NGỘ ĐỘC OPIOID
lượt xem 5
download
1/ SỐ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LẠM DỤNG HEROIN HAY NHỮNG OPIOID KHÁC ĐANG GIẢM XUỐNG PHẢI KHÔNG ? Thật ra trái lại là đàng khác. Trong các dữ kiện năm 1998 của American Association of Poison Control Center, opioids là một chất chịu trách nhiệm 11,6% trong số 775 trường hợp tử vong được báo cáo vào năm ấy. Đã có một sự gia tăng lạm dụng opioids trong số các thanh niên trung học từ năm 1991 đến 1998. Mạng lưới cảnh báo lạm dụng thuốc (Drug Abuse Warning Network) ở Hoa Kỳ cho thấy một sự gia tăng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGỘ ĐỘC OPIOID
- NGỘ ĐỘC OPIOID 1/ SỐ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LẠM DỤNG HEROIN HAY NHỮNG OPIOID KHÁC ĐANG GIẢM XUỐNG PHẢI KHÔNG ? Thật ra trái lại là đàng khác. Trong các dữ kiện năm 1998 của American Association of Poison Control Center, opioids là một chất chịu trách nhiệm 11,6% trong số 775 trường hợp tử vong đ ược báo cáo vào năm ấy. Đã có một sự gia tăng lạm dụng opioids trong số các thanh niên trung học từ năm 1991 đến 1998. Mạng lưới cảnh báo lạm dụng thuốc (Drug Abuse Warning Network) ở Hoa Kỳ cho thấy một sự gia tăng 30% số lần thăm khám ở phòng cấp cứu từ năm 1992 đến 1998. 2/ CÁC THỤ THẾ NÀO ĐƯỢC HOẠT HÓA VỚI OPIOIDS ? Hầu hết giảm đau là do các thụ thể µ1 nằm ở não bộ. Các thụ thể µ2 liên kết với vài biến chứng của opioid, bao gồm ức chế hô hấp, bón, khoái cảm và ngứa. Co đồng tử được gây nên bởi sự kích thích dây thần kinh giao cảm có liên quan với µ2 (phân bố thần kinh đ ồng tử). Các thụ thể K gây nên dysphoria (rối loạn tâm thần được đặc trưng b ởi một tính khí thay đổi từ buồn bã đến kích động) và giải thể nhân cách (depersonalization). Các thụ thể delta gây nên giảm đau tủy sống.
- Thụ thể µ bây giờ được gọi là thụ thể OP3, thụ thể K là thụ thể OP2 , và thụ thể delta là thụ thể OP1. Opioids tác dụng như các chất chủ vận (agonists) tại các thụ thể OP3, OP2, và OP3 ở hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, và đường dạ dày-ruột. Sự kích thích các thụ thể OP3 (lại được chia thành các loại phụ a và b) gây nên giảm đau (analgesia), ức chế hô hấp (respiratory depression), nén ho, và cảm giác khoái trá (euphoria). 3/ ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ OPIUM, OPIATE, OPIOID, VA NARCOTIC. Opium (thuốc phiện, nha phiến) là một hỗn hợp các alkaloids, gồm có morphine và codeine, được trích ra từ cây thuốc phiện (opium poppy). Một opiate (opiacé) (chế phẩm có thuốc phiện) là một thuốc thiên nhiên, phát xuất từ opium (heroin, codeine, và morphine). Một opioid là bất cứ thuốc nào có hoạt tính giống opium, gồm có các opiates và tất cả các thuốc tổng hợp và bán tổng hợp, tương tác với các thụ thể opioid trong cơ thể. Thuật ngữ narcotic không đ ặc hiệu ; nguyên thủy nó có nghĩa là bất cứ thuốc nào có thể gây ngủ. 4/ B ỆNH CẢNH LÂM SÀNG ĐIỂN HÌNH CỦA NGỘ ĐỘC OPIOID ? Tam chứng cổ điển của ngộ độc opioid là ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS depression), ức chế hô hấp (respiratory depression), và
- co đồng tử (myosis). Những bệnh nhân bị ngộ độc opioid có phản xạ gân-xương giảm và có nhu động ruột giảm. Các bệnh nhân có thể có hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, tim nhịp chậm, hay xanh tía. Những dấu hiệu co đồng tử, nhịp hô hấp dưới 12/phút, và bằng cớ sử dụng ma túy, có độ nhạy cảm 92% trong sự đáp ứng với naloxone. Mặc dầu tam chứng cổ điển của ngộ độc opioid là hôn mê, co đồng tử, và ức chế hô hấp, nhưng co đồng tử không luôn luôn hiện diện. Kích thước đồng tử b ình thường hay giãn đồng tử đã được báo cáo với sự sử dụng meperidine (Demerol), morphine, propoxyphene, pentazocine (Fortal), và diphenoxylate (Lomotil). 5/ CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC OPIOID ĐỀU CÓ CO ĐỒNG TỬ (MIOSIS) ? Không. Giãn đồng tử hay các đồng tử bình thường có thể xảy ra với ngộ độc opioid trong những tình huống sau đây : ngộ độc diphenoxylate- atropine (Lomotil) ; uống vào cùng với những thuốc khác ; sau khi sử dụng naloxone ; tình trạng giảm oxy mô (hypoxia) ; sử dụng trước các thuốc nhỏ mắt gây giãn đồng tử ; hay ngộ độc meperidine, morphine, propoxyphene, hay pentazocine (Fortal). 6/ KỂ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG KHÁC CỦA CO Đ ỒNG TỬ KHÔNG PHẢI DO OPIOID ? Ngộ độc hay uống clonidine, organophosphates, carbamates, phenothiazines, olanzapine (Zyprexa), phencyclidine, hay thuốc an thần/thuốc ngủ. Xuất huyết cầu não (pontine hemorrhage) cũng gây nên
- suy giảm hệ thần kinh trung ương và co đồng tử . 7/ MỘT BỆNH NHÂN VỚI SUY HÔ HẤP DO NGỘ ĐỘC OPIOID ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ? Hồi sức (resuscitation) ưu tiên hơn là cho thuốc giải độc naloxone. Hô hấp của bệnh nhân phải được hỗ trợ với mặt nạ-túi-van (bag- valve mask) cho đến khi chất đối kháng opioid (opioid antagonist) được cho. Nếu đáp ứng không thỏa đáng với naloxone, bệnh nhân nên được đặt ống thông nội khí quản. Nồng độ glucose-huyết nên được kiểm tra và thiamine nên được cho nơi hầu hết những bệnh nhân với tri giác bị biến đổi. Than hoạt hóa nên được cho nơi những bệnh nhân đ ã uống opioid Xử trí đường hô hấp là khía cạnh quan trọng nhất trong điều trị ban đầu ngộ độc opioid. Hỗ trợ túi-van- mặt nạ (bag-valve-mask support) có thể cần để duy trì sự hấp thu oxy (oxygenation) trong khi naloxone và/hoặc nội thông khí quản đang được chuẩn bị. 8/ LIỀU LƯỢNG THÍCH HỢP CỦA NALOXONE LÀ LIỀU LƯỢNG NÀO ? Liều lượng khởi đầu được khuyến nghị của naloxone đối với người trưởng thành và trẻ em bị ức chế hệ thần kinh trung ương và hô hấp là 2mg tiêm tĩnh mạch. Đối với các trẻ em dưới 5 tuổi hay có thể trọng ít hơn 20 kg, liều lượng nên cho là 0,1 mg/kg. Nếu một bệnh nhân chỉ có bị ức chế hệ thần kinh trung ương, b ắt đầu với liều lượng nhỏ hơn (0,4-0,8 mg tiêm tĩnh mạch) là điều hợp lý. Nếu không có đáp ứng với một liều lượng nhỏ, có thể cho 2mg. Đặc biệt đối với những người nghiện opioid (opioid abusers) và các bệnh nhân sử dụng opioid đ ể điều trị đau mãn tính, có thể sử dụng
- ngay cả những liều lượng thấp hơn 0,1 mg, và có thể cho thêm các liều một cách hợp lý để ngăn ngừa hay làm giảm nhẹ hội chứng cai nghiện thuốc. Các triệu chứng cai nghiện thuốc không dễ chịu đối với bệnh nhân nhưng không đe dọa tính mạng. Cần định chuẩn liều lượng naloxone để hủy bỏ sự ức chế hô hấp và hệ thần kinh trung ương mà không gây nên hội chứng cai nghiện thuốc. Đối với những người phụ thuộc opioid mà không bị ức chế hô hấp, những liều nhỏ naloxone (như 0,05 mg tiêm tĩnh mạch) có thể được sử dụng để ngăn ngừa hội chứng cai nghiện opioid. Đối với những người không phụ thuộc và không bị ức chế hô hấp, một liều khởi đầu 0,4 mg tiêm tĩnh mạch có thể được cho lúc đầu. 9/ CÓ PHẢI NALOXONE PHẢI ĐƯỢC CHO BẰNGĐƯỜNG TĨNH MẠCH KHÔNG ? Không. N ếu khó thiết đặt một đường tĩnh mạch, naloxone có thể được chích mông nếu bệnh nhân không bị hạ huyết áp. Một liều 0,8 mg có thời gian tác dụng tương đương với 0,4 mg tĩnh mạch. Thuốc có thể được cho qua ống thông nội khí quản hay được chích dưới lưỡi trong tùng tĩnh mạch dưới lưỡi. Hiệu quả của naloxone bằng đường mũi đang được khảo sát. Naloxone không hiệu quả bằng đường miệng. 10/ CÓ PHẢI TẤT CẢ BỆNH NHÂN ĐỀU ĐÁP ỨNG VỚI 2 MG NALOXONE ? Không. Có thể cần những liều lượng naloxone lớn hơn để làm biến mất những tác dụng của codeine, diphenoxylate-atropnie (Lomotil), propoxyphen (Darvon), pentazocine (Talwin, Fortal), dextromethorphan (Dexir, Actifed), và những dẫn xuất của
- fentanyl. Nếu một ngộ độc opioid đ ược nghi ngờ và bệnh nhân không đáp ứng với một liều khởi đầu 2 mg naloxone, những liều 2mg lập lại có thể được cho mỗi 3 phút cho đến khi một đáp ứng được ghi nhận hay cho đến khi 10 mg naloxone đã được cho. Nếu không có đáp ứng với 10 mg, thì chẩn đoán ngộ độc opioid đơn độc là không có thể. Propoxyphene, fentanyl, pentazocine, dextromethorphan, và những dược chế có tác dụng kéo dài như oxycodone (Oxycontin) có thể đòi hỏi cho nhiều lần những liều lượng 2 mg. 11/ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA NALOXONE KÉO DÀI BAO LÂU ? Thời gian tác dụng của naloxone tiêm tĩnh mạch là 40-75 phút. Nhiều opioid gây nên những tác dụng lâm sàng kéo dài 3-6 giờ. Mặc dầu thời gian tác dụng của hầu hết opioid là dài hơn thời gian tác dụng của naloxone, nhưng việc bệnh nhân bị hôn mê trở lại không thường xảy ra. Sau khi được tiêm tĩnh mạch, naloxone có một khởi đầu tác dụng nhanh (trong vòng 2 phút) và một thời gian tác dụng tương đối ngắn (30-45 phút). Vì lý do này, nhưng liều lập lại hay tiêm truyền liên tục thường được đòi hỏi để duy trì những tác dụng đối kháng. Naloxone thường nhất đ ược sử dụng để điều trị sự suy giảm thông khí gây nên bởi opioid và ngộ độc. 12/ NALOXONE CÓ NÊN ĐƯỢC CHO MỘT CÁCH THƯỜNG NGHIỆM NƠI MỌI BỆNH NHÂN VỚI TRẠNG THÁI TÂM THẦN BỊ BIẾN ĐỔI ?
- Có lẽ không. Mặc dầu naloxone là một thuốc dùng an toàn, nhưng không hữu ích nơi mọi bệnh nhân có trạng thái tâm thần bị biến đổi, và thường sự đáp ứng đối với naloxone đã được chứng tỏ làm che mờ bệnh cảnh lâm sàng. N ếu bệnh nhân có một hội chứng giống giao cảm (sympathomimetic) hay kháng cholinergic rõ ràng, thì bệnh nhân bị kích động và kích thích này có lẽ có lợi nếu được cho naloxone. Nếu một hội chứng nghiện opiate được chẩn đoán rõ ràng, và tình trạng thông khí của bệnh nhân thích đáng, việc cho naloxone có thể gây nên tình trạng cai nghiện, đôi khi khó xử trí hơn so với một bệnh nhân được an thần nhẹ, trong một khoa cấp cứu bận rộn. 13/ SỰ AN THẦN VÀ SUY GIẢM HÔ HẤP TÁI PHÁT DO MỘT OPIOID TÁC DỤNG KÉO DÀI ĐƯỢC XỬ TRÍ NHƯ TH Ể NÀO ? Nên tiến hành tiêm truyền. Cho những liều lập lại naloxone nơi bệnh nhân nghiện opioid có thể khiến bệnh nhân dao động giữa những triệu chứng cai thuốc và ức chế hô hấp. Tiêm truyền naloxone cho bệnh nhân với liều lượng bằng 2/3 liều lượng cần thiết để làm biến mất sự ức chế hô hấp của bệnh nhân mỗi giờ. Một phương pháp dễ dàng là hòa trộn liều lượng vào 1L D5W và cho chảy với tốc độ 100mL/giờ. Tốc độ tiêm truyền có thể đ ược điều chỉnh tùy theo các triệu chứng của cai thuốc hay an thần của bệnh nhân. 14/ NALMEFENE LÀ GÌ, VÀ CÓ TỐT HƠN NALOXONE KHÔNG ? Nalmefene là một chất đối kháng opioid khác, có một cấu trúc tương tự với naloxone nhưng có một thời gian tác dụng dài hơn (thời gian bán
- phân hủy từ 4 đến 10 giờ). Khi được so sánh với naloxone trong một công trình nghiên cứu, nalmefene có những kết quả lâm sàng tương tự. Nalmefene đã không được phổ biến trong hầu hết các phòng cấp cứu do những triệu chứng cai nghiện kéo dài và phí tổn cao. Vài người làm dụng opiate có thể cố chống lại chất đối kháng bằng cách dùng thêm liều lượng lớn heroin, và khi tác dụng của nalmefene biến mất, họ có thể có nguy cơ bị ngộ độc opioid. Một chỉ định thật sự của nalmefene có thể là nơi những bệnh nhân nhi đồng đã uống thuốc vào do tai biến và được nhập viện để quan sát theo dõi. 15/ THẾ CÒN NALTREXONE ? Naltrexone là một chất đối kháng opioid uống với thời gian tác dụng dài. Nó được sử dụng trong liệu pháp khử độc kéo dài và không có vai trò đáng kể trong điều trị ngộ độc opioid cấp tính 16/ NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO NÊN ĐƯỢC QUAN SÁT Ở PHÒNG CẤP CỨU VÀ TRONG BAO LÂU ? Dầu naloxone có được cho hay không, nếu sự kích thích thông khí (ventilatory drive) đầy đủ, hầu hết các bệnh nhân có thể được giữ lại quan sát trong vài giờ cho đến khi thức tỉnh một cách thích đáng và được cho xuất viện. Đôi khi, bệnh nhân có thể không đáp ứng với naloxone, có sự thông khí không thích đáng tái diễn, cần điều trị, hay phát triển những biến chứng do việc sử dụng opioid và phải được nhập viện. Những bệnh nhân uống methadone có thể cần nhập viện trong 24-48 giờ. Hầu hết các bệnh nhân nên được theo dõi trong ít nhất 2 giờ từ khi dùng thuốc bởi vì biến chứng phù phổi không do tim sẽ được biểu hiện trong thời gian này. Hầu hết
- các thầy thuốc cấp cứu cho rằng một thời kỳ quan sát 4 giờ sau liều naloxone cuố i cùng là thích đáng nơi một bệnh nhân không có triệu chứng. Sự kéo d ài thời gian quan sát này cho phép nhận biết những chất được uống vào đồng thời và sự ức chế hô hấp tái phát. Một thời kỳ quan sát 4 ến 6 giờ được khuyến nghị đối với hầu hết các trường hợp ngộ độc opioid. Đối với các opioid có tác dụng kéo dài (propoxyphene, methadone) hay những dược chế thải chậm, nhập viện 24 đến 48 giờ được chỉ định. 17/ NHỮNG DẤU HIỆU CỦA HỘI CHỨNG CAI NGHIỆN THUỐC PHIỆN ? Lo lắng, ngáp, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ra mồ hôi, giãn đồng tử, nôn và mửa, ỉa chảy, dựng lông, đau bụng, và đau cơ tỏa lan. Trong trường hợp điển hình những dấu hiệu cai xảy ra 12 giờ sau lần sử dụng heroin cuối cùng và 30 giờ sau lần sử dụng methadone cuối cùng. Cai thuốc phiện hiếm khi đe dọa tính mạng. 18/ HỘI CHỨNG CAI NGHIỆN THUỐC PHIỆN Đ ƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ? Điều trị triệu chứng. Clonidine, 0,1 đến 0,2 mg uống 3 lần mỗi ngày, có thể hữu ích. Tuy nhiên vài bệnh nhân có thể lạm dụng clonidine, bởi vì nó làm gia tăng cảm giác khoái trá do opioid. Cũng vậy, truyền dịch tĩnh mạch, các thuốc chống nôn, và các thuốc chống tiêu chảy có thể được sử dụng.
- 19/ BODY STUFFERS/PACKERS ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ TH Ể NÀO ? Các gói thuốc có thể được thấy trên phim chụp bụng, phim với uống thuốc cản quang (Gastrografin), hay CT scan bụng. Rửa (lavage) thường không được khuyến nghị bởi vì có sẵn một chất giải độc rẽ và an toàn là naloxone, và rửa có thể có vài nguy cơ nghiêm trọng. Nên cho bệnh nhân than hoạt hóa và dung dịch điện giải polyethylene glycol (Colyte, GoLYTELY) để làm gia tăng sự thải qua đại tràng. Polyethylene glycol nên được cho qua một ống thông mũi-dạ dày với tốc độ không 2L/giờ cho đến khi có nước trong suốt chảy ra khỏi trực tràng. Đôi khi thụt tháo có thể đ ược sử dụng nếu các gói thuốc nằm ở phần xa đại tràng hay sờ được lúc thăm khám trực tràng b ằng ngón tay. 20/ PHẢI Ý THỨC NHỮNG YẾU TỐ NGUY C Ơ NÀO LIÊN K ẾT VỚI TỬ VONG LÚC DÙNG HEROIN ? Sự sử dụng đồng thời ethanol và benzodiazepines tạo thêm khả năng Ức chế hô hấp. Giới nữ, sử dụng heroin lâu dài, và tình trạng chưa thành lập gia đ ình đ ược liên kết với tử vong gia tăng. Sử dụng heroin trong 12 tháng đầu sau khi ngừng điều trị nghiện ma túy và 2 tuần đầu sau khi ra tù được liên kết với tỷ suất tử vong gia tăng. Hầu hết tử vong xảy ra ở nhà và với những người ngoài cuộc, thường không gọi cấp cứu vì sợ những hậu quả pháp luật. 21/ LIỆT K Ê NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA VIỆC DÙNG OPIOID TĨNH MẠCH.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Những nghẽn mạch phổi nhiễm khuẩn Bệnh thận. Bệnh uốn ván Nhiễm trùng HIV Viêm tế b ào Áp xe da Viêm xương tủy Ngộ độc vết thương bởi clostridium botulinum Hội chứng ngăn (compartment syndrome). 22/ XÉT NGHIỆM ĐỘC CHẤT TÌM KIẾM OPIATES HỮU ÍCH RA SAO, VÀ NHỮNG OPIATE NÀO THƯỜNG KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN ? Khám phát hiện độc chất thường không hữu ích trong xử trí cấp tính các bệnh nhân. Không những có sự chậm trễ trong việc nhận các kết quả, nhưng cũng bởi vì bệnh cảnh lâm sàng là hữu ích nhất và nên được sử dụng để hướng dẫn điều trị. Xét nghiệm độc chất tìm opiates không phát hiện đối với methadone hay , và cần đến những xét nghiệm phát hiện đặc biệt. Fentanyl, pentazocine (Fortal), meperidine, oxymorphone, oxycodone, và propoxyphene không được phát hiện bởi xét nghiệm opiates tổng quát. Ngộ độc hay hội chứng cai nghiện opioid là một chẩn đoán lâm sàng.
- Sự phát hiện opioids trong nước tiểu có thể giúp chẩn đoán ngộ độc opioid ; tuy nhiên có một tỷ lệ cao âm tính giả và các kết quả của xét nghiệm nước tiểu không có được ngay cho nhà lâm sàng. Nồng độ acetaminophen nên được xác định trong các trường hợp ngộ độc propoxyphene, oxycodone, hydrocodone, tramadol, và codeine, cũng như trong bất cứ uống thuốc tự tử tự ý nào. 23/ CÓ NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO KHÁC NÊN ĐƯỢC KIỂM TRA KHI UỐNG OPIATE ? Nồng độ acetaminophen nên được kiểm tra nơi tất cả các bệnh nhân uống thuốc bởi vì acetaminophen thường kết hợp với hydrocodone, oxycodone, propoxyphene, và codeine. Định lượng nồng độ các opioids đặc hiệu không có lợi và không nên thực hiện. 24/ NHỮNG BIẾN CHỨNG PHỐI THÔNG THỐNG NHẤT CỦA SỬ DỤNG OPIOID ? Phù phổi không phải do tim (noncardiogenic pulmonary edema), xảy ra nơi khoảng 3% những bệnh nhân không được nhập viện, và khoảng 50% của tất cả những người nghiện opioid, bị phù phổi một lần trong đời. Cơ chế không được rõ ràng, nhưng đó là kết quả của sự tăng tính thẩm thấu mao mạch và rò dịch. Bệnh nhân có những dấu hiệu như đ ờm hồng có bọt, xanh tía, và rales, và những thâm nhiễm mịn ở hai bên phổi, được nhận thấy trên phim X quang ngực được chụp nơi bệnh nhân bị hôn mê. Naloxone không làm biến mất quá trình bệnh lý này, và nhiều bệnh nhân có thể cần thông khí cơ học (mechanical ventilation). Heroine, methadone, morphine, và propoxyphene được liên kết với phù phổi
- không phải do tim. 25/ OPIOIDS CÓ THỂ GÂY CO GIẬT TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG NÀO ? Fentanyl hay sulfentanyl dùng bằng đường tĩnh mạch, ngộ độc propoxyphene hay pentazocine (Fortal), sử dụng meperidine (đặc biệt cho bằng đường miệng), hội chứng cai nghiện opioid hay cho các trẻ sơ sinh những liều lượng cao morphine, và sử dụng tramadol. 26/ C HO DEXTROMETHORPHAN HAY MEPERIDINE NƠI BỆNH NHÂN ĐANG DÙNG THU ỐC CHỐNG TRẦM CẢM CÓ THÍCH HỢP KHÔNG ? Không. Những phối hợp thuốc này có thể dẫn đến hội chứng serotonin đe dọa mạng sống. Bất cứ thuốc nào hay bất cứ sự phối hợp thuốc nào đều có thể làm gia tăng sự dẫn truyền thần kinh qua trung gian serotonin và gây nên hội chứng serotonin. Meperidine và dextromethorphan ức chế sự thu hồi (uptake) serotonin. Nhiều thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressants) và tất cả các SSRI (selective serotonin reuptake inhibitors) ức chế sự tái thu hồi serotonin. Các IMAO (MAOI : monoamine oxidase inhibitors) cũng bị chống chỉ định bởi vì chúng làm giảm sự chuyển hóa serotonin. 27/ HỘI CHỨNG SEROTONIN LÀ GÌ ? Một hội chứng được đặc trưng bởi những biến đổi về nhận thức (cognition) và hành vi, hệ thần kinh tự trị, và hoạt động thần kinh-cơ. Những triệu chứng và dấu hiệu sau đây thường xảy ra : sự lú lẩn, sự kích
- động, toát mồ hôi, tim nhịp nhanh xoang, giật rung cơ (myoclonus), tăng phản xạ, cứng cơ, và run. Hội chứng serotonin có thể không phân biệt được với tăng thân nhiệt ác tính (malignant hyperthermia) của hội chứng ác tính neuroleptic, và nó có thể xảy ra một cách không đoán trước được. Hội chứng ác tính neuroleptic thường có một khởi đầu từ từ hơn trong nhiều ngày đến nhiều tuần, nó biến mất trong vài ngày, có những triệu chứng nghiêm trọng hơn hội chứng serotonin và không thường có tăng phản xạ hay giật rung cơ (myoclonus). Hội chứng serotonin thường bắt đầu trong vài phút đến vài giờ sau khi bắt đầu thuốc mới. Điều trị chủ yếu có tính chất hỗ trợ và bao gồm làm lạnh nhanh chóng, khử nhiễm dạ d ày-ruột trong trường hợp uống thuốc cấp tính, benzodiazepines, dịch, và xử lý đường hô hấp. Có thể cần làm liệt thần kinh cơ. Các thuốc chống serotonin, như cyproheptadine (Periactin), thuốc uống, có thể hữu ích đối với vài b ệnh nhân. 28/ TẠI SAO TRÁNH KÊ TOA MEPERIDINE (DEMEROL) ? Co giật có thể gây nên bởi normeperidine, một chất chuyển hóa của meperidine, được thải ra bởi thận. Nồng độ normeperidine cao nếu uống meperidine lặp đi lặp lại, và sự sử dụng đồng thời các thuốc gây cảm ứng các enzymes gan, như phenytoin, phenobarbital, và chlorpromazine. Naloxone không làm giảm bớt các co giật. Normeperidine có thể gây nên kích động do hệ thần kinh trung ương, run, và loạn tâm thần. Thời gian tác dụng của meperidine chi 2-3 giờ ; trái với morphine, thời gian bán hủy được kéo d ài bởi bệnh gan ; nó có thể gây nên hội chứng serotonin khi được cho phối hợp với monoamine oxidase inhibitors. Meperidine và chất chuyển hóa của nó normeperidine là những tác nhân có khuynh hướng gây co giật (proconvulsanr agents).
- Normeperidine phần lớn được thận thải ra và có thể tich tụ nơi bệnh nhân có chức năng thận suy yếu, làm gia tăng nguy cơ co giật. Sự phối hợp của meperidine hay dextromethorphan với IMAO có thể đ ưa đ ến hội chứng serotonin. 29/ CHẤT CHỐNG ỈA CHẢY NÀO CÓ THỂ GÂY NÊN NGỘ ĐỘC NẾU UỐNG ? Lomotil (diphenoxylate 2,5 mg + atropine 0,025 mg). Hầu hết quá liều xảy ra ở trẻ em. Quá liều là một ngộ độc 2 giai đoạn : giai đoạn 1 : hội chứng kháng cholinergic (đỏ phừng mặt, khô miệng), và giai đoạn 2, những tác dụng opioids. Tuy nhiên kiểu này không thông thường. Những biểu hiện chậm đã được báo cáo, và các trẻ em nên được giữ quan sát trong một môi trường có monitoring trong ít nhất 24 giờ. Loperamide là một thuốc chống ỉa chày không cần toa thuốc, dẫn xuất từ phenoxylate. Ngộ độc cấp tính thường chỉ gây nên tình trạng ngủ gà (drowsiness) nhưng có thể gây nên hôn mê, tim nhịp chậm, ngừng thở ngắn và co đ ồng tử. 30/ LOẠI OPIOID NÀ O CÓ THỂ GÂY NÊN LOẠN NHỊP THẤT, PHỨC HỢP QRS RỘNG, GIÃN ĐỒNG TỬ, VA CO GIẬT ? Propoxyphene có một tác dụng giống quinidine, phong bế các kênh sodium tương tự với các chất trầm cảm 3 vòng. Những nồng độ lớn naloxone (10mg) có thể làm biến mất suy giảm thần kinh trung ương nhưng không làm biến mất những tác dụng độc tính lên tim. Sodium bicarbonate đã đ ược sử dụng thành công để điều trị loạn
- nhịp tim gây nên bởi propoxyphene. Propoxyphene đã chưa bao giờ được chứng tỏ là hiệu quả để giảm đau hơn salicylate, acetaminophen, hay codein. 31/ NHỮNG DESIGNER DRUG NGHĨA LÀ GÌ, VÀ HAI DESIGNER DRUG DANH TIẾNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀ GÌ ? Designer drug là những thuốc được chế tạo để thay thế các chất hóa học được ưa chuộng nơi những người sử dụng thuốc ma túy bất hợp pháp. Những thuốc này được chế tạo không tốn kém nơi những phòng bào chế bí mật. 3-Methylfentanyl là một chất tương cận của fentanyl, được biết dưới tên China White hay Persian White và 2.000 lần mạnh hơn morphine và 20 lần mạnh hơn fentanyl. Nó có thể gây nên ngưng hô hấp nhanh chóng. Nó không tạo nên “rush” của heroin, nhưng thay vì vậy tạo một tình trạng sảng khoái dài hơn. Những bộc phát khác nhau ở California, bờ biển phía đông, và mới đây hơn ở châu Âu đ ã được báo cáo. 32/ THU ỐC TRỊ CẢM KHÔNG CẦN TOA NÀ O ĐÔI KHI ĐƯỢC LẠM DỤNG BỞI CÁC THIẾU NIÊN ? Dextromethorphan. 33/ NHẬN DIỆN MỘT CHẤT TƯƠNG CẬN KHÁC CỦA CODEINE. Tramadol là một chất tương cận tổng hợp của codeine. Những quá liều đã được liên kết với co giật, cao huyết áp, giảm áp hô hấp, và kích động. Các
- cơn co giật không đáp ứng với naloxone. Mặc dầu thuốc có một tiềm năng gây lạm dụng thấp, nhưng tramadol không được khuyến nghị đối với một bệnh nhân có bệnh sử phụ thuộc opioid.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chống độc: Điều trị ngộ độc và quá liều ma tuý
4 p | 305 | 45
-
Ngộ độc cấp gardenal
5 p | 159 | 15
-
Ngộ độc ma túy nhóm Opioid
4 p | 116 | 12
-
Bài giảng Thuốc giảm đau loại Morphin
43 p | 40 | 6
-
Khảo sát đặc điểm của các ca tử vong liên quan đến opioid tại Trung tâm Pháp y thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến năm 2020
6 p | 14 | 4
-
Bài giảng Độc chất học: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
72 p | 17 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ bị ngộ độc cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2017-2020
6 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn