao. - Người ta dự đoán rằng chi phí kinh tế hàng năm do rượu ở Mỹ là 148 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 19 tỷ đô la dành cho chi phí chăm sóc sức khoẻ. - Những cuộc nghiên cứu ở các quốc gia khác ước đoán chi phí liên quan đến rượu khoảng 1 % GDP.Những bằng chứng hiện tại cho thấy: • chi phí xã hội do tiêu thụ rượu lên tới 1 đến 3 % GDP ở những nước thuộc Liên minh châu Âu • khoảng 20 % tổng chi phí đó là số tiền thực chi vào dịch vụ y tế, xã hội và pháp lý • khoảng 10 % tổng chi phí đó là chi dùng vào thiệt hại vật chất • khoảng 70 % tổng chi phí đó là thu nhập bị mất của những người chết trước tuổi trưởng thành mà lẽ ra họ đã kiếm được nếu họ không uống rượu. + Một trong những tác hại liên quan đến rượu là tác động tồi tệ lên địa vị tài chính của gia đình người nghiện rượu.
- - Người nghiện rượu ngày càng chi dùng nhiều hơn để duy trì thói quen uống rượu của người đó. Dần dần, do giới hạn về thu nhập của gia đ ình, người nghiện rượu bắt đầu mượn tiền, ăn cắp và/hoặc bán đồ đạc trong nhà để có thể tiếp tục uống rượu. - Thông thường khả năng làm việc kém đi làm cho người nghiện rượu bị đuổi việc lại càng làm cho gia đình thêm túng quẫn. f, Uống nhân ngày nhận lương - Một trong những sự phức tạp về tâm lý phổ biến tác động tới nhiều người và nhiều gia đình được gọi là “uống mừng ngày nhận lương”, có nghĩa là uống rượu rất nhiều vào ngày những người làm việc chân tay nhận được tiền công. - Kiểu phát lương hàng tuần hoặc hàng tháng thông thường bằng tiền mặt làm cho những người thích rượu tiêu xài phung phí số tiền sẵn có trong tay vào ngày hôm đó, hậu quả là thiếu tiền mua quần áo, thực phẩm, tiền học cho con cái, tiền thuốc thang và những nhu cầu thiết yếu khác của gia đình. - Những người đó phải mượn tiền với lãi suất cao và có thể bị đẩy vào cảnh nghèo đói. - Sau thời gian nhậu nhẹt này có thể là bạo hành trong gia đình, tai nạn giao thông, vắng mặt nơi làm việc và những vấn đề tương tự. g, Những vấn đề về tâm lý khác + Ở những quốc gia mà người dân thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp, uống quá nhiều rượu lậu hoặc rượu nhà tự nấu, đã có nhiều vụ ngộ độc và tử vong
- hàng loạt sau khi uống rượu có chất lượng thấp. Thông thường các tiêu chuẩn về ủ và nấu rượu đều thấp vì như thế thì rượu sẽ rẻ hơn và người tiêu dùng dễ chấp nhận. Những bi kịch như thế huỷ hoại toàn bộ những gia đình bị mất thành viên trụ cột. Những hậu quả về tâm lý khác từ rượu có thể kể đến là tử tự và giết người vì say rượu. + Người ta tin rằng nếu mỗi ngày uống một chút rượu thì sẽ tốt cho sức khoẻ của cơ thể, đặc biệt là giúp ngăn ngừa bệnh đau tim. - Những nhận thức sai lầm như thế có xu hướng hỗ trợ hoặc khuyến khích uống rượu như là một biện pháp tăng cường sức khoẻ. - Tại Mỹ và châu Âu, có một số bằng chứng cho thấy: trong số những người sống trong một cộng đồng, những người uống ít rượu hàng ngày ít bị đau tim hơn những người không uống.Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu đưa ra phát hiện này - tuyên bố rõ ràng rằng việc uống rượu hàng ngày không được xem và không thể được xem là một biện pháp chống lại bệnh đau tim cho tất cả mọi người. - Có một vấn đề khi uống “ít” rượu hàng ngày đó là lượng rượu uống vào thường tăng đến mức nguy hiểm dẫn đến sự phụ thuộc vào rượu. Bằng chứng về vai trò phòng ngừa này không hỗ trợ cho việc uống rượu hoặc đưa rượu vào đơn thuốc để tác động tích cực lên tim. + Việc sử dụng rượu ngày càng tăng ở nhiều khu vực trên thế giới đang tạo ra mối quan tâm sâu sắc đến những hậu quả đối với sức khoẻ của cộng đồng. Những cuộc nghiên cứu trên phạm vi quốc tế cho thấy số lượng tử vong và tàn tật có liên quan đến rượu là rất lớn. Tác động có hại lên sức khoẻ và khả
- năng phụ thuộc tăng lên đã được xem là những vấn đề quan ngại trong một thời gian dài. Bằng chứng mới nhấn mạnh yêu cầu bức thiết phải xem rượu là một trong những nhân tố rủi ro gây ra những căn bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm cũng như những vụ tai nạn, thương tật, bạo hành gia đình và xã hội. + Uống rượu như một tập quán xã hội. Theo thời gian một số người hình thành thói quen uống rượu mà thói quen này có thể bị cho là có hại hoặc lạm dụng rượu, và một số người trở nên phụ thuộc vào rượu. Những người bị phụ thuộc vào rượu thường là trung tâm của các cuộc thảo luận do những biến chứng từ việc uống rượu là rất rõ ràng. Tuy nhiên, những vấn đề có liên quan đến rượu không nhất thiết chỉ giới hạn ở những đối tượng bị quy là “người nghiện” hoặc “kẻ nghiện rượu”. Thực tế, có thể có những người ăn mặc rất gọn gàng, không bộc lộ các triệu chứng cai rượu, làm việc bình thường và có sự hỗ trợ của gia đình nhưng vẫn biểu hiện những hiện tượng phức tạp về thể chất, tinh thần, gia đình hoặc xã hội do uống quá nhiều rượu. + Uống rượu không thường xuyên vì mục đích giải trí hoặc vào những dịp gặp gỡ nhau được xem là “bình thường” và nhiều cộng đồng cho rằng như thế là có thể chấp nhận được. Trong thời gian gần đây, sự dễ dãi đó đang tăng lên. Đi kèm với sự dễ dãi đó là những báo cáo khoa học cho biết về tác động bảo vệ của một lượng rượu nhỏ đối với tim mạch. Điều này đã gây ra một sự hiểu lầm rằng rượu tốt cho sức khoẻ. Có ít người biết rằng việc uống rượu thỉnh thoảng hoặc do gặp gỡ cũng ẩn chứa rủi ro về tai nạn giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp. Khả năng này không phải là không phổ biến và ít được để ý tới. Sự say rượu do thỉnh thoảng uống cũng có thể dẫn đến bạo lực và hành vi đáng xấu hổ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cốt Thống Dược tửu - Bài thuốc ngâm rượu hay
4 p | 235 | 49
-
Gan nhiễm mỡ (Phần 3)
7 p | 177 | 47
-
Xơ gan , ung thư gan
41 p | 188 | 42
-
Chuyên đề Cấp cứu nội khoa: Phần 3
111 p | 97 | 13
-
Nghiên cứu sử dụng rượu bia tại 3 tỉnh của Việt Nam năm 2013
9 p | 95 | 10
-
Ngộ độc cồn – Phần 1
6 p | 85 | 10
-
CÁC VITAMIN
14 p | 87 | 10
-
Mật gấu trong đông y
5 p | 84 | 5
-
Cây dướng chữa bệnh tiết niệu
5 p | 69 | 4
-
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng đa chất gây nghiện ở nam tiêm chích heroin tại Hà Nội
11 p | 106 | 4
-
Các yếu tố nguy cơ trong bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
5 p | 32 | 2
-
Phân tích cơ chế tác động của một số chất kích thích và thuốc cai nghiện để vận dụng mô hình cai nghiện phối hợp trong thực tế
13 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn