intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 6 Từ Thái Bình đến Guyane

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nằm bình yên giữa cánh đồng lúa ở rìa thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một nghĩa trang nhỏ. Trong nghĩa trang ấy có ngôi mộ của một số phận lớn - ông Lương Duyên Hồi, sinh năm 1903, người tù từng bị đày đi Guyane. Cách mộ chừng 500m là ngôi nhà ông ngày trước (hiện con trai thứ sáu của ông đang ở).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 6 Từ Thái Bình đến Guyane

  1. Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 6 Kỳ 6: Từ Thái Bình đến Guyane Nằm bình yên giữa cánh đồng lúa ở rìa thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một nghĩa trang nhỏ. Trong nghĩa trang ấy có ngôi mộ của một số phận lớn - ông Lương Duyên Hồi, sinh năm 1903, người tù từng bị đày đi Guyane. Cách mộ chừng 500m là ngôi nhà ông ngày trước (hiện con trai thứ sáu của ông đang ở).
  2. Chân dung ông Lương Duyên Hồi chụp năm 1960 khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa II, là bức ảnh được chụp sớm nhất về ông hiện gia đình còn lưu được (ảnh nhỏ) Bút tích của ông Lương Duyên Hồi do gia đình lưu giữ Con nhà nho Tại ngôi nhà đó, vào năm 1925, ông Hồi đã cùng hai người bạn mở thư viện làm nơi trao đổi thông tin, kiến thức, thể hiện tinh thần yêu nước, lấy tên là Đông Anh thư viện. Đông Anh thư viện từng tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (năm 1926), sắp xếp những cuộc nói chuyện bổ ích cho người dân quanh vùng. Sau đó, vào năm 1927, ông Hồi xin mẹ bán đi hai mẫu ruộng để mở trường tư thục lấy tên là Minh Thành học hiệu ở thị xã Thái Bình, nhận dạy cho học sinh nghèo bậc tiểu học và
  3. trung học. Trường cũng là nơi ra đời chi bộ đầu tiên của VN Thanh niên cách mạng đồng chí hội vào nửa cuối năm 1927. Họ kết bạn từ khi trọ học cùng nhau ở thị xã Thái Bình. Mối quan hệ giữa họ được thể hiện trong bút tích hồi ký của ông Lương Duyên Hồi do gia đình ông còn lưu lại được. Việc ông Hồi đi theo cách mạng có thể được báo trước, không chỉ do ông được những người bạn hướng đạo, mà còn do ông vốn xuất phát từ một dòng họ có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Ông nội của Lương Duyên Hồi là cụ Lương Quy Chính, thông minh ham học, thi đậu cử nhân, làm đến chức quan thượng thư văn võ song toàn, trải qua các đời vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Thành Thái. Cha ông là nhà nho học, thông hiểu chữ Hán, uất hận vì đất nước bị Pháp chiếm đoạt, thường lưu bạn Đông Du trong nhà, không
  4. muốn con theo học và làm việc với Pháp. Từ nhỏ, ông Hồi được học chữ nho và chữ quốc ngữ từ các ông giáo lân cận. Cha ông bắt cưới vợ, ông bèn ra điều kiện: "Đồng ý cưới vợ sau khi được lên tỉnh học để mở mang đầu óc, nắm được tình hình trong nước và thế giới". Năm 1920, ông lên tỉnh học và gặp các bạn Diên, Năng. Chuyện cưới vợ gác qua một bên. Biểu tình, bị bắt và bị đi đày "Bắt Pháp đế quốc phải giảm thuế, miễn sưu! Năm nay cho cấp thóc gạo cho dân! Tha những người bị bắt ra! Đền tiền các làng bị tàn phá! Để tự do đi lại và hội họp!", đó là những dòng khẩu hiệu nổi bật trong cuộc biểu tình ở Thái Bình vào ngày 1-5-1930 với gần 1.000 người tham gia, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1927-1954.
  5. Cuộc biểu tình do ông Lương Duyên Hồi tổ chức và lãnh đạo, đây là cuộc biểu tình nông dân lần đầu tiên của hai huyện Duyên Hà - Tiên Hưng do ông Hồi làm bí thư liên chi ủy. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp, hơn 200 người bị bắt. Tháng 9-1930, tòa thượng thẩm Pháp đã tiến hành xử vụ "Cộng sản ở Thái Bình", ba người lãnh đạo cuộc biểu tình là Bùi Hữu Diên, Lương Duyên Hồi và Trần Văn Ngọ bị kết án nặng nhất: mười năm phóng trục do tội "âm mưu đánh đổ chính phủ bảo hộ và Nam triều". Không chỉ có vậy, theo hồi ký của ông Lương Duyên Hồi, sau khi bị áp giải lên Hỏa Lò (Hà Nội), ông và các đồng chí cấp ủy, các đảng viên bị tăng lên án khổ sai và án tù, mỗi người kèm thêm năm năm quản thúc. Bị giam ở Hỏa Lò một thời gian, họ bị đày ra Côn Đảo vào đầu tháng 1-1931. Số tù chính trị ở Côn Đảo tăng lên nhanh chóng trong cao trào cách mạng 1930
  6. - 1931. Ông Lương Duyên Hồi ghi: "Không đủ chỗ chứa tù, Pháp chuẩn bị đưa tàu Martinière từ Pháp sang để đưa chúng tôi sang đày Nam Mỹ. Tàu M. được dùng để chở tù Âu Phi và tù Đông Dương sang Guyane. Tàu M. dài vài trăm mét, có bảy tầng; hàng rào chắn song sắt bao quanh, còn kiên cố hơn chỗ nhốt thú dữ ở vườn Bách thảo Hà Nội". Rồi cuộc đi đày khổ ải đã đến: "Chiều 17-5 -1931, tàu M. đi lấy tù từ Bắc kỳ, qua Trung kỳ, vào Nam kỳ đã xong. Tàu ghé vào gần Côn Đảo để lấy bọn chúng tôi thì bắt đầu vượt biên đi đày sang châu Mỹ Latin. Chiều hôm ấy, tại Côn Đảo như sắp có chiến tranh xảy ra. Chúng bố trí súng máy gác các ngả đường như dàn thành trận thế. Rồi từng đơn vị lính lê dương súng gắn lưỡi lê và nạp đạn sẵn, đưa anh em tù đến tận sà lan, cho ca nô máy dẫn sà lan ra tàu Martinière. Khổ cực cho anh tù khi ấy vừa bước chân xuống sà
  7. lan xong thì trời đổ mưa như trút nước, quần áo mỗi người chỉ có nhất bộ đều bị ướt cả”. Thế là tám người anh em trong vụ án biểu tình cùng bị đày ra Côn Đảo. Đến đây, năm người loại nhẹ hơn ở lại, ba người loại mười năm phải đi Nam Mỹ. Trích: Một nhà nho yêu nước bị giam cầm hơn 24 năm ở Guyane
  8. Ông Lương Như Truật trước căn nhà 329/6D Phan Thanh Giản (ảnh chụp trước năm 1960) Ông Lương Như Truật trước căn nhà 329/6D Phan Thanh Giản (ảnh chụp trước năm 1960) Anh Lương Như Khôi (sinh 1968, ở quận 3, TP.HCM) cung cấp cho Tuổi Trẻ sổ passport và một xấp hồ sơ tiếng Pháp và Việt về cha ruột của
  9. mình là nhà nho Lương Như Truật (sinh năm 1905, người Trà Kiệu), tham gia khởi nghĩa Yên Bái bị kết án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo, sau đó bị lưu đày sang Guyane năm 1931. Do nói giỏi tiếng Pháp nên sau một thời gian bị giam cầm, ông Truật được đặc cách cho đến phục dịch tại nhà các công chức Pháp. Trong thời gian này, ông được cho lập gia đình với vợ góa một sĩ quan Pháp. Đến ngày 22-1-1955, ông được trả tự do. Cũng trong năm 1955, ông đưa vợ và sáu con về nhà tại 329/6D đường Phan Thanh Giản (nay là 329/29 đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM). Từ khi trở về VN, ông Truật được chế độ Sài Gòn tuyển dụng làm công chức tại Bộ Cải tiến nông thôn. Đặc biệt, do đã từng tham gia khởi nghĩa Yên Bái và bị lưu đày biệt xứ nên ông còn được chính
  10. quyền Sài Gòn cho hưởng "biệt lệ mặc nhiên lưu dụng cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe". Ông Truật mất vào tháng 2-1984 tại địa chỉ nói trên. Ngoài sáu con ở Guyane, ông còn hai con trai ở quê Quảng Nam và năm con ở TP.HCM, trong đó có cậu út Lương Như Khôi. ___________________________________ Hàng chục ngày lênh đênh trên biển, họ bị đối xử ra sao? Điều gì thật sự đã diễn ra trên hòn đảo xa xôi Guyane? Hàng chục trang hồi ký của ông Lương Duyên Hồi về chuyến đi sẽ trả lời tất cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2