intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc BAD APPLE

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'nguyên tắc bad apple', kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc BAD APPLE

  1. Nguyên tắc BAD APPLE 1 Slogan Những thái độ không tốt sẽ phá vỡ nhóm. 2 Một câu chuyện Đó là lần đầu tiên tôi và các bạn của mình được tổ chức hoạt động nhóm để tìm hiểu về môn học kể từ khi tôi vào trường ĐHSP. Năm đó, cô Nguyễn Thị Bích Hạnh phụ trách môn Giáo Dục Học đại cương 1 (giáo dục tri thức) lớp tôi. Cô tổ chức cho lớp tôi thành các nhóm khác nhau để thực hiện các đơn vị kiến thức. Nhóm tôi có 5 bạn, trong đó có tôi và Tùng. Đến thời điểm đó, tôi và Tùng đều có điểm các môn xã hội khá cao và đều cho rằng mình khá hiểu biết, cộng thêm những đánh giá tích cực mà cô dành cho chúng tôi. Cô giao cho nội dung mà cả hai chúng tôi đều thích và hy vọng nhóm tôi sẽ làm tốt. Tuy nhiên, có lẽ chúng tôi đều hơi tự cao nên trong những lần họp nhóm chúng tôi thường bất đồng quan điểm và tự ý quyết định theo quan điểm của mình, và sai lầm lớn nhất là nhóm tôi hầu như không họp nhóm nữa. Do đó, cho đến khi sắp báo cáo, nhóm tôi cũng chưa thực hiện xong. Cuối cùng, nhóm tôi cũng có bài báo cáo, tuy nhiên, rất không thành công. Trước khi hợp tác làm việc, tôi và Tùng thường xuyên chơi với nhau, sau khi kết thúc công việc một thời gian, chúng tôi vẫn là đôi bạn và khi xuất ngoại, Tùng để lại cho tôi những tài liệu quý giá. Tuy nhiên, dù thân nhau nhưng khi làm việc nhóm, cái tôi chúng tôi còn lớn quá nên chúng tôi trở thành những thành viên không tốt trong nhóm và nhóm chúng tôi đã thất bại. 3 Ý nghĩa Nếu trong nhóm có một thành viên hay một nhóm nhỏ các thành viên có thái độ không tốt (có thể là thái độ đối với công việc, thái độ giữa những thành viên với
  2. nhau,...) sẽ ảnh hưởng đến toàn nhóm. Sứ mệnh của nhóm không thể thành công như mong đợi. 4 Tầm quan trọng Nguyên tắc này cung cấp một số vấn đề liên quan đến thái độ xấu khi làm việc nhóm mà ta phải hiểu · Làm tăng hoặc giảm sức mạnh của một nhóm · Có hưởng ứng nếu có thể hiện · Lây lan và cái xấu lan nhanh hơn cái tốt · Mang tính chủ quan, dễ xác định đối tượng không tốt, chẳng hạn một số tiêu chí: · Không thừa nhận sai trái · Không tha thứ · Nhỏ mọn, hay ganh tỵ · Lợi ích bản thân quan trọng hơn nhóm · Hay chỉ trích · Muốn thu hết danh dự · Thái độ mục nát, cực đoan phá hủy mọi thứ 5 Tự đánh giá Hãy tự đánh giá khả năng làm việc nhóm của bạn bằng cách cho điểm 1, 2, 3 cho các câu bên dưới. Trong đó, 1=Không bao giờ, 2=Đôi khi, 3=luôn luôn. 1. Tôi nhận ra rằng thái độ của tôi chính là sự lựa chọn của chính mình. 2. Nhiều người bình luận về thái độ tích cực của tôi. 3. Khi có lỗi, tôi nhanh chóng nhận lỗi. 4. Khi nhận một lời nhận lỗi chân thành, tôi sẽ hoàn toàn tha thứ và sẽ không nhắc tới nữa. 5. Tôi không hoàn hảo, vì thế tôi không đòi hỏi người khác phải hoàn hảo. 6. Tôi đối xử tốt với mọi người nhưng có sự phân biệt tính cá nhân và lợi ích. Điều này giúp tôi giao tiếp được với nhiều người hơn.
  3. 7. Tôi không trông chờ sự công bằng trong cuộc sống. 8. Hành động của tôi phản ánh luật "Tầm Quan Trọng" thay vì sự quan trọng cho cá nhân tôi. 9. Điều làm tôi cảm thấy thoải mái là chia sẻ thành quả với đồng đội và hiểu rằng đó là kết quả của cả tập thể. 10. Tôi cố gắng kết hợp với người có thái độ tích cực để giữ được thái độ tích cực và để tự kiểm tra bản thân mình. Kết quả: 24-30: Bạn thuộc khu vực thế mạnh của nhóm. Hãy tiếp tục phát huy, nhưng cũng ráng giành thời gian giúp đỡ các bạn khác. 16-23: Bạn không thuộc khu vực ảnh hưởng xấu đến nhóm, nhưng cũng không giúp ích gì được nhiều. Hãy tự cải thiện bản thân mình lên khu vực thế mạnh. 10-15: Bạn thuộc khu vực yếu trong nhóm. Nếu không cải thiện, nhóm sẽ bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực. · Tự kiểm tra Hãy tự kiểm tra thái độ của mình thông qua những suy nghĩ về mình và nhóm. Hãy cân nhắc cho đúng khi quyết định câu trả lời đúng cho những câu hỏi. Chỉ cần trả lời đúng cho một câu bất kỳ, bạn cũng nên xem lại mình. Bên cạnh đó, hãy đề nghị các thành viên trong nhóm (kể cả lãnh đạo nhóm) tự trả lời những câu hỏi này để hiểu rõ hơn thái độ của mình trong nhóm. Hãy cho họ biết thái độ không tốt sẽ phá hủy nhóm. · Nhóm sẽ không thể duy trì nếu không có tôi · Nghĩ rằng những thành công trong nhóm là do nổ lực cá nhân của bạn chứ không phải của nhóm. · Tranh công và lên mặt với đồng đội · Không thừa nhận sai lầm · Hay nhắc lại những sai lầm trước đây của đồng đội · Tin rằng mình đang bị thiệt thòi
  4. 6 Thảo luận Bạn hãy cùng nhóm trả lời những câu hỏi thảo luận. · Từ kinh nghiệm của mình, hãy cho biết thái độ xấu (của chính bạn hay của đồng đội) ảnh hưởng như thế nào đến công việc? · Tại sao việc có một thái độ đúng đắn khi làm việc nhóm là quan trọng? · Nhóm của bạn xử lý những thành viên có thái độ không tốt như thế nào? · Bạn làm thế nào để chống lại các thành viên có thái độ xấu? · Bạn làm thế nào để kiểm tra xem mình có giữ được thái độ tích cực không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2