intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa ứng xử của người Việt: Phần 1 trình bày về Truyền thống ứng xử của người Việt như tính thực tiễn trong văn hóa ứng xử; trật tự trên dưới và quan niệm phúc đức; chịu đựng để chờ thời và vươn lên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 1

  1. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT
  2. Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång PGS.TS. NguyÔn ThÕ Kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. Hoµng phong hµ Thµnh viªn TrÇn quèc d©n TS. NguyÔn ®øc tµi TS. NguyÔn An Tiªm nguyÔn vò thanh h¶o
  3. Phạm Minh Thảo VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI ‐ 2015
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mang bản sắc riêng của con người Việt Nam. Giao tiếp ứng xử tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng dân cư. Văn hóa ứng xử ở Việt Nam còn mang trong mình những vấn đề về đạo đức, tâm linh. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ". Hơn nữa, người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình cảm chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hóa ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu. Cuốn sách Văn hóa ứng xử của người Việt của tác giả Phạm Minh Thảo giới thiệu cho bạn đọc một cách rõ hơn về cách ứng xử của người Việt Nam, từ đó chúng ta sẽ thêm những hiểu biết, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 11 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 5
  5. 6
  6. Phần I TRUYỀN THỐNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT 7
  7. 8
  8. TÍNH THỰC TIỄN TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ Trong sự phát triển của dân tộc Việt, dấu ấn của lịch sử, của một xã hội nông nghiệp lúa nước ảnh hưởng và chi phối rõ rệt đến cách ứng xử. Sống định cư dựa vào nông nghiệp khiến người Việt gắn bó, hòa đồng thậm chí phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đấy hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng về tác động qua lại giữa các hiện tượng và sự vật. Tác động của các cuộc xâm lăng và sự nô dịch hàng nghìn năm, ảnh hưởng sâu sắc khiến người Việt phải gắng tìm cho mình một con đường riêng để tồn tại và phát triển. Trải qua gần một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập nước ta và một sự tiếp xúc ép buộc đã xảy ra. Phong kiến phương Bắc luôn luôn muốn tìm cách đưa ra những chuẩn mực văn hóa cho dân Việt bằng cách “đem thi thư để biến tục nước, lấy nhạc lễ để sửa lòng người” nhằm truyền bá phong tục tập quán, áp đặt chế độ chính trị, xã hội vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người Việt. Ngược lại, văn hóa Việt, vốn là sản phẩm của một xã hội nông nghiệp lúa nước, lại luôn tìm 9
  9. cách chống ảnh hưởng đồng hóa của văn hóa Hán; giữ tiếng nói, phong tục và những nét văn hóa riêng, từ đó chọn lọc tinh hoa của nền văn hóa Hán và dung hòa sự căng thẳng kéo dài nhằm tăng sức cho mình tự giải phóng. Có câu nói rất hay rằng, một dân tộc bị tiêu diệt về văn hóa, thì không còn gì để tự hào nữa, một dân tộc đã xa lìa gốc Tổ dẫu có tiến hóa về vật chất cũng chỉ là tiến hóa đến chỗ tiêu diệt mà thôi. Trong lịch sử, không hiếm trường hợp những tộc người bị xâm lấn, nô dịch dần dần bị đồng hóa, hòa tan vào tộc người có vị thế cao hơn. Người Việt Nam do hoàn cảnh địa lý, lịch sử hiểu rõ hơn ai hết ứng xử là đối xử với người và tự xử với mình, họ đã tìm ra một phương thức ứng xử để trải qua bao nhiêu biến động thăng trầm, mà không bị đồng hóa, vẫn giữ được bản sắc riêng, hòa đồng mà không bị hòa tan. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt luôn gắn liền với nạn ngoại xâm và sự tác động hoành hành của thiên tai. Một xã hội nông nghiệp tự cấp tự túc, lại luôn bị nạn xâm lăng của ngoại bang đưa đến một câu hỏi: con người phải ứng xử thế nào để tồn tại và phát triển? Vấn đề được đặt ra và đã được giải quyết, biểu hiện rõ rệt nhất trong sự cố kết cộng đồng. Nền văn hóa cổ truyền và kết cấu làng xã đóng một vai trò quyết định. Khi có sự thâm nhập theo lối cưỡng bức của văn hóa Hán, cuộc sống làng xã 10
  10. sau lũy tre xanh đã tồn tại một phương châm ứng xử: Phép vua thua lệ làng. Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Cơ chế làng xã có mặt nhược điểm là cột chặt người nông dân vào những tính toán riêng rẽ, vụn vặt của xã hội nông nghiệp, song mặt khác, nó lại có ưu điểm: cố kết họ thành một cộng đồng nhỏ bền vững. Lấy tư tưởng cộng đồng làm chuẩn mực cho sự ứng xử, con người không được phép phát triển cái tôi, chỉ biết đến cái ta công xã. Sự phát triển của ý thức cá nhân đã bị đè nén nhưng mặt khác, cộng đồng lại bảo vệ được văn hóa, bảo lưu được truyền thống và đấy là một biện pháp hữu hiệu mà tổ tiên chúng ta đã chọn trên con đường dựng nước và giữ nước. Xưa, làng là đơn vị cơ sở, con người ra đời trong làng ấy, lớn lên rồi chết đi cũng ở làng ấy. Có người đi đây đi đó, lập nghiệp hoặc đạt được sự giàu sang phú quý song vẫn phải gắn bó với làng. Chính làng làm nảy sinh và phát triển mọi năng lực của các thành viên công xã. Nó cung cấp cho thành viên những tri thức đầu tiên, định hướng cho các thành viên, định ra những quy tắc trong cuộc sống cộng đồng, giúp các thành viên luôn nâng cao tâm hồn và giải tỏa được tình cảm. Trong cuốn Bàn về văn học, khi nói về sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, Macxim Gorki giải thích: Vào buổi ấu thơ, con người khi vật lộn và chiến thắng được thiên nhiên, họ thường có cảm 11
  11. giác tự hào. Lúc ấy, cá nhân chỉ là một phần của sức mạnh thể chất của nhóm. Khi một cá nhân mất đi, thường gây nên một cảm xúc đau xót trong cộng đồng. Ý muốn kháng cự lại, đấu tranh giành giật cuộc sống là cảm xúc chung của tập thể với một nguyện vọng thống nhất, muốn bù đắp lại sự tổn thất và làm sống lại người đã khuất. Lần đầu tiên, cộng đồng đã xây dựng nên trong lòng mình một khái niệm cá nhân. Cộng đồng đã gán cho cá nhân ấy nhiều phẩm chất, tất cả sự khéo léo, sức mạnh và trí khôn; chính những phẩm chất này đã làm cho cá nhân và tập thể vững mạnh hơn. Đề cao cá nhân chính là để khích lệ mình vì mỗi cá nhân đều cảm thấy mình ở trong đó. "Thế là bên trên tập thể xuất hiện một anh hùng, hiện thân của tất cả năng lực của tập thể đã được thể hiện trong những hành động và là phản ánh của tất cả sức mạnh của tinh thần thị tộc. Lúc bấy giờ chắc hẳn phải hình thành một môi trường tâm lý hoàn toàn đặc biệt. Trong lòng các thành viên thị tộc nảy sinh ý chí sáng tạo, biến cái chết thành sự sống. Ý chí của mọi người, cũng đồng quy mạnh mẽ ngang nhau vào kỷ niệm của người đã khuất, đã làm cho cái kỷ niệm ấy thành một trung tâm hội tụ và có lẽ tập thể lại còn cảm thấy trong người anh hùng mà họ vừa sáng tạo nên đang có mặt giữa họ"1. ___________ 1. Macxim Gorki: Bàn về văn học, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, t.1. 12
  12. Sau khi sáng tạo nên người anh hùng, nhân dân bắt đầu ngưỡng mộ, tự hào về sức mạnh và vẻ đẹp của người đó rồi thấy cần phải đưa người đó vào thế giới thần linh. Có thể nói, cộng đồng làng xã Việt Nam cũng ý thức được điều đó nên đã tìm cách giáo dục các thành viên của mình không bằng lý thuyết triết học, tín điều tôn giáo mà bằng một niềm tin cụ thể, huyền bí, thiết thực mà lại rất linh thiêng. Đó là tín ngưỡng thành hoàng và tổ tiên. Ở Việt Nam, làng nào cũng thờ thành hoàng và nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên, còn mỗi phường hội đều thờ các tổ sư nghề. Chính tín ngưỡng này liên kết cộng đồng làng xã về phương diện tinh thần. Có thành hoàng, ông tổ lập nên làng xóm, dạy dân cách làm ruộng, phát triển nghề, có tổ tiên, người đã sáng lập ra dòng họ; biết ơn và tưởng nhớ công đức của các thành hoàng và tổ tiên tức là đã có một niềm tin chân thành, sâu sắc và thiêng liêng về cội nguồn, về lịch sử miền đất mà mình đã sống. Từ đó, tạo cho các thành viên công xã niềm cộng cảm về một tâm thức làng quê. Cộng đồng công xã không chỉ tạo niềm tin cho các thành viên mà còn có những quy tắc ổn định về trách nhiệm và nghĩa vụ khá cụ thể. Điều này giải thích tại sao ở một số làng, một số địa phương có những tục lệ kiêng kỵ mà người làng khác đến phải tuân theo. Đấy không chỉ là sự giáo dục mà còn là những quy tắc riêng để bảo vệ cộng đồng. Ở 13
  13. mức cao hơn, những tập tục, quy tắc này được ghi chép lại thành văn bản - đó là các bản thỏa ước. Những quy định ấy ở làng gọi là hương ước. Hương ước là một hiện tượng rất độc đáo trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam. Nó là một bộ luật riêng của làng xã thể hiện tính chất tự trị của công xã nông thôn. Mở đầu bản hương ước nào cũng có câu "Nhà nước có luật lệ chung, làng thì có hương ước riêng". Tục ngữ Việt Nam có câu "Phép vua thua lệ làng". Chính cái "lệ làng" này mới thực cụ thể. Nó trực tiếp tác động đến từng thành viên của cộng đồng, hướng dẫn, kiểm soát sự ứng xử của các thành viên ấy. Mỗi làng có một hương ước riêng nhưng nói chung đều đề cập đến mấy vấn đề sau: 1. Quy ước về việc bảo đảm sản xuất, giữ các bí mật nghề nghiệp. 2. Quy ước hoạt động của các tổ chức phường hội và việc cúng tế thần linh. 3. Quy ước về việc chia ruộng đất, khao vọng, nộp phạt, v.v.. 4. Quy ước về việc học hành thi cử. Các hương ước như vậy có giá trị như một giáo trình giáo dục công dân. Nó góp phần giáo dục, đào tạo, thậm chí là "khuôn" các thành viên công xã sống theo yêu cầu của xã hội cộng đồng. Sở dĩ cộng đồng công xã tồn tại lâu như vậy vì nó có cơ sở xã hội và lịch sử của nó. Thiên tai, mất mùa, nạn ngoại xâm khiến cho con người muốn tồn tại 14
  14. phải tồn tại trong tập thể. Thực ra công xã nông thôn không phải chỉ riêng Việt Nam mới có. Nó là cơ cấu công xã của phương thức sản xuất châu Á. Song, cộng đồng công xã ở Việt Nam, trải qua các biến động lịch sử, đã phát triển và có những nét đặc sắc riêng. Chỉ có bảo lưu các truyền thống và niềm tin của công xã, của cộng đồng, dân tộc Việt mới tồn tại được. Hạt nhân tinh thần của cộng đồng công xã chính là thành hoàng. Thành hoàng trong con mắt người Việt không chỉ là vị thần sáng lập nên làng xã mà còn bảo trợ, che chắn cho các thành viên, tránh mọi nguy hiểm, rủi ro1. Thành hoàng và tín ngưỡng thành hoàng là điểm tựa tinh thần của cộng đồng công xã. Nó giúp dân tộc Việt chống được sự đồng hóa của văn hóa Hán và cố kết cộng đồng. Rõ ràng cộng đồng công xã có một vai trò to lớn, không chỉ giáo dục mà còn quy định cho các thành viên phải ứng xử như thế nào. Nó như mưa dầm ngấm lâu, giáo dục hun đúc cho các thành viên những tình cảm không đến mức máu mủ ruột già nhưng cũng là tình cảm gắn bó với con người, với miền đất nơi chôn nhau cắt rốn. Chính sức mạnh của dân tộc Việt là ở đó. Đặc trưng ứng xử của người Việt còn được bộc lộ rất rõ khi tiếp thu văn hóa và tôn giáo nước ___________ 1. Xem Truyền thống giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1985. 15
  15. ngoài. Một số nhà nghiên cứu nhận thấy, trong sự giao thiệp và hỗn dung văn hóa Việt - Hoa thì khuynh hướng giao tiếp và hỗn dung vẫn là Việt hóa chứ không phải Hoa hóa. Hàng ngàn năm đã qua, rất nhiều tôn giáo du nhập vào Việt Nam song không thay đổi được tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này. Phật giáo đến Việt Nam sớm hơn các tôn giáo khác nhưng nó chỉ thật sự có ảnh hưởng ở thời Lý - Trần. Về cơ bản, giáo lý của đạo Phật không mấy đối kháng với các tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, người Việt tiếp thu tôn giáo này theo một cách riêng - đó là tiếp thu ở khía cạnh triết lý nhiều hơn khía cạnh tôn giáo. Bởi thế, trong dân gian vẫn tồn tại một ông Phật có phần khác với ông Phật trong giáo lý. Người Việt tiếp thu cái phần giáo lý của đạo Phật phù hợp với tư tưởng cộng đồng công xã: đó là sự bình đẳng thông cảm với mọi nỗi khổ đau của con người, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt giữa con người với nhau, bảo vệ giữ gìn sự ổn định của công xã. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra một nhận xét rất hóm hỉnh: Có lẽ cái còn đọng lại nhiều nhất của Phật giáo trong tâm hồn Việt Nam là sự độ lượng và lòng nhân ái, tuy không đậm về mặt tư duy nhưng đáng kể về mặt tình cảm. Tượng Phật ở Việt Nam phải đủ nghìn mắt nghìn tay vì mắt để nhận thức và tay để hành động. Phật trong cảm quan dân tộc này 16
  16. là như vậy1. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã phải tuân theo quy luật khách quan của sự tiếp biến văn hóa. Rõ ràng, nó đã phải tìm cách dung hòa với tín ngưỡng bản địa để cùng tồn tại. Ở Việt Nam, Nho giáo cũng có một lịch sử phát triển lâu dài. Trước đó đã có sự giao lưu giữa văn hóa của tổ tiên chúng ta và văn hóa Hán. Song, từ khi nhà Hán đặt được ách đô hộ ở Việt Nam, với gần một nghìn năm Bắc thuộc thì việc du nhập Nho giáo không tách rời công cuộc đô hộ của "thiên triều" đối với các nước "phiên bang". Nho giáo đã xâm nhập vào Việt Nam quá lâu, quá sâu và quá rộng. Nhiều người nghĩ rằng "đồng văn" (cùng một chữ viết) là chung một nền văn hóa nhưng quan niệm đó rất sai lầm. Chữ Hán hay chữ Nho tự nó không phải là văn hóa, người Việt chỉ dùng nó để ghi chép lịch sử và tinh hoa của đất nước mà thôi. Như trên đã trình bày, Nho giáo vào Việt Nam trước hết do mục đích thống trị của phong kiến phương Bắc. Nhưng khách quan mà nói, Nho giáo đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội phong kiến Việt Nam về mặt tổ chức và quản lý cuộc sống, do đó nó đã được tiếp nhận và trở thành quốc giáo. Tuy nhiên, Nho giáo vào Việt Nam không hoàn toàn rập theo khuôn mẫu của ___________ 1. Xem: Vũ Ngọc Khánh Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam, Ủy ban khoa học xã hội, Viện Triết học, Hà Nội, 1986. 17
  17. Nho giáo phương Bắc. Triều đình nhà Trần, vua cha với danh nghĩa Thái Thượng hoàng, đóng vai trò giám sát là một ví dụ tiêu biểu. Sau này, cùng với sự phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam, vấn đề cương thường luân lý, đạo nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới của Nho giáo đã được tiếp thu. Tuy nhiên, sự tiếp thu ấy không triệt để, đặc biệt trong đại bộ phận quần chúng nhân dân. Phải thấy rằng, trí tuệ và sức sáng tạo của dân tộc Việt biểu hiện rõ trong nghệ thuật, trong sức sáng tạo của dân chúng chứ không phải trong cách tiếp thu thụ động, dùi mài đạo lý nơi cửa Khổng sân Trình. Một nhà nghiên cứu đã viết: "Trong quá trình tồn tại và phát triển ở nước ta, Nho giáo đủ mạnh khiến cho Phật giáo và các tôn giáo khác (như Đạo giáo và sau này là Thiên Chúa giáo) không thể có địa vị độc tôn. Nhưng Nho giáo lại không đủ mạnh để nhập sâu vào hạ tầng cơ sở của xã hội cho nên không thể triệt tiêu những tín ngưỡng dân gian vốn là một bộ phận quan trọng của cơ tầng văn hóa mang bản chất Đông Nam Á"1. Xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp, sản xuất nhỏ manh mún. Cuộc đời của một con người thường phải chứng kiến biết bao biến động, ___________ 1. Xem Đinh Gia Khánh: "Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông - Nam Á", Tạp chí khoa học Hà Nội, 1990. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2