JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 81-88<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0092<br />
<br />
NGỌN NGUỒN TƯ TƯỞNG CỦA VĂN HỌC PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN<br />
Phạm Thị Thu Loan<br />
<br />
Khoa Đại cương, Trường Đại học Thái Bình<br />
Tóm tắt. Văn học Phật giáo Lý- Trần được xem là thành tựu xuất sắc nhất của văn học Phật<br />
giáo Việt Nam. Quá trình sưu tập và nghiên cứu nó được liên tục chú trọng từ thời trung<br />
đại tới nay, bởi các học giả tên tuổi như Lê Quý Đôn, Trần Văn Giáp, Nguyễn Lang, Lê<br />
Văn Siêu, Nguyễn Đăng Thục, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Huệ Chi,. . . Công tác nghiên cứu<br />
được thực hiện trên nhiều phương diện: sưu tầm, dịch thuật, tìm hiểu nội dung, phân tích<br />
cấu trúc thi pháp, so sánh học. . . Tuy đó là những bước đi cần thiết tất yếu của lý luận văn<br />
học nhưng chưa đủ. Truy tìm ngọn nguồn tư tưởng của văn học Phật giáo Lý - Trần từ nền<br />
tảng tư tưởng của văn học Đại thừa Phật giáo sẽ giúp ta giải quyết được vấn đề then chốt<br />
để tìm ra đặc trưng cơ bản nhất của mảng văn học này.<br />
Từ khóa: Văn học Phật giáo, Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa Phật giáo, các tông phái, tác<br />
phẩm văn học Phật giáo Lý - Trần,. . .<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Văn học Phật giáo Việt Nam là một bộ phận trong cấu trúc tổng thể của văn học Việt nam.<br />
Đó là tập hợp những tác phẩm ngôn từ có chức năng tôn giáo (nghi lễ hoặc truyền đạo. . . ) thể hiện<br />
trực tiếp hay gián tiếp những tư tưởng giáo lí Phật - Thiền (chú giải, kinh nghiệm về các vấn đề<br />
liên quan đến giáo pháp hoặc sự chứng ngộ các yếu nghĩa của giáo pháp), tán tụng Phật và thánh<br />
chúng, hay biểu lộ các trạng thái tâm hồn của những người tu đạo. . . Những vấn đề liên quan tới<br />
Phật giáo, kể cả sự chống báng, phải được lí giải qua cái nhìn và cảm quan Phật học, tức là nó phải<br />
có công dụng giúp cho sự thâu nhiếp thân tâm của con người theo Giới, Định và Tuệ nhằm giải<br />
thoát vô minh và đau khổ.<br />
Việc nhận thức nguồn gốc và những nội dung tư tưởng cốt yếu của văn học Phật giáo Lý Trần từ nền tảng tư tưởng của các giáo phái Phật giáo là một trong những phương diện cơ bản của<br />
lịch sử văn học Phật giáo. Về phương diện nghiên cứu thuần túy triết học có các công trình [4, 6,<br />
7, 8]. Tuy nhiên, các công trình này chỉ phản ánh các giá trị tư tưởng triết học thuần túy và không<br />
có phân tích nào liên hệ tới văn học Phật giáo Việt Nam.<br />
Về phía các học giả nghiên cứu và phê bình văn học Phật giáo có thể kể tới Nguyễn Duy<br />
Hinh, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Tú Châu, Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Công Lý, Nguyễn Hữu Sơn,<br />
Đỗ Ngây,. . . [3, 5].<br />
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu nguồn gốc tư tưởng của Phật giáo Lý - Trần từ góc<br />
độ triết học Phật giáo Đại thừa hoặc vấn đề Tam giáo Đồng nguyên, nhưng chưa có công trình<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày sửa bài: 2/7/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017<br />
Liên hệ: Phạm Thị Thu Loan, e-mail: thuloan792007@ gmail.com<br />
<br />
81<br />
<br />
Phạm Thị Thu Loan<br />
<br />
khoa học nào đi sâu vào tìm hiểu và phân tích ngọn nguồn của tư tưởng văn học Phật giáo Lý Trần từ các triết lý các tông phái Phật giáo Đại thừa và sự biểu hiện của tư tưởng đó trong các tác<br />
phẩm văn học một cách cụ thể và có hệ thống.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Đặc điểm của nền văn học Phật giáo Lý - Trần từ nền tảng căn bản của văn<br />
học Phật giáo Đại thừa<br />
<br />
Giáo lí nhà Phật (Kinh, Luật, Luận) được truyền vào Việt Nam từ rất sớm kết hợp với nhu<br />
cầu biên dịch và lưu truyền kinh sách Phật giáo là cơ sở quan trọng cho sự hình thành nền văn<br />
học Phật giáo. Như vậy, cơ sở hình thành của văn học Phật giáo chính là giáo lí nhà Phật và ngôn<br />
ngữ thành văn dân tộc. Văn học Phật giáo Lý - Trần là một bộ phận của văn học dân tộc, tập hợp<br />
những tác phẩm ngôn từ có chức năng tôn giáo (nghi lễ hoặc truyền đạo. . . ) được sáng tác bằng<br />
chữ Hán và chữ Nôm; thể hiện trực tiếp hay gián tiếp những tư tưởng giáo lí Phật - Thiền (chú<br />
giải, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến giáo pháp hoặc sự chứng ngộ các yếu nghĩa của giáo<br />
pháp), tán tụng Phật và thánh chúng, hay biểu lộ các trạng thái tâm hồn của những người tu đạo. . .<br />
giới hạn trong một giai đoạn lịch sử cụ thể là thời đại Lý - Trần. Nhận thức nội dung tư tưởng của<br />
văn học Phật Giáo Lý - Trần từ nền tảng tư tưởng của khuynh hướng văn học Phật giáo Đại thừa<br />
có thể thấy những điểm đáng chú ý. Lịch sử Phật giáo Việt chịu ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện<br />
bởi tư tưởng và phương thức tu trì của hệ phái Phật giáo Bắc truyền đậm màu sắc Trung Hoa, với<br />
hệ thống văn tự chủ yếu để lưu chuyển Tam tạng là Hán ngữ. Mặc dầu lịch sử du nhập của Phật<br />
giáo vào đất Việt gắn liền với hành trạng của một đại sư có nguồn gốc Tây Trúc là Khương Tăng<br />
Hội, nhưng quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo nước nhà thời Lý - Trần lại có những<br />
móc xích chặt chẽ với ba tông phái chính của Thiền tông từ Trung Quốc là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô<br />
Ngôn Thông và Thảo Đường. Lịch sử Phật giáo giai đoạn này có chứng kiến những tranh chấp ảnh<br />
hưởng quan trọng của Thiền tông, Mật tông và Tịnh Độ tông. Song vai trò tiên phong của thiền<br />
sư Thường Chiếu đã tạo tiền đề căn bản cho sự thống nhất tư tưởng các tông phái Phật giáo du<br />
nhập vào Việt Nam, để sau đó, Trần Nhân Tông với địa vị chính trị tối cao đã đưa sự thống nhất<br />
đó vào thực tế bằng sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, khẳng định thế độc tôn của Thiền<br />
tông trong giai đoạn Phật giáo hưng thịnh được thượng tôn là quốc giáo. Trong sử liệu hoặc văn<br />
hóa vật chất, ảnh hưởng của Mật tông và Tịnh Độ tông có thể còn sắc nét, nhưng với toàn bộ di<br />
sản văn học Phật giáo Lý - Trần còn được bảo tồn, thì dấu ấn ảnh hưởng của Thiền tông là hoàn<br />
toàn nổi trội. Mặt khác, cũng cần nhắc lại quan điểm của Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật<br />
giáo Việt Nam, tập 2, phần tựa, về sự phân chia lịch sử Phật giáo Việt Nam. Theo đó, thời kì Lý Trần Phật giáo lần lượt trải qua hai dấu mốc của thời kì Phật giáo thế sự và Phật giáo cư trần lạc<br />
đạo, trước khi ảnh hưởng của nó tan vỡ trên vũ đài chính trị. Những tư tưởng chính thống của các<br />
trường phái Đại thừa có ảnh hưởng tới các tác giả văn học Phật giáo Việt Nam không mang tính hệ<br />
thống, cũng không thuần nhất ở một trường phái mà mang tính cách tổng hòa, pha trộn. Trước tác<br />
của nhiều hành giả xuất hiện dấu ấn tư tưởng của nhiều tông phái và ngay trong chính Thiền tông<br />
với ba dòng thiền lớn cũng chỉ có sự tách biệt về nguồn gốc và pháp tu, chứ sự tách biệt không<br />
biểu hiện ở sáng tác của từng tác giả. Các hành giả tu Mật Tông bàn bạc về Hữu – Vô nhiều hơn<br />
là trì chú, như Từ Đạo Hạnh, Trì Bát, Diệu Nhân. . . các hành giả Thiền tông cũng không hề kì thị<br />
Mật tông hay Tịnh Độ. Tác giả văn học điển hình nhất cho sự cộng hưởng tổng hợp về tư tưởng<br />
tông phái này ở giai đoạn Lý - Trần có lẽ là Tuệ Trung Thượng sĩ. Tác phẩm và hành trạng của ông<br />
phản ánh một tư duy phong phú mà nhất quán, thấu suốt mà tự tại, an nhiên. Ông bàn định cả về lí<br />
Không, đập phá cả khái niệm, quan điểm nhị nguyên, chấp ngã, chấp giới. Ông cũng biểu lộ thành<br />
82<br />
<br />
Ngọn nguồn tư tưởng của văn học Phật giáo Lý - Trần<br />
<br />
công trong thi ca con người bản nhiên và con người Thiền hòa quang đồng trần như ghi nhận của<br />
Trần Nhân Tông trong Thượng sĩ hành trạng: “Ta trộn lẫn vào thế tục, hòa cùng ánh sáng, đối với<br />
mọi vật chưa từng xúc phạm hay trái ngược” (Hỗn tục hòa quang, dữ vật vị thường xúc ngỗ).<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Các hệ tư tưởng từ các tông phái Đại thừa Bắc truyền ảnh hưởng đến Phật<br />
giáo nước ta thời Lý - Trần<br />
<br />
Pháp Tướng tông với trọng tâm giải thoát là tư tưởng vượt thoát Có - Không, chủ trương<br />
vượt bỏ ngoài mọi khái niệm, mọi chấp kiến để trực giác được thế giới trong một thực tại, không<br />
tuyệt đối cái Hiện hữu cũng không tuyệt đối hóa cái Bản thể, gọi là Bất Nhị Pháp [3]. Sự đối đãi,<br />
so sánh là nhân của mọi vướng mắc, phân biệt sai lầm, đánh mất đi tính chất một pháp, một thực<br />
tại, một chân lí của vạn hữu. Trong văn học Phật giáo Lý - Trần, ảnh hưởng của Pháp Tướng tông<br />
chưa có tính chất toàn diện và hệ thống, nhưng tinh chất của nó dường như đã hiện diện trong tư<br />
tưởng của hầu hết các Thiền sư. Các tác giả văn học Phật giáo lớn của thời đại Lý – Trần như Cứu<br />
Chỉ, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Thông Biện, Từ Đạo Hạnh, Tuệ Trung, Huyền Quang,. . . đều trực<br />
tiếp luận bàn về tính Không hoặc vấn đề Có - Không, Sống - Chết như là căn nguyên cho tinh thần<br />
Bất Nhị của nhà Phật, liên quan trực tiếp đến giải quyết sinh tử luân hồi. Vấn đề Có - Không được<br />
thiền sư Cứu Chỉ đời vua Lý Thánh Tông lần đầu đặt ra trong sách Truyền Đăng: “Khổng Mặc thì<br />
giữ thuyết Có, Lão trang thì chủ thuyết Không. . . Chỉ có Phật giáo không nhận “Có” hay “Không”<br />
mới có thể giải quyết được vấn đề sống chết” (Duy hữu Phật giáo bất hứa Hữu Vô, khả liễu sinh<br />
tử). Trong bài kệ thị tịch của thiền sư Cứu Chỉ, vấn đề Có - Không lại được ông nhắc tới bằng một<br />
tên gọi khác là hữu vi và vô vi, như một xác quyết cho sự giải thoát rốt ráo: “Hữu vi, vô vi tòng<br />
thử xuất, Hà sa thế giới bất khả lượng”. Nếu Vạn Hạnh chỉ nhắc tới Có - Không trong câu đầu của<br />
kệ thị tịch đề dẫn cho tinh thần nhậm vận và vô úy, thì Quốc sư Thông Biện trong bài kệ chỉ quyết<br />
yếu vào được chân tông của đạo lại bàn định đến cả vấn đề Có - Không và vấn đề không chấp<br />
vào Có - Không, vượt khỏi cái nhìn nhị nguyên vướng bận vào thời gian và không gian: “Sắc thị<br />
Không, Không tức Sắc, Không thị Sắc, Sắc tức Không, Sắc Không câu bất quản, Phương đắc khế<br />
Chân tông”. Tương tự như vậy, Từ Đạo Hạnh xác quyết yếu tính của Có - Không và thái độ không<br />
chấp trước, không vướng mắc vào Có hay vào Không trong bài kệ “Hữu Vô”: Tác hữu trần sa hữu,<br />
Vi không nhất thiết không, Hữu Không như thủy nguyệt, Vật trước hữu không không. Ni sư Diệu<br />
Nhân trong một bài Kệ đã đưa ý niệm về Có - Không vào vấn đề sinh tử như một qui luật thường<br />
tình, càng sợ hãi càng thêm ràng buộc. . .<br />
Tư tưởng của phái Tam Luận tông dựa trên nền tảng của Kinh Bát Nhã, đề cập tới ba vấn<br />
đề là: phá tà kiến, thủ chấp về Ngã và đề cao con đường Trung đạo; vấn đề Chân đế - tục đế...<br />
Tam Luận tông chủ trương tất cả đều có thể thành Phật, gồm các yếu chỉ: bất sinh, bất diệt, bất lai,<br />
bất khứ, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất nhị để đạt tới trí tuệ viên dung. Cái nhìn phá chấp của<br />
tông phái dựa trên nền tảng của tính Không trung luận đưa đến một cái nhìn lạc quan và tự tin vào<br />
sự bình đẳng và năng lực tự giải thoát cho con người. Điều này được các thế hệ tác giả văn học<br />
Phật giáo Lý - Trần tiếp thu như thế nào? Theo ghi chép của Truyền Đăng tập lục về lời dặn dò<br />
đệ tử của tổ Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) là Pháp Hiền tại chùa Pháp Vân, đã cho thấy ngay từ<br />
tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi ảnh hưởng của thuyết Không trung quán luận đã đậm nét: “Tâm ấn của chư<br />
Phật không có lừa dối, tròn vẹn như Thái Hư, không thừa, không thiếu, không đi, không lại, không<br />
được, không mất, không giống, không khác, không thường còn, không gián đoạn, vốn không nơi<br />
sinh cũng không nơi diệt, không xa cách mà không phải không xa cách, chỉ vì đối với cái duyên tà<br />
vọng mà phải đặt ra cái tên giả thiết đó thôi. Cho nên các Phật trong ba thế giới cũng lấy Tâm ấn<br />
như thế, các Tổ Sư cũng được Tâm ấn như thế, đến ta và ngươi cũng được Tâm ấn như thế, cho đến<br />
các loài hữu tình, vô tình cũng được Tâm ấn như thế” Phật giáo Việt Nam thời Lý, Trần trong trước<br />
83<br />
<br />
Phạm Thị Thu Loan<br />
<br />
tác của một số tác giả văn học Phật giáo thể hiện ảnh hưởng của tư tưởng Tam Luận tông, tiêu biểu<br />
là Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông,. . . Lý Thái Tông không chỉ bàn<br />
trực tiếp về đặc tính chân Vô tông của Bát Nhã trong cuộc hội kiến với chư tôn, thiền đức, mà còn<br />
nói thẳng tới tính cách bình đẳng của giác ngộ giữa Phật và chúng sinh là nhờ “pháp tính bản lai<br />
đồng”. Tuệ Trung Thượng Sĩ viết “Mê ngộ bất dị”, “Phàm thánh bất dị” nhằm phá tan vọng chấp<br />
về Mê và Ngộ bằng nhất quán Tính Không để tìm ra bản nhiên thanh tịnh, không sinh cũng không<br />
diệt, không thuỷ cũng không chung: “Chỉ cần bỏ nhị kiến. Thực tại lộ hình dung”. Tuệ Trung cũng<br />
đồng nhất các phạm trù Phật - chúng sinh, sinh tử - Niết bàn, sắc - không, bồ đề - phiền não, mê ngộ, Thánh - phàm, thiện - ác. Kế tiếp tư duy của Tuệ Trung, Trần Nhân Tông sau này tiếp tục bàn<br />
luận và thuyết giảng về “hữu - vô” như một hiển bày của chân lý. Trong bài Hữu cú vô cú, ông vua<br />
Phật không còn khuyên nhủ người ta phải biết đến, phải thừa nhận Có - Không nữa, mà vượt lên<br />
đó là tinh thần đả phá chấp trước Có - Không, chuyển hóa thành vấn đề Mê và Ngộ không hai. Kẻ<br />
nào chấp vào Có - Không khác gì như cây ngã, như dây héo, kể cả mấy ông Tăng “đập đầu méo<br />
óc”. Dính mắc vào chuyện lập tông lập chỉ về Có - Không thì thật chẳng khác nào “dùi rùa đập<br />
ngói” “khắc thuyền mò gươm” “theo tranh vẽ đi tìm ngựa vẽ”. Dứt bỏ phân biệt và tranh chấp Có Không, sẽ tự nhiên thông suốt được chân đế. Bài phú Cư trần lạc đạo phú cũng thể hiện được tinh<br />
thần thoát ly luôn cả có thiền hay không thiền: “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.<br />
Về Hoa Nghiêm Tông, pháp môn này được xây dựng trên nền tảng Kinh Hoa Nghiêm chủ<br />
trương về pháp giới Duyên khởi: Một là tất cả, tất cả là một. Cốt lõi của tinh thần Hoa Nghiêm<br />
là dẫn chúng ta vào pháp giới hay cái nhìn chân thật vào thế giới. Pháp giới duyên khởi cho rằng<br />
vũ trụ cộng hữu trên phổ quát, tương liên và biểu hiện lẫn nhau, khởi duyên cho nhau. Vậy nên,<br />
mỗi tàn hoa, ngọn cỏ, bầu trời, mỗi tâm ý, thân phận, sự bừng giác trong chính thế giới thực tại<br />
của chúng ta ở đây đều có khả năng giúp nhận thức nguồn tâm, tức là chúng đang thuyết pháp thế<br />
giới Sa bà theo cách thức của riêng mình, đó là đặc sắc tư duy của Phật giáo Đại thừa. Thiên nhiên<br />
trong cảm thức thẩm mĩ Thiền nhờ thế có đặc tính cô liêu, tịch tĩnh mà tương giao, cảm ứng với<br />
con người giác ngộ để biểu lộ, hiển bày chân tâm trong sáng, u huyền, tịch diệu: “Thụy khởi châm<br />
thanh vô mịch xứ, Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ”. Nghĩa là: Tỉnh giấc tiếng chày đâu chẳng<br />
biết, Trên cành hoa quế trăng mới lên (Trần Nhân Tông). Mặt khác cái nhìn thiên nhiên cũng đầy<br />
chất thi vị, nghệ sĩ và cá tính, nó biểu hiện cho một nguồn tâm bén nhạy, thông đồng được với<br />
diệu tâm của vạn hữu, trực giác tuyệt vời: Phản quang trần thế giới, Khai nhãn túy mang mang” .<br />
Nhìn lại cõi nhân thế, Mở mắt vẫn say nồng (Ngọ thụy, Huyền Quang). Tìm giác ngộ trong thực<br />
tại và tinh thần Vô phân biệt Tuệ Trung Thượng sĩ bỏ qua giai đoạn nhận thức Hữu Vô đi thẳng lên<br />
một tầm cao: đừng chấp Có - Không, nhưng còn phải thấy Có - Không là thông suốt nhau, Có Không biểu hiện nhau và rốt cuộc là đồng nhất. Bài thơ Vạn sự quy như của ông biểu thị trọn vẹn<br />
tinh thần này, và đây cũng là cơ sở cho những lí giải cho tinh thần phá chấp, phá mê rất táo bạo và<br />
khác thường ở Thượng Sĩ: “Phiền não và Bồ đề vốn chẳng hai, Chân Như và vọng niệm hết thảy là<br />
Không” “Đừng hỏi chuyện sống, chết, chúng sinh hay Phật. Các ngôi sao đều hướng về Bắc, nước<br />
thì hướng về Đông mà thôi”. Nền tảng Hoa Nghiêm cũng tạo nên tinh thần sống phóng khoáng tùy<br />
duyên bất biến: tất cả do duyên sinh tất cả do duyên diệt, “mình ngồi thành thị nết dụng sơn lâm”.<br />
Pháp Hoa Tông là tông phái chủ trương: trong mỗi niệm đều đầy đủ cả Không quán - tất<br />
cả các pháp đều không, Giả quán - tất cả các pháp đều giả tạm, Trung quán - tất cả các pháp đều<br />
là phương tiện. Có tức là Không, là giả, là trung, ba chân lí phối hợp tròn đầy gọi là Viên dung<br />
Tam thế. Pháp Hoa Tông đã mở bày ra sự nhiệm màu của Pháp Bụt với tính cách phổ thông, đại<br />
chúng và thực tiễn cho tất cả người tu. Sư Thường Chiếu nhờ đó cho rằng: “Đạo bản vô nhan sắc,<br />
Tân tiên nhật nhật khoa”. Chữ gia trong câu thơ Hà xứ bất vi gia? ám chỉ cội nguồn, bản thể, tự<br />
tính của mỗi người. Mà nó khế hợp được với chư Phật trong tam thiên đại thiên thế giới tức là khế<br />
84<br />
<br />
Ngọn nguồn tư tưởng của văn học Phật giáo Lý - Trần<br />
<br />
hợp với bản thể của vũ trụ. Không gian trong tính bản thể và không gian vũ trụ đều là một pháp.<br />
Kế tiếp quan niệm “một là tất cả, tất cả là một” của Hoa Nghiêm, tinh thần Pháp Hoa là tinh thần<br />
dung chứa tất cả, thấu hiểu tất cả và hóa độ tất cả. Như câu trả lời của thiền sư Khánh Hỷ với Pháp<br />
Dung về sắc - không, phàm - thánh không có sự phân biệt: “Càn khôn tận thị mao đầu thượng,<br />
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”, nghĩa là: Trời đất ở trên đầu một sợi lông, Mặt trăng, mặt trời<br />
đựng trong hạt cải, (Pháp Dung sắc không phàm thánh chi vấn). Hình tượng không gian bao la vô<br />
cùng vô tận thường được dụ cho Phật tính, là biểu trưng của bản thể vũ trụ vô biên cũng ẩn dụ cho<br />
chân tâm viên giác tròn đầy. Trần Thái Tông trong Tựa Thiền tông chỉ nam có giảng: “Phật không<br />
có nam bắc, mọi người đều có thể tu cầu. Tánh có trí ngu, đồng sẵn giác ngộ. Vì vậy, phương tiện<br />
dẫn dụ đám người mê, để sáng tỏ đường tắt sanh tử, là kinh điển của đức Phật chúng ta”. Bài Phật<br />
Tâm ca của Tuệ Trung cũng khẳng định: “Tâm của muôn loài tức Phật tâm, Tâm Phật tâm ta cùng<br />
khế hợp, pháp vẫn y nguyên như kim cổ” (Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm, Phật tâm khước dữ ngã<br />
tâm hiệp. Pháp nhĩ như nhiên cắng cổ kim). Vậy, “Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm. Đạt một<br />
lòng thì thông tổ giáo, Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bằng nhau” (Trần Nhân Tông). Tư<br />
tưởng tất cả các pháp đều là phương tiện của Pháp Hoa tông khiến hình thành từ văn học Phật giáo<br />
Lý - Trần mẫu hình tượng về con người hành đạo tự do dấn thân, tự tại, tùy duyên. Như vua Lý<br />
Nhân Tông từng truy tán Vạn Hạnh là: “Vạn Hạnh dung tam thế, Chân phù cố sấm cơ”. Hành trình<br />
của con người Thiền trong các trước tác của các thiền sư, nhà thơ thể hiện rõ ý chí dấn thân vào<br />
cuộc đời, kể cả việc tham chính tạo ra con đường “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” mà sự hoà<br />
đồng huyền diệu vào đời sống đó rất thiết tha, hữu hiệu mà không bám víu; giải thoát mà không lìa<br />
bỏ. Tinh thần hòa quang đồng trần cũng được Thiền tông áp dụng để tỏ bày thái độ đập vỡ bám víu<br />
vào hình thức, các danh từ và khái niệm, phá vỡ vấn đề giả tạo, đập tan quan niệm lưỡng nguyên.<br />
Mật tông là giai đoạn phát triển thứ ba của tư tưởng Đại thừa Phật giáo chủ trương về Tổng<br />
thể thế giới, khả năng thể nhập thực tại qua thần chú và thiền định. Mật Giáo sớm ảnh hưởng vào<br />
Việt Nam, có lẽ là dòng Mật Tông thịnh vượng từ đời Đường Trung Quốc. Mật tông không chỉ<br />
là dấu nối cho sự hòa đồng của cả ba phái Thiền - Tịnh - Mật, mà còn là nguồn cảm hứng lớn<br />
của văn học Phật giáo với các đại diện như Không Lộ, Từ Đạo Hạnh, Trì Bát,. . . Trong bài Ngư<br />
Nhàn, theo Thích Minh Tuệ thì “Quan điểm Mật giáo của thiền sư (Không Lộ) đã thể hiện rõ nét<br />
trong bài kệ”. Trần Thái Tông cũng chú giải Kim Cương Tam muội Kinh trên tinh thần của Thiền<br />
tông: nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính, thâm tín chúng sinh không khác nhau về chân tính.<br />
Các tiểu truyện về cao tăng Việt Nam như Vạn Hạnh, Minh Không, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh, Đại<br />
Điên,. . . dày đặc yếu tố Mật tông. Trong Thiền Kệ của một số tác giả kết thúc bằng những câu trì<br />
chú Mật tông như: úm, tô rô, tô rô tất rị (Thơ Trì Bát). Còn vua Lý Nhân Tông ca ngợi sư Giác Hải<br />
là: “Giác Hải tâm như biển, Thông huyền đạo lại huyền, Thần thông gồm biến hóa, Một phật, một<br />
thần tiên”.<br />
Thiền tông hay Phật Tâm tông, đây có thể xem là tông phái có ảnh hưởng mạnh mẽ và bao<br />
trùm nhất các nước hệ phái Phật giáo Bắc truyền. Tông phái này chú trọng phương pháp: dĩ tâm<br />
truyền tâm, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, vô tướng,<br />
vô môn, vô trụ, vô tu, vô chứng, thánh trí vô trí. Sau Huệ Năng, các thiền phái tiếp tục duy trì sức<br />
lan truyền vượt thời gian của nó và có ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam. ở giai đoạn Lý - Trần,<br />
Phật giáo Thiền tông để lại số lượng Thi kệ, Ngữ lục, Truyện truyền đăng,. . . nhiều nhất và có giá<br />
trị nội dung và nghệ thuật làm nên diện mạo đặc sắc của cả một nền văn học. Những tư tưởng cơ<br />
bản của Thiền tông bao quát mảng văn học Phật giáo Lý - Trần là: Phật tại tâm, Kiến tính, Phản<br />
quan và phá chấp, tinh thần dấn thân hòa quang đồng trần, tùy duyên tùy tục, cư trần lạc đạo. . .<br />
Tinh thần tự giác, vô úy, phóng khoáng và thâm diệu có trong các bản Kinh lớn như Kim Cương,<br />
Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Viên Giác. . . đều được lĩnh hội và thực hành hòa hợp với tinh<br />
85<br />
<br />