intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

134
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 3 Nhà Mạc chiếm cứ đất Cao Bằng năm nào Một số sách có ghi nhà Mạc mở khoa thi ở Cao Bằng. Tuy nhiên, nhà Mạc chiếm Cao Bằng năm 1623, khi đã mất ngôi và khoa cử nhà Mạc đã chấm dứt từ năm 1592. Sách Hải Dương phong vật chí trang 240 mục Tài nữ chép: "... Họ Mạc mở khoa thi Hội ở Cao Bằng...". Sách Nữ sĩ Việt Nam của Nguyễn Học Hiền trang 123 viết: "... Năm 1592, Lê Trịnh tiến đánh Cao Bằng, nhà Mạc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 3

  1. Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 3 Nhà Mạc chiếm cứ đất Cao Bằng năm nào Một số sách có ghi nhà Mạc mở khoa thi ở Cao Bằng. Tuy nhiên, nhà Mạc chiếm Cao Bằng năm 1623, khi đã mất ngôi và khoa cử nhà Mạc đã chấm dứt từ năm 1592. Sách Hải Dương phong vật chí trang 240 mục Tài nữ chép: "... Họ Mạc mở khoa thi Hội ở Cao Bằng...". Sách Nữ sĩ Việt Nam của Nguyễn Học Hiền trang 123 viết: "... Năm 1592, Lê Trịnh tiến đánh Cao Bằng, nhà Mạc thua chạy tan tác...". Từ năm 1527 - 1592, nhà Mạc truyền ngôi được 5 đời vua: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Phúc Hải, Mạc Mậu Hợp, các vua Mạc đều đóng đô ở Thăng Long. Những lúc có biến động thì rút ra các vùng xung quanh chứ chưa có đời vua Mạc nào chiếm đóng Cao Bằng. Năm 1592, Lê - Trịnh không tiến đánh Cao Bằng mà tấn công nhà Mạc ở Thăng Long và vùng Bắc Ninh, Đông Triều, Quảng Ninh. Mạc Mậu Hợp bị bắt ở huyện Phượng Nhãn. Hơn 30 hoàng thân, đại thần bị bắt ở vùng Tân Mạnh, Hoành Bồ, Quảng Yên. Quân Mạc bị đánh tan trên toàn mặt trận. Nhà Mạc mất. Từ năm 1593
  2. - 1597, tàn quân nhà Mạc như Mạc Ngọc Liễn, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Chương, Mạc Kính Dũng lập Mạc Kính Cung là con Mạc Kính Điển lấy niên hiệu là Càn Thống 1 chiếm cứ vùng Vân Lan, An Bác, Đại Từ - Thái Nguyên, Yên Tử - Quảng Ninh. Năm 1594, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ Vạn Ninh, trước khi chết để di chúc cho Mạc Kính Cung: "Nay vận khí nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời, dân ta vô tội mà để phải mắc nợ binh đao, sao lại nỡ thế. Bọn ta nên tránh ra ở nước khác, chứa nuôi uy sức, chịu khuất đợi thời, xem khi nào mệnh trời trở lại mới có thể làm được. Rất không nên lấy sức chọi sức, hai con hổ tranh nhau tất có một con bị thương, không được việc gì. Nếu thủy quân họ đến ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng" (theo Đại Việt sử ký toàn thư - NXB VHTT năm 2000, tập 3, trang 294).
  3. Một góc thành cổ nhà Mạc ở Tuyên Quang Mạc Kính Chương, Mạc Kính Dũng, Mạc Kính Khoan lại chiếm vùng Thanh Hà - Tứ Kỳ - Thái Nguyên. Năm 1598, Mạc Kính Cung từ Long Châu - Trung Quốc về chiếm Thất Tuyền - Lạng Sơn. Tháng 3/1600, mẹ Mạc Mậu Hợp tự xưng là quốc mẫu lên ngôi báu chiếm lại kinh thành, đón Mạc Kính Cung về. Tháng 8 năm ấy, quân Lê - Trịnh bắt được mẹ Mạc Mậu Hợp ở Trung Đô. Từ đây nhà Lê - Trịnh thu phục được hết kinh thành. Thổ quan nhà Minh nhận hối lộ của Mạc Kính Cung, đệ tâu vua nhà Minh cho Kính Cung giữ đất Cao Bằng, triều đình Lê - Trịnh không chấp nhận. Năm 1623, Mạc Kính Khoan xưng hiệu là Long Thái chiếm đất Cao Bằng kéo quân về vùng Bắc Ninh, Gia Lâm cướp phá bị quân Lê - Trịnh bao vây tiêu diệt.
  4. Năm 1638, Mạc Kính Vũ lại chiếm đất Cao Bằng, quân triều đình nhiều lần đánh nhau không thắng. Năm 1669, nhà Thanh lại sai người đem chỉ dụ ép triều đình Lê - Trịnh trả cho nhà Mạc 4 châu ở Cao Bằng. Trước sức ép của nhà Thanh, triều đình Lê - Trịnh tạm thời phải nhân nhượng. Năm 1677, vua Lê chúa Trịnh sai Đinh Văn Tả kéo đại quân đánh phá Cao Bằng, tháng 5 năm đó phá được quân Mạc. Kính Vũ chạy sang Long Châu. Toàn bộ đất Cao Bằng được thu phục, nhân dân từ đây làm ăn yên ổn. Như vậy, đến năm 1623, tàn quân Mạc mới chiếm Cao Bằng mà khoa cử nhà Mạc đã chấm dứt từ năm 1592. Vương triều Mạc và huyền tích một bảo vật quốc gia 500 năm tuổi Thanh long đao của Mạc Thái Tổ dài 2,55m, cân nặng 25,6kg, lưỡi đao dài 0,95m, cán đao dài 1,60m, bằng sắt rỗng, có cá chốt chặt lưỡi đao vào cán đao. Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao. Nhà Mạc là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ lên ngôi ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), sau khi giành được quyền lợi từ vua Lê Cung Hoàng (triều Lê sơ) và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp cùng con là Mạc Toàn bị quân Lê - Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592, tổng cộng là gần 66 năm định đô tại Thăng Long. Tuy nhiên, một số quan
  5. quân và thân Vương nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục trấn thủ tại khu vực Cao Bằng đến tận năm 1677. Thời kì 1527 - 1592, trong lịch sử Việt Nam còn gọi là thời kỳ Nam - Bắc triều, di triều đình nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Nam Ninh Bình trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay nhà Lê - Trịnh. Công trình minh họa một vương triều Cách TP Hải Phòng gần 20km về phía Đông Nam, khu tưởng niệm vương triều Mạc được xây dựng và khôi phục trên chính mảnh đất tổ tiên của dòng tộc, thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đây là một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với tổng diện tích 10,5ha. Di tích khu tưởng niệm vương triều Mạc vừa hoàn thành xong giai đoạn một (dự kiến hoàn thành tổng thể vào năm 2015). Từ con đường làng thuộc xã Ngũ Đoan đi vào 200m, vương triều Mạc được xây dựng hoành tráng trên một cánh đồng rộng lớn. Khu di tích gồm có nhà chính diện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 - 1592): Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái tông Khâm triết văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên tông Anh Nghị Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục tông Hồng minh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp. Khu chính điện gồm tiền điện (7 gian), thiêu hương (ống muống), hậu cung (5 gian). Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào Ngũ tiền môn được xem là "cánh cửa" của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội
  6. với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng. Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý nói đến sự che chở của dòng tộc họ Mạc đối với các thế hệ con cháu và du khách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2