intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngữ pháp

Chia sẻ: Nguyen Van Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

116
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngữ pháp là những quy tắc chuẩn về văn phạm trong văn nói và văn viết. Một số đổi mới trong các chương trình soạn thảo văn bản có đính kèm chức năng kiểm tra ngữ pháp. Sử dụng dấu phẩy: Những câu sau đây có cần dẩu phẩy không? 1. Bố tôi đi ra cửa hàng bán đồ ăn tráng miệng và mua kem. Không. Hai động từ miêu tả hành động của cùng một chủ thể thì không cần dấu phẩy nếu như từ để nối là “và”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngữ pháp

  1. Ngữ pháp là những quy tắc chuẩn về văn phạm trong văn nói và văn viết. Một số đổi mới trong các chương trình soạn thảo văn bản có đính kèm chức năng kiểm tra ngữ pháp. Sử dụng dấu phẩy: Những câu sau đây có cần dẩu phẩy không? 1. Bố tôi đi ra cửa hàng bán đồ ăn tráng miệng và mua kem. Không. Hai động từ miêu tả hành động của cùng một chủ thể thì không cần dấu phẩy nếu như từ để nối là “và”. 2. Bố tôi đi ra cửa hàng bán đồ ăn tráng miệng, mua kem, và về nhà kịp xem chương trình truyền hình ưa thích của ông. Có. Nếu có 3 động từ trở lên miêu tả hành động của cùng một chủ thể thì cần có dấu phẩy ngăn cách. 3. Văn bản Ai đã dựng nên nước Mỹ? miêu tả quá trình khôi phục như một thất bại vinh quang. Không. Nếu “Ai đã dựng nên nước Mỹ?” được tách khỏi câu, khi đó sẽ đọc thành “Văn bản,”, họ sẽ không biết người viết đang nói về văn bản gì, vậy nên dấu phẩy là không cần thiết khi có tên tiêu đề như ví dụ này. (Người ta gọi là ngữ pháp chặt chẽ) Luyện tập về việc sử dụng dấu phẩy. Điền dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong các câu sau; sau đó xem giải thích ở bên dưới. 1. Khay thức ăn tráng miệng của nhà hàng có bánh carot bánh kem dừa và một thứ người ta gọi là sôcôla-ngất ngây. 2. Vì tôi thiếu 3 giờ học cho điều kiện tốt nghiệp tôi phải học một lớp mùa hè. 3. Thời tiết theo như dự báo đêm qua là sẽ đẹp hơn vào thứ 7. 4. Các sinh viên gấp gáp đến hiệu sách của trường để mua sách giáo khoa cho kì 4 học mùa thu nhưng rất nhiều quyển sách đã được bán hết. 5. Em gái tôi hỏi "Chị có nói chuyện điện thoại lâu nữa không?" 1. Khay thức ăn tráng miệng của nhà hàng có bánh carot, bánh kem dừa, và một thứ người ta gọi là sôcôla-ngất ngây. Dấu phẩy làm nhiệm vụ ngăn cách những mục nếu bạn đang liệt kê. 2. Vì tôi thiếu 3 giờ học cho điều kiện tốt nghiệp, tôi phải học một lớp mùa hè. Dấu phẩy ngăn phần giới thiệu hoặc mệnh đề phụ khỏi phần còn lại của câu. 3. Thời tiết, theo như dự báo đêm qua, là sẽ đẹp hơn vào thứ 7. Cụm "theo như dự báo đêm quat" ngắt mệnh đề chính, vì vậy cần phải tách riêng bằng dấu phẩy.
  2. 4. Các sinh viên gấp gáp đến hiệu sách của trường để mua sách giáo khoa cho kì học mùa thu, nhưng rất nhiều quyển sách đã được bán hết. c Dấu phẩy tách một mệnh đề chính khỏi mệnh đề phụ. 5. Em gái tôi hỏi, "Chị có nói chuyện điện thoại lâu nữa không?" Dấu phẩy tách phần câu nói trích dẫn khỏi phần còn lại của cả câu. Bổ ngữ bị đặt nhầm chỗ Bổ ngữ là một từ hoặc nhóm từ bổ nghĩa cho từ khác và làm cho từ đó có ý nghĩa và cụ thể hơn. Thường thì các cụm bổ nghĩa thêm những thông tin như “ở đâu”, “khi nào”, hoặc “như thế nào”. Bổ ngữ có hiệu quả nhất khi đứng cạnh từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ, xem các bổ ngữ trong các câu sau (những từ được gạch chân): Anh chàng sành điệu lướt trên con sóng đang phóng vào bờ. “Sành điệu” tính từ (hoăc, bổ ngữ bao gồm 1 từ). Nó đứng ngay cạnh từ nó bổ nghĩa là “anh chàng”. Cụm "đang phóng vào bờ" cho biết địa điểm con sóng nào; vì thể, "đang phóng vào bờ" là bổ ngữ phải được đặt cạnh từ “con sóng” là từ nó đang bổ nghĩa. . Dưới đây là một vài ví dụ của việc dùng bổ ngữ không đúng chỗ. Thử xem bạn có phát hiện ra lỗi sai không nhé: 1. Roger để ý những ghế sofa loại 25 đi mua sắm hôm thứ 7. Hiển nhiên, không phải là những chiếc sofa loại 25 đang đi mua sắm hôm thứ 7. Vì cụm "đi mua sắm hôm thứ 7" là để chỉ Roger, nên phải được đặt cạnh Roger, như sau: Đi mua sắm hôm thứ 7, Roger để ý những ghế sofa loại 25. 2. Người phụ nữ xé chiếc túi cô ấy vừa nhận được bằng móng tay. Chẳng nhẽ cô ấy nhận cái túi bằng móng tay? Người viết muốn nói cô ấy dùng móng tay xé cái túi để mở nó. Bằng móng tay của mình, người phụ nữ xé cái túi cô ấy vừa nhận được. 3. Người phục vụ bưng bánh lên bàn nhúng trong sirô blueberry. Theo câu này, thì cái gì được nhúng trong sirô? Người phục vụ, cái bàn, hay cái bánh? Thực ra, là cái bánh được nhúng trong sirô: Người phục vụ bưng bánh, được nhúng trong sirô blueberry, lên bàn.
  3. 4. Nằm trên sàn trong phòng nhỏ, Jean tìm thấy đống quần áo bẩn của con trai cô. Câu này nghe như Jean đang nằm trên sàn khi cô tìm thấy quần áo của đứa con! Jean tìm thấy đống quần áo bẩn của con trai cô nằm ở sàn của phòng nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2