intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể ._1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Nguyễn Công Trứ, người với văn là một - Trông văn càng thấy người. Hiểu người càng hiểu văn. Với Nguyễn Công Trứ, vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” đã có đáp án dõng dạc: "Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng", có nghĩa đã tuyên bố: tôi tồn tại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể ._1

  1. Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể
  2. Ở Nguyễn Công Trứ, người với văn là một - Trông văn càng thấy người. Hiểu người càng hiểu văn. Với Nguyễn Công Trứ, vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” đã có đáp án dõng dạc: "Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng", có nghĩa đã tuyên bố: tôi tồn tại. Tôi có kiếp đời của tôi, cũng như người khác có kiếp đời của người khác bởi "Kết cục lại một người riêng một kiếp" (Nghĩa người đời) và "Người có biết ta hay thì chớ/ Chẳng biết ta, ta vẫn là ta" (Thích chí ngao du) và "Thiên phú ngô, địa tái ngô/ Thiên địa sinh ngộ nguyên hữu ý" (Trời che ta, đất chở ta/ Trời đất sinh ta là có ý - (Nợ công danh). Trong văn thơ của Nguyễn Công Trứ (Được in trong "Thơ văn Nguyễn Công Trứ" - Trương Chính biên soạn và giới thiệu - NXB Văn học 1983) có 34 đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: ngô, ngã, mình, ta, tao... Có thể nói không đâu trong phạm vi văn thơ của các tác giả trung đại có mật độ cao về từ đại nhân xưng ngôi thứ nhất như thế. Điều đó, chứng tỏ ở Nguyễn Công Trứ, nội hàm của các từ đó đã khác trước. Khác ở chỗ nhận thức tự phát chuyển lên nhận thức tự giác, tự ý thức về cái Tôi - cá thể của chính mình giữa cõi nhân gian. Mà sự tồn tại của cái Tôi - cá thể ở đây là sự tồn tại ra tồn tại. Tồn tại hết mình - hết mình trong phận sự của một cá thể sống với cuộc đời, với nhân quần, hoàn toàn khác về bản chất của cái Tôi - cá thể vị kỷ: "Vũ trụ chi gian giai phận sự"(Giữa vũ trụ này đều có phận sự - Luận kẻ sĩ), "Vũ trụ chức phận nội, "Đấng trượng phu một túi kinh luân" (Việc trong vũ trụ đều là chức phận của ta - Gánh trung hiếu), "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" (Trong vũ trụ không có chuyện gì là không phải phận sự - Bài ca ngất ngưởng). Phận sự trên cương vị một kẻ sĩ: "Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt/ Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên/ Có giang san thì sĩ đã có tên/ Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý!" (Luận kẻ sĩ). Là kẻ sĩ lại muốn thành trượng phu thì với Nguyễn Công Trứ trước hết vẫn phải học hành để thi cử. Thi thì phải đậu. Dù đã 36 tuổi mới đậu tú tài. Nhưng tú tài rồi còn phải cử nhân dù tuổi đã 42. Mà cử nhân lại phải giải nguyên. Đâu chịu thua ai. Nguyễn Công Trứ làm quan, thăng chức cũng nhanh và làm đủ loại quan. Nhưng thăng trầm thì chẳng có ai như Nguyễn Công Trứ. Những 5, 6 lần bị tố cáo, bị giáng chức. Thảm nhất là đã leo đến Tham tri bộ Hình, Tổng đốc Hải An, Thượng thư bộ Hình mà bị án "trảm giam hậu", mà bị cách tuột làm lính thú. Với người khác, gặp cảnh ngộ đó sẽ thế nào. Với Nguyễn Công Trứ, vẫn không nản, vẫn không chịu nằm bẹp xuống
  3. giữa cuộc đời. Đó là gì? Nếu không nhờ có cái Tôi tự tin, cái Tôi đã sống quyết ra sống, đã "vào lồng" quyết vào đến nơi đến chốn. Cái Tôi Nguyễn Công Trứ là cái Tôi hành động. Trong hành động, có sai, có đúng. Nhưng động cơ chỉ một: cống hiến cho đất nước, cho đời. Trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ, có hai hành động nổi trội, đầu bảng. Một là khẩn hoang trong vai trò một ông quan doanh điền sứ, dựng lên hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải và mấy xã thuộc Nam Định. Xong chuyện, phủi tay ra đi, không mảy may tơ vương. Nhưng được nhân dân ở đây muôn đời thờ cúng. Không chỉ với người bên lương, mà cả người bên giáo vốn không có việc thờ cúng này. Còn sau này thì cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng suy tôn là một nhà "khẩn hoang lỗi lạc". Hai là làm ông tổ và cũng là ông vua của thể loại hát nói trong lịch sử văn học dân tộc, một khi nó đã có mầm mống từ trước nhưng phải đến cái tài, cái tình, cái triết lý nhân sinh của Nguyễn Công Trứ, nó mới định hình, mới có giấy chứng sinh. Trong hành động của Nguyễn Công Trứ có chuyện đàn áp các cuộc nông dân khởi nghĩa của Lê Duy Lương, của Phan Bá Vành, của Nùng Văn Vân, mà đến thời đại Mác Xít, đã coi đó là sai lầm, tội lỗi. Nhưng sự lên án này đã là tiếng nói cuối cùng chưa một khi có thể nghĩ khác, nghĩ đến yêu cầu ổn định của đất nước, của cuộc sống xã hội, tựa như những chuyện đã xảy ra và cách giải quyết của Chính phủ ta từng xảy ra trên đất nước hôm nay, trong đó có chuyện ở Thái Bình, cách đây chưa lâu. Rõ ràng là con người - cá thể Nguyễn Công Trứ đã tự ý thức về mình rằng: đã sống là phải ra sống. Không làng nhàng, không nhợt nhạt, không nửa vời, không uể oải, không chán chường, không cầm chừng... Kể cả không "độc thiện kỳ thân", không là "xuất xử, hành tàng" mà Nho giáo đã dạy. Nguyễn Công Trứ là một nho sĩ nên vẫn phải "Thượng vi đức hạ vi dân/ Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác/ Có trung hiếu nên đứng trong trời đất..." (Gánh trung hiếu) nhưng là có triết lý. Trong triết lý, có lý tưởng. Với Nguyễn Công Trứ, lý tưởng đó là chí làm trai, là chí và nợ tang bồng: "Thông minh nhất nam tử/ Yếu vi thiên hạ kỳ/ Trót sinh ra thời phải có chi chi/ Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu/ Đố kỵ sá chi con tạo/ Nợ tang bồng quyết trả cho xong/ Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung/ Làm cho rõ tu mi nam tử...". (Nam nhi). Chí nam nhi, hay nợ tang bồng vốn là sản phẩm của học thuyết Nho giáo. Ở Việt Nam, từ thời nhà Trần, Phạm Ngũ Lão đã thẹn về nợ làm trai của mình: "Nam nhi vĩ liễu công danh trái/ Tu
  4. thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu" (Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu trong buổi lưu biệt xuất dương Đông du cứu nước cũng nói đến chí nam nhi, nam tử: "Sinh vi nam tử yếu hi kỳ/ Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di" (Làm trai phải lạ ở trên đời/ Há để càn khôn tự chuyển dời). Đều là chí nam nhi cả, nhưng điều kiện đất nước và cá nhân đã hướng mỗi cá nhân tới một nội dung khác nhau. Với Nguyễn Công Trứ từ chí nam nhi đó mà có cuộc đời với những hành động như mọi người đã thấy. Trong đó có chuyện khẩn hoang để được tôn vinh là "lỗi lạc", có chuyện sáng tác thể thơ hát nói để được mệnh danh là ông tổ, ông vua. Ở Nguyễn Công Trứ, chí nam nhi còn được đẩy lên cao thành "chí anh hùng"! "Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc/ Nợ tang bồng vay trả trả vay/ Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể/ Nhân sinh thế thượng thùy vô tử/ Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh/ Đã chắc rằng ai dại, ai khôn/ Mấy kẻ biết anh hùng thời vĩ ngộ/ Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ/ Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong/ Chí những toan xé núi lấp sông/ Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ" (Chí khí anh hùng). Ở Nguyễn Công Trứ chí nam nhi, chí anh hùng gắn với chữ danh: "Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông" (Đi thi tự vịnh), "Không công danh thời nát với cỏ cây". Điều cần nói là ở đây, chữ "danh" gắn liền với chữ "thân", với chữ "công", "Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp/ Xuất mẫu hoài tiện thi hữu quân thân/ Mà chữ danh liền với chữ thân/ Thân đã có ắt danh âu phải có" (Nghĩa người đời). Với ông, "danh" không đi liền với "lợi". Bởi "Ra trường danh lợi vinh liền nhục" (Tình cảnh làm quan), "Lợi danh đường nhục cũng nên kinh" (Vui cảnh nghèo). Tốt nhất là phải xa lợi danh, danh lợi: "Chẳng lợi danh chi lại hoá hay" (Tự thuật), mặc cho người đời vẫn bám lấy lợi danh: "Thuỳ năng thế thượng vong danh lợi/ Tiên thị nhân gian nhất hoá công" (Ở đời ai mà quên được danh lợi. Ấy bởi ông trời sinh ra loài người là thế -Quân tử cố cùng). Quả là ở Nguyễn Công Trứ, chữ "danh" có nội hàm riêng và tầm vóc riêng gắn với núi sông, với đất trời, với "công nghiệp" - với sự cống hiến, với sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể Nguyễn Công Trứ. Ở Nguyễn Công Trứ, c òn một điều đáng nói lại bởi nó cũng là điều hiếm. Đó là ý thức "cậy tài", "khoe tài", "Trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng dành để tháng ngày chơi" (Cầm kỳ thi tửu), "Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài" (Con tạo ghét ghen).
  5. Tài là một giá trị nhân bản cao quý và hiếm. Nhưng thái độ người xưa đối với chữ "tài"c ũng thành vấn đề. Thường là có hiện tượng dấu tài vì sợ nói ra bị cho là kiêu ngạo, tự cao, tự đại. Ngay với Nguyễn Du thì chữ "tài" vẫn đặt thấp dưới chữ "tâm":"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" và sợ cho chuyện tài mệnh tương đố: "Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Có tài mà cộng chi tài/ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen". Với Nguyễn Công Trứ thì khác. Có tài cứ "khoe tài", "cậy tài" để thêm tự tin, thêm quyết tâm vươn tới trong hành động vì mình và cũng vì cuộc đời. Cho nên Nguyễn Công Trứ đã không dấu tài, đã không sợ trời đất ghen tài mà còn gắn tài với t ình và dõng dạc tuyên bố: "Thế nhân mạc oán tài tình luỵ/ Không tài tình quang cảnh có ra chi" (Tài tình), "Càng tài tử càng nhiều tình ái" (Vịnh sầu t ình). Đúng là dưới chế độ phong kiến Việt Nam xưa, và không khéo cả với thời nay, không ai cậy tài, khoe tay và ngây ngất với tài tình như Nguyễn Công Trứ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2