intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ tử vong từ thuốc gây mê

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

165
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dầu đã có những tiến bộ rất nhiều trong việc tìm hiểu rõ cơ chế tác dụng của các thuốc gây mê, chúng ta vẫn chưa nhận thức được tất cả và vì thế chưa thể tiên lượng chính xác những đáp ứng của bệnh nhân khi tiếp xúc với các chất này. Thiếu ôxy: Khi gây mê toàn thân, đường thở được bảo vệ và bảo đảm bằng ống nội khí quản. Khi bệnh nhân bị thiếu ôxy từ 4-6 phút sẽ bị chết não và nếu lâu hơn nữa sẽ dẫn tới ngừng tim. Nếu ống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ tử vong từ thuốc gây mê

  1. Nguy cơ tử vong từ thuốc gây mê Mặc dầu đã có những tiến bộ rất nhiều trong việc tìm hiểu rõ cơ chế tác dụng của các thuốc gây mê, chúng ta vẫn chưa nhận thức được tất cả và vì thế chưa thể tiên lượng chính xác những đáp ứng của bệnh nhân khi tiếp xúc với các chất này. Thiếu ôxy: Khi gây mê toàn thân, đường thở được bảo vệ và bảo đảm bằng ống nội khí quản. Khi bệnh nhân bị thiếu ôxy từ 4-6 phút sẽ bị chết não và nếu lâu hơn nữa sẽ dẫn tới ngừng tim. Nếu ống nội khí quản đặt sai vào thực quản, ôxygen sẽ không vào được phổi, sau một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tím tái và ngưng tim.
  2. Gây mê trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân. Một vấn đề khác về đường thở có thể dẫn đến thiếu ôxy là không đánh giá được những cấu trúc giải phẫu bất thường của bệnh nhân khiến việc đặt nội khí quản khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Cố gắng đặt nội khí quản nhiều lần sẽ dẫn đến chấn thương đường thở và nếu không kịp thời mở khí quản, bệnh nhân sẽ tử vong vì thiếu ôxy. Đối với các bệnh nhân cấp cứu mà có nhiều thức ăn trong dạ dày, thì nguy cơ sặc hít thức ăn từ dạ dày là một nguyên nhân gây tử vong. Đảo nghịch các thuốc gây liệt cơ: Bệnh nhân sẽ không gặp trở ngại gì trong lúc gây mê nhưng sau đó một thời gian ngắn nếu các thuốc gây liệt sử dụng
  3. không được "đảo nghịch" - nghĩa là khử tác dụng của chúng bằng các chất đối kháng, bệnh nhân đang mê sâu hoặc liệt sẽ không tự thở được và bị thiếu ôxy. Dùng các thuốc an thần mạnh: Một nguyên nhân nữa gây tử vong thường gặp là việc dùng các thuốc an thần mạnh để bệnh nhân dễ chịu hơn khi thực hiện các thủ thuật "nhỏ". Đôi khi những thuốc mạnh này lại được sử dụng bởi các nhân viên chưa được đào tạo đến nơi đến chốn và thiếu sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa gây mê. Ngoài tác dụng an thần, các thuốc này còn gây ức chế hô hấp (bệnh nhân ngưng thở) dẫn đến thiếu ôxy. Phương pháp "giảm đau thức tỉnh": Một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục là các phương pháp "giảm đau thức tỉnh" (concious anesthesia). Nghĩa là giảm đau nhưng chỉ gây thư giãn tâm thần mà không làm mất ý thức. Tuy nhiên, ranh giới giữa 2 tình trạng này rất mơ hồ và liều lượng thuốc sử dụng an toàn cho một bệnh nhân này có thể gây mất ý thức ở một bệnh nhân khác. Hệ tuần hoàn: Tim bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim ngừng đập, các cơ quan trong cơ thể không nhận được máu và ôxygen. Bệnh nhân thường xuất huyết trong khi phẫu thuật và bác sĩ gây mê cần phải bù đầy đủ máu và dịch bị mất. Bác sĩ gây mê cần phải tiên lượng được phẫu thuật nào có thể gây mất máu và dịch nhiều để dự trù máu và đặt trước đường truyền tĩnh mạch.
  4. Hệ tuần hoàn có thể ngừng hoạt động dưới tác dụng của nhiều loại thuốc gây mê. Các chất này đều gây độc ở những nồng độ hơi cao hơn chút ít so với nồng độ gây mê. Dùng quá liều thuốc gây mê thể khí và thuốc gây mê tĩnh mạch sẽ làm tim ngừng đập. Mỗi bệnh nhân đều có những đáp ứng hơi khác nhau đối với thuốc gây mê. Một liều "trung bình" thuốc gây mê có thể gây ra sự cố ở những tình huống đặc biệt như trong những trường hợp bệnh nhân bệnh nặng hoặc giảm thể tích máu. Phản ứng dị ứng: Phản ứng dị ứng thuốc thường đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các thuốc gây dị ứng làm tụt huyết áp đáng kể, thở khò khè dẫn đến mất khả năng tự thở. Tuy nhiên, các thuốc gây mê thể khí không gây phản ứng dị ứng mà thường do các thuốc dùng phối hợp với thuốc gây mê như các thuốc giãn cơ (tác nhân gây liệt), các thuốc gây mê tĩnh mạch và các kháng sinh. Latex cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Găng tay Latex có thể dẫn đến phản ứng dị ứng khi phẫu thuật viên đưa tay vào cơ thể người bệnh. Thuốc gây liệt: Rối loạn này được gọi là tăng thân nhiệt ác tính do tỷ lệ tử vong là 80% ở bệnh nhân bị bệnh. Tăng thân nhiệt ác tính (MH) xảy ra ở khoảng
  5. 1/10.000 - 1/50.000 các trường hợp dùng thuốc gây mê. Các nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh nhân thường không có dấu hiệu bên ngoài bất thường nào ở các cơ và các cơ quan khác cả. Các bệnh lý về cơ khác: Trong những năm đầu thập niên 1990, một nghiên cứu nhận thấy có những báo cáo về tử vong khi thực hiện các phẫu thuật nhỏ ở những bệnh nhi, bề ngoài khỏe mạnh. Các điều tra về sau cho thấy, các trẻ này đều bị loạn dưỡng cơ nhưng chưa xuất hiện triệu chứng. Trong trường hợp này, tử vong xảy ra do tăng potassium khi sử dụng thuốc gây liệt cơ succinylcholine. Potassium tăng cao sẽ làm tim ngừng đập. Tăng potassium sau khi sử dụng succinylcholine. Ngoài những bệnh nhân bị bệnh lý về cơ, có thể có tăng potassium khả năng dẫn đến tử vong sau khi dùng succinylcholine ở các nạn nhân bị phỏng, bị chấn thương, bị tổn thương tủy sống. Điều ít được nhận biết là hiện tượng này có thể xảy ra nhiều tuần sau chấn thương ở những bệnh nhân nằm bất động. Yếu tố con người: Gây mê hiện đại bao gồm nhiều vấn đề hơn là việc đơn thuần dùng thuốc. Chuyên gia gây mê cần phải tiên lượng và phản ứng nhạy bén với những thay đổi do tình trạng phẫu thuật và những diễn biến xảy ra do đáp ứng thuốc men ở từng người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa gây mê và các chuyên viên gây mê cần được huấn luyện thật tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2