intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 13 - Lập bia tưởng niệm các chiến sĩ ái quốc tại Guyane

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" và từ đề xuất tâm huyết của rất nhiều bạn đọc, Tuổi Trẻ sẽ phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xúc tiến xây dựng bia tưởng niệm những chiến sĩ ái quốc năm xưa bị lưu đày nơi đây. Hi vọng bạn đọc đồng hành cùng Tuổi Trẻ với hoạt động nhiều ý nghĩa này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 13 - Lập bia tưởng niệm các chiến sĩ ái quốc tại Guyane

  1. Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 13 - Lập bia tưởng niệm các chiến sĩ ái quốc tại Guyane Sau loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" và từ đề xuất tâm huyết của rất nhiều bạn đọc, Tuổi Trẻ sẽ phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xúc tiến xây dựng bia t ưởng niệm những chiến sĩ ái quốc năm xưa bị lưu đày nơi đây. Hi vọng bạn đọc đồng hành cùng Tuổi Trẻ với hoạt động nhiều ý nghĩa này. Ông Đỗ Văn Phong (thứ ba từ trái sang, ngồi) ẵm con trai út Đỗ Như Ngọc (cha của kỹ sư Đỗ Thái Bình) trước khi bị lưu đày biệt xứ sang Guyane Kỳ cuối: Chúng tôi đã đến đây Trong thời gian tác nghiệp tại Guyane, phóng viên Danh Đức đã bị tai nạn và phải cấp cứu tại đây. Nhưng hành trình Guyane không vì thế mà dừng lại. Anh vẫn tiếp tục để có những tư liệu mới cung cấp cho bạn đọc. Trở về sau chuyến đi, anh kể lại câu chuyện của mình.
  2. Phóng viên Danh Đức được những người cứu hộ dùng nẹp cố định cổ và cột sống rồi đưa đến trạm xá ở Guyane Khuôn mặt ai đó chồm lên trên đầu tôi. Một người lạ, một ông Tây da trắng. - Ông ta đã tỉnh lại rồi kìa - người đàn ông lạ đó reo lên. Cái gì vậy? Đầu óc choáng váng, chẳng biết mình đang ở đâu, làm gì... Bóng dáng những người thân bên cạnh nhân viên cứu hộ của đảo Ile du Salut, hòn đảo của người tù khổ sai Papillon. Hóa ra tôi đã té trên các tảng đá này rồi bất tỉnh. Chỗ tôi trượt chân là một bãi đá gọi là hồ tắm của các tù nhân (La piscine des bagnards) trên bờ biển đảo Ile du Salut, gần hòn đảo Ile du Diable (hòn Quỉ). Hòn Quỉ này là nơi cuối cùng mà "người tù khổ sai Papillon" sống chung với Chang và Văn Lê, hai tù nhân đã từng nổi loạn ở Côn Đảo trước cuộc vượt ngục cuối cùng của mình. Hôm thứ ba 24-4-2008 ấy, tôi đã đáp tàu ra đây để tìm đến càng gần nơi mà hai cựu tù Chang và Văn Lê đã từng sống càng tốt, đã lò mò xuống bãi đá trơn trượt và bị té. Nhân viên cứu hộ cố định cổ tôi lại bằng cái nịt cứng cho cổ và cột sống khỏi thêm chấn thương, rồi chở đến trạm xá. Các thủ tục đo huyết áp, nhịp tim: kết quả bình thường. Chờ tàu về lại đất liền. Trên chuyến tàu trở về, lần này tôi nằm dài sõng sượt chứ không thể đứng đón sóng như ban sáng lúc ra. Vào Bệnh viện Kourou, chụp scanner xem có chấn thương gì trong não: kết quả tốt. Song vẫn phải ở lại 24 giờ để theo dõi. Huyết áp cả đêm
  3. vẫn 120/80 trên màn hình monitor. Chỉ có đầu là đau vì bị đập vào đá. Cuối buổi sáng hôm sau, giám đốc bệnh viện ghé vào bảo: - Cho ông ra viện để chiều nay còn kịp chuyến bay về Pháp. Chỗ ông té trước đây ba năm đã có một quan chức cao cấp Trung Quốc trượt chân té rồi chết, ông có biết không? - Có thể ông ấy đợi tôi đến thế chỗ ông ấy, nhưng số tôi chưa đến nên tôi chưa nằm lại - tôi đùa trả lời. *** Nằm trên giường bệnh, trong sự bảo vệ của bao máy móc và nhân viên y tế theo dõi, tuy đã qua khỏi ranh giới nguy hiểm, song đầu óc không thể không miên man kiểu "giờ lâm chung". Nếu không tỉnh dậy, chắc người ta sẽ thiêu xác rồi hồi hương! Nay yên ổn nằm đây, chả bù với các cụ tù nhân ái quốc ngày xưa sống chết ở đây như thế nào! Mấy mươi cụ đã bỏ mình vì bệnh sốt vàng da, có ai than khóc gì đâu! 77 năm sau chuyến tàu định mệnh của các cựu tù năm 1931, tôi đi máy bay Air France, một chuyến bay hầu như "trên đầu" lộ trình của con tàu La Martinière năm ấy: từ Singapore vượt eo biển Malacca rồi Ấn Độ Dương trước khi đến Pháp đáp một chuyến Air France khác bay đến Guyane. Tổng cộng bay ba chuyến và đợi ở sân bay là hơn một ngày rưỡi, trong tiện nghi của Air France (chọn khẩu phần ăn kiêng, thực đơn ghi rõ bao nhiêu calorie...) mà còn than mệt! Thế tám mươi mấy năm trước, các cụ "chết gí” vì nóng bức và ngột ngạt trong hầm con tàu hơi nước La Martinière suốt một tháng rưỡi thì sao? Nay sung sướng đến thế sao lại than vãn?
  4. Chùa Một Cột do trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ Pháp (đã từng đồn trú tại VN cuối thế kỷ 19) xây dựng tại Guyane Miên man nghĩ ngợi kèm theo những mặc cảm hối lỗi vì trưa hôm qua lè phè, đau bụng nên đã không nấn ná ở Sở Văn khố lưu trữ để chụp cho hết hồ sơ các cụ tù nhân, hẹn hôm nay đi đảo về, mai sẽ quay lại chụp tiếp cho hết lô t ài liệu về các cụ. Giờ nằm bẹp ở đây, mai phải chuyển về Pháp để nếu có gì xấu hơn còn tiện đưa về nước thì làm sao chụp xong số hồ sơ? Ở quê nhà biết bao người, gia đình con cháu các cụ, đọc bài của mình sẽ mong mỏi t ìm lại gốc tích tổ phụ họ như thế nào. Đừng có đổ thừa bị đau bụng mà hôm qua bỏ dở công việc chụp lại hồ sơ về sớm. Đã có bác sĩ Kim, chuyên gia bệnh tiêu hóa, ở đây chữa rồi, còn phàn nàn gì nữa. Ngày xưa bao nhiêu cụ bị tả, lỵ giữa chốn rừng thiêng nước độc ở nhà lao An Nam? Đã chẳng đọc trong một số hồ sơ các cụ, phần ghi chú của bác sĩ nhà lao ghi cụ nào chết vì bệnh gì hay sao mà còn than với vãn! Thậm chí có cụ hồ sơ ghi được trả tự do mà vẫn không sống được để ra trại, vì đã bị bệnh quật ngã rồi. *** Về đến quê nhà, lật lại xem loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane", đọc những ý kiến phản hồi của bạn đọc, nhất là thân quyến các cụ, lòng tôi càng ân hận hơn vì đã không chụp hết toàn bộ hồ sơ các cụ. Xin hẹn dịp khác vậy. Dẫu sao, nay các cụ có còn nằm lại ở đó cũng không còn "vô danh" nữa vì bây giờ đã có nhiều người ở quê nhà biết rồi, nhiều người tỏ lòng tri ân các cụ rồi. Trong rừng già Amazon ấy, trước những di tích còn sót lại
  5. của các cụ, lòng thầm nghĩ: các cụ thuộc về lịch sử. Con cháu nào được phép quên. Tôi cũng đã kịp để lại dưới lư hương và ba chung rượu kính các cụ một tấm danh thiếp báo Tuổi Trẻ, bọc plastic và bỏ trong một lớp bao nilông, ghi ít chữ bằng tiếng Pháp: "Sommes venus commémorer nos aieux. Guyane, le 19 avril 2008" (Chúng tôi đã đến đây tưởng nhớ các cụ. Guyane ngày 19-4-2008). Dẫu sao, tôi cũng đã chụp được vài chục hồ sơ các cụ để sớm trình cho gia quyến các cụ. Đã đến viếng tại chùa Một Cột ở Guyane. Cũng đã tìm ra vài tông tích của những binh lính người Việt đầu tiên ngay từ đầu thế kỷ 20 đã sang đến tận Sibérie lạnh giá chiến đấu và bỏ mình ở đó. Cũng đã tìm ra dấu vết của một "cảng Bắc kỳ” xưa ở một thành phố cảng trên đất Pháp, gần cảng mà các cụ đã phải ghé trước khi sang Guyane. Tất cả xin sẽ lần lượt trình với bạn đọc trong một ngày gần đây. ______________________________ Không chỉ có nhà lao ở Guyane Tổ chức những hoạt động tôn vinh lòng yêu nước Trong niềm xúc động thật sự, tôi nhiệt thành hưởng ứng hồ sơ "Nhà lao An Nam ở Guyane" (khởi đăng trên Tuổi Trẻ từ 25-4). Qua đó, chúng ta hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn những giai đoạn đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc của ông cha ta; những hi sinh, tổn thất lớn lao trong phong trào yêu nước của các bậc tiền nhân, mà trong nhiều thập niên qua, nội dung các sách giáo khoa đã không đề cập một cách thấu đáo khi truyền đạt, giảng dạy. Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha khi đánh vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), đạp vết giày xâm lược lên mảnh đất VN đã bắt đầu xây dựng một hệ thống nhà tù để giam cầm các chiến sĩ cách mạng, hòng đè bẹp phong trào đấu tranh yêu nước. Trong đó phải kể tới những nhà tù như khám lớn Chí Hòa (Sài Gòn), Côn Đảo, Hỏa Lò (Hà Nội), Lao Bảo (miền Trung)... Ở nước ngoài, ngoài An Nam (Guyane), còn có Toulon, Nouvelle - Calédonie (trên đảo Nou - Tân Đảo), Algers, đảo Réunion... Đó là những nhà lao có qui mô lớn, chưa kể đến những nhà tù nhỏ rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Trong thời gian tới, khi có điều kiện, Tuổi Trẻ hãy viết về những nhà lao này. Hi vọng trong hành trình tìm kiếm những thông tin, dấu tích của những người tù yêu nước VN, chúng ta sẽ nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng của toàn xã hội. Nhân đây, thiết nghĩ với những nội dung của loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane", để khắc ghi sự kiện 150 năm (1858-2008) ngày Pháp và Tây Ban Nha đánh chiếm VN, chúng ta nên tổ chức những hoạt động văn hóa mang tính xã hội nhằm tôn vinh lòng yêu nước, ý chí quật cường chống ngoại xâm của dân tộc ta, âu cũng là một trong những cách dạy và học sử ta một cách sinh động và hiệu quả. TRIỀU ANH (Bruxelles, Bỉ) Tìm hiểu thêm bước đường lưu đày của cha ông các thời kỳ
  6. Loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" được nhiều người đọc đặc biệt quan tâm. Đây là những câu chuyện dường như chưa từng được ai nhắc đến hay t ìm hiểu một cách kỹ lưỡng trước đây. Nhờ vậy, nó làm người đọc khao khát muốn biết, muốn hiểu một cách tường tận. Nhiều người đã nhắc đến một sự khơi gợi lòng yêu nước thiết thực, có ý nghĩa, thay vì chỉ những trang sách đầy sự kiện khô cứng. Nhưng thật ra Guyane không phải là nơi duy nhất mà những người VN yêu nước bị người Pháp chọn làm nơi giam cầm đày đọa. Từ năm 1885, gia đình phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đã bị người Pháp đày sang đảo Tahiti trên Thái Bình Dương vì có xu hướng ủng hộ vua Hàm Nghi chống Pháp. Sau đó ít lâu, cuối năm 1888, vua Hàm Nghi sau khi thất bại trong phong trào Cần Vương cũng bị người Pháp đày sang Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Trong hoàng tộc, còn có cha con vua Thành Thái và Duy Tân cùng một số thành viên gia đình cũng đã bị đày đến đảo Réunion thuộc Pháp vào tháng 11-1916 vì những hoạt động chống Pháp... Chắc hẳn còn không ít địa danh khác ở nước ngoài cũng từng là nơi giam hãm nhiều thế hệ người Việt yêu nước khác trong suốt gần 100 năm chống Pháp. Họ là một phần của những trang sử bi hùng của dân tộc ta trong thời kỳ mất nước. Nếu có dịp, Tuổi Trẻ nên tìm hiểu thêm những bước đường lưu đày của cha ông trong các thời kỳ. Hẳn những câu chuyện này sinh động, có sức hấp dẫn và có tính giáo dục lòng yêu nước tốt hơn những bài học lịch sử đầy sự kiện trong sách giáo khoa các bậc học. NGUYỄN MINH HẢI Trích: Thư tòa soạn: Tiếp nối trang sử Việt tại Guyane Những ngày qua, ngay sau khi khởi đăng loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane", Tuổi Trẻ đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc. Tất cả đều xúc động trước trang sử Việt tại Guyane, câu chuyện của trăm năm trước bây giờ lại rung động bao trái tim. Có rất nhiều bạn đọc đã nhiệt tình cung cấp cho Tuổi Trẻ những tài liệu liên quan đến các tù nhân ái quốc ở Guyane. Những nhân chứng sống động, nhiều t ư liệu quí của bạn đọc đã được Tuổi Trẻ thể hiện phần nào trong các số báo vừa qua. Chính bạn đọc đã cùng Tuổi Trẻ bổ sung thêm trang sử của cha ông mình. Loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" tạm khép lại, nhưng câu chuyện về lòng yêu nước vẫn sẽ được tiếp nối. Từ những đề xuất tâm huyết của bạn đọc những ng ày qua đã thúc giục ban biên tập Tuổi Trẻ đi đến quyết định: lập một bia t ưởng niệm những chiến sĩ ái quốc năm xưa bị lưu đày ở Guyane.
  7. Phối hợp với Hội Khoa học lịch sử VN, những ngày tới Tuổi Trẻ sẽ đưa một đoàn công tác đặc biệt sang Guyane để xúc tiến việc xây dựng bia t ưởng niệm, tri ân những người đã ngã xuống nơi xứ người vì nền độc lập toàn vẹn của đất nước. Chuyến về nguồn này sẽ thêm nhiều ý nghĩa khi có sự tham gia của bạn đọc, của hậu duệ những tiền nhân ái quốc năm xưa. Tuổi Trẻ sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ và đóng góp của các doanh nghiệp và bạn đọc cho hoạt động ý nghĩa này. Cũng theo yêu cầu của bạn đọc, câu chuyện về nhà lao An Nam ở Guyane sẽ bước vào trang sách. Tất cả những tư liệu do bạn đọc cung cấp và những bài viết đã đăng tải sẽ được tiếp tục tập hợp thành sách để tiện việc lưu giữ. Mong bạn đọc cùng đồng hành với Tuổi Trẻ trong hoạt động nối dài trang báo này, để trang sử Việt tại Guyane vẫn luôn tươi mới và đầy ý nghĩa. Tuổi Trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2