intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngộ nhận về đi bộ khi mang bầu

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

bầu Các bà bầu thường được khuyên đi lại cho dễ đẻ, nhưng cũng có nhiều người đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì quá nhiệt tình thực hiện lời khuyên này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngộ nhận về đi bộ khi mang bầu

  1. Ngộ nhận về đi bộ khi mang bầu Các bà bầu thường được khuyên đi lại cho dễ đẻ, nhưng cũng có nhiều người đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì quá nhiệt tình thực hiện lời khuyên này.
  2. Hãy đi bộ vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn (google image) Hương (27 tuổi, Hà Nội) có bầu được gần 7 tháng. Ngoài việc tranh thủ vận động mọi lúc mọi nơi, mỗi ngày chị còn dành ra hơn 1 tiếng để đi bộ ở công viên gần nhà. "Các cụ bảo là đi lại nhiều cho dễ đẻ" - Hương giải thích. Chị không nề hà việc trèo thang bộ khi vào siêu thị hay đến cơ quan, hay đi chợ giúp mẹ chồng mỗi sáng. Nhiều buổi tối đi làm về muộn rất mệt nhưng chị vẫn cố gắng "hoàn thành chỉ tiêu" đi bộ, và sau đó ngồi thở vì quá "oải". Một đêm, chị Hương tỉnh giấc vì đau bụng. Chị cố ngủ tiếp nhưng giấc ngủ chập chờn, và đến gần sáng thì phát hiện ra máu. Đến bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị động thai, dọa đẻ non. Sau khi hỏi han, bác sĩ kết luận chị vận động quá sức. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết cơ sở này từng tiếp nhận nhiều trường hợp có nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non do vận động, đi lại
  3. quá mức. Theo ông Tuấn, lý thuyết "đi lại nhiều cho dễ đẻ" không sai, nhưng vấn đề là mức độ như thế nào. Nếu thấy mệt thì đó là lúc nên dừng lại nghỉ ngơi, việc cố thêm sẽ dẫn đến quá sức. Sự thái quá sẽ khiến cơ thể mỏi mệt, lợi bất cập hại, thậm chí gây chấn động cho thai nhi. Đặc biệt, ở những thời điểm nhạy cảm như tháng thứ 3, thứ 7, nguy cơ hỏng thai cao nên sự vận động cần nhẹ nhàng cẩn thận hơn. Giữ gìn quá cũng không nên Từ khi biết mình có bầu, Thu đi lại nhẹ nhàng hẳn. Bị ám ảnh bởi tai nạn sẩy thai của một chị hàng xóm, cô sợ mỗi cử động của mình đều có hại cho bé. Thu đi rón rén, mỗi bước đều rất ngắn, chỉ bằng chiều dài một bàn chân. Vì thế nên đi cùng với mọi người, dù ai nấy đều đi thật chậm để chờ nhưng Thu luôn rớt lại. Thu từ chối các công việc phải đi lại; về nhà thì hầu như chỉ ngồi hoặc nằm. Cô cự tuyệt các cử chỉ âu yếm của
  4. chồng, đến cười cũng không dám cười lớn vì sợ ảnh hưởng đến bé. Theo tiến sĩ Trần Quốc Việt, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sự kiêng khem của Thu là không cần thiết và chỉ làm cho cô và mọi người thêm căng thẳng, lo lắng. Trừ các trường hợp mang thai bệnh lý cần chế độ chăm sóc đặc biệt, còn những bà bầu khác hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường. Mang thai là một quá trình sinh lý, vì vậy không có gì phải lo lắng khi bạn đi lại, làm việc, quan hệ tình dục ở mức độ vừa phải. Theo ông Lê Anh Tuấn, việc vận động đúng mức khi mang thai giúp người phụ nữ bớt đau đớn khi sinh nở, giảm nguy cơ tai biến, quá trình vượt cạn cũng diễn ra nhanh chóng nhẹ nhàng hơn. Đó cũng là nguyên nhân những phụ nữ nông thôn dễ đẻ hơn phụ nữ thành phố, nhất là khối văn phòng. Thế nào là vận động vừa phải? Theo ông Tuấn, chị em có thể làm mọi việc trong nhà như nấu nướng, dọn dẹp, chợ
  5. búa..., có thể lên xuống cầu thang (cẩn thận để không vấp ngã), đi dạo công viên, miễn là vẫn thấy thoải mái và dễ chịu. Khi thấy mệt thì nên nghỉ ngơi. Trong quý 2 của thai kỳ, chị em còn có thể tập luyện các môn nhẹ nhàng như bơi, các bài thể dục cho người mang bầu... Theo Vnexpress
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2