intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 2

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

88
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay sau khi đem quân từ Thăng Long chạy về tới Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 2

  1. Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – phần 2 II. NGOẠI GIAO HÒA HOÃN VỚI QUÂN XÂM LƯỢC Ngay sau khi đem quân t ừ Thăng Long chạy về tới Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam . Và mặc dầu hòa hoãn với quân Mông Cổ, nhà Trần vẫn giao hảo với nhà Tống. Cùng một lúc với việc cho sứ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai, nhà Trần cũng cho sứ sang Tống, thông báo cho Tống biết ta đánh thắng quân Mông Cổ, ngăn chặn không cho quân Mông Cổ qua Đại Việt, vào đất Tống, giúp Tống tránh được một mũi tiến công của quân Mông Cổ vào sau lưng họ. Quân Mông Cổ ở Vân Nam tiếp tục cho sứ sang ta. Ngột Lương Hợp Thai cho sứ đem một bức thư tới nhà Trần. Thư viết rất ngạo nghễ, đại ý như sau: “Trước ta sai sứ sang thông hiếu, các người giữ không cho về. Ta phải ra quân năm ngoái, Quốc chúa người phải chạy ra thảo dã. Ta lại sai sứ đi chiêu dụ trả nước cho, ngươi lại trói sứ của ta đuổi về. Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ: như các ngươi thực tâm nội phụ thì Quốc chúa phải thân đến. Nhược bằng không sửa lỗi, hãy nói ta rõ”. Ngột Lương Hợp Thai muốn lấn dần, cho sứ sang đòi vua Trần vào chầu là một hình thức phiên thần lệ thuộc mà các vua Đại Việt không hề làm với bất cứ một triều đại phương Bắc nào. Cố nhiên là vua Trần bác bỏ yêu sách đó. Mấy tháng sau, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang Đại Việt lần thứ hai. Vua Trần nói dứt khoát rằng vua Trần không sang chào vua Nguyên. Các tướng Nguyên ở Vân Nam đành chịu. Nhưng chúng vẫn duy tr ì các quan hệ ngoại giao với nước ta. Về phía ta, nhà Trần cũng cho người qua lại giao dịch với Mông Cổ ở Vân Nam, mục đích chủ yếu là để tìm hiểu t ình hình nội bộ chúng và theo dõi những diễn biến chiến tranh giữa Mông Cổ và Tống. Đầu năm 1261, triều đình Mông Cổ chính thức quan hệ với ta. Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt cho một sứ bộ ngoại giao sang ta. Sứ bộ đi sáu tháng tới Thăng Long, trao vua Trần chiếu thư của Hốt Tất Liệt, đại ý như sau: "…Mới đây, thứ thần ở nước Đại Lý là an phủ sứ Nhiếp Chỉ Mạch Đinh chạy trạm dâng biểu nói nước khanh có thành ý hướng phong mộ nghĩa. Nghĩ khanh trước kia, thời tiên triều, đã từng thần phục, từ xa cống phương vật, nên ban chiếu chỉ dụ các quan liêu sĩ thứ nước khanh phải áo mũ, điển lệ, phong tục, vẫn y theo cựu chế của nước mình, không phải thay đổi. Cũng như nước Cao Ly mới đây sai sứ sang hỏi, đã xuống chiếu cho hết thảy đến theo lề ấy. Ngoài ra, ta đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa binh lấn cướp biên giới, quấy nhiễu nhân dân nước khanh. Các quan liêu sĩ thứ nước khanh cứ yên ổn làm ăn như trước. . . ".
  2. Thế của quân Mông Cổ chưa thể xâm lược ta được nên Hốt Tất Liệt phải tiếp tục quan hệ hòa hoãn với ta. Nhưng mưu đồ lợi dụng mối quan hệ hòa hoãn để thực hiện dã tâm mua chuộc, dụ dỗ nước ta làm thuộc quốc của chúng đã lộ rõ. Lúc này thế của nước ta là thế một nước nhỏ nhưng mạnh. Về quân sự, ta đã đánh thắng một bước quân Mông Cổ. Về ngoại giao, ta không nhượng bộ trước những hạch sách, hống hách và mọi mưu đồ của chúng. Hốt Tất Liệt muốn lừa ép nước ta làm thuộc quốc, nhưng lại sợ quân dân ta phản ứng, có thể phản ứng cả về quân sự, nên cuối chiếu thư phải lèo thêm một câu là: "đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa binh lấn cướp biên giới. . . " để xoa dịu sự bất bình của quân dân ta. Khi sứ Mông Cổ về nước, triều đình nhà Trần về mặt ngoại giao cũng cho một sứ bộ sang thông hiếu. Nhưng về mặt quân sự, triều đình nhà Trần và quân dân ta đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lược. Trong khi sứ ta sang Vân Nam thì nhà Tống cho sứ sang đem chiếu thư phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Quốc vương và phong Thượng hoàng Trần Thái Tông làm Đại vương. Có thể nhà Tống biết nhà Trần giao thiệp với Mông Cổ nên vội làm việc này để tỏ tình thân thiện, mong giữ được quan hệ láng giềng tốt với ta. Khoảng tháng 9 năm 1262, sứ bộ ta sang kinh đô Khai B ình. Lúc này, Mông Cổ chưa mở rộng được cuộn chiến tranh xâm lược của chúng vào Trung Quốc, nên còn đóng đô tại Khai Bình (thuộc khu tự trị Nội Mông ngày nay). Đây là lần đầu tiên sứ bộ ta trực tiếp giao thiệp với triều đình Mông Cổ. Buổi đầu, để mua chuộc ta, Hốt Tất Liệt gửi tặng vua Trần ba tấm gấm tây cẩm và sáu tấm gấm kim thục. Tháng 10 năm 1262, khi sứ ta trở về, Hốt Tất Liệt cũng cho một sứ bộ sang ta, đem sắc phong vua Trần làm An Nam Quốc vương và đưa chiếu thư đòi hỏi ta nhiều thứ. Nội dung chiếu thư như sau: “Khanh đã gửi đồ lễ nhận làm bề tôi, vậy bắt đầu từ năm Trung Thống thứ tư (1263), cứ ba năm một lần, chọn nho sĩ, thầy thuốc cùng người thông âm dương bói toán, các hạng thợ, mỗi loại ba người, đem đến cùng với các thứ: dầu tô hợp, quang hương, vàng bạc, chu sa, trầm hương, đàn hương, tê giác, đồi mồi, trân châu, ngà voi, vải trắng...” (Nguyên sử, q.209, An Nam truyện. tờ 3a). Hốt Tất Liệt phong vương cho vua Trần là có dụng ý ràng buộc vua Trần thành chư hầu, chịu sự khống chế của hắn về mọi mặt. Nhưng đối với nhà Trần, triều Tống hay triều đình Mông Cổ phong vương hầu không có ý nghĩa gì. Các vua Trần không bao giờ quan tâm đến việc cầu phong của các triều đ ình phương Bắc. Một nhà sử học thời trước là Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí đã nhận định: "Các vua Trần được nhường ngôi, chưa từng cầu phong ở Trung Quốc” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, q.46, Bang giao chí). Và ở một đoạn khác trong sách này, Phan Huy Chú có nhận định: "Đến nay, phong vương thì Mông Cổ phong trước, nhà Tống phong sau. Đó cũng chỉ là tùy hai nước ấy tự sai sứ sang, nước ta chưa từng đưa thư trước cầu phong với hai nước ấy” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, q.46, Bang giao chí). Còn những yêu sách nhũng nhiễu của Hốt Tất Liệt ghi trong chiếu thư thì nhà Trần bác bỏ.
  3. Tuy vậy, Mông Cổ vẫn tiếp tục quan hệ với ta, giữ thái độ hòa hoãn, nhưng lúc thì yêu sách cái này, lúc lại yêu sách cái khác, hoặc cho sứ sang ta một cách bất thường để thúc ép, dọa dẫm, muốn gây cho ta một tâm lý hoang mang, khiếp sợ chúng. Về phía ta, yêu sách nào, sứ nào của chúng, ta cũng không quan tâm. Sứ sang rồi sứ lại về. Nhà Trần không giải quyết bất cứ việc gì theo ý muốn của chúng. Nhà Trần chỉ trích, bắt bẻ cả những hành động bất nhất của Hốt Tất Liệt. Đối với sứ Mông Cổ vị nào tỏ ra biết điều, ta tiếp đãi mềm dẻo, ân cần, tên nào vô lễ ngông nghênh, hống hách, ta thuyết phục; thuyết phục không nghe thì ta thẳng tay răn đe, làm cho chúng mất ngông nghênh, hống hách. Tháng 3 năm 1266, nhân có sứ Mông Cổ sang ta trở về nước, ta cũng cho một sứ bộ sang từ chối mọi yêu sách của Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt đành chịu. Nhưng chỉ ba ngày sau khi sứ ta về nước, Hốt Tất Liệt lại đưa sang ta sáu yêu sách nặng nề hơn: 1- Vua Trần phải sang chầu. 2- Vua Trần phải cho con hay em sang ở tại triều đ ình Mông Cổ làm con tin. 3- Phải kê khai dân số nộp cho Mông Cổ. 4- Phải chịu các quân dịch của Mông Cổ. 5- Phải nộp phú thuế cho Mông Cổ. 6- Phải để cho Mông Cổ đặt đạt lễ hoa xích, tức đặt quan lại người Mông Cổ để thống trị nước Đại Việt. Những yêu sách thật là hống hách. Hốt Tất Liệt muốn bằng uy hiếp ngoại giao biến nước ta thành thuộc quốc, hoặc hơn thế, thành một địa phương trong lãnh thổ thuộc quyền thống trị của hắn. Hai tháng sau, Hốt Tất Liệt lại gửi một chiếu thư khác, đòi vua Trần phải nộp những lái buôn người Hồi Hột (tức người Uy Gua) ở nước ta, lấy lý do là “muốn hỏi về tình hình Tây Vực”. Gần một năm sau, tức tháng 10 năm 1268, Hốt Tất Liệt cho Hốt Lung Hải Nha, người Mông Thát đi sứ sang Việt Nam, cho tên Trương Đình Trân, người Hán, làm phó sứ. Bọn Hốt Lung Hải Nha đem chiếu thư một lần nữa đòi vua Trần phải nộp lái buôn Hồi Hột, và chúng còn đòi một điều không ghi trong chiếu thư là ta phải nộp mấy con voi lớn. Khi tới Đại Việt, viên phó sứ người Hán là Trương Đình Trân ngạo nghễ đòi vua Trần phải tiếp theo lễ đối với “vương ân", tức là tiếp theo lễ như đối với người ngang hàng vua. Để trừng vị viên phó sứ láo xược này, vua Trần cho đưa Trương Đình Trân tới ở riêng một nơi, gần như giam lỏng, lúc nào cũng có vệ binh tuốt gươm trần vây quanh. Bấy giờ đương mùa nắng. Trương Đình Trân khát, xin nước uống. Vệ binh đem nước sông, vừa nóng vừa đục tới cho uống. Hắn xin nước giếng. Vệ binh không cho, lấy cớ nước giếng thường có thuốc độc chết người. Trương Đình Trân phải khẩn khoản xin: "Tôi tự yêu cầu,
  4. có chết cũng không dám oán hận". Bấy giờ vệ binh mới lấy nước giếng cho uống. Thái độ hống hách, láo xược của Trương Đình Trân phải nhụt hẳn. Bọn Hốt Lung Hải Nha sang ta lần này có hai yêu sách chính: một là đòi nộp lái buôn Hồi Hột, hai là đòi cống voi. Về yêu sách thứ nhất, triều đình nhà Trần cương quyết không trao người Hồi Hột và cũng không cho sứ Mông Cổ và người Hồi Hột đã ở nước ta được gặp nhau. Tại sao Hốt Tất Liệt nằng nặc đòi nộp lái buôn Hồi Hột như vậy? Vốn là từ thời Thành Cát Tư Hãn, các lái buôn Hồi Hột đã trở thành những tình báo đắc lực của bọn vua chúa Mông Cổ hiếu chiến. Lái buôn Hồi Hột đi khắp các nơi, tới nước nào chúng cũng dò xét tình hình nước đó để báo về cho bọn vua chúa Mông Cổ. Vai trò tình báo của lái buôn Hồi Hột đã nổi rõ trong lịch sử chiến tranh xâm lược của Mông Cổ từ hàng nửa thế kỷ trước. Chắc chắn triều đình nhà Trần biết rõ điều đó nên rất cảnh giác với những hành động của bọn lái buôn Hồi Hột, đã nghiêm cấm không cho lái buôn Hồi Hột tiếp xúc với các sứ thần, và không cho lái buôn Hồi Hột sang Mông Cổ. Về yêu sách thứ hai là đòi voi, tuy không có gì quan trọng lắm nhưng triều đình nhà Trần cũng bác bỏ. Bọn Hốt Lung Hải Nha, Trương Đình Trân đành về không. Triều đình nhà Trần bác bỏ những yêu sách của bọn hiếu chiến, nhưng vẫn đường hoàng giao thiệp với chúng. Khi bọn Hốt Lung Hải Nha về, vua Trần cho một phái bộ đi cùng đem thư của vua Trần gửi Hốt Tất Liệt, nói rõ là không chấp nhận những yêu sách của hắn. Hốt Tất Liệt nhận thư của vua Trần cũng đành chịu. Đối với nước lớn, với kẻ hiếu chiến hung hãn bậc nhất của thời đại, thái độ của Tổ tiên ta thời Trần thật hiên ngang, dũng cảm, ngoại giao thật rắn rỏi. Cuối năm 1270, sau khi các sứ Hốt Lung Hải Nha, Trương Đình Trân về nước, Hốt Tất Liệt đưa thư sang triều đình nhà Trần trách: nhận chiếu thư không lạy, tiếp sứ không theo lễ vương ân và đòi: nộp voi cùng các đồ uống khác. Vua Trần không trả lời. Năm 1271 nhà Nguyên (Nhà Nguyên thành lập năm 1271) lại cho sứ sang trách móc, yêu sách đòi vua Trần vào chầu. Vua Trần đưa thư cho sứ Nguyên cầm về bác bỏ mọi đòi hỏi, bắt bẻ của vua Nguyên. Từ đây cho tới hết năm 1275, quan hệ giữa ta và nhà Nguyên cũng chỉ như vậy thôi. Nhà Nguyên chưa thể dùng vũ khí đe dọa ta, vì Nguyên chưa đánh chiếm được hẳn toàn bộ Trung Quốc và còn bận tổ chức cai trị ở những vùng đất đã chiếm đóng. Tới đầu năm 1276, Nguyên đã đánh chiếm gần hết đất nước Trung Quốc, tiến xuống gần biên giới đông bắc nước ta. Do đấy, thái độ của Hốt Tất Liệt trong quan hệ ngoại giao với ta cũng đổi khác, bắt đầu gay gắt, trắng trợn hơn trước. Đầu năm 1276, sứ của ta là Lê Khắc Phục và Lê Túy Kim sang triều Nguyên từ chối sáu điều yêu sách của nhà Nguyên, bị vua Nguyên Hốt Tất Liệt bắt giam, không cho về. Cũng đầu năm 1276, vua Trần cho người sang Long Châu (đất Tống) gần biên giới nước ta, mượn tiếng đi mua thuốc, để tìm hiểu t ình hình chiến tranh giữa Tống và Nguyên. Tống sắp mất cả nước. Năm 1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông chết, vua Trần Thánh Tông cho hai đại phu là Chu Trọng Ngạn và Ngô Đức Thiệu sang Nguyên báo tin và cũng để thăm dò thái độ của Nguyên. Thông thường, thời xưa, trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, khi vua nước này chết thì vua nước kia cho sứ thay mặt mình sang làm lễ
  5. viếng. Nhưng Hốt Tất Liệt ngang ngược, thô bạo, không làm thế, không chia buồn, phúng viếng mà còn giữ sứ bộ Chu Trọng Ngạn không cho về. Như vậy là liên tiếp hai sứ bộ của ta bị Hốt Tất Liệt giữ lại. Nhưng triều đình nhà Trần bình t ĩnh, không nao núng. Sứ của ta bị giữ hàng năm, thế mà triều đình nhà Trần vẫn lặng thinh, như không có chuyện gì. Thấy việc giữ sứ không có kết quả, năm 1278 Hốt Tất Liệt phải để sứ bộ Lê Khắc Phục, Lê Túy Kim bị giữ từ đầu năm 1276 trở về nước, cùng đi với sứ bộ ta có một sứ bộ của Hốt Tất Liệt sang Đại Việt để thúc ép vua Trần vào chầu. Đi gần tới biên giới, sứ Nguyên đưa tin sang yêu cầu ta cho quan quân lên đón chúng từ biên giới. Từ biên giới, tức từ vùng Lạng Sơn bây giờ, tới kinh thành Thăng Long, đường không xa lắm và dễ đi. Nhưng đối với sứ giặc, ta thường bắt đi quanh co dài ngày, khi luồn rừng, leo núi, khi lội suối, trèo đèo rất vất vả. Sau này, một sứ nhà Nguyên là Trần Phu đã viết về con đường đi sứ ở nước ta như sau: "Sứ thần tới nước ấy không được dẫn đi theo những con đường đã có sẵn, mà toàn là đục núi làm đường, quanh co khuất khúc, khi trèo núi, khi lội khe, để cho thấy là đường đi rất xa xôi, nguy hiểm” (Trần Cương Trung: Giao Châu cảo) Khi sứ nhà Nguyên về nước, ta cũng cho một sứ bộ sang Nguyên, từ chối những yêu sách của vua Nguyên và đòi vua Nguyên trả lại tự do cho những sứ thần của ta bị vua Nguyên giam giữ. Hốt Tất Liệt lại bắt giam sứ của ta và cho sứ Nguyên sang ta lần nữa, một mực đòi vua Trần phải vào chầu. Đoán trước rằng vua Trần vẫn không vào chầu, nên trong chiếu thư gửi vua Trần, Hốt Tất Liệt đưa thêm những điều kiện mới và hăm dọa: "Nếu quả không thể tự thân tới được thì phải lấy vàng thay người, hai hạt châu thay mắt và lấy thêm hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thợ nghề, mỗi loại hai ng ười để thay cho thổ dân. Nếu không, hãy tu sửu thành trì để đợi phán xét " (Nguyên sử, q.209, An Nam truyện) Trước những hăm dọa ngày càng hống hách, xấc xược của Hốt Tất Liệt, vua Trần vẫn không vào chầu; vàng thay người, ngọc thay mắt cũng không, mà hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thợ nghề thay dân cũng không. Sứ Nguyên lại về không như mọi lần trước. Để tỏ ra vẫn giữ quan hệ bình thường với nhà Nguyên, khi sứ Nguyên về nước, triều đình nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang Nguyên, người đứng đầu sứ bộ là Trần Di Ái, chú họ vua Trần Nhân Tông. Hốt Tất Liệt vội nắm lấy Trần Di Ái làm con bài bù nhìn, để rồi sẽ đưa đường cho chúng đánh chiếm Đại Việt. Cuối năm 1281, Hốt Tất Liệt phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương cùng bọn quan lại tùy tùng lập thành một triều đình bù nhìn tay sai của nhà Nguyên và đặt nước Đại Việt làm "An Nam tuyên úy ty", tức một bộ phận trong lãnh thổ của nhà Nguyên. Đầu năm 1282, nhà Nguyên cho quân sang chiếm đóng nước ta, đưa lệnh bắt vua Trần thoái vị và đem bọn bù nhìn Trần Di Ái về nước giúp việc. Hốt Tất Liệt ngạo nghễ ra lệnh cho vua Trần thôi làm vua: "Ngươi cáo bệnh không vào
  6. chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang, điều dưỡng. .Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam, coi quản dân chúng. . . " (An Nam chí lược, q.2). Thật là hống hách . Nhưng quân tướng Nguyên và bọn bù nhìn vừa vượt biên giới sang ta thì bị quân ta ở vùng biên giới đánh tan ngay. Vua Nguyên không dám ra quân phục thù, mà chỉ gửi thư trách vua Trần đã giết chú, đuổi sứ, chớ không dám trách là đã "giết An Nam quốc vương Trần Di Ái và đánh đuổi quan lại tướng sĩ sang cai trị An Nam". Tháng 8 năm 1283, nhà Trần cho sứ sang Nguyên đòi trả lại những sứ bộ của ta bị giữ lại ở bên Nguyên. Hốt Tất Liệt muốn dụ ta giúp binh lương cho chúng đánh Chiêm Thành nên lập tức trả lại các sứ bị giữ. Nhân việc trả lại sứ, Hốt Tất Liệt cho người đem thư sang dụ vua Trần giúp lương và giúp quân. Vua Trần đưa thư trả lời, bác bỏ mọi yêu cầu của hắn. Về giúp quân, thư vua Trần từ chối với lý do “Quy thuận thiên triều đã 30 năm, gươm giáo không dùng đến, quân sĩ đã cho về làm dân đinh". Về lương, vua Trần trả lời: “Nước tôi địa thế gần biển, ngũ cốc trồng không được nhiều. Từ sau khi đại quân rút đi, trăm họ lưu vong, lại thêm lụt hạn luôn, sớm no chiều đói, ăn không đủ”. Vua Trần đã từ chối khôn khéo mà còn vạch tội xâm lược trước đây của chúng. Ngoại giao như vậy, tưởng như giữa ta và Nguyên không có việc gì quan trọng lắm, chỉ có sứ qua lại trao đổi về việc giúp quân, giúp lương cho nhà Nguyên đánh Chiêm Thành. Nhưng sự thật thì nhà Trần đã nắm chắc chiến tranh giữa ta và Nguyên sắp nổ ra. Cho nên trong khi trao đổi sứ và thư một cách bình thường, nhà Trần vẫn khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Đối với quân Nguyên, Đại Việt như một bức tường thành đã mấy chục năm chặn đứng bước đường chinh phục của chúng xuống miền Đông Nam châu Á, cho nên bọn vua chúa nhà Nguyên lúc nào cũng coi việc đánh chiếm Đại Việt là mục tiêu xâm lược hàng đầu và đã đến lúc chúng thấy cần phải hành động, không thể trì hoãn được nữa. Tháng 7 năm 1284, Hốt Tất Liệt phong cho con thứ chín của y là Thoát Hoan làm Trấn Nam vương, có nghĩa là tước vương làm công việc trấn áp phương Nam; hy vọng lần này, với quân đông, tướng giỏi, con hắn sẽ thành công và mộng bá chủ của đế quốc Nguyên Mông ở miền Đông Nam châu Á sẽ thực hiện được. Tháng 9 năm 1284, nhà Trần vẫn cho sứ sang Nguyên. Sau đó, khi bên giặc bắt đầu cho quân lên đường tiến xuống nước ta thì bên ta cũng bắt đầu ra quân chờ đánh giặc. __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2