intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Thiên Văn học việt kiều yêu nước với xứ Nghệ Giáo sư

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng, tuổi thiếu thời ông đã vài lần đến tham quan Đài Thiên văn Phủ Liễn do ông Nguyên Xiền, người Nghệ làm giám đốc, nên đã yêu thích thiên văn và đã trở thành nhà thiên văn nổi tiếng. Là giáo sư, giám đốc nghiên cứu Đài Thiên văn Paris, ông đã công bố trên 150 công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế, viết nhiều sách bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Thiên Văn học việt kiều yêu nước với xứ Nghệ Giáo sư

  1. Nhà Thiên Văn học việt kiều yêu nước với xứ Nghệ Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng, tuổi thiếu thời ông đã vài lần đến tham quan Đài Thiên văn Phủ Liễn do ông Nguyên Xiền, người Nghệ làm giám đốc, nên đã yêu thích thiên văn và đã trở thành nhà thiên văn nổi tiếng. Là giáo sư, giám đốc nghiên cứu Đài Thiên văn Paris, ông đã công bố trên 150 công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế, viết nhiều sách bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Tiểu sử: Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng, tuổi thiếu thời ông đã vài lần đến tham quan Đài Thiên văn Phủ Liễn do ông Nguyên Xiền, người Nghệ làm giám đốc, nên đã yêu thích thiên văn và đã trở thành nhà thiên văn nổi tiếng. Là giáo sư, giám đốc nghiên cứu Đài Thiên văn Paris, ông đã công bố trên 150 công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế, viết nhiều sách bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. GS - TS Nguyễn Quang Riệu sang Pháp học Đại học Sorbonne lúc 18 tuổi, tốt nghiệp đại học lúc Việt Nam còn chiến tranh, ông ở lại nghiên cứu thiên văn tại Đài Thiên văn Paris, nhưng không nhập quốc tịch Pháp. Xa tổ quốc nhưng luôn hướng về quê hương Giữa những năm 60 của thế kỷ 20, ông tích cực tham gia phong trào trí thức sinh viên chống Mỹ đưa nửa triệu quân vào miền Nam Việt Nam và bắn phá miền Bắc. Trong một cuộc biểu tình bị cảnh sát vây ráp, ông phải chạy vào nhà dân gõ cửa, chủ nhà mở cửa mời ông vào. Sau khi nói chuyện trao đổi mới biết gia đình này người Mỹ, muốn cho chồng tránh đi quân dịch sang tham chiến ở Việt Nam, nên họ đã sang Paris sinh sống. Gia đình này đã mời ông ở lại ăn cơm và đàm đạo thân mật. Năm 1972, ở tuổi 40, ông đã phát hiện và nghiên cứu vụ nổ của một ngôi sao trong chòm sao Thiên Nga, phát hiện của ông được Tạp chí Nature, một tạp chí
  2. khoa học nổi tiếng thế giới dành toàn bộ một số để giới thiệu. Năm 1973, Viện Hàn Lâm khoa học Pháp đã tặng ông giải thưởng danh giá là giải A.Janssen. Với công trình khoa học nổi tiếng này, ông được nhiều đài thiên văn và nhiều trường đại học trên thế giới mời đến thuyết giảng. Ông kể rằng, lúc ấy có khó khăn là ông chưa nhập quốc tịch Pháp thì hộ chiếu đi nước ngoài ở mục quốc tịch phải ghi là “apatride” nghĩa là không tổ quốc, ghi như vậy sẽ bị cảnh sát tất cả các nước phân biệt đối xử rất khổ, buộc ông phải nhập quốc tịch Pháp. Với những thành tích về khoa học, ông đã giữ những cương vị quan trọng như: Giáo sư - Giám đốc nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học Cộng hòa Pháp, hội viên Hội Thiên văn quốc tế, thành viên Ủy ban quốc tế thực hiện đề án của cơ quan vũ trụ châu Âu để phóng vệ tinh hồng ngoại... Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, GS - TS Nguyễn Quang Riệu thường xuyên về Việt Nam để giảng dạy vật lý thiên văn, bồi dưỡng cán bộ, đưa cán bộ trẻ sang Pháp thực tập và làm nghiên cứu sinh, một số đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ như Nguyễn Văn Trung, Bảo Ngọc,... Đồng thời cộng tác với các nhà khoa học trong nước để phát triển thiên văn ở Việt Nam. Nhà khoa học giảng dạy và phổ biến khoa học không mệt mỏi Trong ba thập kỷ vừa qua, GS Nguyễn Quang Riệu đã tìm mọi cách mở các lớp học ngắn hạn ở trong nước về vật lý thiên văn và môi trường, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học Pháp như: Đài thiên văn Paris, trường Đại học Pierre Marie Curie (Paria 6),... đã mời được nhiều nhà khoa học có uy tín trên thế giới đến Việt Nam giảng bài, trong đó có cả Giáo sư - Chủ tịch Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Cộng hòa Pháp (CNRS) và một số viện sĩ Hàn Lâm Pháp. Đồng thời ông đã cùng các nhà khoa học Việt Nam và hai giáo sư người Mỹ là Donat Wentjel và Jay White để tổ chức các lớp học và hội thảo theo chương trình đào tạo và phát triển thiên văn của Hội Thiên văn quốc tế (TAD) tại Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên,... Gần đây là chương trình quốc tế có tên là Hand On Universe (HOU) để tạo điều kiện cho học sinh phổ thông và
  3. sinh viên đại học ở mọi nơi tìm hiểu về vũ trụ bằng cách sử dụng Internet và kính thiên văn cỡ nhỏ. Ngoài việc tổ chức các lớp học và trực tiếp giảng dạy, Giáo sư Nguyễn Quang Riệu đã viết một loạt sách phổ biến khoa học về thiên văn - vũ trụ rất có giá trị, như cuốn “Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”. Để tăng sự hấp dẫn đối với thế hệ trẻ, năm 1997 ông viết cuốn “Lang thang trên dải Ngân Hà”. Ông không chỉ quan tâm phổ biến kiến thức cho thế hệ trong nước mà cả người Việt Nam ở nước ngoài. Ông thấy con em Việt kiều thế hệ thứ hai, thứ ba không thông hiểu tiếng Việt nên năm 1998, ông đã viết cuốn “Sông Ngân khi tỏ khi mờ” bằng cả hai thứ tiếng Việt và tiếng Pháp. Để giáo dục thế hệ thanh niên người Việt ở nước ngoài về văn hóa Việt Nam ông đã đưa vào sách những câu trong văn học Việt Nam như những câu của Chinh phụ ngâm: ... Bóng Ngân Hà khi mờ khi tỏ Độ Khuê triều buổi có buổi không Thức mây đôi lúc nhạt nồng Chuỗi sao Bắc Đẩu thôi đông lại đoài... Hay những câu của bài hát thiếu nhi: Bóng trăng trắng ngà, Có cây đa to, Có thằng cuội già, Ôm một mối mơ. Ông còn viết sách phổ biến khoa học thiên văn cho tuổi nhi đồng. Đài Phát thanh RFI của Pháp thường xuyên mời ông nói chuyện khoa học trong các buổi phát thanh tiếng Việt. Có lần về giảng bài ở Vinh, GS Nguyễn Quang Riệu đã cùng bạn người Mỹ là Giáo sư Donat Wentjel nhận lời mời của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An
  4. đến báo cáo các thành tựu mới về khoa học vũ trụ và giao lưu với tri thức xứ Nghệ. Năm 2009 vừa qua, để kỷ niệm 400 năm dùng kính viễn vọng quan sát thiên văn, Liên hiệp quốc đã lấy năm 2009 là năm quốc tế thiên văn, ông đã viết bài “Vũ trụ từ buổi bình minh đến thời đại nảy sinh sự sống” (48 trang), ông đã cùng một số nhà khoa học người Việt có uy tín phần lớn đang ở nước ngoài thành lập nhóm chủ biên và vận động các tổ chức khoa học quốc gia Pháp tài trợ để xuất bản hai cuốn “kỷ yếu năm 2009” là “400 năm thiên văn học và Galileo Galilei” và “150 năm thuyết tiến hóa và Charles Darwin” tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Giáo sư Nguyễn Quang Riệu đã cộng tác với nhiều người xứ Nghệ Nhà khoa học người xứ Nghệ mà GS Nguyễn Quang Riệu quý trọng nhất ở Pháp là GS Hoàng Xuân Hãn, người mà cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi là “Nhà khoa học, nhà văn hóa lớn Việt Nam”. Năm 1994, sau khi viết xong cuốn “Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, GS Nguyễn Quang Riệu đã nhờ GS Hoàng Xuân Hãn (tác giả cuốn “Danh từ khoa học toán, lý, hóa, cơ, thiên văn” xuất bản năm 1942) đọc bản thảo và góp ý kiến để cuốn sách hoàn hảo hơn, đồng thời mời GS Hoàng Xuân Hãn viết lời bạt giới thiệu sách. Năm 1996, ông vừa viết xong cuốn “Lang thang trên dải Ngân Hà” thì GS Hoàng Xuân Hãn qua đời. Ông đã ghi đề vào cuốn sách dòng chữ Kính tặng cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Khi lần đầu đến Đại học Vinh làm việc, GS Nguyễn Quang Riệu đã dành thời gian đi thăm Bảo tàng Kim Liên và quê hương Bác Hồ. Ông đã cộng tác với Giáo sư Donat Wentjel và ba phó giáo sư Việt Nam là Phạm Viết Trinh, Nguyễn Đình Noãn, Nguyễn Đình Huân, đều là người xứ Nghệ để biên soạn cuốn sách “Thiên văn vật lý” bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh. Sách do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2000 thì năm 2002 tái bản và năm 2003 tái bản lần hai.
  5. Ông đã cùng ba cán bộ giảng dạy đại học ở Hà Nội là Phan Văn Đồng, Nguyễn Quỳnh Lan (cũng là người xứ Nghệ) và Nguyễn Đức Phương biên soạn cuốn tài liệu “Định hướng và chương trình hoạt động trong việc phổ biến, quảng bá phát triển thiên văn ở Việt Nam”. Những lần GS Nguyễn Quang Riệu về Vinh để thuyết trình trong các lớp học và hội thảo về thiên văn do Hội Thiên văn quốc tế và Đại học Vinh tổ chức cho cán bộ giảng dạy thiên văn và đại biểu sinh viên của các trường đại học trong cả nước tại Đại học Vinh, tại nhà chiếu hình vũ trụ hay Nhà khách Nghệ An, GS Nguyễn Quang Riệu đã được cán bộ lãnh đạo tỉnh và thành phố, các nhà khoa học, sinh viên và nhân dân xứ Nghệ đón tiếp rất nhiệt tình, thân mật để lại nhiều kỷ niệm khó quên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2