intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

người tiêu dùng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên fac

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

người tiêu dùng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên fac tin vui cho facngười sử dụng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên fac hơn so với trên các trang web thông thường. theo khảo sát của công ty nghiên cứu dynamic logic, người tiêu dùng xem thông điệp quảng cáo trên các trang web mạng xã hội, cũng như trong các đoạn video trực tuyến, chỉ gây ra một ít khó chịu hơn so với quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm hay banner....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: người tiêu dùng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên fac

  1. Người tiêu dùng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên Facebook Tin vui cho Facebook: người sử dụng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên Facebook hơn so với trên các trang web thông thường. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu Dynamic Logic, người tiêu dùng xem thông điệp quảng cáo trên các trang web mạng xã hội, cũng như trong các đoạn video trực tuyến, chỉ gây ra một ít khó chịu hơn so với quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm hay banner. Nhưng đây lại là một tin tốt lành với Facebook, và các marketer cỡ lớn như Procter & Gamble đã biết tận dụng phương tiện này. Tuy nhiên, tất cả các quảng cáo trên web đều bị lu mờ so với quảng cáo trên TV, báo hay tạp chí. Trong số 2,000 người tiêu dùng được khảo sát vào tháng 8 năm 2009, 22% người tỏ thái độ tích cực với quảng cáo trên mạng xã hội, kết quả cũng tương tự
  2. với quảng cáo trên các video trực tuyến so với 40% người tỏ thái độ tích cực với quảng cáo trên truyền hình và báo chí. Người tiêu dùng mong đợi và chấp nhận quảng cáo trên các phương tiện truyền thông offline theo cách họ sẽ không làm tương tự với phương tiện truyền thông trực tuyến. “Những con số đó rất thấp”, theo Steve Rubel, phó chủ tịch cao cấp phụ trách mảng insights thuộc Edelman Digital. “Tôi không cho rằng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội là một phương tiện tiếp thị có tính chất lâu dài. Chúng sẽ rất có ích khi thu hút người truy cập vào kênh truyền thông
  3. thương hiệu lớn hơn như Facebook, nhưng tôi không cho rằng chúng sẽ trở thành kênh truyền thông thương hiệu phổ biến.” Từ 2007, thái độ người tiêu dùng về quảng cáo trực tuyến vẫn không thay đổi, trong khi thái độ của họ về quảng cáo truyền hình và báo chí đã có chiều hướng đi xuống. Sự yêu thích dành cho quảng cáo báo đã giảm từ 56% trong 2 năm trước xuống còn 42%, trong khi đó truyền hình giảm từ 50% còn 47% và tạp chí từ 53% xuống 45%. Theo khảo sát, chúng ta đang được quy tụ bởi mạng xã hội. Số lượng thành viên của Facebook trên toàn cầu đã lên tới con số 350 triệu. 80% người trả lời là họ đã ghé qua một trang mạng xã hội và 59% người là thành viên năng động trên các mạng xã hội. Một số còn sẵn sàng tương tác với thương hiệu trên mạng xã hội. Dynamic Logic cho biết 13% người tham gia khảo sát sẵn sàng ủng hộ thương hiệu trên mạng xã hội. Ngành thu hút nhiều tín đồ nhất là bán lẻ, hàng tiêu dùng và công nghệ. Thông tin về sản
  4. phẩm mới, các chương trình bán hàng và giảm giá là những lí do chính người tiêu dùng tương tác với thương hiệu trên các trang mạng xã hội. Trong số các trang mạng xã hội, Twitter dường như là kênh truyền tải thông tin tốt nhất. Mạng này đã đánh bại Facebook, LinkedIn và MySpace về tốc độ truyền tải thông tin liên quan tới những sự kiện và vấn đề hiện tại. Từ khi tham gia Twitter, 75% người sử dụng cảm thấy họ cập nhật tin tức nhanh hơn, trong khi đó tỉ lệ này là 45% với Facebook. Shiv Singh, phụ trách bộ phận truyền thông xã hội toàn cầu tại Razorfish đồng ý rằng kiểu lan truyền thông tin dưới dạng nội dung cảnh báo hay đoạn tin ngắn phù hợp với những thương hiệu chưa có tên tuổi, nhưng quy tắc này không áp dụng với những thương hiệu được yêu mến và có liên quan tới văn hóa. “Nếu thương hiệu có chỗ đứng trong nền văn hóa pop, mạng xã hội không cần dựa trên lợi ích thực tế”,
  5. ông cho biết thêm là nhiều thương hiệu lớn vốn có ảnh hưởng về văn hóa như Coca-Cola, Pepsi, Nike và Apple không cần phụ thuộc vào những chiến dịch truyền thông mạng xã hội dựa trên lợi ích thực tế. Một chiến dịch cố gắng tạo cầu nối giữa lợi ích-văn hóa là “Whopper Sacrifice” của Burger King. Trong chiến dịch này, thành viên của Facebook sẽ được tặng 1 chiếc burger miễn phí khi lôi kéo được 10 người bạn tham gia. Chiến dịch này đã phỏng theo hành vi “kết bạn” trên các mạng xã hội, đồng thời đưa ra các lợi ích có giá trị là thực phẩm miễn phí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2