intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người cắn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm chung * Đàn ông bị người cắn nhiều gấp 12 lần phụ nữ. - 5-20% vết thương cắn phải điều trị cấp cứu ở Mỹ là do con người gây ra. - (đứng hàng thứ 3 trong số các vết cắn phổ biến nhất tại quốc gia này). * Đa số bị cắn vào mặt (Thống kê trên 92 bệnh nhân bị người cắn vào Bệnh viện St. James từ tháng 1/2003 đến 12/2005) - Chất cồn xuất hiện trong 90% các vụ tai nạn, với 70% cú cắn xảy ra vào cuối tuần hoặc ngày lễ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người cắn

  1. Người cắn I. Đặc điểm chung * Đàn ông bị người cắn nhiều gấp 12 lần phụ nữ. - 5-20% vết thương cắn phải điều trị cấp cứu ở Mỹ là do con người gây ra. - (đứng hàng thứ 3 trong số các vết cắn phổ biến nhất tại quốc gia này). * Đa số bị cắn vào mặt (Thống kê trên 92 bệnh nhân bị người cắn vào Bệnh viện St. James từ tháng 1/2003 đến 12/2005) - Chất cồn xuất hiện trong 90% các vụ tai nạn, với 70% cú cắn xảy ra vào cuối tuần hoặc ngày lễ. - 7/10 vết cắn là ở trên mặt, phần lớn ở vành trên của tai; nơi khác trên mặt là đầu mũi. - Những đứa trẻ chập chững biết đi thường xuyên cắn lẫn nhau vào mặt, mũi - Sự nhiễm trùng là một vấn đề đáng lo ngại sau khi một người bị cắn.
  2. * Dễ nhiễm trùng - Vết thương người cắn dễ nhiễm trùng hơn các vết thương khác, do nước bọt chứa rất nhiều vi khuẩn. - Có 900 triệu vi khuẩn trong chưa tới nửa thìa cà phê nước bọt và bao gồm khoảng 150 loại vi khuẩn khác nhau. - Khoảng 20% nạn nhân bị cắn đã nhiễm trùng , - Và những ai chờ đến 12 tiếng sau mới đi điều trị là dễ bị nhiễm trùng hơn cả. (theo Livescience) II. Nhiễm độc do vết cắn (Theo nhóm nghiên cứu thuộc Đại Học California ở Los-Angeles và phòng thử nghiệm R.M. Alden ở Santa Monica, CA đã dùng những phương pháp cấy vi trùng mới nhất để cập nhật chi tiết về vết thương do người cắn): * Tiêu chuẩn chính: gồm nóng sốt, sưng có mủ và viêm mạch bạch huyết (lymphangitis). * Tiêu chuẩn phụ: gồm mẩn đỏ lan ra, mềm, sưng, rút mủ mụn nhọt và tăng bạch cầu (leukocytosis) ngoại biên. * Phân loại: - Vết thương được chia ra làm hai loại, hoặc do tay nắm chặt (clencheđfist) gây nên khi bị đấm vào mồm - hay bị cắn.
  3. - Loại vết thương thấy nhiều nhất là lủng (38%) hay rách (34%); 86 % liên quan đến tay, 8% ở đầu, và 2 % ở cổ, cánh tay và chân. - Bị thương do đấm tay chiếm 56%, cắn chiếm 44%. - Không có trường hợp thương tổn nào liên quan đến tình dục.. - Hầu hết vết thương đều trên da (56%), một vài trường hợp gồm cả xương, gân, và khớp. - Hầu hết bệnh nhân đã chùi rửa vết thương bằng xà phòng và nước trước khi đến phòng cấp cứu. - Thời gian từ lúc bị thương đến đến lúc tìm cấp cứu trung bình là 22 giờ. - Tới lúc đó thì 48% vết thương đã lên ung nhọt có mủ, 46% là mủ, và 6% là sưng tế bào hay viêm mạch bạch huyết. - Trung bình số vi khuẩn tìm thấy trong một vết thương là 4, gồm 3 vi khuẩn ưa khí và một vi khuẩn kỵ khí. (Theo nhóm nghiên cứu thực hiện được trên 50 bệnh nhân, tuổi trung bình 27 năm, 70% là phái nam, chỉ có 15 bệnh nhân là có lý do phụ như có bệnh hay nghiện rượu.. ) * Loại VK: +Hầu hết các vết thương đều chứa hỗn hợp cả hai loại ưa và kỵ khí. +Những vi khuẩn tìm thấy là streptococci (84%), tiếp theo là staphylococci (52%).
  4. +Nhóm kỵ khí thấy thường nhất là giống Prevotella (36%) và Fusobacterium species (34%). +VK tìm thấy thường là Streptococcus anginosus (52%), Staphylococcus aureus (30%), Fusobacterium nucleatum (32%), Eikenella corrodens (30%), and Prevotella melaninogenica (22%). +Mặc dù streptoccoci và staphylococci tìm thấy gần như hầu hết tại các vết thương, một số vi khuẩn đặc biệt tìm thấy trong vết sưng có mủ: Eikenella, Prevotella, và Fusobacterium; và trong những vết đấm ít thông thường hơn những giống vi khuẩn như Fusobacterium, Peptostreptococcus, và Candida. III. Điều trị + Những vết cắn vào nắm tay dễ nhiễm trùng: bởi sâu và cung cấp máu một cách tương đối nghèo tới những gân và mô liên hợp khác, nên dùng kháng sinh tĩnh mạch (IV) là tốt nhất. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết. + Amoxicillin-clavulanic acid & moxifloxacin - Thử nhậy cảm với thuốc cho thấy hai thứ amoxicillin-clavulanic acid và moxifloxacin có hiệu nghiệm nhất để trị các vi khuẩn này. + Với virus viêm gan B, C, HIV, herpes simplex - Vết thương do người cắn lại càng nguy hiểm hơn nếu họ có sẵn một số bệnh lây nhiễm như virus viêm gan B, C, HIV, herpes simplex... - Với những trường hợp này, cần dùng văcxin viêm gan B, globulin miễn dịch.
  5. - Nếu có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì phải dùng đủ liều và thật sớm các thuốc kháng HIV hiện có. - Cũng phải xem xét đến việc dùng vacxin chống uốn ván cho mọi trường hợp bị cắn. (Clinical Presentation and Bacteriologic Analysis of Infected Human Bites in Patients Presenting to Emergency Departments. Clinical Infectious Diseases. 2003;37(11):1481-1489. December 1, 2003).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2