Ngứa có nguy hiểm và phiền phức không?
lượt xem 3
download
Ngứa là triệu chứng chính của bệnh lý về da nhưng nó cũng là một biểu hiện quan trọng của một chứng bệnh nội tạng hay hệ thống mà từ lâu đã được biết là gây ra ngứa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngứa có nguy hiểm và phiền phức không?
- Ngứa có nguy hiểm và phiền phức không? Ngứa là triệu chứng chính của bệnh lý về da nhưng nó cũng là một biểu hiện quan trọng của một chứng bệnh nội tạng hay hệ thống mà từ lâu đã được biết là gây ra ngứa. Với tiến bộ mới trong 10 năm qua đã cung cấp cái nhìn sâu vào bệnh học thần kinh của
- ngứa và đã mở ra những khả năng thú vị để cải thiện điều trị. Đi tìm… đường dẫn của ngứa BS sẽ khám để biết ngứa là do bệnh lý nội tạng hay do nguyên nhân nào đó hay là do bệnh lý về da liễu. Khi các bệnh lý nội tạng là nguyên nhân gây ngứa, bệnh nhân (BN) có thể có làn da bình thường hoặc xuất hiện tổn thương phụ, chẳng hạn như: vết trầy xước da do gãi, các nốt sẩn ngứa, hoặc dấu hiệu của nhiễm khuẩn thứ phát. BN có thể có các dấu hiệu ban cánh bướm ở mặt -
- dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi). Hay những dấu hiệu khác của bệnh nội tạng khác như sau: - Ngứa do bệnh suy thận: khô da lan tỏa, tổn thương móng tay. BN có thể có các dấu hiệu của đau thần kinh ngoại biên, mệt mỏi, phù, cao huyết áp… và các dấu hiệu của tăng urê máu khác… - Ngứa do ứ mật: dấu hiệu của bệnh gan bao gồm vàng da, xanh xao, nốt giãn mạch hình nhện, lách to và cổ trướng…
- - Ngứa do bệnh lý nội tiết: BN suy giáp có móng tay giòn và khô, da và tóc khô dễ gãy và rụng. BN tăng năng tuyến giáp có dấu hiệu như: nhịp tim nhanh, run tay, lồi mắt, rung nhĩ… - Ngứa do bệnh lý huyết học: BN thiếu sắt có thể bị ngứa và thường biểu hiện: da xanh xao, niêm mạc mắt nhạt màu… - Ngứa và các bệnh ác tính: BN có bệnh Hodgkin có thể phát hiện được do nổi một hay nhiều hạch. Hạch ở cổ, nách, hoặc bẹn, sốt kéo dài, đổ mồ hôi đêm, yếu mệt, sụt
- cân dù việc ăn uống vẫn bình thường, ho hoặc khó thở, ngứa ngoài da. Khi ngứa đi kèm với sang thương ngoài da gợi ý bệnh lý chuyên khoa da liễu nhiều hơn. Xét nghiệm cần làm khi bị ngứa dai dẳng và không có tổn thương trên da Kiểm tra chức năng thận. Công thức máu. Xét nghiệm hormone tuyến giáp, tuyến cận giáp.
- Xét nghiệm chức năng gan, Xquang, CT Scan, MRI cũng có thể hữu ích trong ngứa khu trú do bệnh lý thần kinh: ví dụ do khối u tủy sống, do bệnh thoái hóa cột sống… Tầm soát ung thư được chỉ định khi nghi ngờ (giảm cân, thay đổi tính chất và thói quen đại tiện…). Xét nghiệm HIV được chỉ định khi có vấn đề (sút giảm cân nặng, sử dụng các chất gây nghiện không an toàn, tình dục không an toàn…). Xét nghiệm phân, máu tìm ký sinh trùng. Điều trị ngứa như thế nào?
- Việc điều trị chứng ngứa do bệnh lý nội tạng hay hệ thống thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Liệu pháp mới dựa trên những tiến bộ trong sự hiểu biết về cơ chế gây ngứa. Tuy nhiên, không cần phải điều trị dứt điểm chứng bệnh mà chỉ điều trị triệu chứng nhằm xoa dịu dấu hiệu ngứa làm BN khó chịu mà thôi. Nếu bị chứng ngứa toàn thân thì trước hết, nên giữ mát cơ thể vì cường độ của ngứa thường bị tăng lên khi da bị nóng hoặc tăng tiết mồ hôi. Bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị và đồ uống có cồn.
- Menthol trong kem calamin dùng để bôi tại chỗ cũng được đánh giá cao ở nhiều BN, gây ra một cảm giác làm mát, dịu triệu chứng ngứa. Kem capsaicin 0,025%: có thể làm cho vùng da và khớp ít nhạy cảm với đau và ngứa do suy yếu chất P trong tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên, giảm dẫn truyền cảm giác. Chỉ nên áp dụng với ngứa khu trú. Khô da là một nguyên nhân gây ngứa và luôn cần được khắc phục bằng duy trì độ ẩm cho da bằng các dung dịch hay kem làm ẩm da, cải thiện môi trường sống, uống
- nước đủ và tránh xà phòng. Khô da là trình trạng hay gặp ở người lớn tuổi và đặc biệt quan trọng trong chứng khô da do suy thận mãn tính. Thuốc kháng histamin thường hiệu quả không cao, trừ khi cơ chế gây ngứa chủ yếu qua trung gian của histamine, ví dụ như: mề đay, nhờ tác động an thần của thế hệ thuốc kháng histamine H1 đầu tiên có thể hữu ích trong các trường hợp khác của ngứa kinh niên Thuốc này thuộc dạng mua không cần toa, BN có thể tự ý dùng được nhưng nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
- Những trường hợp ngứa khu trú, chỉ cần sử dụng thuốc bôi tại chỗ capsaicin. Trong trường hợp không đáp ứng thì sử dụng kỹ thuật kích thích thần kinh bằng điện qua da (thượng bì) thường rất hiệu quả. Ngoài ra, một số biện pháp khác thường được bác sĩ chỉ định như: Corticosteroid dùng theo đường toàn thân hay tại chỗ không phải bản chất là thuốc chống ngứa và chỉ có hiệu quả làm giảm ngứa do kết quả của tình trạng viêm da.
- Liệu pháp dùng tia cực tím B (có bước sóng 311nm) là có lợi trong tình trạng ngứa toàn thân do hầu hết các nguyên nhân, và đặc biệt hữu ích trong ngứa do suy thận giai đoạn cuối. Dùng doxepin theo đường uống, một thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic), là một chất ức chế không đặc hiệu hấp thu lại adrenaline và noradrenaline ở hậu synap và là một thuốc có tác dụng chống ngứa hiệu quả. Ban đầu nên sử dụng với liều lượng thấp, và sử dụng hết sức thận trọng ở BN gan hoặc bệnh tim mạch. Không nên đột ngột
- ngưng hoặc dùng đồng thời với thuốc chống trầm cảm khác. Nó không bị chống chỉ định ở BN suy thận, do đó rất hữu ích trong những trường hợp này. Thuốc đối kháng opioid: như naltrexone dạng uống, có hiệu quả trong một số BN, đặc biệt là ở người bệnh bị ngứa do ứ mật. Thuốc này bị chống chỉ định ở BN bị bệnh gan nặng, BN nghiện opioid và người đang điều trị giảm đau bằng opioid. Liều dùng nên bắt đầu thấp và được tăng dần để tránh biến chứng.
- Butorphanol, một thuốc có tác dụng đối kháng i-receptor và chủ vận e-receptor, được dùng dưới dạng xịt mũi, đã cho thấy có sự hứa hẹn đáng kể trong việc quản lý chứng ngứa “cứng đầu”. Gabapentin là thuốc chống co giật, đã được ủng hộ như là một thuốc chống ngứa mạnh và đã nhận được ít nhất từ một nghiên cứu mù đôi, đối chứng giả dược ở những BN chạy thận nhân tạo. Các loại thuốc khác có thể đã được thử nghiệm gồm: mirtazepine, một loại chất đối kháng receptor serotonin
- type 3, paroxetin, một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thalidomide cũng được sử dụng để điều trị chứng ngứa. Như vậy, ngứa có thể là triệu chứng đơn giản nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên lưu ý các triệu chứng kèm theo và các yếu tố thuận lợi làm bộc phát hay làm nặng lên chứng ngứa để báo với BS nhằm tìm cách điều chỉnh tốt hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm được nguyên
- nhân thực thể gây ngứa và cũng có trường hợp rất khó đáp ứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triệu chứng và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
5 p | 155 | 20
-
Chữa viêm tai cho trẻ nhỏ
8 p | 102 | 5
-
Đi tìm nguyên nhân táo bón
3 p | 82 | 5
-
Ngứa có nguy hiểm và phiền phức không?
4 p | 97 | 4
-
Chữa bệnh viêm tai cho trẻ
5 p | 74 | 4
-
Ngứa có nguy hiểm và phiền phức không?
8 p | 70 | 3
-
Dị ứng mắt
5 p | 68 | 3
-
Táo bón - Nỗi lo của người cao tuổi
4 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn