intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngoại tác - Bài 4

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Adam Smith, “bàn tay vô hình” của thị trường dẫn dắt người bán và người mua có tư lợi cá nhân để tối đa hóa tổng lợi nhuận mà xã hội có thể nhận được từ thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngoại tác - Bài 4

  1. ECO501 Session 4 Ngoại tác
  2. Sự thất bại của thị trường • Theo Adam Smith, “bàn tay vô hình” của thị trường dẫn dắt người bán và người mua có tư lợi cá nhân để tối đa hóa tổng lợi nhuận mà xã hội có thể nhận được từ thị trường. Nhưng thất bại thị trường vẫn có thể xảy ra.
  3. Ngoại tác và sự thiếu hiệu quả của thị trường • Ngoại tác là những tác động không bù đắp lại được, do hành động của một cá nhân tạo ra, ảnh hưởng tới lợi ích của người ngoài cuộc • Ngoại tác làm cho thị trường mất hiệu quả và không thể tối đa hóa tổng giá trị thặng dư.
  4. Ngoại tác và sự thiếu hiệu quả của thị trường • Ngoại tác xuất hiện khi một cá nhân tham gia vào một hành động nào đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác nhưng người đó không phải đền bù hay nhận được đền bù cho những ảnh hưởng mà mình đã tạo ra.
  5. Ngoại tác và sự thiếu hiệu quả của thị trường • Ngoại tác tạo ra bất lợi cho người khác được gọi là ngoại tác tiêu cực. • Ngoại tác tạo ra lợi ích cho người khác được gọi là ngoại tác tích cực.
  6. Ngoại tác và sự thiếu hiệu quả của thị trường • Ngoại tác tiêu cực – Khí thải xe hơi – Hút thuốc lá – Chó sủa (các loại vật nuôi gây nhiều tiếng ồn) – Mở nhạc lớn trong các khu chung cư
  7. Ngoại tác và sự thiếu hiệu quả của thị trường • Ngoại tác tích cực – Tiêm chủng – Phục hồi di tích lịch sử – Nghiên cứu công nghệ mới
  8. Thị trường nhôm Giá nhôm Cung (phí tổn tư nhân) Điểm cân bằng Cầu (giá trị tư nhân) 0 QMARKET Sản lượng (lượng cân bằng) nhôm
  9. Ngoại tác và sự thiếu hiệu quả của thị trường • Ngoại tác tiêu cực khiến thị trường sản xuất lượng hàng hóa nhiều hơn so với mức mong đợi của xã hội. • Ngoại tác tích cực khiến thị trường sản xuất lượng hàng hóa thấp hơn so với mức mong đợi của xã hội.
  10. Kinh tế học phúc lợi: Tóm lược • Thị trường nhôm – Sản lượng nhôm được sản xuất và tiêu thụ tại điểm cân bằng thị trường được coi là hiệu quả xét ở góc độ làm tối đa hóa tổng giá trị thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng. – Nếu các nhà máy nhôm thải ra các chất gây ô nhiễm (ngoại tác tiêu cực) thì phí tổn mà xã hội phải gánh cho việc sản xuất nhôm sẽ lớn hơn so với những phí tổn của các nhà sản xuất nhôm.
  11. Kinh tế học phúc lợi: Tóm lược • Thị trường nhôm – Với mỗi đơn vị số lượng nhôm được sản xuất, phí tổn xã hội sẽ bao gồm phí tổn tư nhân của các nhà sản xuất và phí tổn mà những người chịu ảnh hưởng bất lợi từ vấn đề ô nhiễm phải gánh chịu.
  12. Vấn đề ô nhiễm và Tối ưu xã hội Giá nhôm Phí tổn xã hội Phí tổn do ô nhiễm Cung Phí tổn tư nhân) Điểm tối ưu Điểm cân bằng Cầu (Giá trị tư nhân) 0 QOPTIMUM QMARKET Sản lượng nhôm (lượng tối ưu) (lượng cân bằng) Copyright © 2004 South-Western
  13. Ngoại tác tiêu cực • Điểm giao nhau của đường cầu và đường phí tổn xã hội xác định mức sản lượng tối ưu. • Mức sản lượng tối ưu xã hội thấp hơn lượng cân bằng của thị trường.
  14. Ngoại tác tiêu cực • Nội hóa ngoại tác liên quan tới việc điều chỉnh các nhân tố động cơ khiến mọi người phải tính tới hiệu ứng bên ngoài được tạo ra từ các hành động của chính mình.
  15. Ngoại tác tiêu cực • Đạt được sản lượng tối ưu xã hội. • Chính phủ có thể nội hóa các yếu tố ngoại tác bằng cách đánh thuế các nhà sản xuất nhằm làm giảm lượng cân bằng bằng với lượng mong đợi của xã hội.
  16. Ngoại tác tích cực • Ngoại tác mang lại lợi ích cho người ngoài cuộc được coi là ngoại tác tích cực. • Giá trị xã hội của hàng hóa vượt trội giá trị cá nhân.
  17. Ngoại tác tích cực • Thúc đẩy tiến bộ công nghệ là một loại ngoại tác tích cực, được tạo ra khi sự đổi mới hoặc một thiết kế nào đó của một công ty không chỉ mang lại lợi ích cho công ty đó mà còn bổ sung vào kho tri thức công nghệ của xã hội và đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
  18. Giáo dục và Tối ưu xã hội Chi phí đào tạo Cung (phí tổn tư nhân) Giá trị xã hội Cầu (giá trị tư nhân) 0 QMARKET QOPTIMUM Số lượng chương (lượng (Lượng trình đào tạo cân bằng) tối ưu)
  19. Ngoại tác tích cực • Điểm giao nhau của đường cung và đường giá trị xã hội xác định mức sản lượng tối ưu. – Mức sản lượng tối ưu lớn hơn lượng cân bằng. – Lượng sản xuất ra của thị trường thấp hơn hơn lượng mong đợi của xã hội. – Giá trị xã hội của hàng hóa vượt trội giá trị cá nhân của hàng hóa.
  20. Ngoại tác tích cực • Nội hóa ngoại tác: trợ giá – Được sử dụng như một phương pháp cơ bản nhằm nội hóa các ngoại tác tích cực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2