intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Hậu Lê Thời kỳ phân tranh (1533 – 1788) 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Hậu Lê Thời kỳ phân tranh (1533 – 1788) 3 *LÊ Ý TÔNG (1735 – 1740) Niên hiệu: Vĩnh Hữu Ý Tông huý là Duy Thìn, con vua Dụ Tông, Trịnh Giang bỏ con vua Thuần Tông mà lập ngài. Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh bắt ngài phải nhường ngôi cho con vua Thuần Tông, rồi làm Thái thượng hoàng, mất năm Kỷ Mão (1759) thọ 41 tuổi TRỊNH Trịnh Giang bị bỏ năm Canh Thân (1740), làm Thái thượng vương. Em là Trịnh Doanh lên thay. MINH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH DOANH (1740 – 1767) Miếu hiệu là: Nghị Tổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Hậu Lê Thời kỳ phân tranh (1533 – 1788) 3

  1. Nhà Hậu Lê Thời kỳ phân tranh (1533 – 1788) 3 *LÊ Ý TÔNG (1735 – 1740) Niên hiệu: Vĩnh Hữu Ý Tông huý là Duy Thìn, con vua Dụ Tông, Trịnh Giang bỏ con vua Thuần Tông mà lập ngài. Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh bắt ngài phải nhường ngôi cho con vua Thuần Tông, rồi làm Thái thượng hoàng, mất năm Kỷ Mão (1759) thọ 41 tuổi TRỊNH Trịnh Giang bị bỏ năm Canh Thân (1740), làm Thái thượng vương. Em là Trịnh Doanh lên thay. MINH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH DOANH (1740 – 1767) Miếu hiệu là: Nghị Tổ Ân Vương. Trịnh Doanh đánh dẹp giặc giã trong nước. NGUYỄN Nguyễn Phúc Trú mất năm Mậu Ngọ (1738), thọ 43 tuổi. VÕ VƯƠNG NGUYỄN PHÚC KHOÁT (1738 – 1755). Truy tôn là Thế Tông Hiếu Võ Hoàng đế. Ông Nguyễn Phúc Khoát đánh Chân Lạp mở thêm đất ở Gia Định
  2. *LÊ HIỂN TÔNG (1740 – 1786) Niên hiệu: Cảnh Hưng Hiển Tông huý là Duy Diêu, con vua Thuần Tông. Làm vua được 46 năm, thọ 70 tuổi TRỊNH Trịnh Doanh mất năm Đinh Hợi (1767) TĨNH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH SÂM (1767 – 1782) Miếu hiệu là: Thánh tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm dẹp yên giặc ở xứ Bắc. Lấy đất Thuận Hoá và đất Quảng Nam của chúa Nguyễn. Nhưng vì say đắm nàng Đặng Thị Huệ, mới bỏ con trưởng lập con thứ, làm thành cái mối biến loạn. Mất năm Nhâm Dần (1782) TÔN ĐÔ VƯƠNG TRỊNH CÁN. Làm chúa được 2 tháng bị quân Tam Phủ bỏ đi, lập anh là Trịnh Khải lên làm chúa. ĐOAN NAM VƯƠNG TRỊNH KHẢI (1783 – 1786) Bị Tây Sơn bắt được, phải tự tử năm Bính Ngọ (1786). NGUYỄN Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu năm Giáp Tí (1744), và mất năm
  3. Ất Dậu (1765). ĐỊNH VƯƠNG NGUYỄN PHÚC THUẦN (1765 – 1777) Truy tôn là Duệ Tông Hiếu Định Hoàng đế. Đời ngài làm chúa bị Trương Phúc Loan chuyên quyền. Quân Tây Sơn nổi lên đánh phía Nam, quân họ Trịnh đánh phía Bắc. Sau quân chúa Trịnh vào lấy mất Phú Xuân, Định Vương chạy vào Gia Định bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Huệ giết mất. Ngài thọ 24 tuổi. NGUYỄN VƯƠNG NGUYỄN PHÚC ÁNH tức là vua Thế tổ Cao Hoàng đế nhà Nguyễn khởi binh ở Gia Định. *LÊ MẪN ĐẾ (1787 – 1788) Niên hiệu: Chiêu Thống Mẫn Đế là cháu đích tôn vua Hiển Tông, ngài bị quân Tây Sơn đánh thua chạy sang Tàu cầu cứu, sau đánh thua lại trở sang Tàu, bị quan Tàu làm nhục, rồi mất ở Yên Kinh. TRỊNH ÁN ĐÔ VƯƠNG TRỊNH BỒNG. Khi quân Tây Sơn về Nam rồi , đảng họ Trịnh lại lập Trịnh Bồng lên làm chúa. Vua gọi Nguyễn Hữu Chỉnh ra đánh họ Trịnh. Trịnh Bồng bỏ đi tu. NGUYỄN Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh khôi phục đất Gia Định
  4. Nhà Lê Trung hưng: Đãi ngộ trọng hậu các nhà khoa bảng Năm 1533, Lê Trang Tông lên ngôi, lập nên triều đại nhà Lê Trung hưng ở Thanh Hóa. Để triều nghi ngày càng được củng cố bền vững cần có nhân tài giúp nước, năm Thuận Bình thứ 4 (1554), vua cho mở khoa thi chế khoa (khoa thi đặc biệt để chọn người tài giỏi). Năm 1558, vua Lê Anh Tông lập trường thi Hương ở xã Đa Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1565 và 1577, nhà Lê Trung hưng vẫn mở chế khoa. Năm 1580, bắt đầu đặt khoa thi Hội. Từ đây nhà Lê Trung hưng có chiếu định 3 năm một khoa thi nhưng rồi khoa thi năm 1586 lại không thực hiện được. Còn các năm 1583, 1589, 1592 vẫn mở thi Hội. Cho đến năm 1592, các khoa thi Hương, thi Hội kể cả những khoa chế khoa đều tổ chức ở sách Vạn Lại thuộc tổng An Trường huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa. Các khoa thi được ban học vị như thường lệ nhưng không tổ chức thi Đình. Từ năm Ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng năm thứ 18 triều Lê Trung hưng bắt đầu mở khoa thi ở Thăng Long và đặt chế độ thi Đình như thường lệ. Cũng từ đây các
  5. quy chế học tập, khảo hạch, cách ra đề thi cũng được nhiều lần thay đổi cho phù hợp. Việc chọn nhân tài ngày càng có hiệu quả. Nhưng khi triều đình đã ổn định, các quy chế thi cử lâu ngày bị quan trường chủ quan lơi lỏng. Do việc mùa màng thất bát, công cuộc dụng binh tốn kém, sĩ tử dự thi ngày càng đông, triều đình đặt ra chế độ thu tiền thông kinh, người dự thi Hương phải nộp 3 quan tiền thì không phải khảo hạch. Vì vậy, người ta đua nhau nộp tiền để đi thi cầu may. Trong tr ường thi xảy ra tình trạng nhờ người đi thi hộ hoặc mang sách vào trường để chép. Có khoa thi sĩ tử chen nhau, đạp lên nhau chết người ngoài cổng. Dân gian có câu mỉa mai "sinh đồ 3 quan" là như vậy. Song, đó cũng chỉ là một thời và những người học hành kém cỏi cũng không qua nổi các kỳ đại khoa.
  6. Việc đãi ngộ các nhà khoa bảng dưới triều Lê Trung hưng rất trọng hậu. Sách kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (NXB Sử học 1962), viết: 1/Ban cho áo mũ cân đai triều phục, cho vinh quy bái tổ có cờ quạt, nghi trượng, nhạc nhã đón rước. 2/Dân làng phải dựng phủ đệ cho các tiến sĩ. 3/Những người đỗ tam khôi hoặc ứng thí chế khoa trúng cách được bổ vào Viện Hàn lâm, những người đỗ đồng tiến sĩ được bổ các chức quan khoa đạo, không phải đi làm quan ở các phủ, huyện bên ngoài. 4/Người đỗ trẻ tuổi nhất được bổ chức Hiệu thảo. 5/Người nào bổ đi ngoài trấn thì được vào hai ty Thừa chính sứ và Hiến sát sứ được trao ấn chưởng chính thức mà không phải giữ chức Tả nhị. 5 ân điển này so với các nhà khoa bảng Trung Quốc từ trước cũng chưa từng có. Ngoài các khoa thi tiến sĩ, triều Lê Trung hưng còn mở các khoa thi Hoành từ, Sĩ vọng, Đông các, Tuyển cử là những khoa thi không theo hạn định trên cấp thi Hương dưới quy chế thi tiến sĩ. Những hương cống đỗ các khoa thi này đều được bổ dụng các chức vụ phụ tá trong kinh và ngoài trấn. Riêng khoa Đông các thì đặc biệt hơn, những người đã đỗ tiến sĩ làm quan tại triều mới được dự thi. Những người đỗ đầu được ban danh hiệu: Đông các đại học sĩ, đỗ thứ hai được ban Đông các học sĩ và đỗ thứ 3 được ban Đông các hiệu thư. Từ năm 1554 - 1787, nhà Lê Trung hưng mở được 73 khoa thi, lấy đỗ 772 tiến sĩ, trong đó có 25 vị Tam khôi (5 trạng nguyên, 7 vị bảng nhãn, 13 vị thám hoa) là thời kỳ khoa cử ổn định làm tiền đề cho khoa cử nhà Nguyễn sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2