Xã hội học số 4 (56). 1996 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI LÀM KHOA HỌC XÃ HỘI VỚI DỰ<br />
THẢO LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
<br />
<br />
TƯƠNG LAI<br />
<br />
<br />
<br />
Trong dự thảo Nghị quyết Trung ương về Khoa học và Công nghệ có ghi một câu : "sớm ban hành Luật<br />
Khoa học và Công nghệ", vì thế sau khi tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho Dự thảo về Luật Khoa học và<br />
Công nghệ, cũng như tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị quyết nói trên, tôi muốn phát biểu một số vấn<br />
đề về Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ từ góc độ của người làm Khoa học Xã hội, chuyên ngành Xã hội<br />
học. Tôi sẽ không đi vào chi tiết của từng điều, mục, chủ nghĩa, mà chỉ muốn, trước hết nói lên một số suy nghĩ<br />
về những quan điểm cơ bản về luật pháp và về quyền công dân. Vì nếu không xuất phát từ những quan điểm cơ<br />
bản về luật pháp, về quyền công dân ấy thì khó mà góp ý cụ thể về những điều khoản của Dự thảo Luật Khoa<br />
học và Công nghệ, một lĩnh vực hoạt động được Đảng và Nhà nước ta xem là "quốc sách hàng đầu trong công<br />
cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.<br />
<br />
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Có một bộ Luật về Khoa học và Công nghệ là một đòi hỏi bức bách của cuộc sống, là một tiền đề cho sự<br />
phát triển bền vững của đất nước khi chúng ta đang quyết tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất<br />
nước.<br />
<br />
Sẽ không có một nhà lãnh đạo quốc gia nào có thể tránh khỏi sự đánh giá của lịch sử về tầm nhìn chiến lược<br />
của họ để thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước. Tầm nhìn ấy, trước hết phải được thể hiện trong việc trọng<br />
nhân tài, đầu tư vị tôn vinh sự lao động sáng tạo trong đó, quan trọng nhất là đầu tư cho trí tuệ của dân tộc,<br />
thường được tập trung tiêu biểu trong đội ngũ trí thức của dân học đang hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và<br />
Công nghệ.<br />
<br />
Lao động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ là một loại lao động đặc thù mà không phải bất cứ người nào<br />
cũng có thể làm được. Vì thế, người làm Khoa học và Công nghệ là vốn quý của đất nước. Trí tuệ của họ - "chất<br />
xám" - là một thứ tài nguyên đặc biệt của quốc gia : nếu biết khai thác thì hiệu quả của nó sẽ vô cùng lớn, song<br />
nếu không biết khai thác và<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
4 Người làm Khoa học Xã hội với Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ<br />
<br />
<br />
phát huy thì nó sẽ bị mai một và sẽ vô cùng khó khăn để khôi phục lại, thậm chí có thể bị triệt tiêu<br />
<br />
Điều này ông cha ta đã nhận thức từ rất sớm và từng khuyến cáo cho mọi thế hệ qua tấm bia khắc năm 1442<br />
hiện đặt ở Văn Miếu : "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên<br />
khí suy thì, thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng Thanh Đế Minh Vương chẳng ai không lấy việc bồi<br />
dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên".<br />
<br />
Có nhiều cách để vun trồng nguyên khí quốc gia, trong đó sự anh minh hay lòng ít của nhà lãnh đạo cũng<br />
quan trọng. Song kinh nghiệm của lịch sử đã cho thấy rằng lòng tốt hay sự anh minh là không đủ. Điều căn bản<br />
là phải có luật pháp để thúc đẩy và bảo vệ sự vun trồng nguyên khí quốc gia đó. Luật Khoa học và Công nghệ là<br />
để nhằm thúc đẩy khả năng và nhiệt tình sáng tạo của người làm Khoa học và Công nghệ.<br />
<br />
Khoa học - theo chức năng đích thực của nó, là sự phát hiện và dự báo. Để có sự phát hiện và dự báo, phải<br />
bắt đầu bằng sự quan sát, tiếp nhận thông tin nhiều chiều để nhận diện hiện thực, đi sâu vào bản chất của nó để<br />
tìm ra mối quan hệ nhân quả, nhận ra các chiều tương quan rồi do đó mà phát hiện ra những cái đang còn ẩn<br />
dấu bên trong các hiện tượng. Từ sự phát hiện đó mà có thể dự báo chiều hướng vận động của hiện thực. Vì thế<br />
trong khoa học, cần phải làm quen với một ý tưởng : "nói một nửa sự thật còn tệ hơn nói dối". Khoa học nói<br />
chung đã vậy, trong Khoa học Xã hội lại càng phải như vậy. Và cũng do đó cẩn nhận rõ sự phát hiện và dự báo<br />
trong Khoa học Xã hội lại còn phức tạp hơn nữa. Bởi lẽ Khoa học Xã hội gắn rất mật thiết với chính trị, với<br />
đường lối, chủ trương, chính sách. Phát hiện ra cái hay, cái đúng, cái sáng suốt thì quả là dễ chịu, nuôi chèo, mát<br />
mái. Nhưng phát hiện ra cái sai, cái lệch, cái khuyết tật, những ung nhọt đang ủ mầm thì quả là nguy hiểm. Càng<br />
nguy hiểm hơn nữa, khi nhà Khoa học Xã hội, bằng tư duy độc lập và nghiêm túc của mình, dám nhìn thẳng vào<br />
sự thật và nói lên cái sự thật đang bị che lấp bởi vô vàn những bề bộn của cuộc sống. Nếu "khoa học là cái gì<br />
đang còn ẩn dấu sau một mớ các sự kiện hỗn độn" theo cách nói của Bachelard, thì người phát hiện ra cái đang<br />
ẩn dấu sau một mớ các sự kiện hỗn độn đó thường đụng đầu với cái thành lũy kiên cố đang duy trì và bảo vệ cho<br />
cái hiện tồn gắn liền trực tiếp với lợi ích của những người được thủ lợi trong cái bề bộn, ngổn ngang đó. Lịch sử<br />
đã từng ghi nhận những thành lũy cố duy trì cái lực cản làm chậm sự phát triển của đất nước kiểu đó. Mà cũng<br />
vì vậy, lịch sử luôn đòi hỏi những tư tưởng "Đổi Mới". Khoa học Xã hội, trong chức năng đích thực của nó,<br />
luôn ủng hộ cho cái mới, và do vậy nó phải hỗ trợ đắc lực cho công cuộc Đổi Mới.<br />
<br />
Chính vì vậy, đối với Khoa học nói chung, môi trường khách quan cho mọi sáng tạo là tự do trong tư tưởng,<br />
năng động trong tư duy. Nhà khoa học cần phải được trình bày quan điểm khoa học của mình, có quyền được<br />
bảo lưu những phát kiến, những luận điểm của<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tương Lai 5<br />
<br />
<br />
mình, được tạo điều kiện trong tự do giao lưu quốc tế và nhận được thông tin kịp thời về những diễn biến và<br />
thành tựu mới nhất. Trên phương diện này thì quả thật Khoa học Xã hội đang đứng trước khá nhiều nghịch lý,<br />
nhà Khoa học Xã hội đang gặp phải rất nhiều trỏ ngại. Đã có một thời, Khoa học Xã hội đã tự hạn chế mình<br />
trong việc minh họa đường lối chính sách và cho rằng đó là vì nhiệm vụ thiêng liêng của Khoa học là phục vụ<br />
Chính trị. Đúng là khoa học phải phục vụ chính trị và không có gì vinh dự hơn cho nhà khoa học được phục<br />
vụ chính trị để có thể được trực tiếp đem sáng tạo khoa học của mình phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và<br />
bảo vệ tổ quốc đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song sự đồng nhất giữa Khoa học Xã hội và Chính trị đã gây<br />
ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của Khoa học xã hội của một thời. Bởi vì, nếu đồng nhất giữa<br />
Khoa học Xã hội và Chính trị thì nhà Khoa học Xã hội chỉ có thể làm một công việc duy nhất là minh họa cho<br />
đường lối, chính sách mà không thể thực hiện chức năng phát hiện và dự báo của mình. Ấy vậy mà, nhà<br />
chính trị sáng suốt thì lại luôn luôn cần đến sự phát hiện và dự báo ấy, xã hội luôn luôn cần một đội ngũ<br />
những người làm công việc phát hiện và dự báo ấy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một sự thật là, nhà Khoa<br />
học Xã hội cũng nhiều lúc sai lầm, bởi lẽ, nói như K Popper "Khoa học là một chuỗi sai lầm luôn luôn được sửa<br />
chữa".<br />
<br />
Nếu khoa học nói chung và Khoa học Xã hội nói riêng rát cần có Luật Khoa học và Công nghệ thì Xã hội<br />
học lại càng đặc biệt cần có luật đó.<br />
<br />
Bởi lẽ, Xã hội học là một bộ môn khoa học gắn liền với hiện thực đang vận động. Nhà Xã hội học tìm thấy<br />
lý do tồn tại của mình trong việc bám sát hiện thực của đời sống hàng ngày trên tất cả mọi khía cạnh để từ góc<br />
độ riêng của đặc trưng bộ môn khoa học này mà nhận dạng thực trạng, phát hiện ra những vấn đề xã hội cơ bản<br />
đang bị che lấp bởi vô vàn những sự kiện bề bộn, ngổn ngang. Từ sự phát hiện đó, nhà Xã hội học có bản lĩnh<br />
dám chịu trách nhiệm về những điều hành phát hiện để đưa ra những dự báo, hình thành những khuyến nghị<br />
khoa học để đóng góp thêm cơ sở đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách xã hội và quản lý xã hội.<br />
<br />
Để có được sự phát hiện đó, để có những dự báo trung thực và khách quan, nhà Xã hội học phải dám đương<br />
đầu với những lực cản vốn chỉ muốn an bài với cái hiện tồn.<br />
<br />
Chính vì vậy, nếu không có một hành lang pháp luật, một không gian tư tưởng, một thể chế dân chủ cho<br />
người làm Khoa học xã hội được triển khai công việc tâm thiết của mình thì khó mà có sự phát triển của<br />
Khoa học Xã hội và làm cho sản phẩm của họ được đưa vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển. Vì thế, sự ra<br />
đời của Luật Khoa học và Công nghệ là một bước phát triển đáng vui mừng trong sự nghiệp Đổi mới của chúng<br />
ta. Mặc dầu, có thể ở nhiều nước đã phát triển, họ không cần phải có luật đó vì họ đã có đủ những thiết chế luật<br />
pháp đủ đảm bảo cho các nhà Khoa học và Công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
6 Người làm Khoa học Xã hội với dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ<br />
<br />
<br />
thực thi chức năng của họ. Song ở nước ta thì Luật Khoa học và Công nghệ là tuyệt đối cần thiết với Khoa học<br />
xã hội nước ta hiện nay lại đặc biệt cần thiết.<br />
<br />
II. ĐỂ BÀN VỀ LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, CẦN QUAY LẠI MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ<br />
LUẬT VÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BỞI LUẬT.<br />
<br />
Hiến pháp 1992, Điều 50 : "Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị,<br />
dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến<br />
pháp và Luật".<br />
<br />
Có con người, đương nhiên phải có quyền con người. Cá nhân con người, do bản chất tự nhiên vốn có mà có<br />
các quyền của nó. Ở đây, thể hiện tính khoa học và tính nhân văn của quan niệm về quyền con người của thuyết<br />
pháp luật tự nhiên.<br />
<br />
Ấy thế mà, mở đầu cho “Khế ước xã hội" J.J Rousseau đã nói : "Con người sinh ra đã là tự do, vậy mà ở<br />
khắp mọi nơi, con người lại bị cùm hẹp”.<br />
<br />
Cần lưu ý rằng, quyền con người trước hết cần được hiểu là những đặc quyền mà tạo hóa ban cho con<br />
người, có nghĩa là chỉ con người mới có. Đó là gì? là : Khả năng hành động một cách có ý thức, biết tránh hoặc<br />
từ chối hay là yêu cầu hoặc giành lấy những cái gì đó để phục vụ cho sự tồn tại của mình, đặc biệt là quyền<br />
được tự bảo vệ mình. Nhưng, tự bản thân những quyền tự nhiên của con người do tạo hóa ban cho đó, chưa thật<br />
sự là quyền.<br />
<br />
Để đạt tới cái gọi là quyền, cần có yếu tố thứ hai thiết định, đó là quy chế pháp lý (pháp luật). Khi các đặc<br />
quyền tự nhiên của con người trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, nói cách khác, được pháp luật chấp<br />
nhận, tổ chức, bắt buộc hoặc ngăn cấm thì mới trở thành quyền của con người. Không có pháp luật thì không<br />
có quyền (Point de droit sans droit).<br />
<br />
Điều ấy nói lên rằng, không có quyền nào của con người mà lại không phải là một đặc quyền, không xuất<br />
phát từ quyền tự nhiên của con người mà tạo hóa ban cho. Nhưng không nhất thiết mọi quyền tự nhiên ấy đều<br />
thuộc phạm trù quyền con người như ta vẫn hiểu hiện nay, mà chỉ những quyền thuộc phạm vi chịu sự chi<br />
phối của pháp luật mà là quyền theo ý nghĩ đích thực của phạm trù quyền con người mà ta nói.<br />
<br />
Những ý tưởng trên là những tư tưởng của Jacques Mourgeon trong cuốn sách của ông về "Các quyền của con<br />
người" * . Dẫn ra những ý đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, luật là triệt đối cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Điều này<br />
càng hết sức cần thiết đối với chúng ta đang phấn đấu bước vào xã hội hiện đại mà mảnh đất cổ truyền vốn chỉ biết<br />
lệ mà rất coi thưởng luật, với một tập quán truyền thống vốn được tôn vinh là đức trị và nhân trị. Cho<br />
<br />
<br />
*<br />
Xem "Quyền con người trong thế giới hiện đại". Phạm Khiêm Ích và Hoàng Văn Hảo chủ biên. NXB Khoa học Xã<br />
hội - 1995.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tương Lai 7<br />
<br />
<br />
nên, ý tưởng luật pháp, tinh thần tôn trọng luật pháp, biết dựa vào luật pháp để hành động và để tự bảo vệ mình<br />
đối với ta là mới, song với nền văn minh của nhân loại thì điều này đã được nói đến từ lâu. Các nhà tư tưởng của<br />
thế kỷ Ánh sáng đã từng nói điều này rất rõ ràng : Jonh Loke khẳng định "nơi nào không có luật, nơi đó cũng<br />
không có tự do”. Vì sao? Vì “Tự do của con người nằm dưới quyền một chính phủ là cốt nhằm có được một<br />
quy tắc ổn định để sống, chung nhất đối với mỗi người trong xã hội ấy và được xác lập bởi chính quyền hợp<br />
pháp đã được thiết lập ở đấy, đó là tự do theo đuổi ước vọng của mình trong tất cử những trường hợp không<br />
bị luật pháp ngăn cấm và không bị lệ thuộc vào ý chí độc đoán thường xuyên, không xác định, không rõ<br />
ràng của kẻ khác” (Tôi đặc biệt nhấn mạnh ý cuối cùng T.L).<br />
<br />
Còn Montesquieu thì cho rằng : “Trong nhà nước, nghĩa là trong xã hội có luật pháp, tự do chỉ có thể có<br />
ở chỗ được phép làm điều cần nên mong muốn và không bị ép buộc phải làm điều mà mình không mong<br />
muốn ... Tự do là quyền được làm cái mà luật pháp không ngăn cấm. Vì rằng, nếu các công dân có thể làm<br />
cái mà luật pháp này ngăn cấm thì hẳn là họ sẽ mất tự do vì những công dân khác cũng có thể làm được điều<br />
giống hệt như thế".<br />
<br />
Những tư tưởng đó, trước hết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp<br />
năm 1789 : Luật pháp chỉ có quyền ngăn cấm những hành động có hại cho xã hội. Tất cả những gì luật<br />
pháp không cấm là được phép làm, và không ai có thể bị cưỡng bức phải làm điều không được luật pháp qui<br />
định”. Chính Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã từng<br />
nhắc đến Tuyên ngôn này.<br />
<br />
Nhận thức thật sâu mệnh đề tư tưởng lớn nói trên, sẽ hiểu tại sao mà Loke lại nói nơi nào không có luật,<br />
nơi đó không có tự do. Càng hiểu điều ấy, chúng ta lại càng thấy, đối với nhà khoa học, đặc biệt là Khoa học<br />
Xã hội, Luật về Khoa học và Công nghệ có tầm quan trọng biết nhường nào !<br />
<br />
Có Luật, dựa vào Luật, nhà khoa học mới có thể thực hiện được cái điều mà Hegel đã từng nói : “đi bằng<br />
đầu”, chứ không cần phải đi bằng đầu gối!<br />
<br />
Chính vì điều đó, tôi rất hoan nghênh Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ lần này, vì ở đây nó thể hiện<br />
được những đòi hỏi rất cấp bách của cuộc sống, của nhà khoa học. Những điều mà Dự thảo nêu lên, nếu trở<br />
thành hiện thực thì đó là một hạnh phúc lớn đối với người làm Khoa học và công nghệ. Tôi chỉ nhắc lên đây vài<br />
điều của Dự thảo thôi, chẳng hạn :<br />
<br />
- Mục 1 ; Điều 2 :<br />
<br />
1. Xác định hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu quốc gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
8 Người làm Khoa học Xã hội với Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Mục 2; Điều 2 :<br />
<br />
2. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động khoa học và<br />
công nghệ phù hợp quy định của luật này.<br />
<br />
- Mục; Điều 3 :<br />
<br />
3. Nghiêm cấm mọi hành vi phạm quyền tự do và dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ.<br />
<br />
- Điều 4 :<br />
<br />
Mọi tổ chức, các nhân thuộc các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội ở Việt Nam đều có quyền tiến hành<br />
hoạt động khoa học và công nghệ với danh nghĩa cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của luật này.<br />
<br />
-Điều 8 :<br />
<br />
1. Tổ chức và cá nhân được quyền công bố và chuyên giao hoặc không công bố và không chuyển giao kết<br />
quả nghiên cứu của mình dưới bất kỳ hình thức hợp pháp nào phù hợp các quy định về quyền tác giả và quyền<br />
sở hữu công nghiệp trong Bộ Luật dân sự, không trái những cam kết hợp pháp với các đối tác.<br />
<br />
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và cá nhân có quyền công bố và chuyển giao, hoặc không<br />
công bố và không chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 1 của điều này.<br />
<br />
- Mục 3; Điều 12 :<br />
<br />
3. Mời các nhà khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài làm việc theo chế độ hợp đồng hoặc cộng<br />
tác viên kiêm nhiệm..<br />
<br />
- Mục 4; Điều 12 :<br />
<br />
4. Được quyền hợp tác dưới mọi hình thức hợp pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác<br />
trong nước và ngoài nước.<br />
<br />
Tóm lại, khi những điều này đã thành Luật, sẽ là một căn cứ pháp lý cho người làm khoa học triển khai công<br />
tác nghiên cứu khoa học của mình và có chỗ dựa pháp lý để tự bảo vệ mình.<br />
<br />
Tuy nhiên, ở đây, tôi vẫn có đôi điều băn khoăn :<br />
<br />
Chẳng hạn, trong Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, thì Mục 4 trong Điều 3 là rất dễ và có chuẩn mực, song<br />
trong Khoa học Xã hội thì ở đây vẫn có những ranh giới khá mơ hồ. Ví dụ như :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tương Lai 9<br />
<br />
<br />
“Nghiên cấm việc lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ xâm hại lợi ích.<br />
<br />
chủ quyền và an ninh quốc gia”.<br />
<br />
hoặc ở Mục 3; Điều 3 :<br />
<br />
“Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do và dân chủ trong hoạt động khoa học và công<br />
nghệ".<br />
<br />
Một phát hiện trong Khoa học Xã hội, một ý tưởng mạnh dạn trong tìm tòi sáng tạo về Khoa học xã hội rất<br />
dễ động chạm đến đường lối chính sách. Nếu nhà khoa học muốn thật sự đóng góp cho đất nước, họ nêu lên để<br />
cùng suy nghĩ, liệu có bị xem là "xâm hại lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia" hay không<br />
<br />
Hoặc một ví dụ rất nhỏ khác : nhà biên tập cắt bỏ những ý tưởng tìm tòi nghiên cứu khoa học của tác giả<br />
những công trình nghiên cứu về Khoa học Xã hội khi đưa in, có thể xem là "vi phạm quyền tự đo và dân chủ<br />
trong hoạt động khoa học và công nghệ" không? Chẳng hạn như với một người Tổng Biên tập một Tạp chí nọ,<br />
ông ta luôn luôn phải đối đầu với những nghịch lí nói trên. Và để an toàn cho cái ghế của mình, ông ta buộc phải<br />
chọn phương án "vo tròn, gọt ngọt" những ý tưởng góc cạnh của nhà nghiên cứu khi đưa đăng trên Tạp chí.<br />
Lương tâm thì cắn rứt, nhưng vì sự tồn tại của mình và cả của cái Tạp chí mà ông ta phụ trách thì thôi đành cứ ít<br />
bỏ cho yên chuyện. Vậy thì loại việc làm của Tổng Biên tập nói trên có phạm vào Mục 3; Điều 3 của Luật Khoa<br />
học và Công nghệ không?<br />
<br />
Cũng thêm một ví dụ khác, ở Điều 3; Mục 1 :<br />
<br />
Nghiêm cấm việc lợi dụng khoa học và công nghệ vào các mục đích vi phạm quyền con người, làm<br />
băng hoại các giá trị nhân văn và đạo đức xã hội, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, hủy hoại môi<br />
trường sinh thái”<br />
<br />
Điều này đối với Khoa học Tự nhiên và Công nghệ thì có thể có những chuẩn mực rất rõ ràng. Song về<br />
Khoa học Xã hội thì hiện nay còn khá nhiều điều rất khó xác định.<br />
<br />
Chẳng hạn: Thế nào là vi phạm quyền con người. Nếu hiểu thật đúng theo nghĩa phổ quát của quyền con<br />
người (nhân quyền) thì mặc dù Hiến pháp của ta đã ghi rõ (như trong Điều 50 của Hiến pháp 1992 mà tôi đã<br />
dẫn) nhưng trên thực tế, quyền ấy chưa có điều kiện thực hiện trọn vẹn.<br />
<br />
Còn "băng hoại các giá trị nhân văn" thì cũng cần phải có sự xác lập nội dung. Ngay trong cái mà chúng ta<br />
đang dùng phổ biến trên tất cả các mặt báo, kể cả trong những văn kiện quan trọng, đó là thuật ngữ "văn hóa<br />
đồi trụy” , từ trong bản thân nội dung của thuật ngữ đó đã tự nó mâu thuẫn. Vì đã "văn hóa" thì không có cái<br />
gọi là đồi trụy, mà đã là “đồi trụy” thì sao còn gọi được là văn hóa! Ấy vậy mà, ta lại đang đứa cái nghịch lý ấy<br />
vào trong một thuật ngữ và đang được phổ biến rất rộng rãi.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
10 Người làm Khoa học Xã hội với dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
Hay cái gọi là đạo đức xã hội, cũng là một khái niệm không xác định, đạo đức xã hội nằm trong phạm trù<br />
đạo đức hay là nằm ngoài, rộng hơn phạm trù ấy.<br />
Trong Luật Khoa học và Công nghệ, phải đặc biệt chú ý khi sử dụng những phạm trù, những khái niệm,<br />
những thuật ngữ theo đúng ngôn từ rất xác định của luật pháp. Nên có những chú thích thật rõ ràng để dựa vào<br />
đó, không ai có thể tùy tiện làm bậy, nhất là với những ai muốn áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, muốn<br />
lấy sự khen chê yêu ghét của cá nhân mình làm chuẩn để phê phán người khác và bắt họ phải theo mình.<br />
Đã đến lúc chúng ta phải "đổi mới" cách sống, cách quản lý xã hội, cách quản lý một cơ quan, trong đó có<br />
cơ quan khoa học. Đi vào hiện đại, phải từ bỏ một cách dứt khoát những tập quán lạc hậu của một thời mà người<br />
dân luôn luôn được dạy dỗ phải biết “ơn vua, lộc nước” Cái để Vua ban ơn cho cũng chính là cái do người dân<br />
đóng góp nên. Lộc của nước cũng do người dân đổ mồ hôi sôi nước mắt làm ra và đóng góp để cho một nhúm<br />
có đặc quyền, đặc lợi được ta hưởng kỳ thành! Cách mạng tháng Tám đã đẩy lùi những chuyện đó vào quá khứ.<br />
Song dư âm của kiểu tư duy cũ kỹ đó vẫn còn vương vấn trong một số người. Trong thời đại mới của chúng ta<br />
ngày nay phải làm cho mỗi người dân tự hiểu rõ chân giá trị của họ, không có họ thì làm gì có nhà nước, vì<br />
nhà nước lấy gì mà sống nếu không có dân nuôi. Dân có nghĩa vụ đóng thuế, thì dân phải được quyền ai hỏi<br />
nhà nước phải quản lý tốt xã hội bằng sự đóng góp từ mồ hôi nước mắt của họ. Chỉ dạy cho dân biết ơn một<br />
chiều thu không thể nâng cao ý thức làm chủ của họ. Nâng cao trình độ dân ta, trước hết phải nâng cao sự<br />
hiểu biết của họ về luật, về nghĩa vụ đóng thuế để nuôi bộ máy nhà nước quản lý xã hội, biết giám sát nhà nước<br />
với tư cách của một công dân, một người làm chủ đất nước chứ không phải là phận “dân đen, con đỏ" của một<br />
thời chỉ một mực cúi đầu nhận sự ban ơn và luôn được răn dạy về sự biết ơn. Chuyển đổi được nhận thức này<br />
không dễ, đây là cả một cuộc cách mạng về tư tưởng được bắt đầu từ những nhà cầm quyền và thấm sâu rộng<br />
rãi trong từng người dân.<br />
Nhân dân nói chung đã vậy, người làm khoa học và công nghệ đã vốn là người có học thức, có trí tuệ lại<br />
càng phải tự hiểu rõ về cái quyền của mình, do hiểu đã quyền mà có nghĩa vụ phải làm việc cho đúng với chức<br />
năng cao quý của mình. Xuất phát từ nhận thức nói trên, việc góp ý kiến sửa đổi và bổ sung những điều cụ thể<br />
trong Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ mới có ý nghĩa và có chất lượng, và có như vậy mới có thể làm cho<br />
khoa học và công nghệ trở thành "quốc sách hàng đầu”, trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất<br />
nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />