NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 1_2
Chia sẻ: Tran Le Kim Yen Tran Le Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27
lượt xem 4
download
1. 2. 3. 5. Độ khả dụng (Đáng tin cậy) Các mạng tồn tại để phục vụ người sử dụng . Tuy nhiên mạng cần có biện pháp bảo dưỡng và phòng ngừa nếu các tình huống hỏng hóc tiềm tàng được phát hiện
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 1_2
- ĐỒ ÁN HỆ THỐNG MẠNG Đề tài: NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QoS 1. 2. 3. 5. Độ khả dụng (Đáng tin cậy) Các mạng tồn tại để phục vụ người sử dụng . Tuy nhiên mạng cần có biện pháp bảo dưỡng và phòng ngừa nếu các tình huống hỏng hóc tiềm tàng được phát hiện và được dự đoán trước. Một chiến lược đúng đắn bằng cách định kỳ tạm thời tách các thiết bị ra khỏi mạng để thực hiện các công việc bảo d ưỡng và chẩn đoán trong một thời gian ngắn để có thể giảm thời gian ngừng hoạt động do hỏng hóc. Thậm chí, với biện pháp bảo dưỡng hoàn hảo nhất cũng không thể tránh được các lỗi không tiên đoán trước và các lỗi nghiêm trọng của kết nối và thiết bị theo thời gian.
- Không lâu trước đây, mạng PSTN có lịch trình thời gian và bảo dưỡng nghiêm khắc hơn nhiều mạng dữ liệu . PSTN phải có khả năng truyền tải các cuộc gọi vào mọi thời điểm. Có những khoảng thời gian chỉ có rất ít cuộc gọi, như khoảng thời gian 3 đến 4 giờ sáng, nhưng lại có cuộc gọi hầu như tất cả các khoảng thời gian. Đương nhiên phải có những nguyên tắc để bảo dưỡng và phòng ngừa với mạng PSTN . Một số hoạt động có thể thực hiện lúc lưu lượng biết trước là tạm vắng và một số hoạt động có thể không bao giờ được thực hiện trong các giờ hoặc trong các ngày bận. Mạng dữ liệu thực hiện công việc đó dễ hơn. Hầu hết mạng dữ liệu dành cho kinh doanh, thường là từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ Thứ Hai dến Thứ Sáu. Hoạt động bổ trợ có thể thực hiện ngoài giờ, và một tập kiểm tra đầy đủ với mục đích phát hiện ra các vấn đề có thể xảy ra trong các ngày nghỉ. Internet và Web đã thay đổi tất cả. Một mạng toàn cầu phải giải quyết vấn đề rằng thực sự có một số người luôn cố gắng truy nhập vào mạng tại một số địa điểm. Và thậm chí Internet có ích ở nhà vào 10 giờ tối hơn là ở cơ quan vào 2 giờ chiều. Tuy nhiên, nếu người sử dụng nhận thức rõ ràng rằng họ không thể có một mạng như mong muốn vào tất cả các khoảng thời gian. Và khi hỏng hóc xảy ra, dịch vụ sẽ được khôi phục nhanh chóng đến mức độ nào. Cả hai là khía cạnh chủ yếu của thông số QoS độ khả dụng hay độ tin cậy của mạng. Một năm có 60*60*24*365 hay 31. 536. 000 giây. Giả thiết một mạng khả dụng 99 phần trăm thời gian. Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ có 315. 360 giây, hay 87, 6 giờ mạng không hoạt động trong một năm. Khoảng thời gian này là tương đối lớn. Giá trị 99, 99 phần trăm sẽ tốt hơn nhiều, và thời gian ngừng hoạt động của mạng giảm xuống chỉ còn khoảng 50 phút trong một năm. Tât nhiên nhà cung cấp dịch vụ cần nhiều cơ chế dự phòng và khắc phục lỗi hơn để đạt được điều
- này. Bảng 2. 2 cho thấy phần trăm sẵn sàng được biểu diễn dưới dạng thời gian ngừng hoạt động hàng năm. Bảng 1. 2 Tính sẵn sàng của mạng và thời gian ngừng hoạt động Tính sẵn sàng của Tổng thời gian ngừng hoạt động trong một Ngày mạng năm nay, 99% 3. 65 ngày thông số 99. 5% 1. 825 ngày QoS 8. 76 giờ 99. 9% khả dụng 4. 38 giờ 99. 95% của 99. 99% 52. 56 phút mạng thườn 99. 995% 26. 28 phút g vào 99. 999% 5. 25 phút khoả ng 99, 995%, hay khoảng 26 phút ngừng hoạt động trong một năm, kết nối khôi phục nhỏ hơn 4 giờ. Cũng có sự khác nhau giữa độ khả dụng và độ tin của mạng từ góc nhìn của từng người sử dụng và từ góc nhìn mạng thể. Ngày nay, toàn bộ mạng không hỏng tất cả và do đó làm cho tất cả người sử dụng bị cô lập cùng một lúc. Thông số QoS khả dụng thường được quy cho mỗi vị trí hoặc liên kết riêng lẻ. Một người sử dụng khó tính có thể than phiền rằng một liên kết chỉ sẵn sàng 99. 7% trong tháng sẽ được nhắc nhở rằng 99. 99% sẵn sàng như được quảng cáo và hứa hẹn là áp dụng cho toàn bộ mạng.
- 1. 2. 3. 6. Bảo mật Bảo mật là tham số mới trong danh sách QoS nhưng lại là một tham số quan trọng. Thực tế trong một số trường hợp độ bảo mật có thể được xét ngay sau băng thông. Gần đây, sự đe doạ rộng rãi của các hacker và sự lan tràn của virus trên mạng Internet toàn cầu đã làm cho bảo mật trở thành vấn đề hàng đầu. Hầu hết vấn đề bảo mật liên quan tới các tính riêng tư, sự tin cẩn và xác nhận khách chủ. Các vấn đề liên quan tới bảo mật thường được gắn với một vài hình thức của phương pháp mật mã như mã hoá và giải mã. Các phương pháp mật mã cũng được sử dụng trên mạng cho việc xác nhận (authentication) nhưng phương pháp này thường không liên quan chút nào đến vấn đề giải mã. Một cách ngắn gọn, riêng tư và bí mật có liên quan tới các kỹ thuật mã hoá hay công khai. Việc xác nhận tính hợp lệ của khách hàng thường được quy định bởi một mật khẩu đơn giản, nếu sử dụng chữ kí số thì phức tạp hơn, thậm chí còn phức tạp hơn nữa nếu sử dụng các hệ thống sinh trắc học như kiểm tra võng mạc. Việc xác nhận tính hợp lệ của máy phục vụ thường được qui định bởi một chứng chỉ số do nhà cấp chứng chỉ đưa ra và được quản lý bởi một nhà quản lý đăng ký. Toàn bộ kiến trúc đều xuất phát từ việc bổ sung tính riêng tư, bí mật và xác nhận, nhận thực cho mạng Internet. Giao thức bảo mật chính cho I P gọi là IPSec, đang trở thành một kiến trúc cơ bản để cung cấp thương mại điện tử trên Internet và ngăn ngừa gian lận trong môi trường VoIP. Tuy nhiên mạng Internet công cộng toàn cầu thường xuyên bị coi là thiếu bảo mật nhất, đã đưa vấn đề về bảo mật trở thành một phần của IP ngay từ khi bắt đầu. Một bit trong ToS(Type of Service ) trong phần tiêu đế gói IP được đặt riêng cho ứng dụng để có thể bắt buộc bảo mật khi chuyển mạch gói. Tuy nhiên lại nảy sinh một vấn đề là không có sự thống nhất giữa các nhà sản xuất bộ định tuyến khi sử dụng trường ToS.
- Người sử dụng và ứng dụng có thể thêm phần bảo mật của riêng mình vào mạng, và trong thực tế, cách này đã được thực hiện trong nhiều năm. Nếu có chút nào bảo mật mạng thì nó thường có dạng là một mật khẩu truy nhập vào mạng. Các mạng ngày nay cần một cơ chế bảo mật gắn liền với nó, chứ không phải thêm một cách bừa bãi bởi các ứng dụng. Nếu không thì khả năng kết hợp của các tương tác khách-chủ gồm cả bảo mật sẽ khó mà thực hiện. Một tham số QoS bảo mật điển hình có thể là “ mã hoá và nhận thực đòi hỏi trên tất cả các luồng lưu lượng”. Nếu có lựa chọn thì truyền dữ liệu có thể chỉ cần mã hoá, và kết nối điện thoại trên Internet có thể chỉ cần nhận thực để ngăn ngừa gian lận. Ngày nay, tầm quan trọng của bảo mật như một tham số QoS là rất lớn không thể đánh giá hết được. 1. 3. Kiến trúc QoS QoS cơ bản bao gồm 3 phần chính: Định dạng QoS và kĩ thuật đánh dấu cho phép phối hợp QoS từ điểm đầu tới điểm cuối giữa từng thành phần mạng. QoS trong từng thành phần mạng đơn(các công cụ hàng đợi định dạng, lập lịch, định dạng lưu lượng) Cách giải quyết, điều khiển QoS, các chức năng tính toán để điều khiển và giám sát lưu lượng đầu cuối qua mạng.
- Hình 1. 5 Mô hình điều khiển QoS 1. 3. 1 QoS nhận dạng và đánh dấu Sự nhận dạng và đánh dấu được thực hiện thông qua việc phân loại và sự dành riêng. Để cung cấp dịch vụ ưu tiên cho một loại lưu lượng việc đầu tiên là phải định dạng nó. Tiếp theo, các gói có thể đ ược hoặc không được đánh dấu. Có hai nhiệm vụ thực hiện khi phân loại . Nếu gói đã được nhận dạng nhưng không được đánh dấu, bộ phân loại sẽ xác định đó là một per-hop cơ sở. Và bộ phân loại chỉ xử lý tại đó mà không cho qua các router tiếp theo. Điều này xảy ra với hàng đợi ưu tiên PQ (Priority Queuing ) và hàng đợi khách CQ(Custom Queuing). Với mạng diện rộng khi các gói được đánh dấu thì các bit trong trường ưu tiên IP có thể được thiết lập. Phương pháp định dạnh luồng bao gồm các bảng điều khiển truy nhập ACLs (Access Control Lists), chính sách định tuyến cơ sở, tốc độ truy nhập cam kết CAR(Committed Access Rate), và xác nhận ứng dụng mạng cơ sở NBAR (Network-Base Application Recognition).
- 1. 3. 2 QoS trong một thiết bị mạng Bao gồm :Quản lý tắc nghẽn, quản lý hàng đợi, hiệu suất kết nối và các công cụ định hình/xử lý cung cấp QoS trong một thiết bị mạng. 1. 3. 2. 1 Quản lý tắc nghẽn Do sự bùng nổ tự nhiên của lưu lượng thoại/video/dữ liệu, nên vài luồng lưu lượng sẽ vượt quá tốc độ của một liên kết. Tại điểm này, các router sẽ làm gì? Sẽ tạo một bộ đệm trong hàng đợi và cho phép gói đầu tiên vào sẽ ra đầu tiên? Hay là sẽ đặt các gói vào các hàng đợi khác nhau. Công cụ quản lý tắc nghẽn bao gồm hàng đợi ưu tiên PQ (Priority Queuing), hàng đợi khách CQ (Custom Queuing), hàng đợi hợp lý theo trọng số WFQ (Weighted Fair Queuing) và hàng đợi hợp lý theo trọng số dựa trên cơ sở lớp CBWFQ (Class-Base Weighted Fair Queuing ). 1. 3. 2. 2 Quản lý hàng đợi Do các hàng đợi không có kích thước vô hạn nên chúng có thể bị đầy và tràn. Khi hàng đợi đầy, các gói thêm vào không được đặt trong hàng đợi và sẽ bị đẩy ra ngoài. Đó là hiện tượng “tail drop” -rơi đuôi (tức là các gói cuối sẽ bị đẩy ra từng gói một). Vấn đề xảy ra với hiện tượng “tail drop” là các router không thể ngăn chặn các gói rơi ra ngoài (kể cả các gói có độ ưu tiên cao). Vì thế cần giải quyết hai vấn đề sau: Thử tạo một hàng đợi và đảm bảo là nó không bị đầy, ở hàng đợi đó chứa các gói có độ ưu tiên cao. Thiết lập tiêu chuẩn đối với các gói bị rơi ra ngoài:các gói có độ ưu tiên thấp sẽ bị đẩy ra ngoài trước các gói có độ ưu tiên cao. Thuật toán WRED(Weighted Early Random Detect)-phát hiện sớm ngẫu nhiên theo trọng số có thể thực hiện được cả hai điều trên.
- 1. 3. 2. 3 Hiệu suất liên kết Nhiều liên kết tốc độ thấp đã đặt ra một vấn đề đối với các gói nhỏ nhất. Ví dụ, thời gian trễ của một buổi phát thanh của một gói 1500 byte, tốc độ 56k b/s là 214ms (Kích thước gói là 1500*8 bit =12000 bit, tốc độ đường dây 56000 bps nên kết quả là 12000bit/56000=214 ms). Nếu một gói thoại được đặt trước gói lớn thì trễ của gói thoại có thể đã vượt quá so với các gói ở phía trái router. Các gói lớn sẽ được phân mảnh thành các gói nhỏ và xếp xen với các gói thoại. Việc ghép xen này cũng quan trọng như việc phân đoạn . 1. 3. 2. 4 Chính sách và định hình lưu lượng Định hình được sử dụng để tạo một luồng lưu lượng mà nó hạn chế khả năng của băng thông. Điều này được sử dụng nhiều lần khi tràn lưu lượng. Ví dụ, nhiều topo mạng sử dụng Frame Relay trong một thiết kế hub-and-spoke. Trong trường hợp này, vị trí trung tâm thường có kết nối với băng thông cao(say, T1), trong khi các vị trí tách biệt có kết nối với băng thông thấp (say, 384Kbps). Vì thế, lưu lượng từ vị trí trung tâm tràn sang kết nối với băng thông thấp tại điểm cuối khác. Định hình là một phương pháp hoàn chỉnh xác định lưu lượng gần 384 Kbps để ngăn chặn tràn tại các kết nối tách biệt. Tốc độ định dạng lưu lượng là tốc độ truyền dẫn ở bộ đệm để duy trì tốc độ định dạng đó. Chính sách cũng tương tự như định hình nhưng khác ở một điểm rất quan trọng: Tốc độ định dạng lưu lượng vượt quá không phải ở bộ đệm (và thường là nó được loại bỏ). 1. 3. 3 Các mức QoS Xét từ đầu cuối tới đầu cuối, chất lượng dịch vụ chia thành 3 mức: i. Best-effort Service: Là các dịch vụ không cần có một sự bảo đảm nào về chất lượng dịch vụ (độ trễ, jitter…).
- ii. Differentiated Service (còn gọi là soft QoS ): Một vài lưu lượng của dịch vụ được ưu tiên hơn những dòng lưu lượng còn lại (Được xủ lý nhanh hơn, băng thông trung bình nhiều hơn, tỷ lệ mất gói ít hơn…). Nó được cung cấp bởi bộ phân loại lưu lượng và sử dụng các công cụ của QoS như PQ, CQ, WFQ và WRED iii. Guaranteed Service (Còn được gọi là hard QoS ): những dịch vụ được đảm bảo tuyệt đối về tài nguyên mạng dành cho nó. Nó được cung cấp bởi các giao thức RSVP và CBWFQ. Ba mức đó được mô tả trong hình vẽ sau: Hình 1. 6 Các mức QoS Hợp đồng QoS vạch ra mong muốn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ theo một kế hoạch cụ thể và thông qua hệ thống báo hiệu QoS để ra lệnh cho các cơ chế chấp hành tại các nút mạng thực hiện nhiệm vụ đó. Trong mạng IP truyền thống chỉ cung cấp chất lượng dịch vụ ở mức “best-effort”, tức là mức “nỗ lực tối đa” mà không có bất kỳ một sự cam kết hay ràng buộc nào. Các gói được chuyển từ điểm này tới điểm khác không có bất kì một sự đảm bảo nào về băng thông hay thời gian trễ tối thiểu. Với mô hình lưu lượng “best-effort”, tất cả các yêu cầu của người sử dụng có cùng một ưu tiên và được xử lý kế tiếp nhau theo kiểu ai đến trước thì phục vụ trước. Không có khả năng dành riêng băng thông cho những kết nối cụ thể hay làm tăng độ ưu tiên cho những yêu cầu đặc biệt. Trong đó
- mức jitter và tỷ lệ mất gói rất thất thường . Một mô hình như vậy chỉ phù hợp với các ứng dụng truyền thống như WWW, FTP, hay Telnet… Tuy nhiên, với những ứng dụng thời gian thực như voice, audio hay video, các dịch vụ mới như IP VPN, hay khi người sử dụng thực hiện một tác vụ quan trọng liên quan tới thương mại điện tử (e-commerce) thì khi đó mạng bắt buộc phải cung cấp những dịch vụ tin cậy. Một số loại lưu lượng cần chất lượng dịch vụ cao hơn các loại khác. Cùng với sự phát triển rất nhanh chóng của Internet hiện tại cũng như tương lai làm cho nhu cầu luôn vượt quá khả năng đáp ứng. Do đó, mở rộng băng thông không phải là giải pháp giải quyết mọi vấn đề của mạng. 1. 4 Bổ xung QoS vào mạng IP Tất cả đều đồng ý rằng mạng Internet là một mạng toàn cầu nhưng lại không có một chút bảo đảm QoS nào. QoS trên mạng Internet như một câu chuyện cười mà một RFC ra vào ngày Cá tháng tư với tiêu đề “IP qua Avian Carriers với QoS” (RFC 2549). Câu chuyện cười nói rằng QoS có thể thêm vào IP dễ như là sử dụng chim bồ câu để chuyển các gói IP. Nếu một mạng thiếu QoS thì người sử dụng phải tự thêm vào các phương pháp của mình để có QoS cần thiết. Trong tất cả các tham số QoS, tham số mà người sử dụng khó tự thêm vào nhất là trễ. Thực tế sẽ đơn giản hơn nhiều nếu khắc phục được nhược điểm của QoS bằng cách thêm băng thông hơn là bất cứ cách nào khác. Thêm vào đủ băng thông thì ít nhất trễ và jitter sẽ được cải thiện. Nếu băng thông được thêm vào đúng đắn thì thậm chí cả lỗi, tính sẵn sàng và bảo mật cũng sẽ được cải thiện. Kết quả của việc thêm băng thông là có thể dự đoán được. Đầu tư vào băng thông để nhận được các kết quả biết trước thì tốt hơn là đầu tư vào một cách mới nào đó để vận chuyển lỗi đi vòng quanh và sau đó nhận ra là không có gì tốt hơn trước đó.
- Như vậy là có hai lựa chọn để nhận được QoS cho người sử dụng và cho ứng dụng đó là tích hợp QoS hay là thêm QoS lên trên mạng. Điều này thực sự là không có gì khác hơn là việc cân nhắc giữa việc có sẵn QoS trong mạng và việc thêm QoS ở cấp ứng dụng bên ngoài mạng. Chia phần truy Sử dụng xếp hang nhậpvà/hoặc các theo giá dịch vụ cho Mạng IP “nỗ lực tối đa” “không tin cậy” Sử dụng các kỹ Sử dụng phương thuật mới pháp tiếp cận IP (VD:DiffServ, “được quản lý” RSVP) Hình 1. 7 Bổ xung QoS vào cho mạng Một nhà cung cấp dịch vụ có thể: Chia phần truy nhập và/hoặc các dịch vụ cho người sử dụng . Cách tiếp cận này đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải kiểm soát đựoc mạng và biết được ai đang sử dụng phần tài nguyên nào của mạng. Hiện tại không có cách nào dễ dàng để thực hiện điều này trên Internet, trừ cách có gắng xác định các MODEM dial-up rồi đưa chúng ra ngoài và đương nhiên phưong pháp này không được ưa chuộng đối với người sử dụng Sử dụng xếp hàng theo giá và/hoặc quản lý IP. Cách tiếp cận này buộc người sử dụng phải trả nhiều tiền hơn để sử dụng nhiều tài nguyên mạng hơn. Các lộ trình có thể được đặc biệt thiết lập để kết nối các điểm sử dụng VoIP nhằm giảm thiểu trễ, nhưng sẽ phải trả giá cao hơn phí kết nối
- ISP. Trong trường hợp cực đoan, xếp hàng theo giá bao gồm các bộ định tuyến IP được quản lý hoàn toàn và các liên kết dành riêng cho một hoặc một số giới hạn khách hàng lớn. Sử dụng công nghệ mới. Người sử dụng không thích chia phần truy nhập và khách hàng không nhất thiết phải tiêu một số tiền lớn để quản lý mạng IP. Cách đạt được QoS cuối cùng là sử dụng một hoặc nhiều công nghệ mới để làm cho mạng IP trở nên tốt như PSTN khi cung cấp thoại. Người sử dụng có thể làm gì với một mạng IP để cung cấp QoS của riêng họ nếu QoS đầy đủ cho ứng dụng không sẵn sàng từ một ISP? Bảng sau liệt kê một số điều có thể làm để thêm các tham số QoS từ một ISP. Bảng1. 3 Thêm QoS ứng dụng vào một mạng IP Để cải thiện Người sử dụng có thể… thông số QoS. . Dồn kênh theo hướng ngược để tăng khả năng cho nhiều Băng thông cuộc gọi. Không làm gì nhiều trừ cố gắng tối thiểu các bước nhảy Trễ giữa các bộ định tuyến (nhưng làm thế nào?) Thêm các bộ đêm jitter Jitter Mất thông tin Thêm phần tiền sửa lỗi vào gói thoại (ít dung) Sử dụng nhiều liên kết đến ISP, thậm chí sử dụng nhiều Tính sẵn sàng ISP Bảo mật Thêm các phưong pháp nhận thực và mã hoá của chính
- họ (hay dùng) Dồn kênh ngược có thể cần để cung cấp nhiều luồng lưu lượng VoIP thay vì kết nối VoIP riêng lẻ. Các bộ đệm jitter được sử dụng rộng rãi với bất kì hình thức VoIP nào không cần biết có bao gồm Internet hay không, bởi vì chỉ có PSTN trên cơ sở kênh mới có giới hạn đủ chặt chẽ về jitter để thoả mãn thoại. Ảnh hưởng của lỗi có thể được tối thiểu một phần bằng cách sử dụng mã FEC(Forward Error- Correcting Code), nhưng điều này hiếm khi được thực hiện. FEC yêu cầu tính tương thích nên nó giới hạn sự lựa chọn của người sử dụng, và FEC cũng không giúp được gì khi toàn bộ gói bị mất trên Internet. Tính sẵn sàng được tăng cường bằng cách sử dụng nhiều liên kết tới một ISP hoặc thậm chí sử dụng nhiều ISP. Cuối cùng, bảo mật theo truyền thống là một vấn đề cần sự quan tâm về QoS của người sử dụng và VoIP hay điện thoại Internet có thể sử dụng một trong nhiều cách để đảm bảo tính riêng tư và nhận thực, mặc dù khả năng hoạt động cùng với nhau vẫn còn là vấn đề cần giải quyết. 1. 4. 1 Các giao thức và thuật toán sử dụng để thêm QoS vào mạng IP Hầu hết các nhà quan sát Internet sẽ đồng ý rằng một trong các cách sau sẽ trở thành phưong pháp được chấp nhận để thêm QoS vào mạng IP. Tuy nhiên, hiện nay không có phưong pháp nào nổi trội rõ ràng và chúng cũng luôn thay đổi theo thời gian. Danh sách này không có ý định đề cập tới tất cả các khía cạnh mà chỉ nêu đại diện cho các cách tiếp cận đã được thí nghiệm hay đề xuất trong những năm gần đây.
- 1. 4. 1. 1 Tốc độ truy nhập cam kết(CAR) Phưong pháp này là một chức năng của “bộ định tuyến chuyển mạch ”của Cisco. Cách tiếp cận đặc trưng của nhà cung cấp thiết bị được đưa ra ở đây không có nhiều giới hạn như cảm giác đầu tiên, bởi phần lớn các bộ định tuyến trên mạng đều của Cisco. Tuy nhiên không phải bộ định tuyến nào của Cisco cũng có thể chạy được CAR. CAR giới hạn băng thông sử dụng trên một liên kết cho bất k ì một ứng dụng nào. Theo đó, trên một liên kết 15-Mb/s, CAR có thể giới hạn truy cập Web vào 50% của lượng này, để 50% cho các ứng dụng khác ví dụ như thoại. CAR không thêm QoS nhiều như giới hạn cạnh tranh cho băng thông . CAR có thể được bổ sung vào một bộ định tuyến truy nhập và cải thiện đáng kể hoạt động của mạng thậm chí ngay cả trong trường hợp các bộ định tuyến khác không biết chút gì về hoạt động của CAR. 1. 4. 1. 2 Xếp hàng trên cơ sở lớp(CBQ) Phưong pháp này là mộ kế hoạch công cộng-vùng được đề xuất bởi Network Research Group tại Lawrence Berkeley National Laboratory. Vì thế mọi người được tự do thực hiện công nghệ quản lý lưu lượng này. CBQ nằm ở lớp 3 của bộ định tuyến kết nối truy nhập của mạng LAN và mạng WAN. CBQ chia lưu lượng của tất cả người sử dụng ra thành các loại và ấn định băng thông cho từng loại. Các lớp có thể là các luồng riêng biệt các gói tin hay đại diện cho một loại tổng thể của ứng dụng, người sử dụng, hay máy chủ. Bản thân các lớp có thể được xác định bằng cách kết hợp địa chỉ IP, các giao thức như TCP hay UDP và các tổng thể đại diện cho các ứng dụng như truyền tập tin, truy nhập Web…CBQ có thể làm giảm bớt hiệu ứng cổ chai giữa LAN và WAN, điều này rất linh động và không yêu cầu những thay đổi lớn đối với hạ tầng mạng Internet .
- 1. 4. 1. 3 Lớp dịch vụ(CoS) Lớp dịch vụ có ý nghĩa là một nhóm cuả một hay nhiều giá trị các tham số QoS đại diện cho một loại ứng dụng chọn vẹn. Tuy nhiên CoS cũng là một khái niệm LAN mới được định nghĩa trong tiêu chuẩn IEEE 802. 1p. Tiêu chuẩn này được sử dụng để tạo ra các mạng LAN ảo(VLANs) có thể mở rộng các vùng kết nối trong một WAN song lại hoạt động như một mạng LAN đơn lẻ. CoS sử dụng 3 bit trong phần tiêu đề của một khung LAN. Các mức CoS có thể ánh xạ vào các mức loại dịch vụ (ToS) của IP hay được hỗ trợ trong các bộ định tuyến với một số cơ chế khác . 1. 4. 1. 4 Các dịch vụ phân biệt (DiffServ) Các dịch vụ này gắn bó chặt chẽ với VoIP và điện thoại Internet . DiffServ định nghĩa lại 6 trong số 8 bit trong trường ToS của phần mào đầu trong gói IP cho phép các bit ToS được sử dụng để phân biệt các ứng dụng . 6 bit này tổ hợp ra 64 lớp dịch vụ, nó đại diện cho các loại ứng dụng khác nhau và sẽ được chuẩn hoá giữa tất cả các ISP và các bộ định tuyến . Chuẩn DiffServ rất hấp dẫn nhưng tất nhiên là các bộ định tuyến phải hiểu và tuân theo các loại QoS của DiffServ . DiffServ không có các bảo đảm thực hiện QoS hoàn toàn. Ví dụ, DiffServ tốt nhất có thể làm cho VoIP là đảm bảo các gói thoại được xếp hang đầu tiên tới cổng ra. 1. 4. 1. 5 Quyền ưu tiên IP IP Precendence sử dụng 3 bit trong trường ToS của tiêu đề gói tin IP để chỉ thị loại dịch vụ của mỗi gói. Có thể chia lưu lượng trong mạng thành 6 lớp dịch vụ (hai lớp còn lại được dành riêng cho mạng sử dụng ). Các kỹ thuật xếp hàng trong toàn bộ mạng có thể sử dụng báo hiệu này để thực hiện việc xử lý phù hợp cho từng loại gói. IP Header
- Data 3 bit Byte ToS Hình 1. 8 IP Precendence Quyền ưu tiên IP cho phép 3 bit trong trường ToS của phần mào đầu IP được đặt với giá trị từ 0 tới 7. Khoảng này xác định quyền ưu tiên cao nhất. Theo đó, ISP tiếp theo có thể xử lý gói với quyền ưu tiên đã được cho biết. Phưong pháp này xung đột với phưong pháp DiffServ do trường ToS khác nhau và đòi hỏi tất cả các ISP phải hiểu cách sử dụng các bit này. Một trong những vấn đề với QoS trên Internet là thường xuyên có nhiều ISP chỉ quan tâm đến truyền gói IP từ nơi này đến nơi khác . Một ISP thường không có một chút ý niệm nào rằng lưu lượng nào là quan trọng khi nó đến từ một ISP khác 1. 4. 1. 6 Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS Phương pháp này cũng là một chuẩn của IETF nhưng nó có thể hoạt động dễ dàng với cách tiếp cận DiffServ. DiffServ đặt ra một cơ chế để nhận biết CoS của IP nhưng để lại một khoảng hoạt động cho nhà cung cấp dịch vụ . MPLS cung cấp một cơ chế như vậy bằng cách yêu cầu các bộ định tuyến trở thành các bộ chuyển mạch lớp 3. Có nhiều cách để biến đổi một bộ định tuyến thành một bộ chuyển mạch lớp 3, và một cách trong số đó là gắn bộ định tuyến vào một mạng ATM và biến đổi một cách hiệu quả bộ định tuyến thầnh chuyển mạch ATM. Trên cơ sở một phương pháp của Cisco gọi là chuyển mạch cờ, MPLS đòi hỏi các ISP xây
- dựng một cơ sở hạ tầng MPLS mới để xử lý các nhãn và do đó giữ được tất cả các đặc trưng của một bộ định tuyến IP và một bộ chuyển mạch ATM trên một thiết bị . MPLS sẽ giải quyết được vấn đề riêng tư và khả năng mở rộng cũnh như sử dụng kênh ảo(ATM là một mạng kênh ảo) và các bộ xử lý gói. 1. 4. 1. 7 Xếp hàng theo VC. Các bộ định tuyến thường được kết nối bởi các mạng kênh ảo (VC) như là Frame Relay hay ATM. Nhiều nhà cung cấp thiết bị chuyển mạch Frame Relay và ATM sử dụng một bộ đệm đầu ra đơn cho tất cả lưu lượng cho cùng một cổng ra. Xếp hàng theo VC sử dụng các bộ đệm riêng cho các kênh ảo. Mỗi bộ đệm có thể được cấp cho một mức ưu tiên, do đó các kênh ảo thoại, ví dụ, có thể có được quyền ưu tiên hơn các kênh ảo mang dữ liệu. Phương pháp này không thiết lập một quan hệ chắc chắn giữa các lưu lượng IP và bản thân các số lượng kênh ảo, do đó mức ưu tiên lưu lượng cần được xác định bởi các cơ chế khác. 1. 4. 1. 8 Định tuyến theo chính sách. Đây là một khái niệm đã được đề cập trong một khoảng thời gian và cũng được xây dựng thành các giao thức định tuyến như OSPF. Người quản lý mạng phải quyết định chọn lựa một hoặc nhiều chính sách để áp dụng khi các bộ định tuyến xây dựng các bảng định tuyến cho chúng. Lấy một ví dụ, bảo mật có thể là một chính sách định tuyến có thể được sử dụng để chỉ dẫn bộ định tuyến chọn tuyến đường bảo mật nhất đầu tiên (ví dụ như là liên kết có sử dụng mã hoá) và đặt tuyến đường ít bảo mật nhất làm lựa chọn cuối cùng (như các liên kết trên viba hay các phương tiện quảng bá khác). Mỗi một chính sách yêu cầu một bảng định tuyến riêng và được duy trì bởi mỗi bộ định tuyến . Thường thì trường ToS trong phần mào đầu IP được sử dụng để quyết định bảng định tuyến được dung cho mỗi gói cụ thể. Để có hiệu quả các chính sách phải được ứng dụng cho phù
- hợp trên tất cả các bộ định tuyến và sử dụng cùng một nguyên tắc 1. 4. 1. 9 Các hàng QoS. Cũng đươc gọi là các hàng lớp dịch vụ (CoS Queues), theo phương pháp này các nhà cung cấp bộ định tuyến và bộ chuyển mạch thiết lập một số lượng nhỏ các hàng đợi cho mỗi cổng ra và chia lưu lượng ra vào những hàng đợi trên cơ sở QoS cần thiết. Đây là một loại “Xếp hàng theo VC kông có các VC”. Không có VC để xác định QoS cần thiết, QoS yêu cầu phải được đặt cho một luồng gói cá biệt bằng một cơ chế khác, ví dụ dùng trường ToS. ToS này có thể được sử dụng để ánh xạ gói vào một lớp QoS của một hạ tầng cơ sở mạng ở dưới. Các bộ chuyển mạch ATM thường có 4 hàng đợi cho lưu lượng ra, nhưng cấp độ của của những hàng đợi QoS dành cho chuyển giao gói IP này thuộc về tiện ích bị giới hạn, bởi vì tất cả các gói IP có xu hướng rơi vào cùng một loại QoS của ATM. 1. 4. 1. 10 Loại bỏ sớm ngẫu nhiên RED Phương pháp này dựa trên nguyên tắc xác suất chỉ dẫn một bộ định tuyến bắt đầu bỏ qua gói tin khi vượt quá ngưỡng xếp hàng đã được thiết lập trước. Ví dụ, một bộ định tuyến RED có thể bắt đầu ngẫu nhiên bỏ qua các gói khi một bộ đệm ra đạt đến 80% dung lượng. Mục đích là ngăn chặn tràn bộ đệm và khả năng bị mất nhiều gói có mức ưu tiên cao của cùng một nguồn. Theo đó, khi bắt đầu nghẽn, thay vì khả năng bị mất nhiều gói thoại, một bộ định tuyến RED cố gắng làm mất một vài gói từ nhiều nguồn khác nhau, và chúng có thể có mức ưu tiên thấp hơn. RED có thể kết hợp với nhiều phưong pháp khác và không cần bắt buộc phải được sử dụng trên tất cả các bộ định tuyến mới mang lại hiệu quả. 1. 4. 1. 11 Giao thức dự trữ tài nguyên (RSVP) RSVP là giao thức báo hiệu được phát triển bởi IETF. Mục đích của RSVP là cung cấp một cơ chế để các ứng dụng yêu cầu được đảm bảo chất lượng dịch vụ
- khi truyền thông tin qua mạng. Nhiệm vụ cơ bản của RSVP là thiết lập và duy trì sự dành tài nguyên áp dụng cho một luồng gói cụ thể trên một đường xác định qua các router. RSVP định nghĩa cho các luồng gói theo địa chỉ IP và địa chỉ cổng lớp 4. Mỗi luồng có một bản miêu tả luồng (flow descriptor) bao gồm những thông tin về QoS mà luồng đó cần. Khi cần dành tài nguyên trên một lộ trình từ nguồn tới đích thì một phiên RSVP được thiết lập. Vì RSVP hoạt động đơn công nên muốn quá trình diễn ra theo hai chiều thì phải mở hai phiên RSVP trên mỗi trạm. Điểm khác với các giao thức khác ở RSVP bên thu như sau: Bên phát gửi đi một bản tin đường đi (path message) theo một lộ trình qua các router tới bên thu. RSVP sử dụng các thông tin trong bảng định tuyến của các router để chuyển bản tin. Khi path message đi qua một router, router đó sẽ lưu giữ lại địa chỉ IP của trạm trước đó đồng thời chuẩn bị quá trình dành trước tài nguyên. Khi bản tin đường đi đã tới đích, bên thu biết được khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ của bên phát cũng như của các router dọc theo đường đi và các đặc điểm của luồng mà nó sẽ nhận. Hình 1. 9:Qúa trình gửi path message
- Nếu bên thu muốn dành riêng QoS cho luồng này, nó sẽ gửi một bản tin dành sẵn (reservation message-viết tắt là resv message) ngược lại theo đường cũ qua các router tới bên phát và thiết lập sự dành tài nguyên trong mỗi router. Bản tin chứa QoS được yêu cầu cho luồng gói. Khi nhận được resv message tại mỗi nút diễn ra hai hành động: + Dành trước chất lượng dịch vụ trên tuyến liên kết + Chuyển bản tin dành riêng (resv message) tới trạm sau. Bản mô tả luồng gồm hai tham số như sau: - Mô tả bộ lọc(Filter specification-viết tắt là filterspec) được sử dụng để chỉ ra những gói nào (với giá trị địa chỉ IP và số hiệu cổng xác định) thuộc về luồng được ưu tiên Thông tin này được chuyển tới chức năng phân loại gói (classifying) để lọc ra các gói thuộc về luồng được ưu tiên trong số các gói đến. - Mô tả luồng (flow specification-viết tắt là flowspec) chỉ ra chất lượng dịch vụ cần được dành cho luồng ưu tiên . Tham số flowspec được chuyển tới chức năng lập lịch gói (scheduling) để điều chỉnh lịch trình phục vụ các hàng nhằm tạo ra mức QoS cho hàng chứa lưu lượng cần ưu tiên . Flow descriptor Bản tin RSVP Filterspec Flowspec Packet Packet Classifying Scheduling Luồng gói đến Hình1. 10:Thực hiện RSVP tại các nút. Khi resv message tới bên phát, nó mới bắt đầu gửi luồng gói. Để duy tr ì trạng thái dành riêng QoS bên gửi phải phát định kì path message, vì các bản tin
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Ứng dụng PLC trong hệ thống băng chuyền
0 p | 309 | 86
-
Luận văn: Nghiên cứu và ứng dụng chương trình dsm vào điều khiển, quản lý nhu cầu điện năng cho Thành phố Thái Nguyên
0 p | 195 | 55
-
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ép thủy tĩnh và thủy động để chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp từ vật liệu khó biến dạng, độ bền cao - TS. Nguyễn Mạnh Long
209 p | 186 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học giải bài tập nguyên hàm - tích phân giải tích 12
25 p | 154 | 33
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Điện tự động công nghiệp: Tìm hiểu động cơ một chiều nam châm vĩnh cửu không chổi than. Nêu địa chỉ ứng dụng
67 p | 98 | 26
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Điện tự động công nghiệp: Tìm hiểu động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu. Nêu các địa chỉ ứng dụng của động cơ
59 p | 82 | 14
-
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quỳnh Sơn, Bắc Giang
39 p | 96 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục
386 p | 43 | 8
-
NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 3_1
30 p | 75 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên
42 p | 92 | 6
-
NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 3_2
28 p | 42 | 5
-
NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 2_1
17 p | 66 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học giải bài tập Nguyên hàm-Tích phân Giải tích 12
109 p | 28 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng các nguyên lý đếm và phương pháp đếm giải toán ở phổ thông
25 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ Thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp vCloud Automation Center cho công tác tự động hóa cấp phát tài nguyên doanh nghiệp
22 p | 22 | 4
-
NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 1_1
25 p | 48 | 4
-
NGUYÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LẬP LỊCH TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 2_2
19 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn