intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý kế toán Phần 2

Chia sẻ: Danh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

245
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 1: 1. Thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, và các đối tượng bên ngoài như: ngân hàng, các cổ đông, thuế, cơ quan quản lý nhà nước để họ tham khảo và ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý kế toán Phần 2

  1. 9
  2. CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 1: 1. Thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, và các đối tượng bên ngoài như: ngân hàng, các cổ đông, thuế, cơ quan quản lý nhà nước để họ tham khảo và ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Thông tin do các báo cáo tài chính thể hiện: tình hình tài chính tại một thời điểm, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. 2. Phân biệt kế toán tài chính và kế toan quản trị. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai khái niệm này là do chúng được sử dụng cho hai nhóm người ra quyết định khác nhau. Kế toán tài chính chủ yếu phục vụ cho những người bên ngoài công ty, chẳng hạn như các cổ đông, nhà cung cấp, ngân hàng, sở thuế và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi Kế toán quản trị chỉ nhằm để phục vụ cho những người bên trong công ty như các nhà quản trị cấp cao, giám đốc hay trưởng các phòng ban, đơn vị. 3. Kiểm toán giúp tăng cường chất lượng thông tin kế toán. Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý ở công ty đã phát sinh nhu cầu kiểm toán, tức cần một bên thứ ba để kiểm tra các báo cáo tài chính. Các kiểm toán viên kiểm tra 10
  3. công tác hạch toán của công ty và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính của công ty. 11
  4. Chương 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Nội dung học tập của chương này: 4. Mô tả các thành phần của bảng cân đối kế toán. 5. Phân tích các giao dịch, còn gọi là các nghiệp vụ kinh tế và ảnh hưởng của chúng đến bảng cân đối kế toán. 6. Phân biệt các hoạt động doanh nghiệp: kinh doanh, đầu tư và tài chính thể hiện trên báo cáo ngân lưu. C ó thể nói báo cáo đầu tiên mà hệ thống kế toán phải thực hiện là bảng cân đối kế Bảng cân đối kế toán là một trong toán, thể hiện tình hình ba báo cáo tài chính chủ yếu, nó cho tài chính của công ty tại một thời biết tình hình tài chính của công ty điểm cụ thể. tại một thời điểm cụ thể, ví dụ tại ngày 31/12/2005. Bảng cân đối kế toán gồm Mục tiêu học tập 1: hai phần luôn cân bằng nhau. Mô tả các thành phần của bảng cân đối kế toán. Phần bên trái liệt kê toàn bộ các tài sản, thể hiện tất cả các nguồn lực của công ty, cụ thể là tất cả những gì mà công ty sở hữu, được quyền quản lý và sử dụng, từ tiền mặt cho tới bất động sản. Phần bên phải liệt kê các nghĩa vụ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thể hiện nguồn hình thành nên tài sản, trả lời câu hỏi tài sản từ đâu mà có. Bảng cân đối kế toán vì thế còn được gọi là bảng tổng kết tài sản, bảng đối chiếu hoặc đơn giản là bảng cân bằng. Để minh họa bảng cân đối kế toán, ví dụ anh Thanh, một nhân viên ở công ty bánh kẹo BAKECO nghỉ việc đứng ra mở công ty riêng. Tháng 12/2005, anh Thanh quyết định đầu tư số tiền 400 triệu đồng, lập công ty lấy tên Baco. Kế đến anh dùng danh nghĩa công ty vay ngân hàng 100 triệu đồng. Tất cả nhằm mục đích chuẩn bị công cuộc làm ăn. Như vậy, Baco đang có một tài sản trị giá là 500 triệu đồng, tất cả đều là tiền mặt. Bảng cân đối kế toán của Công ty Baco sẽ được thiết lập như sau: 12
  5. Công ty Baco Bảng cân đối kế toán, ngày 31/12/2005 Đơn vị: triệu đồng Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Tiền mặt 500 Nợ phải trả (vay ngân hàng) 100 …… Vốn chủ sở hữu (vốn của anh Thanh) 400 Tổng tài sản 500 Tổng Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 500 Các thành phần trong bảng cân đối kế toán cho biết tình trạng tài chính của công ty Baco vào ngày 31/12/2005. Tài sản của Baco tại thời điểm này trị giá 500 triệu đồng được trình bày ở cột bên trái. Chúng cân bằng với cột bên phải gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (vay ngân hàng 100 triệu và 400 triệu của anh Thanh bỏ ra). Phần bên trái và bên phải luôn bằng nhau, nên mới được gọi là bảng cân đối. Từ dạng “bảng cân đối” Đẳng thức kế toán: chúng ta có thể viết theo dạng TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VCSH Tài sản là các nguồn lực, nhờ đó sẽ tạo ra “đẳng thức” và gọi đó là đẳng lợi ích trong tương lai. thức kế toán: Nợ phải trả là các nghĩa vụ nợ đối với các tổ chức, cá nhân. Vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi TÀI SẢN = NỢ PHẢI trừ tổng nợ phải trả. TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Mô tả các thành phần trong đẳng thức kế toán: Tài sản là các nguồn lực được kỳ vọng từ đó sẽ tạo ra lợi ích trong tương lai. Ví dụ, tiền mặt, các khoản phải thu khách hàng, hàng hoá tồn kho, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nợ phải trả là các trách nhiệm nợ của công ty đối với các tổ chức, cá nhân. Ví dụ: lương phải trả nhân viên, khoản phải trả người bán, vay ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là phần còn lại, sau khi tài sản của công ty được dùng để thanh toán tất cả các khoản nợ. Khi một doanh 13
  6. nghiệp bắt đầu hoạt động, vốn chủ sở hữu được xác định bằng tổng số tiền đầu tư của chủ doanh nghiệp. Do đó, từ đẳng thức kế toán căn bản trên đây, vốn chủ sở hữu có thể hiểu và viết lại như sau: VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ Các giao dịch tác động lên bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán chịu tác Đơn vị hạch toán là một tổ chức độc lập. động của mỗi giao dịch của đơn Giao dịch là sự kiện có tác động đến vị hạch toán. Đơn vị hạch toán tình hình tài chính. là một tổ chức độc lập hoặc một Mục tiêu học tập 2: bộ phận trực thuộc hoạt động Phân tích các giao dịch. như một chủ thể kinh tế độc lập. Giao dịch là các sự kiện có tác động lên tình hình tài chính công ty và có thể ghi nhận bằng đơn vị tiền tệ. Để gọi là một giao dịch (có thể ghi chép được), phải trả lời được cả ba câu hỏi. Giao dịch ảnh hưởng đến: Khoản mục nào; Tăng hay giảm; Bao nhiêu. Mỗi giao dịch chỉ có thể rơi vào một trong bốn trường hợp: NG UỒ N HÌN T H À TH I ÀN H S (Nợ Ả phải N trả và Vốn chủ sở hữu) 14
  7. Tr T ườ à ng i hợ s p ả 1: n t ă n g , T à i s ả n g i ả m Tr Ngu ườ ồn ng tăng, hợ Ngu p ồn 2: giảm Tr T Ngu ườ à ồn ng i giảm hợ s p ả 3: n g i ả m Tr T Ngu 15
  8. ườ à ồn ng i tăng hợ s p ả 4: n t ă n g Vì vậy, sau mỗi giao dịch đẳng thức vẫn cân bằng. Một kế toán viên lập bảng cân đối kế toán mà không cân bằng thì chắc chắn là đã sai ở một chỗ nào đó. Giao dịch 1: Đầu tư ban đầu. Giao dịch đầu tiên của công ty Baco là chủ doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào ngày 31/12/2005. Anh Thanh có thể cất 400 triệu đồng tiền mặt trong két sắt hoặc có thể mang gởi tại một tài khoản mang tên công ty Baco ở ngân hàng3. Đẳng thức kế toán được thiết lập như sau: 3 Đối với kế toán viên, có thể phân biệt chi tiết cho “tiền mặt tại quỹ” và “tiền mặt gửi ở ngân hàng” nhưng nếu bạn là giám đốc hay là ông chủ thì có thể gọi chung là tiền mặt. 16
  9. Lưu ý: Số (1) trong ngoặc đơn dùng để đánh dấu số thứ tự giao dịch, nhằm giúp bạn đọc dễ theo dõi. Giao dịch này làm tăng tài sản, cụ thể là tiền mặt và đồng thời tăng vốn chủ sở hữu, cụ thể là vốn của Anh Thanh. Tổng số tiền ở bên trái của đẳng thức phải bằng tổng số tiền ở bên phải, nhất thiết chúng phải bằng nhau. Giao dịch 2: Vay tiền ngân hàng. Ngày 02/01/2006, công ty Baco vay ngân hàng thông qua một hợp đồng tín dụng số tiền 100 triệu đồng. Số tiền này được cộng thêm vào số tiền mặt hiện có của công 17
  10. ty. Tác động của giao dịch vay ngân hàng lên đẳng thức kế toán như sau: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tiền mặt Vay ngân hàng Vốn anh Thanh Dư đầu kỳ 400 = 400 (2) + 100 = + 100 Dư cuối kỳ 500 = 100 400 500 500 Vay ngân hàng làm tăng nợ phải trả (Nợ vay) và tăng tài sản (Tiền mặt) cùng một số tiền là 100 triệu. Sau khi giao dịch này, Baco có tài sản là 500 triệu đồng; nguồn vốn cũng là 500 triệu (nợ phải trả 100 triệu đồng và vốn chủ sở hữu 400 triệu đồng). Giao dịch 3: Mua hàng nhập kho trả tiền mặt. Ngày 02/01/2006 mua bánh kẹo từ nhà máy về nhập kho trị giá 150 triệu đồng. Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tiền mặt Hàng tồn kho Vay ngân hàng Vốn anh Thanh Dư đầu kỳ 500 = 100 + 400 (3) -150 +150 = 0 + 0 Dư cuối kỳ 350 150 = 100 + 400 500 500 Đối với giao dịch này, dùng tiền mặt mua hàng nhập kho nên làm tăng một loại tài sản là Hàng tồn kho và làm giảm một loại tài sản khác là Tiền mặt với cùng một giá trị như nhau. Hàng tồn kho là tài sản mà công ty nắm giữ với mục đích để bán ra cho khách hàng, kiếm lời. Từng loại tài sản đã thay đổi về giá trị, tuy nhiên tổng cộng giá trị tài sản vẫn không đổi. Ngoài ra, phần bên phải cũng không có gì thay đổi. Baco có thể lập bảng cân đối kế toán Hàng tồn kho là tại bất cứ thời điểm nào, ngay cả sau mỗi giao tài sản mà công ty nắm giữ chờ bán dịch. Bảng cân đối kế toán ngày 02/01/2006 sau ra, kiếm lời. 3 giao dịch phát sinh đầu tiên sẽ như sau: 18
  11. Công ty Baco Bảng cân đối kế toán, ngày 02/01/2006 Đơn vị: triệu đồng Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Tiền mặt 350 Nợ phải trả (vay ngân hàng) 100 Hàng tồn kho 150 Vốn chủ sở hữu (vốn anh Thanh) 400 Tổng tài sản 500 Tổng Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 500 Phân tích các giao dịch phát sinh Kế toán viên ghi chép các giao dịch trên các tài khoản. Mỗi tài khoản là một ghi Tài khoảntắtlàvề ộthững m ghi chép tóm n chép tóm tắt về những thay đổi của một thay đổi của một tài sản, loại tài sản, một loại nợ phải trả hay một một loại nợ phải trả hay loại vốn chủ sở hữu, và số dư của tài khoản một loại vốn chủ sở hữu. là tổng hợp các bút toán được ghi vào tài khoản qua từng ngày. Phân tích các giao dịch phát sinh, còn gọi tắt là “định khoản” là trọng tâm của công tác kế toán. Có thể nói một kế toán viên giỏi và có kinh nghiệm được thể hiện qua khả năng này4. Đối với mỗi giao dịch, kế toán viên cần phải xác định ba điều: (1) tài khoản nào sẽ bị ảnh hưởng, (2) số dư tài khoản sẽ tăng hay giảm, và (3) số tiền tăng giảm của mỗi tài khoản. Bảng 2-1 dưới đây trình bày một loạt các giao dịch phát sinh có thể được phân tích theo đẳng thức kế toán. Các giao dịch được đánh số để dễ theo dõi. Hãy xem xét 3 giao dịch đầu tiên vừa trình bày trên đây được phân tích như thế nào trong Bảng 2-1 này. Và tương tự, hãy phân tích các giao dịch phát sinh tiếp theo (từ giao dịch 4 đến giao dịch 10) như sau: 4. Ngày 03/01, Công ty Baco mua một lô bánh kẹo trị giá 10 triệu đồng từ nhà máy SABICO. Nhà máy yêu cầu thanh toán 4 triệu đồng vào ngày 10/01, số còn lại chậm trả trong vòng 2 tháng. 4 Một khi hệ thống kế toán được “phần mềm hoá”, có lẽ nhiệm vụ của kế toán viên chỉ còn là phân tích, định khoản mà thôi. 19
  12. 5. Ngày 04/01, Baco mua một số thiết bị cho cửa hàng với giá 20 triệu đồng. Thanh toán ngay 4 triệu đồng. Số còn lại trả chậm trong 1 tháng. 6. Ngày 05/01, Baco bán cửa hàng trưng bày cho một công ty bên cạnh do Anh Thanh không còn thích cửa hàng này nữa. Giá bán là 1 triệu đồng, bằng đúng giá gốc của chúng. Bên mua đồng ý thanh toán trong vòng 1 tuần. 7. Ngày 06/01, Baco trả lại một số hàng tồn kho (là số hàng mua vào ngày 03/01) với giá trị là 2 triệu đồng cho nhà máy và được trừ số tiền Baco đang thiếu nợ, cụ thể là trừ 2 triệu đồng trong số nợ của Baco đối với nhà máy. 8. Ngày 10/01 Baco trả 4 triệu đồng cho nhà máy đối với giao dịch số 4 trên đây. 9. Ngày 12/01 Baco thu được số tiền 1 triệu đồng mà công ty bên cạnh đã nợ do mua cửa hàng trưng bày ở giao dịch số 6. 10. Ngày 12/01 Anh Thanh tân trang lại ngôi nhà của mình với số tiền 20 triệu đồng, trả bằng séc chuyển khoản từ tài khoản cá nhân ở ngân hàng. Lần đầu tiếp cận với kế toán và chỉ cần đọc vài giao dịch trên đây thôi, có thể bạn sẽ dễ chán, những “mua” với “bán” cứ lập đi lập lại như một điệp khúc của một bài hát dở. Nhưng hãy cứ hình dung ở một cửa hàng hay ở một công ty xem mỗi ngày có biết bao nhiêu giao dịch xảy ra. Hằng vạn các giao dịch trong năm là chuyện bình thường ở những công ty lớn. Từ đó cũng để thấy rằng, nếu không có kế toán thì làm thế nào? Bạn có quyền nghĩ về một chiếc máy tính hay phần mềm để giúp bạn. Tuy nhiên, tất cả đều phải do bàn tay con người “nhập dữ liệu” và tất cả, đều phải đi theo những nguyên tắc khoa học của kế toán. Bảng 2-1 Công ty Baco Phân tích các giao dịch phát sinh từ 31/12/2005 đến 12/01/2006 Đơn vị: triệu đồng Nợ phải trả Tài sản = và Vốn chủ sở hữu 20
  13. Khoản Hàng Vay Khoản Vốn Diễn giải Tiền Thiết = phải tồn ngân phải anh nội dung mặt bị thu kho hàng trả Thanh (1) Vốn ban đầu 400 = 400 (2) Vay ngân hàng 100 = 100 (3) Mua hàng, trả -150 150 = tiền mặt (4) Mua hàng, nợ 10 = 10 lại người bán (5) Mua thiết bị, trả một phần -4 20 = 16 tiền mặt (6) Bán thiết bị 1 -1 = (7) Trả lại hàng mua -2 = -2 ngày 03/01 (8) Trả nợ người bán -4 = -4 (9) Thu nợ khách hàng 1 -1 = Số dư đến ngày 343 0 158 19 = 100 20 400 12/01/2006 520 520 Hỏi: Giao dịch 10 không thấy xuất hiện trong Bảng 2-1? Trả lời: Đó là giao dịch cá nhân của anh Thanh nên không có liên quan gì tới hoạt động của công ty Baco, một đơn vị hạch toán. Diễn giải, phân tích các giao dịch như sau: Giao dịch 4: Mua chịu. Giữa các đơn vị thường giao dịch với nhau dưới hình thức mua bán chịu. Tiền nợ sẽ được ghi ở tài khoản “Khoản phải trả” của bên mua. Do đó khoản phải trả là khoản nợ phát sinh do việc mua chịu hàng hóa hay dịch vụ. Bảng 2-1 thể hiện Hàng tồn kho (là tài sản) của Baco tăng lên, và Khoản phải trả (là nợ phải trả) cũng tăng lên số tiền như nhau là 10 triệu đồng. Tài sản = Nợ phải trả + VCSH Tiền Hàng Vay ngân Khoản Vốn anh = mặt tồn kho hàng phải trả Thanh 5 Số dư đầu kỳ 350 150 = 100 400 (ngày 02/01/06) (4) +10 = +10 5 Kỳ là cách gọi tắt theo thói quen của chữ “thời kỳ” (period). Kỳ có thể là 1 năm, 9 tháng, 6 tháng, quý, tháng, tuần. Thậm chí trong các ví dụ trên chỉ là 1, 2 ngày. 21
  14. Số dư cuối kỳ 350 160 = 100 10 400 (ngày 03/01/06) 510 510 Giao dịch 5: Mua hàng trả tiền mặt một phần, nợ lại một phần. Giao dịch là bút toán phức tạp vì nó tác động đến hơn 2 tài khoản (trường hợp này là hai tài khoản tài sản và một tài khoản nợ). Thiết bị của công ty tăng lên một số tiền đúng với giá trị của nó, bất kể việc thanh toán đã dứt điểm hay chưa. Do đó thiết bị của Baco (là tài sản) sẽ tăng lên 20 triệu đồng. Tiền mặt (là tài sản) giảm 4 triệu đồng và Khoản phải trả (là nợ phải trả) tăng lên 16 triệu đồng. Tài sản = Nợ phải trả + VCSH Tiền Hàng Khoản Vốn của Thiết bị = Vay ngân hàng mặt tồn kho phải trả Anh Thanh 6 Số dư đầu kỳ 350 160 = 100 10 400 (5) -4 +20 = +16 Số dư cuối kỳ 346 160 20 = 100 26 400 526 526 Giao dịch 6: Bán chịu. Tương tự mua chịu, chỉ có khác Baco bây giờ là bên bán. Khoản phải thu (là tài sản) tăng lên 1 triệu đồng, và thiết bị (là tài sản) sẽ giảm đi 1 triệu đồng. Trong trường hợp này, giao dịch phát sinh chỉ tác động tới các tài khoản tài sản. Một tài sản tăng và một tài sản giảm tương ứng nên không làm thay đổi tổng tài sản. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu không có gì thay đổi. Tài sản = Nợ phải trả + VCSH Vay Tiền Khoản Hàng Thiết Khoản Vốn của = ngân mặt phải thu tồn kho bị phải trả Anh Thanh hàng Số dư đầu kỳ 346 160 20 = 100 26 400 (6) +1 -1 = Số dư cuối kỳ 346 1 160 19 = 100 26 400 526 526 Giao dịch 7: Trả lại hàng cho người bán. Khi công ty trả lại hàng (có thể do không đúng qui cách hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau) cho người bán, tài khoản hàng tồn kho của công ty sẽ giảm 6 Lưu ý: Số dư cuối kỳ trước (ngày 03/01/06) bằng số dư đầu kỳ này. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0