YOMEDIA

ADSENSE
Nguyễn Công Trứ Ông hoàng hát nói _1
120
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download

Khảo sát qua một số công trình nghiên cứu, nhất là Việt Nam ca trù biên khảo, ta thấy tác giả Hát nói đầu tiên vẫn là Nguyễn Công Trứ với 65 bài.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyễn Công Trứ Ông hoàng hát nói _1
- Nguyễn Công Trứ - Ông hoàng hát nói
- Khảo sát qua một số công trình nghiên cứu, nhất là Việt Nam ca trù biên khảo, ta thấy tác giả Hát nói đầu tiên vẫn là Nguyễn Công Trứ với 65 bài. Trong một thời kỳ mà Hát nói đã chiếm vị trí ưu đẳng như vậy, bên cạnh Nguyễn Công Trứ, còn có một Nguyễn Quý Tân cũng chỉ có 5 bài, và Cao Bá Quát có 16 bài. Còn nếu xét hết cả thế kỷ XIX với các “hậu bối”, thì Nguyễn Khuyến có 6 bài, Dương Khuê có 13 bài, Chu Mạnh Trinh 3 bài và Trần Tế Xương cũng chỉ có 7 bài. Tất nhiên, chúng ta không thiên về chuyện đong đếm (nhất là trong lĩnh vực văn chương), nhưng dù sao, với các con số áp đảo vừa nêu, cũng chứng tỏ được một điều: thể loại Hát nói vẫn là “dư địa” và “đắc địa” của Nguyễn Công Trứ. Số lượng các bài Hát nói của ông không chỉ vượt trội so với các tác giả cùng thời như Cao bá Quát, Nguyễn Quý Tân, mà nếu xét cả giai đoạn sau (cho hết thế kỷ XIX), thì với gia tài Hát nói của mình, tác giả Nguyễn Công Trứ vẫn đủ sức đối trọng và giữ thế quân bình với toàn bộ các tác giả khác. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề cho rằng: “ca trù đã hiến cho chúng ta một thể thơ đặc biệt Việt Nam là Hát nói, giữa lúc văn chương Việt Nam bị các thể thơ Tàu xâm nhập bốn bề… Văn thể Hát nói không những biểu hiện cái tinh thần độc lập, mà còn biểu hiện cả cái khả năng đồng hoá của dân tộc ta”(7). Chúng tôi muốn nói thêm: trên mảnh đất văn học Hát nói đầy tinh thần tự tồn, tự hào dân tộc đó, Nguyễn Công Trứ là người dày công gieo hạt, cần mẫn chăm sóc và gặt hái bội thu nhất. Quả đúng như Trần Đình Hượu khẳng định: “đối với Nguyễn Công Trứ việc lựa chọn các điệu thức ca trù để làm ra các bài Hát nói, thì hơn bất cứ của ai khác, đã tiêu biểu cho một khuynh hướng văn học của thời đại”(8). Vậy thì, do những yếu tố và tác nhân nào khiến Nguyễn Công Trứ có sự lựa chọn thể loại mang tính đột phá trên con đường đi vào thế giới văn chương nhằm tạo ra các sinh thể nghệ thuật Hát nói nổi trội đó? Mỗi một thể loại văn học ra đời và phát triển bao giờ cũng do một nhu cầu lịch sử, nhu cầu nghệ thuật nhất định. Ở Trung Quốc cũng vậy. Nói đến đời Đường ta hay nhắc đến thơ. (thi Đường), đời Hán là phú (phú Hán), đời Tống là “từ” (từ Tống), đời Nguyên là khúc (khúc Nguyên), đời Minh Thanh là tiểu thuyết chương hồi... Ở Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX cũng xuất hiện khá rầm rộ các thể loại mới
- là ngâm khúc, truyện thơ và Hát nói bên cạnh các thể thơ truyền thống của dân tộc. Và cũng chính thời kỳ này, văn học quốc âm (chữ Nôm) đạt đến cực thịnh. Văn chương đúng nghĩa chính là tiếng nói của nỗi lòng con người. Nói như Nguyễn Văn Siêu “văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” (Sách Phương đình văn loại, bài Thư gửi bạn học Ngô Huy Phan ở Bái Dương). Chính trong giai đoạn này, do lịch sử, xã hội, tư tưởng với tác động dữ dội của nó, mà con người cá nhân lẫn những đòi hỏi quyền sống của nó như chợt thức tỉnh. Văn học giai đoạn này đã khám phá ra con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người. Ý thức con người cá nhân ở văn chương Nguyễn Công Trứ cũng nằm trong dòng chảy hiện thực nhân đạo này. Hát nói Nguyễn Công Trứ, như vậy ngoài sự thôi thúc của ý thức bản ngã, nó còn là nguồn cảm hứng mới trước các vấn đề của thực tế xã hội, thực tế dân tộc. Điều này, Trần Đình Hượu cũng đã khẳng định “nếu không cảm nhận sâu sắc những nỗi thống khổ của chiến tranh, của cảnh tài sắc bị chà đạp thì đã không có Chinh phụ ngâm, Cung oán và Truyện Kiều, thì không có hát nói của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát”(9). Vấn đề con người trong văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó được xem như là nội dung cơ bản của văn học. Các cấp độ ý thức về con người đánh dấu trình độ phát triển của văn học. Nội hàm phản ánh của văn học giai đoạn này đã phong phú và lớn lao như vậy, dĩ nhiên là hình thức nghệ thuật biểu hiện phải có sự thay đổi và phát triển tương ứng mới dung nạp và chuyển hoá được. Nói như N. Konrát: “Lịch sử văn học có hai bộ phận đan quyện vào nhau – bản thân văn học, có nghĩa là tổng thể các tác phẩm văn học, và những tư tưởng về nó, có nghĩa là những quan niệm về bản chất của nó, về những nhiệm vụ của nó và về những thể loại của nó”(10). Xét trên cấp độ hệ thống của đời sống sáng tác, ta thấy có cả một sự kế tục khi thể hiện ý thức cá nhân qua các thể loạingâm khúc, truyện thơ và hát nói... Trong thể loại ngâm khúc, muốn cho quan hệ lứa đôi được hợp pháp, thì tài, sắc, tình có tính chất xúc tác, còn trong các truyện thơ - tài, sắc, tình đã được cố gắng đặt ra trước mệnh. Đến hát nói, ý thức về con người cá nhân phóng khoáng, tự do đã thể hiện trực tiếp chứ không
- cần thông qua tâm trạng, hoặc là qua các biến cố lớn (gặp gỡ-tai biến-đoàn tụ) của cuộc đời các nhân vật nữa. Như vậy, ngoài việc xuất hiện thể loại ngâm khúc (và cả truyện thơ), sự phát triển đậm đặc Hát nói – nhất là ở sáng tác của Nguyễn Công Trứ, không nằm ngoài nguyên tắc sáng tạo này. Với Hát nói, Nguyễn Công Trứ chẳng những có công mở màn mà còn tạo ra cả một khuynh hướng văn học cho cả giai đoạn đó. Bên cạnh một Nguyễn Công Trứ hào hùng, còn có một Cao Bá Quát bi phẫn, một Nguyễn Quý Tân phóng khoáng… Xét trên phương diện triết học, ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX thì hệ tư tưởng Việt Nam ngoài Nho, Lão, Phật (Tam giáo đồng nguyên) đã thực sự xuất hiện, thâm nhập của Gia-tô giáo, do các giáo sĩ phương Tây truyền bá. Xét về mặt thể chế, việc triều Nguyễn tuy được củng cố, nhưng thực chất vẫn chỉ là tiếp tục suy bại. Lý do tồn tại và mục tiêu của thể chế này không thống nhất với quyền lợi dân chúng. Bằng chứng là hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra… khiến cho người ta gọi đây là thế kỷ nông dân khởi nghĩa (17 năm thời Gia Long, 20 năm Minh Mạng, 7 năm Thiệu Trị mà đã có non 400 cuộc khởi nghĩa)... Lịch sử, xã hội thật hết sức phức tạp, đầy biến động. Tính chất muôn mặt của thực tế xã hội đó khiến cho nhân sinh quan, thế giới quan của các nhà Nho, đặc biệt là các nhà Nho tài tử – một hình thức biến tướng của sự phát triển eo hẹp nền kinh tế hàng hoá, cũng biến đổi theo. Ngay trong loại văn chương của các nhà Nho tài tử vì số phận con người này, hình như cũng có sự phân luồng. Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, kể cả Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc là thứ văn học chữ THÂN– một cách khẳng định con người qua việc mô tả hết sức sâu sắc nỗi thống khổ của họ. Chính sự chiê m nghiệm đớn đau của kiếp người bất hạnh – là kết quả của một ý thức cá nhân đã phát triển. Ngoài thể thơ lục bát truyền thống (Truyện Kiều), thể thơ tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú (thơ Hồ Xuân Hương), thì các tác phẩm nổi tiếng thường sử dụng ngâm khúc (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, kể cả Ai tư vãn). Trước thế kỷ XVIII cũng có một số tác phẩm song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh, Thiên Nam minh giám…) nhưng cũng chưa gọi là thể ngâm khúc được. Đành rằng các khúc ngâm nổi tiếng (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc) đều viết bằng song thất lục bát, nhưng không có nghĩa hễ cứ viết bằng thể này thì đều là khúc ngâm. Chúng tôi cho rằng, thể ngâm nên tính từ
- Chinh phụ ngâm, vì bản chất nội dung của thể ngâm nhằm biểu hiện nội tâm, thể hiện nỗi buồn đau triền miên, dai dẳng, bằng thủ pháp kể, liệt kê (thậm chí là kể lể) trong khuôn khổ “tự tình”. Như vậy, với ngâm khúc đã chứng tỏ trong đời sống văn học , sự xuất hiện thể loại sẽ đánh dấu nhu cầu một nội dung biểu đạt mới (NVN nhấn mạnh). Có điều, nói như Trần Đình Hượu: “ngâm khúc... tuy con người đã có những tình cảm phong phú, đã có những đời sống tâm lý riêng, nhưng vẫn chỉ xuất hiện khiêm tốn dè dặt trước xã hội lễ nghĩa”(11). Ở một hướng khác của sáng tác tài tử vì con người này, còn có thứ văn học chữ TÀI - cũng nhằm khẳng định con người, nhưng theo kiểu riêng của nó. Không còn là kể về những giá trị đã mất nữa, mà lúc này, cần kíp hơn đó là việc khẳng định con người, khẳng định cá nhân, cá tính và tài năng. Do mọi giá trị cuộc đời như đã đảo lộn, nên các nhà Nho tài tử (trong đó có Nguyễn Công Trứ), phải t ìm đến chính ngay bản thân mình để làm chỗ dựa. Chỗ dựa duy nhất chỉ có thể là cái TÀI của bản thân. Một loạt tác phẩm văn chương theo kiểu thị T ÀI, cậy TÀI được ra đời, mà trong đó Nguyễn Công Trứ là tác giả nổi trội nhất. Chính sự thôi thúc của ý thức cá nhân, của sự phản ánh càng nhiều càng tốt những đòi hỏi đãi ngộ lẫn những nguyện vọng cá nhân, mà Nguyễn Công Trứ chọn thể loại Hát nói để thoả mãn các yêu cầu trên. Hơn nữa, ý thức cái TÀI làm cho Nguyễn Công Trứ tự hào bao nhiêu, thì chỉ có Hát nói mới chuyển tải và thoả mãn được nội dung và yêu cầu đó bấy nhiêu. Chỉ có thể loại Hát nói với cấu trúc tự do nhất mới đáp ứng đ ược hãnh diện cá nhân – tính chất thị TÀI của nhân sinh quan, của những khát vọng sống thành thật nơi con người Nguyễn Công Trứ. Ông không chỉ hãnh diện về năng lực của mình trong s ự nghiệp, trong đại sự “làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, mà còn là tài chơi lịch lãm: “Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang. C ơ điều đạc quân ăn quân đánh”, thậm chí là xuất trần để đến với tiên “Sánh Hoàng Thạch, Xích T ùng ờ cũng phải”. Chung quy lại đó là cái tài tình khiến cho cuộc sống con người trở nên phong lưu, tao nhã “không tài tình quang cảnh có ra chi”. Về mặt tư tưởng sáng tác, văn chương của ông thể hiện khuynh hướng phi nho hoá (hữu tà, phi lễ). Không khuôn thước có sẵn nào để đo vừa kích thước tính cách của con người ngất ngưởng, đứng trên thế tục, luôn luôn “phơi phới ngọn đông phong” này. Không thể nhốt cả một nguồn thi hứng trong những thể loại
- thơ với niêm luật gò bó, chật hẹp, với lời lẽ khiêm cung, nhún nhường được. Còn nếu như sử dụng tiếp thể lục bát hoặc song thất lục bát (cho d ù đã tiến bộ về thể loại), nhưng do sự bằng phẳng và sự qui định vần, nhịp thì người sáng tác vẫn gặp khó khăn trong việc bộc bạch tính cách, nhất là tính cách ngang tàng, phóng khoáng. Tất nhiên, hát nói vẫn là sự tiếp tục của ngâm khúc, truyện nôm về những vấn đề tự ý thức của con người cá nhân. Nguyễn Công Trứ phải t ìm đến và khai phá, bổ sung, hoàn thiện Hát nói, trước hết cũng chính vì động lực nội tại cá thể hơn đời này, để ông suốt đời được hát câu “nhân sinh quý thích chí”, để hành lạc, để đối lập lại giữa tài với đức, giữa tình với tính. Chính cảm thức ấy, nhân sinh quan ấy mới khiến cho Nguyễn Công Trứ tạo ra được nhiều sáng tác bằng thể loại Hát nói, tạo lập ra các khái niệm thể loại mới. Vì vậy, chúng ta cũng nên gọi là thơ Hát nói mới đảm bảo hết ý nghĩa cao cả của nó (cũng tương tự nhưthơ Kinh thi, thơ Nhạc phủ và thể loại từ ở Trung Quốc). Ngoài nội dung khoe tài cậy tài, thì tình cũng là phong độ văn chương của ông. Không chịu theo nguyên tắc sáng tác văn học Nho gia qua học thuyết lý khí (Lý phải luôn thắng khí, tính phải luôn thắng tình), Nguyễn Công Trứ luôn muốn thả hồn tự do trong sáng tác văn học đầy chất bản ngã của mình. Muốn chuyển tải tất cả những gì đời sống tự nhiên và tình cảm (hỷ, nộ, ái, ố, lạc, dục) ông tất phải vận dụng công năng của Hát nói.

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
