intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình ảnh kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng _2

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những tác phẩm đầu tay cho đến những trang ghi chép cuối cùng trên giường bệnh, Nguyễn Huy Tưởng không ngừng trăn trở với câu hỏi lớn về thiên chức và số phận của nghệ thuật, của người nghệ sĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình ảnh kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng _2

  1. Hình ảnh kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
  2. Từ những tác phẩm đầu tay cho đến những trang ghi chép cuối c ùng trên giường bệnh, Nguyễn Huy Tưởng không ngừng trăn trở với câu hỏi lớn về thiên chức và số phận của nghệ thuật, của người nghệ sĩ. Cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng cũng như văn nghiệp của ông có sự nhất quán, xuyên suốt, là quá trình tự đấu tranh vừa âm thầm vừa quyết liệt để khẳng định phẩm chất trung thực của người trí thức trước những sóng gió lịch sử, trước biến động thời thế. Nhiều nhà phê bình đã khẳng định sự nhất quán ấy đã tạo nên một nhân cách đặc sắc trong văn học hiện đại Việt Nam: nhân cách Nguyễn Huy Tưởng. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học ở vùng đất ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng sớm hình thành một nhân cách bền vững theo hình mẫu sĩ phu Nho học. Bước vào đời vào nghề trong bối cảnh mất nước, xã hội đang biến động dữ dội, phong trào cách mạng sôi sục, nhà văn ý thức rất rõ về trách nhiệm, bổn phận của một công dân với đất nước, một trí thức với văn hóa dân tộc và vai trò nhập thế của kẻ sĩ. Cũng như nhiều trí thức cùng thời, chịu ảnh hưởng cả văn hóa phương Đông và phương Tây, Nguyễn Huy Tưởng chọn cho mình một lẽ sống khá hài hòa giữa hai luồng tư tưởng ấy, theo hướng tích cực: hăm hở nhập thế, sục sôi nhiệt huyết đấu tranh vì “lý tưởng quốc gia”. Điều này được ghi lại trong những trang nhật ký của nhà văn từ ngày đầu cầm bút. Ông sớm đề ra cho mình những nguyên tắc sống, nguyên tắc trong sự nghiệp, những nguyên tắc nghiêm ngặt của kẻ sĩ theo Nho giáo: lấy đức Nhân làm lẽ sống, lấy Trung Dung làm nguyên tắc hành xử. Vì thế, trải qua bao sóng gió của lịch sử đất nước cũng như bao thăng trầm của đời tư, Nguyễn Huy Tưởng vẫn giữ cho mình đôi mắt người nghệ sĩ trung thực, chân thành, ngay cả khi hiện thực có bi đát đến đâu, ta vẫn thấy những tia hi vọng, ánh sáng của nhân văn lấp lánh từ nhãn quan ấy. Cũng như bất kỳ một nghệ sĩ nào từng được sinh ra, trưởng thành trên đất kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến, Nguyễn Huy Tưởng yêu tha thiết mảnh đất oai hùng, thiêng liêng này. Khát khao suốt đời văn của ông là có thể tái hiện lại những nét đẹp rất
  3. riêng của đất và người Thăng Long - Hà Nội, bởi đó là nét đẹp hội tụ tinh hoa khắp mọi miền đất nước được bồi đắp qua năm tháng, qua sóng gió, thăng trầm của lịch sử. Trong đó, nổi bật lên là hình ảnh nhân sĩ Thăng Long – những trí thức, những nghệ sĩ có phẩm cách, lương tri, được đặt trong bối cảnh đầy biến động của thời cuộc, và để lại trong lòng người đọc những ám ảnh, suy tư, day dứt. Chủ đề người trí thức trong văn học Việt Nam hiện đại được khai thác khá nhiều, song nổi bật hơn cả trong sáng tác của ba cây bút: Thạch Lam, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng. Ở Thạch Lam, những truyện ngắn nhẹ nhàng mà sâu sắc cho thấy những dằn vặt, băn khoăn của người trí thức trong quá trình tu thiện, hoàn thiện nhân cách. Nam Cao tiếp tục đề tài người trí thức đặt trong bi kịch đấu tranh để tồn tại, để “sống đã rồi hãy viết”, đầy day dứt về khát vọng nghệ thuật chân chính bị áo cơm ghì sát đất. Với Nguyễn Huy Tưởng, hình ảnh người trí thức có phần lãng mạn, bay bổng và lí tưởng hơn; họ không còn chịu những vướng bận đời thường nhỏ mọn. Thế giới nhân vật kẻ sĩ của ông hiện lên với những khát khao, hoài vọng lớn lao, những bi kịch của thế giới nhân vật ấy không phải là thứ bi kịch đời thường mà là bi kịch mang âm hưởng anh hùng ca. 1. Kẻ sĩ trong bão táp lịch sử Tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng thường lấy bối cảnh đất nước có chiến tranh để làm nơi thử thách và tạo dựng tính cách nhân vật. Hai tiểu thuyết lịch sử An Tư, Sống mãi với thủ đô là nơi nhà văn thể hiện những quan niệm về hình ảnh kẻ sĩ - trí thức Thăng Long trong thời tao loạn. Điều đáng nói là ở trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, hình ảnh kẻ sĩ không chỉ giới hạn hẹp là các đấng anh hào (như học thuyết của Khổng Tử) mà có cả những bậc anh thư. Ở An Tư, hình ảnh nhân sĩ Thăng Long được đặt trong bối cảnh đầy thử thách: cả dân tộc đối mặt với đạo quân xâm lược hùng mạnh và bạo tàn, Thăng Long là trung tâm đầu não chính trị bị rơi vào tay giặc. Trong tác phẩm này, Thăng Long không chỉ là biểu tượng cho dân tộc bị giày xéo mà còn là chiến trường để người con gái hoàng tộc nhà Trần vận dụng tài trí, nhan sắc âm thầm hủy diệt ý chí chiến đấu của binh đoàn thiện chiến Mông Cổ, là cái đích cao cả để mỗi người con dân tộc sẵn sàng hi sinh để gìn giữ, là niềm kiêu hãnh của một đất nước hào hoa thanh lịch đối với kẻ thù tàn bạo, man rợ từ phương Bắc. An Tư – công chúa hoàng tộc Đông
  4. A mang vẻ đẹp thánh thiện, với tâm hồn cao cả, thủy chung, nhân hậu, khuất phục kẻ thù bạo tàn bằng chính vẻ đẹp tâm hồn kẻ sĩ Thăng Long: thanh lịch, tài hoa, khéo léo, kiên cường. Những nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến như vua Thiệu Bảo và Hưng Đạo Vương là những gương mặt kẻ sĩ tiêu biểu theo quan niệm của Nho giáo: nhân hậu, khoan hòa với tướng sĩ dưới quyền, có trách nhiệm, dám hi sinh vì quyền lợi muôn dân, có tấm lòng yêu nước thiết tha, đại diện cho trí tuệ Đại Việt. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Những thân vương hay thường dân triều Trần đều dốc sức cho công cuộc giải phóng Thăng Long. Ở họ sục sôi ý chí, khát vọng chiến đấu vì dân tộc nhưng không vì thế mà hành động nôn nóng, trái lại, mỗi vị tướng lĩnh ấy khi xuất quân đều có sự điềm đạm tinh tế, lịch lãm ngay cả khi hiện diện trên chiến trường. Hưng Đạo Vương- vị tướng thống lĩnh quân đội tài giỏi, đối với tì tướng bằng cả ân uy, dám đem sinh mạng của mình ra để yên lòng quân vương, củng cố ý chí chiến đấu cho Đại Việt. Hình tượng Trần Nhật Duật - vị tướng có tài cầm quân - một ông hoàng am hiểu nghệ thuật được Nguyễn Huy Tưởng kỳ công khắc họa như một hình mẫu lý tưởng của kẻ sĩ đất Thăng Long: ra trận ung dung như một nghệ sĩ trên hành trình tìm thi hứng, bài binh bố trận như sáng tạo nghệ thuật mà khiến kẻ thù tan tác. Phẩm chất hào hoa thanh lịch không chỉ toát lên ở kẻ sĩ trong đời thường mà còn hiện hữu trong những thời khắc nghiệt ngã nhất: ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Đây chính là một đặc trưng của người Đại Việt nói chung và cũng là của các nhân sĩ Thăng Long nói riêng. Ta còn gặp lại vẻ đẹp ấy trong những trang viết về người Hà Nội trong thời khắc lịch sử của 60 ngày đêm khói lửa trong Lũy hoavà Sống mãi với thủ đô. Nhân vật trí thức Hà thành phải lựa chọn lẽ sống và chết, quyền lợi cá nhân với quyền lợi dân tộc. Đó là lúc để tầng lớp sĩ phu Hà Nội thời hiện đại thể hiện hết phẩm chất của “kẻ sĩ Thăng Long”. Từ vở kịch Những người ở lại đến tiểu thuyếtSống mãi với thủ đô và truyện phim Lũy hoa, đều thấy nổi bật trên cái nền tăm tối của chiến tranh, của chết chóc là những gam màu tươi sáng của niềm tin, lý tưởng mà những trí thức trẻ - những người con của thủ đô yêu dấu mang vào cuộc chiến. Họ là Lan, Sơn, Kính (Những người ở lại), là Oanh, Trần Văn, Loan, Quyên, Phúc, Hương… (Sống mãi với thủ đô, Lũy hoa), là hiện thân của một thế hệ trí thức trẻ sục sôi tâm huyết với những tên tuổi tiêu biểu một thời: Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Công Mỹ, Lưu Văn Lợi… và chính
  5. bản thân Nguyễn Huy Tưởng. Đó là những con người dám từ giã tuổi học trò đầy mộng mơ, từ bỏ cảnh sống êm đềm, sung túc, hào hoa của những cậu ấm cô chiêu đất Hà Thành để dấn thân vào cuộc chiến gian khổ thiếu thốn, vì lí tưởng giải phóng dân tộc. Dấu ấn hào hoa ngàn năm chung đúc trong những thanh niên ấy để đoàn quân tự vệ “sống mãi với thủ đô” sừng sững như một tượng đài giản dị mà kiêu dũng. Dấu ấn linh hồn Thăng Long hào hoa đậm nét trong từng góc nhìn, cách nghĩ, lối hành động của mỗi nhân vật. Trần Văn trước giờ nổ súng tần ngần ngắm thủ đô yêu dấu bằng con mắt người trí thức, thấy linh hồn của Hà Nội trong rất nhiều biểu thái: hồi hộp, âu lo trước những gì đang và sắp tới, nuối tiếc một thủ đô hào hoa thanh lịch của những ngày đã qua. Những gì diễn ra trong tâm tưởng của Trần Văn là thước phim sống động về vẻ đẹp của con người, văn hóa và cảnh vật nơi đây suốt ngàn năm lịch sử. Nét trữ tình ngoại đề bên lề cuộc chiến tàn khốc ấy là vẻ đẹp rất riêng trong tâm hồn người lính thủ đô hào hoa. Tấm lòng hào sảng của Phùng Gia Lộc - ông chủ nhà in sẵn sàng cống hiến tất cả tài sản, thậm chí cả sinh mạng của mình cho cuộc chiến bảo vệ thủ đô, là nét đẹp trong không ít người Hà Nội những năm đầu kháng chiến. Kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng không thuần nhất, đơn điệu trong suy nghĩ và hành động. Trước sóng gió của lịch sử, họ có những cách nghĩ, cách thể hiện lòng yêu nước khác nhau. Ở An Tư, trước họa xâm lăng, Trần Hưng Đạo chọn con đường quyết chiến để bảo vệ quyền độc lập dân tộc, thì vua Thiệu Bảo lại muốn chủ hòa để bảo toàn sinh mệnh cho nhân dân. Chứng kiến cảnh nhân dân điêu linh vì chiến tranh, là người mang tư tưởng “dân vi bản”, ông vua nhân hậu ấy thà hi sinh quyền lợi gia tộc để giữ cho non sông khỏi tiếp diễn cảnh đầu rơi máu chảy. Hưng Đạo Vương lại quan niệm “thương dân phải thương đến muôn đời sau”, hi sinh cái trước mắt để giữ non sông lâu bền. Hai luồng tư tưởng yêu nước ấy thống nhất ở hai chữ “vì dân”, cũng là những đắn đo trong tâm trí lãnh tụ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vở kịchNhững người ở lại đã tạo ra sự tranh cãi về hình tượng nhân vật bác sĩ Thành - trí thức Tây học - với quan niệm trái chiều với những người trong hàng ngũ kháng chiến về lòng yêu nước, về trách nhiệm kẻ sĩ: “Yêu nước không phải cứ tranh đấu bằng gươm súng. Làm cho nền khoa học rực rỡ cũng là yêu nước. Tôi chọn con đường ấy...”(1). Người đọc tìm thấy ở bác sĩ Thành, hình
  6. ảnh của một người trí thức quốc gia, muốn ở lại Hà Nội, để làm nhịp cầu thương thảo Pháp - Việt. Bác sĩ Thành có thể là một Hoàng Xuân Hãn, một Phan Anh hay một Vũ Văn Hiền, qua cách phân tích, suy luận và xử trí với tình hình đất nước. Họ biết vị trí và uy tín của họ đối với giới trí thức, trọng lực của họ đối với Pháp. Yêu nước nhưng không theo cộng sản, họ băn khoăn, suy tính, tìm cách hành động theo con đường riêng của mình(2). Không thể quy kết việc ở lại thành của ông là phản động, không thể đánh giá ông thiếu phẩm cách kẻ sĩ. Không đơn điệu, phiến diện trong quan niệm về kẻ sĩ Thăng Long hay về lòng yêu nước, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã chứng tỏ tính đúng đắn tạo nên sức hấp dẫn đối với độc giả trong và ngoài nước, qua nhiều giai đoạn lịch sử, qua nhiều góc độ đánh giá và thẩm bình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2