intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện “Đất” của nhà văn Anh Đức

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Anh Đức là nhà văn Nam Bộ. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc; năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam. Anh Đức viết truyện “Đất” vào tháng 3 - 1964 kể chuyện bà con nông dân Xẻo Đước chống phá quốc sách lập ấp chiến lược của Mỹ - ngụy, quyết tử giữ làng, giữ từng tấc đất của ông cha, thể hiện một tấm lòng kiên trung với Đảng và Cách mạng. Ông Tám là hình ảnh tuyệt đẹp tiêu biểu cho khí phách anh hùng của bà con nông dân và các chiến sĩ du kích Xẻo Đước trong những tháng ngày đen tối và bi hùng ấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện “Đất” của nhà văn Anh Đức

Đề bài: Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện “Đất” của nhà văn Anh Đức<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Anh Đức là nhà văn Nam Bộ. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc; năm 1962, ông trở  lại  <br /> chiến trường miền Nam. Anh Đức viết truyện “Đất” vào tháng 3 ­ 1964 kể chuyện bà con <br /> nông dân Xẻo Đước chống phá quốc sách lập ấp chiến lược của Mỹ ­ ngụy, quyết tử giữ <br /> làng, giữ từng tấc đất của ông cha, thể  hiện một tấm lòng kiên trung với Đảng và Cách  <br /> mạng. Ông Tám là hình ảnh tuyệt đẹp tiêu biểu cho khí phách anh hùng của bà con nông <br /> dân và các chiến sĩ du kích Xẻo Đước trong những tháng ngày đen tối và bi hùng ấy.<br /> <br /> Ông Tám là “một cuốn trong bộ sử biên niên của xứ U Minh Hạ”. Ông đã ngót bảy mươi,  <br /> thân hình "gân guốc", là người duy nhất ở Xeo Đước “còn để đầu tóc”. Nghĩa là ông Tám  <br /> vẫn còn giữ  nếp sống dân dã cổ  xưa. Ông là một trong những người đầu tiên đến Xẻo  <br /> Đước khai hoang lập  ấp, khi “heo rừng còn vô  ỉa trong chòi, lúc cọp còn rình rập những <br /> người   tới   khẩn   đất,   và   con   chim   đi   theo   cọp   đêm   đêm,   cứ   kêu   nghe   boong   boong... <br /> krỏi...krỏi". Ông Tám là một lão nông cần cù, làm ăn giỏi. Cái mũi ông rất "tinh nhạy",  <br /> đúng là “Trời ban cho", nên “chỉ cần ngửi nước rạch buổi sáng ông cũng biết ngay là có  <br /> heo rừng hoặc chồn đến đây uống nước buổi đêm”. Ông là một tay bẫy heo rừng và chồn  <br /> cáo "thật kì tài". Con người ông là biểu tượng của sức sống và bao phẩm chất tốt đẹp  <br /> của người nông dân miệt vườn như dũng cảm, mạnh mẽ, dẻo dai, bộc trực, chất phác, và <br /> tình nghĩa thuỷ chung. Lúc nào ở con người ông cũng toát ra “mùi vị của rừng nê địa, của  <br /> cây đước, dòng kinh điển, ngọn lửa không bao giờ tắt dưới đất xốp màu mỡ".<br /> <br /> Giữa thời kì đen tối, dưới ách kìm kẹp của giặc, ông Tám và gia đình cũng như hàng triệu  <br /> dân  ấp  dân lân vùng đồng  bằng  sông Cửu Long  "quyết  không  rời  bỏ   Đảng  và  Cách  <br /> mạng".<br /> <br /> Bức chân dung ông Tám được Anh Đức khắc họa bằng một số nét cổ kính, gân guốc đậm  <br /> chất thơ và chất tạo hình, tiêu biểu cho bao phẩm chất cao quý của người nông dân Nam <br /> Bộ xưa và nay.<br /> Lúc nào, ông Tám và gia đình cũng gắn bó mật thiết với Cách mạng, cũng dành cho cán bộ <br /> bao tình cảm quý mến đặc biệt. Trong hoàn cảnh xẻo Đước bị  Mỹ  ­ ngụy "đóng thêm  <br /> bốt, đồng bào bị  giặc vây ép gắt gao hơn", nhưng khi gặp chú Bảy cán bộ, ông Tám đã <br /> "ôm chầm lấy”.. Và trong bóng tối khi nghe nói đến chuyện mượn xuồng, ông đã sốt sắng  <br /> bảo: "Được, được, cứ việc lấy đi!”. Giữa đêm trừ tịch đó, ỏng Tám đã không quên bỏ vào  <br /> dưới sạp phía sau lái xuồng bốn đòn bánh tét lớn và hai gói trà “Thiết La Hán" ­ món quà  <br /> tết đầy tình nghĩa của gia đình ông gửi tặng anh em đang hoạt động bí mật trong cứ. Tình  <br /> quân dân, tình cảm cách mạng lúc nào cũng nồng cháy trong tâm hồn ông Tám, trong lòng  <br /> bà con cô bác Xẻo Đước; ngọn lửa  ấy đã tỏa sáng và bùng lên khắp các xóm làng, dòng <br /> kênh thời đồng khởi.<br /> <br /> 3. Đọc truyện "Đất" của Anh Đức, chúng ta vô cùng ngưỡng mộ  và kính phục khí phách  <br /> hiên ngang, lẫm liệt của ông Tám. Giặc dồn dân lập  ấp chiến lược, âm mưu "tát cạn <br /> nước bắt cá" vô cùng thâm độc. Trước hành động điên cuồng của lũ giặc, ông Tám dặn  <br /> vợ con: "Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm". Năm  <br /> lần bảy lượt, bị giặc o ép, ông Tám đều mưu trí, dũng cảm “kiếm cách lướt qua hết”. Khi <br /> bọn lính tráng kéo tới "hùng hổ dỡ nhà", ông Tám nói cho chúng biết “tôi không đi đâu!",  <br /> rồi ông đem cây mác dài bén ngót ra “phóng cắm giữa nhà",  nói một cách tỉnh khô: "Tôi <br /> nói thiệt chứ  không phải giỡn đâu. Chú nào leo lên rút một cọng lá tôi chém cho coi!".  <br /> Hành động kiên quyết ấy đã làm cho bọn giặc tuy súng đạn lăm lăm trong tay mà "không  <br /> thằng nào dám leo lên dỡ nhà”. Hành động kiên quyết ấy của ông Tám đã làm gương cho <br /> mẹ  con thím Sáu  Ơn chống lại quyết liệt bọn lính, buộc chúng "buông mồi lửa, ngẩn  <br /> ngơ" bó tay kéo về đồn.<br /> <br /> Để giữ đất, bà con Xẻo Đước cũng như hàng triệu người nông dân Nam Bộ đã dũng cảm,  <br /> kiên cường chống lại súng đạn bọn cướp nước và bè lũ tay sai bán nước. Để giữ đất, ông <br /> Tám đã đem máu xương và tính mạng của mình để  chống lại thằng quận trường Sông  <br /> Đốc, thằng Đởm, "chánh cống ác ôn”.<br /> <br /> Cuộc đối đầu giữa thằng Đởm ­ thằng gian ác có tiếng với cha con ông Tám, với bà con  <br /> cô bác Xẻo Đước là vô cùng ác liệt, khốc liệt, dữ dội. Mới bước vào sân nhà ông Tám,  <br /> thằng Đởm nổ  súng, "nó kề miệng thổi phù phù vô cây nòng côn 12” rồi thét: "Ai là chủ <br /> nhà đây?". Hắn xộc vô, ngó quanh quất, ngó ông Tám, đoạn vẫy súng. Hắn hách dịch hỏi  <br /> ông Tám về lí do hắn tới nhà ông. Hắn hung hăng tự đắc, “ngó mấy tên lính, nháy mắt". <br /> Hắn ngồi lên ván, "trẻo ngoảy chân, đốt thuốc thơm hút". Hắn giục ông Tám "lo cụ bị đồ <br /> đạc đi". Hắn quyết dùng súng đạn uy hiếp ông Tám và người dân Xẻo Đước để  lập ấp  <br /> chiến lược.<br /> <br /> Trái lại, ông Tám rất bình tĩnh, đĩnh đạc, ung dung. Ông mở  tủ  thờ  lấy cái áo dài bằng <br /> xuyến đen ra mặc, vừa bận áo vừa vuốt từng nếp nhăn. Chiếc áo dài  ấy, ông Tám   chỉ <br /> mặc khi có giỗ kị. Ông "xồ đầu tóc, xõa ra”. Ông không thèm ngó ngàng đến thằng ác ôn. <br /> Ông trang trọng rút mấy nén nhang, sai con trai đốt đèn lên. Ông Tám thắp nhang, quỳ <br /> xuống trước bàn thờ, lầm rầm khấn. Tiếng khấn của ông Tám là lời nguyền thiêng liêng  <br /> quyết nối chí tổ tiên ông cha, quyết "xin chết” để giữ đất, để "cha mẹ và cá vị liệt sĩ ngó  <br /> thấy”. Đọc truyện "Đất”, ta vô cùng xúc động khi nghe ông Tám khấn nguyền. Ta tưởng <br /> như đó là tiếng của các nghĩa sĩ Cần Giuộc, của Trương Công Định... một trăm năm mươi  <br /> năm về trước vọng về: “Thưa ông bà, cha mẹ, thưa các hương hồn liệt sĩ, nhà cửa đất đai  <br />  đây là của ông bà, cha mẹ và cách mạng đã tạo lập cho con. Bữa nay người ta tới ép buộc <br /> con phải bỏ đi. Con không thể phụ bạc công ơn cha mẹ, công ơn cách mạng. Vậy con xin <br /> chết cho cha mẹ và các vị  liệt sĩ ngó thấy. Khấu đầu xin cha mẹ  và các vị  chứng miêng  <br /> cho...”.<br /> <br /> Sau đó là những giây phút rùng rợn. Thằng Đờm ác ôn kêu lên: “Ông già câm miệng". Ông <br /> Tám khấn vái xong, bước tới góc nhà “chụp cây mác”, bước tới trước mặt thằng giặc  <br /> khát máu hỏi hắn "muốn gì?". Súng thằng Đởm chĩa vô ngực ông Tám. ông Tám chĩa mũi  <br /> mác nhọn hoắt về  phía tên ác ôn. Anh Hai Cần "vớ  ngay cây búa bửa củi giấu sau cánh <br /> cửa”. Bọn lính "lên đạn rốp rốp”. Ông Tám “nhích mũi mác tới”. Thằng đồn trưởng "lùi <br /> lại", tay súng nó "run lẩy bẩy”. Phút giây quyết liệt, dữ  dội. Cái gì sẽ  xảy ra? Thằng <br /> Đởm nổ súng "đùng”. Ông Tám vẫn đi tới khi máu chảy xuống mặt. Ông vẫn đi tới, mũi  <br /> mác chĩa lên, thằng đồn trưởng cứ  lùi, buông rơi khẩu súng, rú lên bỏ  chạy. Và cây búa <br /> trong tay anh Hai Cần ­ người con trai ông Tám "đã bay theo". Đây là cái chết thằng ác ôn, <br /> tên giặc đi cướp đất: "Lưỡi búa cắm ngập vô gáy thằng đồn trưởng". “Nó kêu trời ơi" rồi <br /> té sấp, hai tay vã xuống nền nhà”. Kẻ đã bán linh hồn cho quỷ dữ phải đền tội, đúng như <br /> hắn đã thề độc khi bước chân tới Xẻo Đước: “Tôi không lừa được dân Xẻo Đước thì tôi <br /> chết sao?”<br /> <br /> Anh Đức đã tái hiện cuộc chiến đấu giữ đất vô cùng tráng liệt. Lời thề thiêng liêng và tư <br /> thế hiên ngang, lẫm liệt của ông Tám, mũi mác nhọn hoắt và lưỡi búa của hai cha con ông  <br /> Tám đã chĩa thẳng vào mặt, đã bay theo và cắm phập vào gáy tên ác ôn. Máu ông Tám đã  <br /> đổ  xuống, để  giữ  đất, để  nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất của người nông dân  <br /> Nam Bộ. Khuynh hướng sử thi, âm điệu anh hùng ca và cảm hứng lãng mạn dào dạt trên  <br /> trang văn của Anh Đức.<br /> <br /> "Máu kêu trả  máu, đầu van trả  đầu", "Lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành đồng chí <br /> chung câu quân hành”, đó là những vần thơ  của Tố  Hữu mà nhiều người trong chúng ta  <br /> chợt nhớ  khi đọc truyện "Đất" của Anh Đức, khi nghĩ về  tư  thế  chiến đấu hiên ngang,  <br /> lẫm liệt anh hùng của ông Tám, của anh Hai Cần.<br /> <br /> Ông Tám là một nhân vật tuyệt đẹp mang tính chất điển hình cho những phẩm chất cao  <br /> quý của người nông dân Nam Bộ: lao động cần cù giỏi giang, tình nghĩa thủy chung, dũng <br /> cảm hi sinh chiến đấu, để  giữ  làng giữ  đất. Lòng yêu nước, yêu Đảng, yêu Cách mạng <br /> của ông Tám son sắt và chói lọi.<br /> <br /> Anh Đức đã sáng tạo nên một tác phẩm đặc sắc: có sức khái quát cao, chủ đề sâu sắc, cốt  <br /> truyện hấp dần, giọng kể  đậm đà, xúc động, ngôn ngữ  và nhân vật đậm chất Nam Bộ <br /> đầy  ấn tượng. Tình huống của truyện rất hấp dẫn, nhất là trong cảnh ông Tám đối mặt  <br /> với tên ác ôn, khi lưỡi búa trong tay anh Hai Cần bay cắm phập vào gáy tên giặc khát máu.<br /> <br /> Máu ông Tám đã đổ xuống, máu của hàng ngàn, hàng vạn người nông dân Nam Bộ đã đổ <br /> xuống, để đất nở hoa, xanh tươi cây trái bốn mùa. Chỉ có máu và mồ hôi mới làm cho đất  <br /> màu mỡ, làm cho giang sơn gấm vóc tươi đẹp và bền vững đời đời.<br /> <br /> Truyện "Đất” của Anh Đức còn mang ý nghĩa là khúc tráng ca Tự  do như  anh Bảy, một  <br /> cán bộ  kháng chiến nằm vùng khi trở  lại Xẻo Đước đã nói: “Tự  do như  có thể  sờ  nắm  <br /> được... Tự do ở bước chân tôi đặt lên con đường đất. Và tự do được đánh dấu chỗ cổng <br /> nhà mà ngày trước bọn giặc vẫn thường rậm rịch kéo qua”..<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2