Ngứa da trong mùa lạnh
lượt xem 9
download
Ngứa da trong mùa lạnh Càng gãi càng ngứa. Gãi tới sần sùi, gãi rách da, chảy máu, ít ngày sau đóng vẩy hay làm mủ và lây sang chỗ da lành chung quanh. Mất ngủ vì gãi ngứa ban đêm. Sáng dậy mệt mỏi; tới sở làm ngủ gục; gây tai nạn trên đường. Da dẻ đang mịn màng hóa mốc meo, khô sượng; mắc cở bị bắt gặp “gẩy đờn” ngay tại đám đông… Trên đây là một vài trong những khó chịu do Chứng Ngứa Ngoài Da gây ra. Nếu da ngứa bắt đầu từ “mùa lạnh”, thì...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngứa da trong mùa lạnh
- Ngứa da trong mùa lạnh Càng gãi càng ngứa. Gãi tới sần sùi, gãi rách da, chảy máu, ít ngày sau đóng vẩy hay làm mủ và lây sang chỗ da lành chung quanh. Mất ngủ vì gãi ngứa ban đêm. Sáng dậy mệt mỏi; tới sở làm ngủ gục; gây tai nạn trên đường. Da dẻ đang mịn màng hóa mốc meo, khô sượng; mắc cở bị bắt gặp “gẩy đờn” ngay tại đám đông… Trên đây là một vài trong những khó chịu do Chứng Ngứa Ngoài Da gây ra. Nếu da ngứa bắt đầu từ “mùa lạnh”, thì 90% hy vọng có thể dập tắt với những cách chữa trị đơn giản, ít tốn tiền.
- Chức năng sinh học của da Da giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng: · Da che chở chống xâm nhập của vi-sinh-vật gây bịnh, nhờ cấu trúc và các chất acid hữu cơ do da tiết ra. · Da bài tiết mồ hôi, thải các chất biến dưỡng dư thừa, tương tự như sự bài tiết nước tiểu tiến hành trong thận. · Da “thở” giúp mất bớt nước. Da điều chỉnh thân nhiệt qua hệ thống các mạch máu và thần kinh ở da. · Da làm dịu những bực tức, buồn phiền trong cuộc sống xã hội. · Da góp phần biểu lộ niềm vui, tiếp nhận dẫn truyền cảm giác săn sóc, vuốt ve, đem cảm quan hạnh phúc cho con người trong đời sống. · Da báo cho óc biết nguy cơ đe dọa hóa học (acid, chua, mặn) hay vật-lý (phỏng lửa, gai nhọn, mồi thuốc lá đang cháy, dẫn lối trong đêm tránh vấp té) tàn phá sự vẹn toàn của cơ thể. Ngoài những hữu dụng kể trên, da còn nhiều chức năng khác nữa. Khi da dở chứng
- Da tiết ra những chất acid hữu cơ (organic acids, trong đó có oleanic acid, một acid hữu cơ quan trọng) lẫn trong mồ hôi. Những acid hữu cơ này giữ cho da nhờn, giúp da mềm, bền bỉ, chống sự xâm nhập của vi-sinh-vật như vi-khuẩn, nấm, ký-sinh-trùng, bụi bậm chứa độc tố, v.v… không chui nổi qua da mà vô người chúng ta. Mùa lạnh vì không khí khô, nhà đốt máy sưởi, đôi khi có thêm một vài bịnh khác nữa (chẳng hạn dị ứng, suy-giáp-trạng-tuyến)…, nên làm da bốc hơi mau và khô. Bao lâu các chất acid hữu cơ do da tiết ra vẫn còn đủ để giữ cho da trơn, mềm, nhờn và toàn vẹn thì chúng ta còn ăn ngon ngủ yên. Song tới một mức độ lạnh và khô nào đó, nhất là những người mới tới chưa quen chịu lạnh, lại hốt hoảng, mất bình tĩnh, tự tay “bẻ gẫy” cơ-năng bảo vệ an toàn của da, sẽ mở màn cho da ngứa. Khi cơ năng điều chỉnh chạm giới hạn an toàn của cơ-thể, da không căng dãn thêm, không tiết thêm được mồ hôi thì cơ-thể bắt đầu đầu hàng “kẻ thù”. Lớp da ngoài cùng (biểu bì, epiderm) ngày càng mỏng, mất đàn hồi và nứt nẻ. Sự rạn nứt ở da được báo về hệ-thần-kinh. Trung-tâm thần-kinh bèn đối phó điều chỉnh lại bằng một “huấn lệnh” gãi để giải tỏa nạn ngứa. Gãi cho đã ngứa, nhưng gãi làm da rách thêm. Da rách thêm, tín hiệu báo về não bộ là “ngứa thêm”. Cứ thế mà gãi, càng gãi lại càng ngứa. Gãi lên gãi xuống, nên dân gian mới đặt tên tật hay gãi là “gẩy đờn”. Đờn gẩy rách da, mở cửa cho vi-sinh-vật xâm nhập. Da mưng mủ, có khi nóng sốt, tính tình bẳn gắt, quơ quào tìm thuốc chữa. Càng uống thuốc ngứa mua ngoài tiệm càng làm da khô, ngứa càng hung, gãi càng mạnh.
- Vòng lẩn quẩn tái diễn tồi tệ. Rồi chứng ngứa da có thể đưa dẫn tới bịnh khác ngoài da. Ngứa da là một triệu chứng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Khi ngứa, người bệnh sẽ gãi làm xây xước da, chảy máu gây nhiễm trùng mưng mủ hoặc ngứa, gãi tạo thành các nốt sẩn, mụn nước, khi khỏi ngứa thường để lại các nốt thâm, thậm chí để lại các nốt sẹo nhỏ. Nguyên nhân gây nên ngứa có thể ở ngay ngoài da hoặc có thể ở bên trong nội tạng của cơ thể. Nguyên nhân ở ngoài da: Bệnh viêm da dị ứng: Trong các bệnh viêm da dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có viêm da do tiếp xúc thường hay gặp. Viêm da tiếp xúc là do dị ứng nguyên khi gặp kháng thể gây nên hiện tượng phản ứng biểu hiện là viêm da và gây ngứa, ví dụ viêm da dị ứng ở một số người do đeo quai đồng hồ bằng da hoặc bằng nhựa hoặc viêm quanh thắt lưng quần do giây chun bằng cao su. Cũng có một số người dị ứng với da hoặc cao su nên không đi dép da hoặc dép nhựa được vì hễ mỗi lần đi dép vào là ngứa da vùng tiếp xúc trực tiếp tạo nên phản ứng gây ngứa. Bệnh mề đay: Mề đay là một bệnh dị ứng da do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc do ăn, uống với chất hay gây dị ứng ở một số người như tôm, cua, ốc, mắm tôm… Đây là những chất đóng vai trò là dị ứng nguyên khi gặp kháng thể có sẵn trong máu bệnh nhân sẽ gây nên hiện tượng dị ứng. Bệnh mề đay thường xảy ra ngứa
- đột ngột, dữ dội tại một vùng da nào đó hoặc có khi gần khắp da cơ thể như cánh tay, bụng, đùi, cẳng chân. Đôi khi bệnh mề đay còn xảy ra ở niêm mạc làm sưng mắt, môi, thậm chí gây viêm niêm mạc ruột gây đau bụng, tiêu chảy, viêm, phù thanh quản. Người ta gọi là nổi mề đay vì nổi lên các nốt sẩn, ngứa. Trong bệnh mề đay điển hình nhất là ngứa, người bệnh càng gãi càng ngứa. Các sẩn ngứa to, nhỏ khác nhau đôi khi tạo thành từng mảng. Viền của sẩn ngứa mề đay có màu hồng, trung tâm của sẩn ngứa có màu nhạt hơn. Bệnh nấm da: Viêm da do nấm là bệnh nói chung, nhưng do nhiều loài nấm khác nhau gây nên (nấm thân, nấm kẽ, nấm móng, nấm tóc…). Mỗi một loài nấm gây bệnh cho da được gọi các tên khác nhau. Bệnh nấm da cũng gây nên ngứa làm cho bệnh nhân rất khó chịu, ví dụ bệnh hắc lào. Bệnh hắc lào là do nấm thân gây nên. Đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền này càng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung. Do người bệnh bị ngứa, gãi làm lây lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể. Bệnh hắc lào là bệnh lây từ người này sang người khác do dùng chung quần áo, khăn tắm, ngủ chung giường, chiếu… Muốn phòng bệnh hắc lào cần vệ sinh cá nhân tốt. Không dùng chung quần áo, chiếu, khăn và không nằm chung giường với người bị bệnh hắc lào. Khi nghi bị bệnh hắc lào nên đi khám để được xác định và điều trị dứt điểm tránh lây lan cho người khác. Bệnh lang ben: là một bệnh do nấm gây ra và cũng gây ngứa ghê gớm. Bệnh gây ngứa đặc biệt là khi người bệnh ra nhiều mồ hôi nhất là khi trời nắng. Bệnh lang
- ben hay gặp ở cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay. Bệnh lang ben cũng lây lan từ người này sang người khác do dùng chung quần áo, khăn mặt, ngủ chung giường… Khi bị lang ben rất nên đi khám bệnh để được làm các xét nghiệm xác định nấm và trên cơ sở đó người thầy thuốc sẽ cho thuốc điều trị thích hợp và tư vấn sát với thực tế hơn. Gầu da đầu: Ở người nhiều gầu thường kèm theo ngứa da đầu. Gầu là hiện tượng viêm da làm bong lớp sừng ở da vùng đầu. Hiện nay có nhiều loại dầu gội đầu khác nhau và tùy thuộc vào da đầu của từng người. Vì vậy khi bị gầu nên chọn loại dầu gội thích hợp với da đầu của mình mới hy vọng làm giảm hoặc hết gầu. Nguyên nhân từ trong nội tạng của cơ thể. Dị ứng thuốc: ngày nay hiện tượng dị ứng thuốc là điều làm cho thầy thuốc hết sức quan tâm. Loại thuốc nào cũng có thể gây nên dị ứng tùy từng cơ địa của từng người (để cả thuốc Tây y và đông y). Khi dị ứng thuốc, ngoài các triệu chứng khác thì ngứa cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Bệnh giun sán: Khi mắc bệnh giun, sán thì ngoài rối loạn tiêu hóa có thể có triệu chứng ngứa và nổi mẩn ngoài da. Những trường hợp này người ta ít nghĩ tới chỉ khi đi khám bệnh, xét nghiệm phân mới tìm ra được nguyên nhân và thầy thuốc mới có chỉ định dùng thuốc tẩy giun đúng loại. Song song với việc tẩy giun cần ăn uống hợp vệ sinh, không ăn rau sống và uống nước lã để đề phòng mắc bệnh giun tái phát.
- Mắc bệnh tiểu đường (đường máu tăng cao): thường có sụt cân, ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều kèm theo có thể có ngứa da. Do ngứa nên gãi nhiều làm xây xước da gây nhiễm khuẩn. Mắc bệnh tiểu đường cần ăn kiêng một số thực phẩm như đường, các loại nước giải khát có đường, bia, rượu, chuối chín. Nên tập thể dục đều đặn. Cần vệ sinh da thật tốt để tránh nhiễm khuẩn. Bệnh về gan, mật: Các bệnh về gan mật làm tắc mật làm vàng da và gây ngứa. Khi ngứa mà tìm các loại nguyên nhân chưa xác định được thì cần kiểm tra chức năng và kiểm tra gan, mật để xem có viêm nhiễm, sỏi, u hay không. Viêm gan thì có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất là viêm gan do virut và viêm gan do rượu. Muốn phòng tránh viêm gan do virut (virut viêm gan A,B,C) cần được tiêm phòng. Cần bỏ rượu, đặc biệt khi đã có hiện tượng viêm gan bất kỳ do nguyên nhân gì. Như vậy, muốn hết bệnh ngứa cần tìm nguyên nhân, khi đã biết chắc chắn nguyên nhân của nó thì việc điều trị sẽ có nhiều thuận lợi cho dù là nguyên nhân bên trong cơ thể hay nguyên nhân ngoài da. Chữa và tránh chứng ngứa da trong mùa lạnh 1. Giữ cho da nhờn, bằng cách mặc ấm, giữ hơi nước da “thở” ra ở lại dưới áo, giúp da ẩm và mềm.
- 2. Tránh nước nóng vào mùa lạnh: trước khi tắm, lấy tay thử nước, đủ ấm là được. Đừng xài nước nóng quá trong mùa lạnh. Mùa hè, muốn nóng bao nhiêu xài mặc sức. 3. Chỉ xát xà-bông vô những nơi thật cần xà-bông, chỗ phải có xà-bông mới sạch và hết mùi hôi. Ngoài ra, tránh xà-bông trên mặt ngoài như vai, đùi, bụng, lưng, tay chân, v.v… 4. Lựa loại xà-bông mềm và yếu. Tránh các hiệu xà-bông cứng và mạnh cho mùa lạnh. Mùa hè, xà-bông khô, mạnh; nước nóng bao nhiêu tùy thích. 5. Từ phòng tắm bước ra chớ vội lau khô. Mua sẵn dầu paraffin (vaseline bất cứ hiệu gì) đổ vô lòng bàn tay, thoa đều thật nhiều khắp người. Mặc áo lại cho ấm và kín. 6. Trong ngày, hạn chế tối thiểu số lần rửa tay chân bằng nước nóng và xà-bông. Cực chẳng đã hãy xài nước nóng và xà-bông. Rửa xong, tay còn ướt nước, thoa một lớp mỏng emolient lotion hay cream (bất cứ hiệu nào loại nào dễ mua). Xong, giữ da ấm và kín, tránh khô. 7. Ngủ cho đủ giờ. Ăn cho đủ no và ngon, thoải mái với các đồ ăn thịt, cá, mè, đậu phọng tùy sở thích và nhu-cầu. Cần đưa cả nhà thoát ra khỏi lối suy nghĩ sai lầm gán tội “phong hay nhiệt” cho đồ biển tôm, cá, bò, gà. Lối suy nghĩ nhảm nhí đó làm cho dân tộc ta không ngẩng mặt nổi với đời mấy ngàn năm qua.
- 8. Tránh các thứ thuốc ngứa xưa nay người xứ nóng thường xài theo thói quen. Các loại thuốc chống ngứa, chống dị ứng (anti-allergics, anti-histaminics) như phenergan, benadryl làm cho da đã khô càng thêm khô, dễ nứt ra, và ngứa hơn nữa. 9. Cực chẳng đã ban đêm ngứa quá, thì xài tạm những thuốc chống ngứa sẵn có ở nhà, trong lúc chờ điều chỉnh, sửa chữa những cố tật gây khô, nứt da khiến da ngứa mùa lạnh. Chín bước trên đây giúp chữa và tránh ngứa da trong mùa lạnh. Ít khi ta cần đi khám bác sĩ. Bạn thực hành ngay ngày hôm nay đi. Hiệu quả sẽ chứng nghiệm trong vòng vài ba ngày tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa hanh khô ở người cao tuổi
4 p | 114 | 12
-
Ngứa da trong mùa lạnh
5 p | 120 | 9
-
Cách chăm sóc da trong mùa lạnh
6 p | 123 | 9
-
Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa hanh khô ở người cao tuổi
3 p | 88 | 7
-
Bệnh da mùa lạnh
6 p | 129 | 7
-
Vì sao nên uống vitamin D vào mùa đông-xuân?
4 p | 87 | 6
-
Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh mùa lạnh?
3 p | 67 | 6
-
7 bước ngăn cảm cúm, cảm lạnh
8 p | 90 | 5
-
Chăm sóc da khô mùa Đông (Kỳ 1)
5 p | 89 | 5
-
Để bé không bị nẻ mùa lạnh
2 p | 51 | 5
-
Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa hanh khô ở người cao tuổicao tuổi.Trong mùa lạnh, người cao tuổi do sức
6 p | 82 | 4
-
Các loại bệnh thường gặp trong mùa đông
5 p | 121 | 4
-
Chăm Sóc Da Khô Mùa Đông
13 p | 89 | 4
-
Mùa lạnh người già dễ đột quỵ
6 p | 100 | 3
-
Phòng ngừa nhiễm trùng tai ở trẻ
5 p | 52 | 3
-
Bảo vệ da cho trẻ vào mùa đông
5 p | 51 | 2
-
Những sai lầm thường thấy trong mùa đông
5 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn