intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 2

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

97
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lời đề tựa đầy ám gợi và đa nghĩa của Nguyễn Huy Tưởng đã kích thích hứng thú tranh luận và cảm hứng nghiên cứu, tìm hiểu của các thế hệ người đọc đối với thế giới nghệ thuật và tư tưởng của kịch bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 2

  1. Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 2 Lời đề tựa đầy ám gợi và đa nghĩa của Nguyễn Huy Tưởng đã kích thích hứng thú tranh luận và cảm hứng nghiên cứu, tìm hiểu của các thế hệ người đọc đối với thế giới nghệ thuật và tư tưởng của kịch bản. Dựa vào vài dòng viết khô khan trong chính sử về Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài ba của thế kỷ XVI; Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác kịch bản cùng tên, đem đến cho nhân vật một chiều kích mới, trở thành hình tượng nghệ thuật, chuyển tải những vấn đề có tính chất muôn thuở về vai trò của người nghệ sĩ, của trí thức, của nữ sắc trước cường quyền và nghệ thuật trước cái đẹp và cái thiện. Từ lời đề tựa cho đến kịch bản, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra những vấn đề không chỉ đương thời m à cả hậu sinh phải nghiền ngẫm, đối thoại và đồng sáng tạo. Vũ Như Tô là bi kịch của một nghệ sĩ có tư chất, tài hoa và tâm huyết. Đã bao lần nhân vật họ Vũ tự mâu thuẫn, giằng xé trong sự lựa chọn. Nhận lời một hôn quân bạo chúa xây
  2. cung điện tráng lệ xa hoa, làm khổ đồng loại, muôn dân hay là chết. Vũ Như Tô đã chọn cái chết hơn là phụng sự cường quyền. Trong tình huống hiểm nghèo ấy, cung nhân Đan Thiềm xuất hiện. Hơn ai hết, nàng thấu biết “tài trời” của Vũ Như Tô đã khuyên chàng phải sống, mượn tay vua Hồng Thuận để xây dựng công trình nghệ thuật lưu danh tên tuổi, làm đẹp cho kinh thành Thăng Long, cho non sông đất nước. Lời khuyên của người đồng bệnh làm cho trí óc Vũ Như Tô được khai sáng. Chàng kiến trúc sư họ Vũ chấp nhận và khởi công xây dựng toà Cửu Trùng Đài theo thiết kế và chọn lựa thợ của mình. Nhưng công việc xây dựng kéo dài, tốn không ít mồ hôi, xương máu của nhân dân gây ra oán thù và biến loạn. Toà đài bị đốt cháy và Vũ Như Tô bị chết chém. Kịch bản khép lại nhưng vấn đề lại mở ra, với những khoảng trắng, khơi gợi và mời gọi người đọc tiếp tục suy ngẫm, liên tưởng, ức đoán và dự cảm. Trong bối cảnh phát huy tính dân chủ trong tiếp nhận và thẩm định của đời sống văn học hôm nay, những người hâm mộ Vũ Như Tô xuất phát từ nhiều cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau đều hướng đến một hệ quy chiếu: khẳng định tính chất mở, độ dư và sức lan toả của văn bản tác phẩm. Diễn biến tâm lý và hành động của Vũ Như Tô trong kịch bản lúc an cũng như lúc biến, lúc tĩnh cũng như lúc động đều thực hiện dưới hình thức đối thoại, hay tự vấn lương tâm, nhằm giãi bày những băn khoăn, day dứt của người cầm bút trước những vấn đề quan thiết giữa nghệ thuật và nhân dân, giữa nghệ thuật và cầm quyền, giữa cầm quyền và nữ sắc. Những vấn đề này luôn cọ xát, va xiết và thắt buộc lẫn nhau tạo nên các xung đột, mâu thuẫn đầy kịch tính trong tác phẩm. Khi Vũ Như Tô bị giải đến cung đình, chờ cực hình và cái chết vì quyết không xây Cửu Trùng Đài theo lệnh Lê Tương Dực, chàng đã đối diện với Đan Thiềm. Vốn ghét vị vua ăn chơi sa đoạ và đám cung nữ, thoạt đầu, Vũ Như Tô coi Đan Thiềm cùng một ruộc với đám cung nữ, “là người trong tuý hương mộng cảnh”. Nhưng sau khi nghe nàng tự bạch: “Đôi mắt thâm quầng này là do những lúc “thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi người ghét”, Vũ Như Tô chợt nhận ra Đan Thiềm như một người đồng bệnh.
  3. Nàng dần trở thành tri âm tri k ỷ với kiến trúc sư họ Vũ, và bằng sự trải nghiệm, sớm thấy: “Tài làm lụy ông cũng như nhan sắc phụ người”. Sống trong một thời đại vua không biết trọng người tài khiến người tài cũng không muốn bộc lộ và thi thố tài năng, thì Vũ Như Tô chỉ biết chọn cái chết chứ quyết không phục vụ hôn quân. Nhưng Đan Thiềm, với nhận thức và tâm thế của trí thức, là biểu tượng cho nhan sắc của kẻ sĩ đã hơn một lần khuyên Vũ Như Tô sống để sáng tạo. Dù trong tình thế lúc ấy phải sáng tạo để phụng sự cường quyền, nhưng ẩn đằng sau kết quả của sự sáng tạo là công trình nguy nga, tráng lệ có một, không hai, góp phần tô điểm cho giống nòi, đất nước: “Ông biết một mà không biết hai. Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mục nát với cỏ cây. Ông không có tiền, ông không có thể dựng lấy một toà đài như ý nguyện. Chấp kinh phải tòng quyền. Đây là lúc ông nên mượn tay vua Hồng Thuận mà thực hành cái mộng lớn của ông... Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời”(6). Những lời lẽ đầy sức thuyết phục của Đan Thiềm đã đánh trúng vào tâm can của Vũ Như Tô và đã thổi bùng trong chàng niềm đam mê sáng tạo bấy lâu nay vẫn theo đuổi “như bóng theo hình”. Lớp đối đầu và đối thoại giữa Lê Tương Dực và Vũ Như Tô, giữa bạo quyền và kẻ sĩ như uỷ thác, ký gửi tâm tư quan niệm về kẻ sĩ của Nguyễn Huy Tưởng. Tương phản với bạo tàn, gây áp lực với người hiền tài, kẻ sĩ như Lê Tương Dực: “Vua cần đến thì thần nhân phải xả thân làm việc đến kỳ chết thì thôi” là quan niệm của Vũ Như Tô: “kính sĩ mới đắc sĩ”... “Một ông quan trị dân, với một người thợ giỏi, xây những lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước... chưa biết người nào mới đáng gọi là sĩ?”(7). Trước Lê Tương Dực, chỉ có Vũ Như Tô mới trung thực và quả quyết cam đoan chỉ mình chàng xây được Cửu Trùng Đài có trăm nóc, cao mười trượng, dài năm trăm trượng và vâng lệnh giúp hoàng thượng xây cho nước nhà một toà lâu đài nguy nga, lộng lẫy cùng vũ trụ trường tồn. Để hoàn thành Cửu Trùng Đài, triều đình, hoàng thượng phải xây theo đúng đồ án thiết kế và phải đãi công ngang sĩ, trao toàn quyền làm việc và quản lý thợ cho Vũ Như Tô. Nhưng việc xây dựng Cửu Trùng Đài chỉ phục vụ cho ông vua lợn còn
  4. đa số nhân dân vì ngân khố dành cả cho công trình của vua Hồng Thuận nên đói kém, lầm than. Khắp nơi dân chúng ta thán vì phải sưu cao thuế nặng để cho thợ ăn mặc, xây cung vàng điện ngọc nên đòi đuổi Vũ Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ. Hơn nữa, ngay trong đám thợ, vì công trình kéo dài, lại đồ sộ nguy nga nên hàng trăm thợ chết vì rơi trên đỉnh nóc xuống hoặc bị đổ đá vào người, họ đã bỏ trốn về nhà. Nhưng theo lệnh Vũ Như Tô, cứ ai bỏ về là kết tội chém nên từ ca ngợi, thợ chuyển sang căm ghét, cho Vũ Như Tô là nhẫn tâm, không tình nghĩa với thợ thuyền. Hồi thứ hai của kịch bản Vũ Như Tô mang đậm cảm hứng phê phán việc xây dựng toà đài cho vua Hồng Thuận với nhiều sắc thái, từ lo lắng, nghi ngại như Thị Nhiên, vợ Vũ Như Tô đến lên án, kết tội Vũ Như Tô như đám thợ có nghề do chàng tuyển chọn. Với khát vọng và tham vọng xây đài to lớn cho vua Hồng Thuận và cung nữ ăn chơi, Vũ Như Tô đã động đến nỗi khổ của đám đông dân chúng, khiến lòng người oán hận: “Dân đói không có ăn, vỡ nước không có nhà, ruộng hoang không đem khai khẩn, thế mà xây đài, xây tạ, để thằng vua thêm phởn mỡ. Mày có biết vì mày (Vũ Như Tô - BT) mà dân khổ thêm bao nhiêu từng không? Thế cũng đòi mở miệng vì dân, vì nước. Ngu đến nước nào hơn”(8). Lớp đối thoại giữa Vũ Như Tô với đám thợ là thể hiện cái động, cái cao trào của tình huống kịch. ở tình huống này, Vũ Như Tô vừa thể hiện cái cương quyết thiển cận, lại vừa thể hiện sự mềm mỏng, bản lĩnh của mình với những sự cố do Cửu Trùng Đài gây ra khi Vũ Như Tô biện bạch: “Khi xưa vua Thục đắp thành Cổ Loa có con kê tinh cứ gáy làm đổ thành, phải trừ kê mới đắp nổi. Đây cũng thế, phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản”. Phó Bảo đáp lại: “Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành cho vui chơi”. Rồi Vũ Như Tô chuyển kênh, viện dẫn: “Chỉ tức bọn khách trú... Họ khen đài đẹp, đài to, khen cột đồng của chú Toét, khen rồng của chú Độ, khen chú Bảo giỏi, chú Cõi khéo, nhưng chúng dám mở miệng nói rằng ta không xây nổi cái Cửu Trùng Đài này”(9). Chính động thái này đã phần nào hoà giải sự căng thẳng của tình huống kịch, khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh của những người mà chỉ trước đó không lâu đã bộc lộ sự oán hờn, ta thán Vũ Như Tô đến đỉnh điểm. Nhưng quá trình xây dựng và hình thành Cửu Trùng Đài
  5. cũng đồng thời là quá trình nẩy sinh cái ác. Dù trong đám thợ thuyền có người vẫn cho Vũ Như Tô là người tốt: “Làm việc chẳng nghĩ đến mình, thừa tài giỏi mà lúc nào cũng hỏi ý anh em. Đối với thợ thuyền thì hết lòng bênh vực, đối với bạn thì hoà nhã, trọng nghĩa khinh tài, chẳng bao giờ nghĩ đến tư lợi”(10), thì ngược lại, cũng có người đổ hết tội lỗi nơi Vũ Như Tô, coi ông là kẻ gây nên nỗi khốn khổ, đói khát, chết chóc cho muôn dân và họ đã bỏ đài, phản lại Vũ Như Tô, theo quận công Trịnh Duy Sản nổi loạn còn hơn bị chết đói. Trong thời điểm đó, chỉ riêng Đan Thiềm vẫn “cầu trời cho đài chóng hoàn thành, trường thọ với non sông”. Cho đến khi quân khởi loạn giết vua, giết hoàng hậu, Đan Thiềm xui Vũ Như Tô chạy trốn, xin quân khởi loạn cho mình chịu chết thay cho chàng, thì Vũ Như Tô vẫn còn đang ngơ ngác, đang mê mẩn đối chất với quân phiến loạn: “Ta không có tội và chủ tướng các ngươi sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kỳ công muôn thuở”. Nhưng không ai nghe lời Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài đã bị đốt cháy và tác giả của nó cũng cùng chung một kết cục. Nghệ thuật, nhân danh cái đẹp, phục vụ cường quyền được xây dựng trên sự điêu đứng, lầm than của dân chúng, thợ thuyền có thể tạo nên những kiệt tác trụ vững với thời gian nhưng đồng thời cũng có thể bị đạp đổ, bị thiêu cháy như Cửu Trùng Đài, như Cung A Phòng. Trong các sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, dường như ở tác phẩm nào từ Đêm hội long trì, An Tư đến Vũ Như Tô, người đọc đều nhận ra bóng dáng của giai nhân, của nữ sắc: Quận chúa Quỳnh Hoa, công chúa An Tư và cung nữ Đan Thiềm. Ở họ nhan sắc đi cùng với tài hoa, sự mẫn cảm, bặt thiệp và họ là biểu tượng của cái đẹp, của thiên tính nữ trong tư duy sáng tạo của nhà văn. Nhưng những người phụ nữ khả ái này đều có số phận bi kịch. Bi kịch bởi cái đẹp đặt không đúng chỗ. Cái đẹp của Quỳnh Hoa mong manh dưới sự sắp đặt của huynh phụ và nhanh chóng bị vùi dập bởi cái ác. Cái đẹp của An Tư là cái đẹp bị lịch sử chọn để làm kế hưu chiến, cứu triều đại nhà Trần và dân chúng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Cái đẹp của Đan Thiềm là cái đẹp bị bạo quyền và cung đình đố kỵ, ghen ghét bởi đó là cái đẹp kẻ sĩ, biết
  6. tôn trọng tài năng, nghệ sĩ và sự sáng tạo: “sắc vất đi được nhưng tài phải đem dùng”. Trong Vũ Như Tô, kẻ sĩ và nghệ sĩ sống chông chênh giữa bạo quyền và dân chúng, là hai thế lực vừa đẩy lại vừa hút vào nhau trong những hoàn cảnh và tình huống cần thiết, trước mắt chứ không nghĩ đến cái lâu dài, vĩnh cửu như kẻ sĩ và nghệ sĩ. Như vậy, trong lời đề tựa đầy tâm huyết và giàu ý nghĩa của kịch bản: “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”, Nguyễn Huy Tưởng đã gửi gắm tâm tư và quan niệm sáng tạo của mình qua hình tượng Vũ Như Tô, đã nghiêng về Vũ Như Tô, về nghệ thuật, về số phận của người nghệ sĩ trong lịch sử. Đan Thiềm và Vũ Như Tô là biểu tượng cho kẻ sĩ và nghệ sĩ đều vì khát vọng sáng tạo nghệ thuật cho muôn đời mà thất bại trước bạo quyền và dân chúng. Họ hết lòng vì cái đẹp, đã độc tôn và tôn sùng cái đẹp, đã thăng hoa vì cái đẹp mà sao nhãng những đòi hỏi thiết thực của đời thường. Đan Thiềm muốn che đỡ cho nghệ sĩ khỏi lưỡi gươm phũ phàng, oan nghiệt của dân chúng và bạo quyền, lực lượng vừa đồng đẳng vừa đối lập với Vũ Như Tô nhưng nàng đã thất bại. Vũ Như Tô nghệ sĩ cương trực mà mù quáng, những tưởng trong lúc bạo loạn, cường quyền sẽ là phương tiện giúp chàng thực thi và bảo tồn kiệt tác nghệ thuật. Nhưng bạo quyền chỉ vì cái đẹp vụ lợi đã ngoảnh mặt trước nỗi khổ của chúng sinh, còn người nghệ sĩ thực sự sống và sáng tạo vì cái đẹp lại nhất thể hoá cái đẹp, đặt cái đẹp lên trên hết thảy, và kết cục cả Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô đều gục ngã vì lưỡi gươm của quân khởi loạn và Cửu Trùng Đài bốc cháy. Vũ Như Tô với một bố cục dồn nén, hàm súc, đa tầm nghĩa và đầy kịch tính đã hội đủ những yếu tố cần thiết và tiêu biểu cho đặc trưng thể loại bi kịch: “Với Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng sáng tạo một bi kịch hiện đại ở Việt Nam” (Đỗ Đức Hiểu). Từ cuối thế kỷ XX nhìn lại kịch bản Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, giới nghiên cứu không chỉ đã xác định mà còn nhận diện một cách thuyết phục bi kịch Vũ Như Tô từ góc độ đặc trưng thể loại. Theo cách đánh giá đầy chứng cứ khoa học của nhà nghiên cứu văn học Phạm Vĩnh Cư, Vũ Như
  7. Tô: “đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học m à mỹ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine - mơ ước của hàng trăm, hàng nghìn người viết kịch trên thế giới trong ba thế kỷ qua. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”(11). Chúng tôi chia sẻ với ý kiến đánh giá đầy sức thuyết phục của Phạm Vĩnh Cư và trên cơ sở đó, thêm một lần khẳng định: Vũ Như Tô là bi kịch hiện đại đầu tiên của nền kịch Việt Nam, một thể loại ghi nhận tài năng, tư chất cùng những đóng góp tích cực và hiệu quả của kịch tác gia Nguyễn Huy Tưởng trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỷ XX. Tiếp sau kịch bản Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng hoàn thành kịch bản Cột đồng Mã Viện (1944). Một vở kịch từ nội dung, cấu trúc đến biện pháp nghệ thuật đều sáng sủa, rành rẽ và giản dị. Là một người ý thức được “mình sống vào giữa một thế kỷ đầy những việc”, Nguyễn Huy Tưởng không thể không quan tâm “đến sự tồn vong của đất nước” (Nhật ký ngày 15-3-1945 và ngày 29-3-1945). Để gửi gắm ý chí và nguyện vọng của một cây bút giàu lòng yêu quê hương, đất nước và lịch sử dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng đã viết kịch bản Cột đồng Mã Viện. Đây là một sự kiện lịch sử đã chìm vào quá khứ xa xưa. Nguyễn Huy Tưởng đã phủi lớp bụi của thời gian, đưa sự kiện xưa bước vào tác phẩm để nhân câu chuyện xưa mà nói về hiện tại. Trong mặt bằng của văn học kịch đương thời,Cột đồng Mã Viện đã toát lên một nội dung tư tưởng mà các tác phẩm về đề tài lịch sử khác chưa thể đạt tới. Kịch bản Cột đồng Mã Viện ca ngợi lòng yêu nước của người dân Giao Chỉ chống lại quân xâm lược, cầm đầu là Mã Viện. Với âm mưu thâm độc, sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hòng đè bẹp ý chí của người Giao Chỉ, Mã Viện đã cho dựng cột đồng “to một người ôm, cao đến một
  8. trượng”, trên có đề sáu chữ “Đồng trụ triết, Giao Chỉ tiệt” (Cây đồng trụ đổ, người dân Giao Chỉ sẽ mất nòi) ở nơi giáp giới xứ Giao Chỉ và Trung Quốc. Đó là quốc nhục đối với những người dân mất nước. Vì vậy, những người dân Giao Chỉ yêu nước như Hùng Chi, Khúc Việt đã nung nấu trong lòng kế hoạch phá cột đồng, chống lại Mã Viện. Việc phá cột đồng có một ý nghĩa kép. Một mặt, nó chứng tỏ người Giao Chỉ không run sợ, khiếp nhược kẻ thù. Mặt khác, nó phá được óc u mê của dân gian. Phá cột đồng không phương hại đến người Giao Chỉ, cột đồng đổ, giống Giao Chỉ cũng chẳng thể bị tiêu diệt và giống Giao Chỉ sẽ còn mãi mãi. Cột đồng Mã Viện tái hiện không khí căng thẳng của một tình huống xung đột lịch sử không xảy ra ở nội địa mà ở nơi giáp giới, ở đường biên giới giữa Giao Chỉ và Trung Quốc. Ngay từ không gian, từ vị trí giáp ranh này cho thấy xung đột, mâu thuẫn giữa xứ Giao Chỉ và giặc ngoại xâm cam go và căng thẳng đến mức nào. Thông thường trong những tình huống lịch sử thắt ngặt và hiểm nghèo, lẽ tồn vong của dân tộc thường được đặt vào tay những nhân vật có tầm cỡ và quyền lực như những hoàng thân quốc thích nhà Trần như Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi v.v... Nhưng với Cột đồng Mã Viện, vai trò lịch sử, lo toan việc nước lại đặt vào những thảo dân như Hùng Chi, Khúc Việt và những người dân bình thường khác. Họ cũng đớn đau, tủi hờn trước cảnh nước mất nhà tan, cũng âm thầm lo lắng cho vận mệnh của giống nòi, đã lặng lẽ mà kiên cường đứng mũi chịu sào, tiếp tục làm cái bổn phận mà cha ông truyền lại dù biết việc làm đó là đối mặt với tù đày và cái chết. Bên cạnh đó, Cột đồng Mã Viện đã đề cập đến tình huynh đệ giữa người Giao Chỉ và Trung Quốc, qua nhân vật Vương Độ. Vương Độ đứng về phía những người Giao Chỉ yêu nước, ủng hộ cuộc chiến đấu chống xâm lược của họ. Cũng như trong An Tư, Nguyễn Huy Tưởng đã ca ngợi lòng yêu chính nghĩa của một số binh lính nhà Tống trong hàng ngũ của quân đội nhà Trần cùng chống quân Nguyên. Đặt xung đột và giải quyết xung đột lịch sử vào những nhân vật như Hùng Chi, Khúc Việt, là Nguyễn Huy Tưởng đã đặt niềm tin của lịch sử vào nhân dân. Những vấn đề mà Cột
  9. đồng Mã Viện đặt ra trong bối cảnh văn học lúc bấy giờ mang một ý nghĩa thời sự nóng hổi và nhậy cảm. Tuy nhiên về phương diện nghệ thuật viết kịch và xây dựng tính cách nhân vật trong Cột đồng Mã Viện còn chưa tương xứng với nội dung và vấn đề đặt ra trong kịch bản. * Ngày nay, khi những sáng tác về đề tài lịch sử đang hấp dẫn trở lại và chiếm vị trí xứng đáng trong đời sống văn học mới thấy những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài lịch sử vào những năm 40 của thế kỷ trước thật có giá trị và ý nghĩa. Trong tư duy sáng tạo của m ình, Nguyễn Huy Tưởng đã kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức lịch sử, văn hóa với khả năng tưởng tượng, hư cấu của một nghệ sĩ. Nhà văn đã thổi sự sống vào không gian, bối cảnh, vào nhân vật lịch sử, những người “muôn năm cũ” một nét tính cách, một sức sống mà cho đến ngày nay vẫn còn hiển hiện vừa lung linh vừa gần gũi trong những trang viết của ông. Hành trang nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng từ Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Đêm hội Long Trì, An Tư thời tiền chiến đến Sống mãi với Thủ đô, Luỹ Hoa, Lá cờ thêu sáu chữ vàng sau này là những minh chứng sáng giá cho danh hiệu mà người đọc dành cho ông: nhà chép sử bằng văn chương xuất sắc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2