intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngừng Né Tránh Công Việc

Chia sẻ: Coeus Coeus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Né tránh công việc là một biểu hiện của sự bế tắc, không biết cách và không thể giải quyết được. Nhất là dối với những nhiệm vụ nhàm chán hoặc khó khăn. Việc trì hoãn, né tránh một việc cần giải quyết có nghĩa là bạn đang chống cự nó. Lý do thì có vô số nhưng tìm phương pháp để tháo gỡ thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một số cách để bạn phá vỡ rào cản của sự trì hoãn kéo dài đó. 1. Chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành nhiều phần nhỏ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngừng Né Tránh Công Việc

  1. Ngừng Né Tránh Công Việc Né tránh công việc là một biểu hiện của sự bế tắc, không biết cách và không thể giải quyết được. Nhất là dối với những nhiệm vụ nhàm chán hoặc khó khăn. Việc trì hoãn, né tránh một việc cần giải quyết có nghĩa là bạn đang chống cự nó. Lý do thì có vô số nhưng tìm phương pháp để tháo gỡ thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một số cách để bạn phá vỡ rào cản của sự trì hoãn kéo dài đó. 1. Chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành nhiều phần nhỏ Việc này giúp bạn dễ quản lý công việc và những vấn đề mình gặp phải hơn. Nó cũng có tác dụng rất tốt trong tâm lý, khiến bạn cảm giác đỡ lo lắng hoặc hoang mang hơn. Việc cần làm tiếp theo là sắp xếp chúng trong một danh sách phản ánh thứ tự của những hành động cần được hoàn thành, sau đó tạo ra một bảng tính từ danh sách đó. Nếu bạn cần phải hoàn thiện những bước cụ thể vào một thời điểm nhất định, hãy thêm vào bảng hai cột, một cột là: “Ngày dự kiến hoàn thành”, và cột còn lại là: “Ngày thật sự hoàn thành”.
  2. Chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành nhiều phần nhỏ giúp bạn dễ quản lý công việc và những vấn đề mình gặp phải hơn. Ảnh: internet Dưới đây là điều bạn cần ghi nhớ: - Hoàn thành mỗi bước nhỏ trước khi bạn tiến đến một bước lớn tiếp theo. Việc thực hiện hai hay ba nhiệm vụ cùng một lúc chỉ khiến bạn rối thêm. - Bắt đầu với nhiệm vụ dài và khó khăn nhất. Trừ khi những hành động cần được hoàn thành theo một thứ tự cụ thể, hãy loại nhiệm vụ khó khăn nhất ra khỏi con đường trước. Việc này sẽ cho bạn cảm giác được thúc đẩy về mặt tinh thần. - Lập một khung thời gian. Hãy nhắm đến việc hoàn thành một lượng công việc nhất định trong một ngày cụ thể hoặc một quãng thời gian cụ thể trong ngày. Điền vào ngày hoặc thời gian bạn thực sự hoàn thành chúng vào bảng tính của mình.
  3. - Dừng công việc của mỗi ngày ở chỗ phù hợp. Tốt nhất là lúc bạn kết thúc được một hành động cụ thể. Tiếp đó bạn có thể dễ dàng bắt đầu một hành động mới trong danh sách khi tiếp tục công việc. 2. Bắt đầu thực hiện phần khó nhất Bạn phải làm việc này trong khoảng thời gian bạn nhiều năng lượng và hoạt động hiệu quả nhất. Khi tìm thời điểm bạn làm việc tốt nhất trong ngày, hãy nhớ rằng việc ăn một bữa quá no sẽ khiến cho cường độ làm việc của bạn bị chậm lại. Và do đó bạn dễ mắc sai lầm hơn. Việc giữ gìn khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất là điều quan trọng, và đừng sử dụng nó cho những việc không mang lại nhiều lợi ích. Bắt đầu thực hiện phần khó nhất trong khoảng thời gian bạn nhiều năng lượng và hoạt động hiệu quả nhất. Ảnh: internet Dưới đây là điều bạn cần ghi nhớ:
  4. - Những con người của buổi sáng. Với rất nhiều người, thời gian làm việc hiệu quả nhất là vào buổi sáng, khi họ tỉnh táo nhất, có mức độ năng lượng cao nhất. Tuy nhiên, với nhiều người, thời gian hoạt động hiệu quả nhất lại là vào lúc đêm khuya. Nếu như bạn thường xuyên gặp tình trạng này thì ban ngày bạn rất khó tập trung. Sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng về lâu dài. - Năng lượng trong suốt một tuần. Quy tắc trên cũng được áp dụng cho những ngày trong tuần. Nếu bạn làm việc tốt nhất vào ngày thứ Ba, thứ Tư, hãy lập kế hoạch cho những cuộc họp mang tính thủ tục vào những ngày sau đó. - Một phút suy ngẫm. Hãy lấy nhật ký của bạn ra và đánh dấu thời điểm bạn thấy mình làm việc với hiệu suất cao nhất trong tất cả các ngày. Bạn phải thường xuyên làm việc này cho đến khi trở thành thói quen để thực hiện mọi việc như một phản xạ có điều kiện. 3. Trao cho mình một phần thưởng Nhưng chỉ sau khi bạn thực sự hoàn thành một nhiệm vụ. Việc này giúp bạn lấy lại năng lượng, sự hứng khởi để tiếp tục thực hiện những công việc tiếp theo. 4. Sử dụng khoảng thời gian kém hiệu quả nhất Đó là bạn làm những công việc hàng ngày, lặp lại như xếp quần áo, phơi đồ đã giặt, thực hiện một cuộc gặp gỡ với bạn bè để tán gẫu, đi dạo, hay xem xét lại những công việc trong ngày… Đây chính là những quãng nghỉ sau khi thực hiện những nhiệm vụ cần độ tập trung cao. Điều bạn cần nhớ:
  5. Bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không. Và thời gian mất đi thì bạn không thể lấy lại được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2