intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân và cách xử lý lợn cắn nhau

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

253
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chăn nuôi heo công nghiệp thường xảy ra hiện tượng heo cắn nhau. Có 2 trường hợp thường gặp phải sau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân và cách xử lý lợn cắn nhau

  1. Nguyên nhân và cách xử lý lợn cắn nhau Trong chăn nuôi heo công nghiệp thường xảy ra hiện tượng heo cắn nhau. Có 2 trường hợp thường gặp phải sau: 1. Heo cắn đuôi, cắn tai nhau a. Nguyên nhân: - Dinh dưỡng: Mất cân đối trong khẩu phần thức ăn như thiếu đạm, thiếu vitamin, thiếu khoáng,… - Chăm sóc, nuôi dưỡng: Mật độ nuôi quá dày, ánh sáng thừa, nhiệt độ & ẩm độ cao. Để heo quá đói hoặc quá khát. - Bệnh lý: Bệnh viêm da tiết dịch làm lớp da bị nhiễm khuẩn gây ngứa ngáy.
  2. b. Cách khắc phục: - Để khắc phục hiện tượng này nên chú ý đến việc bổ sung thức ăn giàu đạm, vitamin, và chất khoáng (Iodine) trong khẩu phần ăn của heo. - Việc làm giãn mật độ nuôi, hay che chắn bớt ánh sáng chiếu trực tiếp, tìm biện pháp làm giảm nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng sẽ giúp tránh tình trạng heo cắn nhau. 2. Heo nái cắn con và không cho con bú Heo nái cắn con thường xảy ra ở những trại chăn nuôi nhỏ và cũng thường xảy ra ở heo nái tơ, đẻ được 1-2 lứa đầu. a. Nguyên nhân: Thường là do nái phải chịu nhiều stress xảy ra cùng một lúc. Trong thực tế có thể thường gặp các stress như sau: - Thời gian đẻ kéo dài làm heo nái mệt mỏi và đau đớn nhiều. - Có nhiều tiếng ồn bất thường trong thời gian đẻ (đông người, các heo khác đòi ăn, tiếng heo con kêu…)
  3. - Nhiệt độ chuồng quá cao khi heo có biểu hiện đẻ và trong suốt thời gian đẻ. - Thao tác của người đỡ đẻ. - Heo thiếu nước uống trước khi đẻ và trong thời gian đẻ. - Thời gian từ khi con đầu tiên lọt lòng cho đến khi cho heo con bú quá dài làm cho nái bị stress nặng khi đàn heo con tập bú. b. Cách phòng ngừa & biện pháp can thiệp khi nái cắn con - Giảm đến mức thấp nhất các tác động bất thường (stress) vào cơ thể và tâm lý heo nái. Một vài biện pháp thông thường như sau: + Cung cấp đủ nước uống cho heo nái trong suốt thời gian từ khi có biểu hiện đẻ đến sau khi đẻ. Trong nước uống cần pha thêm chất điện giải Eletrolytes. + Hạn chế chuyển chuồng khi nái có biểu hiện đẻ. + Hạn chế tiếng ồn hay người qua lại khu chuồng đẻ của nái + Hạn chế heo con la (nên nắm chân heo con, không nên nắm bụng hoặc lưng). + Hạn chế tiêm thuốc khi heo đang đẻ, chỉ tiêm khi
  4. thật cần thiết. + Dùng khăn nhúng nước mát để lau nái thường xuyên. + Nên cho heo con bú sau khi đẻ khoảng 20 – 30 phút (không đợi đến khi đẻ xong mới cho toàn đàn bú 1 lượt) - Việc can thiệp khi nái cắn con và không cho con bú chỉ là biện pháp tạm thời, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nái và đàn heo con. Có thể thực hiện một trong các thao tác như sau: +Dùng khăn lau heo con đưa vào mũi heo mẹ để heo mẹ quen dần. + Người chăm sóc nên xoa nái thường xuyên, thỉnh thoảng đưa heo con vào nái để nái quen. + Dùng nước mát, có thể pha thêm nước đá thật lạnh tắm heo nhanh (1 lần). + Có thể dùng heo con xấu nhất trong đàn để đưa vào cho nái cắn cho qua cơn căn thẳng. Thực tế, đôi khi nái rất hung hăng, người chăn nuôi lo sợ không dám đưa heo con vào, nhưng khi đưa heo con vào thì nái chấp nhận. Vì vậy nên dùng 1 heo con để thử việc này. + Khi can thiệp cần chú ý, không nên đánh đập nái
  5. hoặc cầm, cột nái quá mức hay dùng thuốc an thần quá nhiều, vì những việc này đều tác hại xấu đến nái, có khi làm cho mức độ stress càng cao hơn và thuốc an thần ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiết sữa. Phòng Kỹ Thuật ROVETCO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2