YOMEDIA
ADSENSE
Hình ảnh kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
75
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
2. Kẻ sĩ Thăng Long trong nỗi trăn trở về sứ mệnh với văn hóa dân tộc Người đọc vẫn đánh giá kịch Vũ Như Tô không chỉ là đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng mà còn là một trong số những kiệt tác của văn học Việt Nam thế kỷ XX.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hình ảnh kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
- Hình ảnh kẻ sĩ Thăng Long trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
- 2. Kẻ sĩ Thăng Long trong nỗi trăn trở về sứ mệnh với văn hóa dân tộc Người đọc vẫn đánh giá kịch Vũ Như Tô không chỉ là đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng mà còn là một trong số những kiệt tác của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Vở bi kịch về người kiến trúc sư mang khát vọng lớn lao là được sáng tạo, cống hiến cho kinh thành Thăng Long nói riêng, dâ n tộc Đại Việt nói chung một kỳ quan sánh ngang với kỳ quan của thế giới nhưng không thể thực hiện được vì những hạn chế của lịch sử. Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô còn dang dở chính là nỗi niềm đau đáu suốt đời văn của cây bút ý thức tôn vinh nghệ thuật. Nỗi đau của Vũ là niềm nuối tiếc của chính Nguyễn Huy Tưởng về một sự nghiệp chưa hoàn kết. Vũ Như Tô là một nghệ sĩ, một “kẻ sĩ” đích thực như chàng dõng dạc tự hào trước mặt hôn quân Lê Tương Dực: “…Một ông quan trị dân với một người thợ giỏi, xây những lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước, tiện nhân chưa biết người nào mới đáng gọi là sĩ…”(3). Lời của Vũ khẳng định thêm một lần nữa quan niệm kẻ sĩ của Nguyễn Huy Tưởng: người trí thức, người nghệ sĩ chỉ cần có tâm huyết với cuộc đời, đem tài hoa kiến thiết đất nước, giữ gìn và hoàn thiện, hoàn mỹ cuộc đời, dù ở bất kỳ cương vị nào cũng là kẻ sĩ. Trớ trêu thay, nghệ sĩ say mê đến quên mình để xây dựng những giá trị thẩm mỹ lâu dài cho nhân dân, nâng tầm cho văn hóa dân tộc, nhưng có khi, trong thời điểm lịch sử cụ thể, lại bị chính nhân dân không hiểu, không cần, thậm chí phỉ nhổ, chà đạp, hủy diệt. Lời đề tựa: “ Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi?… Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải...”(4) chứa đựng câu hỏi lớn cho văn hóa dân tộc. Trí tuệ, tài ba của người Việt được chứng minh trong chiến tranh vệ quốc không thua kém thế giới, tại sao di sản văn hóa Việt không có nổi một công trình đủ tầm vóc sánh vai năm châu? Phải chăng là do ý thức manh mún, tầm nhìn hạn hẹp của đại chúng, thậm chí cả những trí thức có vai tr ò quyết định số phận văn hóa dân tộc? Điều trăn trở của chàng thanh niên Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1941 đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nó khuấy sâu vào tâm thức kẻ sĩ trong thời hiện đại, kích thích kẻ sĩ một dũng khí như Vũ Như Tô, hi sinh cả bản thân vì mục đích cao cả. Có một thời, Vũ Như Tô bị xem là “kẻ cuồng sĩ”, bi kịch của Vũ là bi kịch của kẻ chết vì
- tham vọng cá nhân, đặt cái Tôi lên trên quyền lợi quần chúng. Hiểu như vậy có phần không thấu đáo. Thiên tài xưa nay luôn muốn tự khẳng định chân giá trị tài năng với thế nhân, điều này là tất yếu. Lý Bạch từng tự nhận: “ Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (Trời sinh ta có tài tất có lúc dùng – Tương tiến tửu). Nguyễn Du vốn thận trọng với chữ tài: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” (Đoạn trường tân thanh) nhưng cũng không khỏi tự hãnh diện khi khẳng định: “Tráng niên ngã diệc vi tài giả” (Lúc trai trẻ, ta cũng là kẻ có tài – Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch ). Bi kịch lớn nhất của người tài là không thể cống hiến, phụng sự cuộc đời. V ì vậy, ý thức tài năng, khao khát được thi triển tài năng là ước nguyện tiềm ẩn trong kẻ sĩ Vũ Như Tô nên khi đón nhận sự khích lệ từ Đan Thiềm, nó bùng lên thành đam mê đến mức Vũ quên tất cả, chỉ còn biết mỗi Cửu Trùng Đài. Ước vọng có một kiệt tác để “dân ta nghìn thu được hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài” (Vũ Như Tô – đd) dung hòa cả tham vọng cá nhân thiên tài và khát vọng khẳng định tầm vóc văn hóa dân tộc, trong đó, mục đích vì lòng tự hào dân tộc là chính yếu. Nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm có lúc bị đánh giá sai lệch vì chất lãng mạn, bay bổng của hình tượng. Đặt trong hệ thống hình ảnh những trí thức, văn nghệ sĩ ở các sáng tác của các nhà văn cùng thời, kẻ sĩ Vũ Như Tô vượt trội hơn hẳn cả về tư tưởng, khát vọng cũng như bi kịch. Từ những năm ba mươi của thế kỷ trước, người thanh niên Nguyễn Huy Tưởng đã định hình cho mình sứ mệnh của một trí thức có trách nhiệm với văn hóa dân tộc. Con đường đến với văn chương và cách mạng của nhà văn xuất phát cùng một điểm và luôn song hành. Vì thế, trong ông luôn luôn có ý thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm của người nghệ sĩ - công dân. Sau Cách mạng tháng Tám, tưởng như những trí thức, văn nghệ sĩ đứng dưới lá cờ của Đảng đã thống nhất về tư tưởng “văn nghệ phục vụ đại chúng”, thì khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu đi vào giai đoạn cam go nhất, những văn nghệ sĩ tâm huyết với sứ mệnh cầm bút lại ngỡ ngàng nhận ra sự khác biệt của văn nghệ đích thực và văn nghệ tuyên truyền. Cùng với Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số những người sớm nhận ra và dám viết về điều này trong những trang nhật ký. Không chỉ viết cho riêng mình, Nguyễn Huy Tưởng còn thẳng thắn nêu suy nghĩ của mình trong tùy bút Một ngày chủ nhật, ngay trong những ngày đầu hòa bình lập lại nhưng xem ra lòng người lại không được yên. Bài tùy bút ra đời tháng 11-
- 1956, khi xảy ra vụ biến động chính trị ở khối Đông Âu (Ba Lan, Hungary), ở Việt Nam vừa qua cơn bão cải cách ruộng đất và công cuộc sửa sai, Hà Nội mới giải phóng được hai năm, chưa hồi phục trên đống đổ nát đã vấp phải một loạt những thay đổi… Không có nhân vật cụ thể như tiểu thuyết, ở bút ký nổi lên những quan chiêm của nhân vật trữ tình - một người yêu thủ đô, nhưng có thể nhận ra ở đó những suy tư của lớp kẻ sĩ Thăng Long nói riêng và lớp trí thức nói chung ngay sau kháng chiến chống Pháp. Là một trí thức có ý thức rất rõ tầm quan trọng của tính trung thực trong phản ánh, cũng là người tâm huyết với văn hóa Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng không khỏi đau xót trước cảnh nội thành thủ đô bắt đầu “nông thôn hóa”. Sự đơn điệu trong đời sống là tiếng còi báo động về sự khô khan trong tâm hồn người Hà Nội: “Quần áo phần lớn màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã mất nhiều màu sắc”(5). Lời nhận xét khách quan ẩn chứa những âu lo về sự mai một bản sắc văn hóa của thủ đô. Đó là thái độ sống đầy tinh thần trách nhiệm của kẻ sĩ với thời đại, với dân tộc. Đứng trước hồ Gươm – trái tim của Hà Nội – là biểu tượng cho văn hóa thanh lịch của Hà thành giờ đây “nước hồ gợn váng, ven đầy rác rưởi. Bờ không được sạch, lủng củng những quảng cáo vụng về, b ày vô tổ chức…”(6), nhà văn không khỏi đau xót khi thừa nhận chính thái độ quan liêu, vô trách nhiệm của những người tiếp quản thủ đô. Những phố phường, cơ quan nhếch nhác, không c òn dấu ấn của 36 phố phường hào hoa thuở nào, không khỏi gợi lên nỗi xót xa ở những người từng sống chết để bảo vệ thủ đô. Những quan sát tinh tế ấy đ ược phản ánh bằng giọng văn trữ tình trầm buồn, chất chứa dự cảm âu lo, nuối tiếc về sự xuống cấp trong đời sống thủ đô và xa hơn là sự mai một bản sắc văn hóa kinh kỳ. Là một trong những cán bộ có vị trí cao trong hàng ngũ lãnh đạo văn nghệ, nhân vật trữ tình thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của công cuộc đổi mới vội vàng và căn bệnh quan liêu của những người tiếp quản thủ đô hiện hữu trong mọi cảnh quan, mọi công trình xã hội. Tự thừa nhận là một nhà văn thiên về ngợi ca, nhưng trong tùy bút, độc giả thấy nhãn quan hiện thực của ông thật sâu sắc, giọng văn cương trực, không né tránh hay tô hồng hiện thực. Những vết gợn trong suy tư của nhà văn là sự trung thực với lương tâm kẻ sĩ. Sau hơn nửa thế kỷ, thực tế đã chứng minh những âu lo, trăn trở ấy là những dự cảm đúng đắn. Qua đó, người đọc thấy được ở Nguyễn Huy Tưởng phẩm cách cao quý của kẻ sĩ Thăng Long: trung
- thực, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, dám nhìn thẳng vào sự thật và luôn tự phản tỉnh để hướng thiện. Ông viết: “ Cần đấu tranh mạnh với quan niệm tập thể giản đ ơn của một số người có khuynh hướng đồng loạt hóa cuộc đời m uôn hình nghìn vẻ, dựng nên rải rác đó đây cái không khí nhờ nhờ như sương mù làm tối đen cảnh vật”(7). Bằng trái tim nhân hậu và đôi mắt của một nhà văn luôn chắt chiu, ấp ưu những giá trị dù nhỏ bé nhất của cuộc sống, ông khơi gạn từ những ngổn ngang, bề bộn của thủ đô ngày ấy những tia hi vọng, những vệt sắc màu lạc quan: một tà áo dài của người thiếu phụ “là màu tươi duy nhất trong đám người đồng phục”, một thoáng hội ngộ của bộ đội, cán bộ miền Nam bên bờ hồ Gươm,… bớt đi phần nào sự u ám, bi quan. Một ngày chủ nhật khép lại bằng cái nhìn âu yếm của nhân vật trữ tình với đứa con thơ đang say ngủ, trong niềm vui từ tin chính sự ở Hungary, củng cố một niềm tin chắc chắn vào ngày mai, một hi vọng cho tương lai thống nhất của Tổ quốc, và một thủ đô rực rỡ sắc màu. Đọc sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, có thể thấy thế giới kẻ sĩ là tâm điểm trong tác phẩm của ông. Qua những nhân sĩ Thăng Long ấy, độc giả có thể nhận ra tình yêu, sự gắn bó thiết tha của ông với con người và văn hóa nơi đây, đồng thời thấy được quan niệm về vai trò, nhân cách kẻ sĩ mà ông đề ra để định hướng cho cuộc đời mình. Những bài học được ký thác sau mỗi tác phẩm viết về Thăng Long – Hà Nội là nơi để nhà văn truyền đến người đọc mọi thế hệ tình yêu, lòng tự hào về địa linh nhân kiệt, về truyền thống lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Những trăn trở và ưu tư về vai trò, trách nhiệm, số phận của kẻ sĩ nói chung và kẻ sĩ Thăng Long nói riêng của ông đến nay vẫn còn là những ẩn số, là cái nghiệp tự thân oan khiên nhưng đầy vinh quang như đại thi hào Nguyễn Du từng nhận: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư…”(8). Phải chăng các nhân sĩ Thăng Long đều tìm thấy tiếng nói chung trong ý thức sâu sắc về phẩm cách và lương tri trên con đường nhập thế, giúp đời?
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn