intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGỘ ĐỘC Ở NHI (PHẦN 2)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

150
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngộ độc Morphine: Thường gặp ở trẻ nhũ nhi có uống các chế phẩm có chứa Morphine: Sái á phiện, Paregoric, Imodium (Loperamid), thuốc con rồng, hoặc các loại thuốc ho có chứa codein: Neocodion, Terpin Codein, hoặc đắp rốn, rơ miệng bằng sái á phiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGỘ ĐỘC Ở NHI (PHẦN 2)

  1. NGỘ ĐỘC Ở NHI (PHẦN 2) Ngộ độc Morphine Thường gặp ở trẻ nhũ nhi có uống các chế phẩm có chứa Morphine: Sái á phiện, Paregoric, Imodium (Loperamid), thuốc con rồng, hoặc các loại thuốc ho có chứa codein: Neocodion, Terpin Codein, hoặc đắp rốn, rơ miệng bằng sái á phiện. Imodium là thuốc cầm tiêu chảy thường được sử dụng, chống chỉ dịnh cho trẻ nhỏ, nếu dùng sai, trẻ có thể bị ngộ độc Morphine
  2. 1. Chẩn đoán: * Lâm sàng: Tam chứng: • Lừ đừ, hôn mê. • Thở chậm, thở không đều, ngưng thở. • Đồng tử co nhỏ.
  3. * Cận lâm sàng: • Định lượng Morphine trong máu. • Định tính Morphine trong nước tiểu. • Dextrostix để loại trừ hôn mê do hạ đường huyết. • Siêu âm não xuyên thóp khi cần phân biệt xuất huyết não. 2. Điều trị: - Đánh giá và xử trí suy hô hấp. - Rửa dạ dày và than hoạt: Trong trường hợp nặng (hôn mê, ngưng thở) nên đặt sonde dạ dày dẫn lưu và có thể rửa dạ dày với lượng dung dịch nhỏ, nhiều lần để tránh nguy cơ hít sặc. - Chất đối kháng: Naloxon 0.1 mg/kg/liều TM, lặp lại 30 phút sau. - Trong trường hợp hôn mê nghi ngờ ngộ độc morphine có thể dùng test điều trị với Naloxone 0.1 mg/kg/liều TM.
  4. Ngộ độc Acetaminophen Sau khi uống, Acetaminophen được chuyển hoá ở gan thành những chất gây độc và hoại tử tế bào gan. Biểu hiện lâm sàng: Suy gan, hạ đường huyết, suy thận, rối loạn nhịp. Liều độc của Acetaminophen > 150 mg/kg. 1. Chẩn đoán: + Hỏi bệnh:
  5. • Thời điểm uống thuốc. • Biện pháp sơ cứu. + Khám lâm sàng: • Trước 24 giờ: Biếng ăn, nôn ói, đau bụng, xanh tái, ngủ lịm. • Sau 24 – 48 giờ: Tìm các triệu chứng huỷ tế bào gan: Vàng da, gan to, đau. • Từ 3 – 6 ngày sau: Tìm các dấu hiệu suy gan cấp (rối loạn trị giác, hạ đường huyết, rối loạn đông máu...), suy thận cấp. + Cận lâm sàng: • Chức năng gan, thận. • Đường huyết. • Đông máu toàn bộ. • Ammoniac máu. • Acetaminophen trong máu: Chỉ định lượng sau uống 4 giờ (khi nồng độ trong máu đạt mức cao nhất), căn cứ vào biểu đồ Rumack - Matthew.
  6. Biểu đồ Rumack - Matthew (Rumack - Matthew nomogram) 2. Điều trị: 2.1. Rửa dạ dày. 2.2. Than hoạt: Cần cho than hoạt càng sớm càng tốt ngay sau rửa dạ dày. Không cho than hoạt khi dùng N – acetylcystein đường uống. 2.3. N – acetylcystein:
  7. Cần cho N – acetylcystein trước khi có tổn thương gan. + Chỉ định: • Nồng độ Acetaminophen máu có thể gây tổn thương gan (theo biểu đồ Rumack – Matthew) hoặc > 20 ug/mL nếu không rõ giờ ngộ độc. • Nếu không định lượng được Acetaminophen máu, liều Acetaminophen > 150 mg/kg hoặc liều > 100 mg/kg kèm tiền căn bệnh lý gan hoặc không xác định được lượng uống vào. • Có rối loạn chức năng gan trong 24 giờ đầu sau ngộ độc. + Liều lượng: - N – acetylcystein tĩnh mạch: Liều đầu 150 mg/kg pha trong 10 ml/kg Dextrose 5%, SE 1 giờ, sau đó 10 mg/kg/giờ pha trong Dextrose 5% truyền chậm trong 20 giờ. Có thể truyền kéo dài thêm trong trường hợp nhập viện trễ > 10 giờ hoặc có tổn thương não. - N- acetylcystein uống: Liều đầu 150 mg/kg pha với nuớc hoặc nước trái cây tỉ lệ 1/4, uống.
  8. Sau đó 75 mg/kg mỗi 4 giờ đủ 17 liều. Nếu nôn ói trong 1 giờ sau uống, phải uống lặp lại hoặc đổi sang dạng chích. 2.4. Điều tri triệu chứng: - Hạ đường huyết: Glucose ưu trương. - Rối loạn đông máu: Vit K1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2