intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc Identity

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

105
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'nguyên tắc identity', kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc Identity

  1. Nguyên tắc Identity 1 Slogan Chia sẻ giá trị xác định nhóm 2 Câu chuyện Nhắc đến lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, chắc chắn không thể không nhắc đến ba lần thắng giặc Nguyên Mông vào thời Trần. Vào lúc đó, ''Vó ngựa Nguyên Mông đến đâu, cỏ không thể mọc đến đó'', một dải đất dài từ châu Á sang châu Âu đều nằm dưới chân của triều đại Thành Cát Tư Hãn. Tuy nhiên, với tinh thần độc lập dân tộc, chiến đấu quyết không chịu làm nô lệ của dân tộc Việt. Nguyên Mông đã dừng bước với những thất bại thảm hại trên đất nước ta. Tinh thần dân tộc chính là sức mạnh để nhân dân đoàn kết đồng lòng chống ngoại xâm, đó là giá trị bên trong của quân dân đất Việt. Hội nghị Diên Hồng chính là lúc khẳng đinh những giá trị đó. ''Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284. Khác với hội nghị Bình Than trước đó, hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà. Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân. Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5: Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.'' (Nguồn: vi.wikipedia.org).
  2. 3 Ý nghĩa Mỗi nhóm cần có một sự thống nhất về những giá trị chung. Những giá trị đó phải phù hợp với sứ mệnh mà nhóm thực hiện, phải có sự đồng tình của các thành viên trong nhóm và có phương án truyền đạt hiệu quả các giá trị của nhóm đến tất cả các thành viên. 4 Tầm quan trọng Nguyên tắc tương đồng chỉ ra phải có những giá trị chung trong nhóm. Chính những giá trị này có một tầm quan trọng đối với sự duy trì và phát triển nhóm. Kết dính các thành viên trong nhóm Khi có chuyện không hay xảy ra, một số thành viên trong nhóm có thể rời bỏ nhóm. Sự kết dính khi đó chính là các giá trị của nhóm. Chính những giá trị đó sẽ tạo sự kết dính, khiến nhóm không tan rã. Làm nền tảng Mỗi nhóm rất cần một sự ổn định để làm việc tốt và phát triển. Các giá trị của nhóm tạo ra một nền móng vững chắc để các công việc có thể diễn ra tốt đẹp. Làm thướt đo Các giá trị giúp tạo ra một chuẩn để hoạt động nhóm. Kim chỉ nam Nếu nhóm đã thiết lập và duy trì được các giá trị của mình thì dù có là 10 năm sau, nhiều điều thay đổi nhưng các thành viên trong nhóm vẫn có thể xác định đúng hướng đi và có những quyết định đúng. Như một nam châm Các giá trị của một nhóm tạo ra một sức hút cho những người yêu thích những giá trị đó. Sự thống nhất Những giá trị xác định nhóm tạo ra sự thống nhất đối với những thành viên nhóm, những nhân viên mới tiềm năng, khách hàng và cộng đồng.
  3. 5 Đánh giá Hãy ước lượng năng lực làm việc nhóm của bạn thông qua việc trả lời các giá trị 1, 2, 3. Trong đó: 3 = Luôn luôn, 2 = Thỉnh thoảng, 1 = Không bao giờ. 1. Tôi sống dựa trên những giá trị cá nhân của mình. 2. Những giá trị cá nhân của tôi trùng với của nhóm. 3. Tôi hiểu rõ những giá trị của nhóm mình. 4. Tôi đồng tình với những giá trị của nhóm mình. 5. Tôi nghĩ đến những giá trị của nhóm khi thực hiện một quyết định có ảnh hưởng tới nhóm. 6. Tôi biết những gì mà trưởng nhóm trông đợi tôi. 7. Khi nhắc đến nhóm mình với một người khác, tôi có nói về các giá trị của nhóm. 8. Tôi truyền đạt các giá trị của nhóm với các thành viên mới. 9. Tôi khen ngợi những thành viên trong nhóm thực hành được các giá trị của nhóm. 10. Tôi ưu tiên sống với các giá trị của mình và nhóm và so sánh những hành động của mình với những giá tri đó để chắc rằng tôi đang đi đúng hướng. Đánh giá: Từ 24 đến 30: Bạn nằm trong số những thành viên tích cực của nhóm, hãy tiếp tục phát huy nhưng cũng nên dành thời gian giúp những thành viên khác được như bạn. Từ 16 đến 23: Bạn không tích cực lắm, cũng không gây khó khăn cho nhóm, nhưng hãy cố gắng để làm thành viên tích cực của nhóm. Từ 10 đến 15: Bạn nằm trong số những thành viên yếu của nhóm. Nếu chưa cố gắng tích cực hơn thì bạn sẽ gây nhiều khó khăn cho nhóm. 6 Thảo luận
  4. Bạn hãy cùng nhóm trả lời những câu hỏi thảo luận: Giá trị cá nhân của bạn là gì? Giá trị của nhóm bạn là gì? Làm thế nào để các thành viên thống nhất giá trị cho nhóm bạn? Làm thế nào để các giá trị của nhóm ngấm vào bạn? Ai là người đưa ra các giá trị? Các giá trị có thể thay đổi không? Tại sao? Làm thế nào để các giá trị của nhóm tác động vào nhóm? Làm thế nào để các giá trị của nhóm thâm nhập sâu sắc hơn vào nhóm? Để phản hồi tích cực các giá trị nhóm, bạn đã có những hành động gì? Bạn cần làm gì để phản hồi tích cực hơn đối với các giá trị của nhóm?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0