Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị
lượt xem 5
download
Một cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) đã diễn ra trong thời gian gần đây và nhận thấy, Việt Nam là đất nước có tỉ lệ trẻ béo phì cao nhất trong khu vực . Những trẻ mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị
- Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị Một cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) đã diễn ra trong thời gian gần đây và nhận thấy, Việt Nam là đất nước có tỉ lệ trẻ béo phì cao nhất trong khu vực . Những trẻ mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường mật, hay xương khớp…và điều dễ nhận thấy nhất không những ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh như thế nào? Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị Như thế nào được gọi là béo phì? Thể trạng của một người được gọi là cân đối, thừa cân, thiếu cân, gầy hay béo phì … được tính đo bằng chỉ số BMI: TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m)) Trong đó: Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người
- châu Á ( IDI&WPRO): Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2) Cân nặng thấp (gầy)
- Cách phòng tránh Hạn chế trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ … hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc trẻ uống các loại nước ngọt có gas. Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải. Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì. Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay cho việc để trẻ chỉ ngồi một chỗ chơi điện tử hay xem tivi, điều này giúp trẻ vui vẻ khỏe mạnh hơn, giảm các chứng bệnh trầm cảm, stres, lười vận động … Cách điều trị Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu
- sở thích của trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn. Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh. Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas. Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ. Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột. Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ, hoặc nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì. Giảm cân là việc không phải dễ dàng gì, ngay cả người lớn chúng ta nhận thức được mà còn chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng tập luyện, vì thế nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh. Thừa cân, béo phì ở trẻ và cách phòng tránh Căn bệnh này đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Không chỉ những trẻ bụ bẫm mới bị béo phì. Ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, nguy cơ béo phì sau đó sẽ cao hơn bạn bè cùng lứa có cân nặng bình thường ít nhất là gấp đôi. Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thời
- gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể. Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì. Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béo phì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo. Cân nặng quá cao lúc đẻ cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì. Sự mất cân bằng trong chế độ ăn của mẹ khi mang thai sẽ tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ nhẹ cân sẽ hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ không bị thấp còi. Nguyên nhân có thể là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh. Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong. Để dự phòng thừa cân và bép phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa. Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên, cần tăng cường hoạt động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi (như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya. Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường; khuyến khích
- ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường. Điều quan trọng là theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao. Như vậy, cha mẹ sẽ phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trẻ em béo phì. Nguyên nhân, cách phòng và trị
19 p | 442 | 77
-
Trẻ em béo phì - nguyên nhân, cách phòng ngừa và trị liệu
34 p | 189 | 63
-
Các hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em
4 p | 294 | 26
-
Bài giảng Béo phì: Béo phì trẻ em
12 p | 254 | 23
-
Ngừa thừa cân, béo phì ở trẻ
8 p | 124 | 14
-
Cách giảm béo cho trẻ
5 p | 202 | 11
-
Giúp con tránh béo phì
9 p | 83 | 10
-
Giáo án y khoa về trẻ em béo phì - Chương 2
9 p | 94 | 8
-
Giáo án y khoa về trẻ em béo phì - Chương 5
5 p | 111 | 8
-
Thực trạng trẻ béo phì, nguyên nhân và biện pháp
4 p | 61 | 7
-
Béo phì: hậu quả, nguyên nhân, cách phòng chống
5 p | 75 | 6
-
Óc lợn - thủ phạm gây béo phì ở trẻ
5 p | 78 | 5
-
Trẻ béo phì và các dinh dưỡng cần thiết: Phần 1
56 p | 50 | 4
-
Ngủ không đủ giấc có thể gây béo phì ở trẻ
6 p | 65 | 4
-
10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì
6 p | 93 | 3
-
Giúp con chữa béo phì
5 p | 66 | 3
-
Hộp đựng thức ăn có thể khiến trẻ bị béo phì
2 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn