intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHẠC SỸ PHẠM TUYÊN

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

342
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phạm Tuyên sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc Bình Giang, Hải Dương, hiện đã nghỉ hưu ở Hà Nội. Từ 1958 đến 1978, ông công tác tại đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1979 về Bộ Văn hoá thông tin. Phạm Tuyên viết từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng phải đến những năm 60 ca khúc của ông mới có chỗ đứng trong lòng công chúng. Hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất (1960); ca khúc: Bài ca người thợ rừng (1963), Bán biển quê hương (1964), Chiếc gậy Trường Sơn (1967), Gảy đàn lên hỡi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHẠC SỸ PHẠM TUYÊN

  1. NHẠC SỸ PHẠM TUYÊN Phạm Tuyên sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc Bình Giang, Hải Dương, hiện đã nghỉ hưu ở Hà Nội. Từ 1958 đến 1978, ông công tác tại đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1979 về Bộ Văn hoá thông tin. Phạm Tuyên viết từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng phải đến những năm 60 ca khúc của ông mới có chỗ đứng trong lòng công chúng. Hợp xướng
  2. Miền Nam anh dũng và bất khuất (1960); ca khúc: Bài ca người thợ rừng (1963), Bán biển quê hương (1964), Chiếc gậy Trường Sơn (1967), Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ (1969), Từ một ngã tư đường phố (1971), Như có Bác trong ngày vui đại thắng (1975)... Sau 1975: Ngày thống nhất Bác đi thăm 91976), Gửi nắng cho em (1976), Con kênh ta đào (1977), Khúc hát ru người mẹ trẻ 91980)... Những khúc ca viết cho trẻ thơ: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hát dưới trời thu Hà Nội, Chú voi con ở Bản Đôn, Cánh én tuổi thơ... Ông đã xuất bản tập ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn; Nxb Âm nhạc, 1973; Ca khúc Phạm Tuyên Nxb Văn hoá, 1982; Gửi nắng cho em; Nxb Âm nhạc, 1991... Năm 201, nhạc sĩ Phạm Tuyên được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Bám biển quê hương, Đảng đã cho ta một mùa xuân, Chiếc gậy Trường Sơn, Gẩy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
  3. Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Tình yêu nước là nguồn cảm hứng vô biên Một tuyển tập 50 ca khúc chọn lọc của Phạm Tuyên Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Tuyên bước sang tuổi 75. Sự nghiệp của ông không chỉ đóng khung trong những ca khúc viết cho mọi lứa tuổi, có những ca khúc đã đi vào lịch sử như Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng viết đúng chiều 30-4-1975 còn vang vọng mãi. Hơn 60 năm gắn bó với Tổ quốc và nhân dân các cộng đồng dân tộc, ông vẫn trẻ trung và hồn nhiên. Sự nghiệp âm nhạc của ông khởi đầu từ người lính. Tình yêu
  4. nước yêu nhà là mạch văn và nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên đối với nhiều văn nghệ sĩ tài hoa, trong đó có nhạc sĩ Phạm Tuyên. Thuở ấu thơ, Phạm Tuyên rất thông minh, học đờn ca tài tử với nhiều nghệ nhân bậc thầy ở Huế, học âm nhạc phương Tây. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Phạm Tuyên gia nhập Thiếu sinh quân. Anh đã lăn lộn với đồng bào và chiến sĩ Vệ quốc đoàn từ khu 4, khu 3 Việt Bắc, Tây Bắc. Ðã hơn 50 năm qua, bạn bè và đồng chí của Phạm Tuyên vẫn không quên chùm sáng tác đầu tay của ông viết năm 1950 tặng các đồng đội Thiếu sinh quân: Em vào Thiếu sinh quân, Thiếu sinh quân ở một nơi thật vừa... Còn nhiều tác phẩm nữa hun đúc trái tim trẻ thơ háo hức đi tới làm nên chiến thắng. Ðối tượng thiếu nhi vẫn là khách mời trân trọng nhất của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ông đã viết rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi đậm đặc chất trí tuệ nhưng lại dễ nhớ dễ thuộc như Tiến lên đoàn viên, Hành khúc Ðội thiếu niên Tiền Phong, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Sơn Ca ơi, hát lên... chan chứa tình yêu con người, tình yêu bạn bè cùng trang lứa. Nhạc của Phạm Tuyên luôn gắn bó với cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất với hình ảnh anh Vệ quốc đoàn, người công nhân lâm nghiệp, cô nông dân, anh bộ đội giải phóng... Những bài hát Bài ca người thợ rừng, Những người con gái đồng
  5. chiêm, Chiếc gậy Trường Sơn... là những bức phù điêu về hậu phương lớn ngàn nghĩa vạn tình. Phạm Tuyên còn dành cả tâm huyết cho miền Nam ruột thịt mỗi khi có những sự kiện chính trị sôi động từ Sài Gòn và ông viết ngay những ca khúc tác chiến kịp thời. Ðó là Những tháng năm không thể nào quên, Văn nghệ sĩ Sài Gòn không ngủ, Hát cho đồng bào tôi nghe. Từ Hà Nội, nhạc sĩ Phạm Tuyên hưởng ứng kịp thời bằng những ca khúc do anh viết trên làn sóng Ðài Tiếng nói VN như: Cánh én tuổi thơ, Tiếng chuông và ngọn cờ. Chất chính luận, tính ngẫu hứng sáng tạo và hình tượng âm nhạc phong phú đa dạng... Ông là người khởi xướng phong trào Khắp nơi ca hát từ năm 1960, Tiếng hát hoa phượng đỏ (1977). Năm 1978, Phạm Tuyên là cán bộ phụ trách Ban Văn nghệ Ðài Truyền hình VN, rồi Trưởng Ban sáng tác âm nhạc cho trẻ em... Ði tới đâu, dù là ở cơ quan nhà nước hay đoàn thể, về với bất cứ địa phương nào, đơn vị chiến đấu nào... Phạm Tuyên cũng để lại những tác phẩm khó quên.
  6. Ngoài viết ca khúc, Phạm Tuyên rất quan tâm công tác lý luận sáng tác. Ông rất yêu mến thiếu nhi và viết rất nhiều cuốn sách vỡ lòng cho trẻ em: Nhạc lý cơ bản (1956), Kinh nghiệm sáng tác ca khúc (1968), Âm nhạc và trẻ em (2000)... Phạm Tuyên còn là người có công giới thiệu những tác phẩm âm nhạc của thế giới đến với người VN và ông đã dịch lời rất thành công Mặt trời của tôi, Trở về Suriento, I-ta-li-a, Hái chè bắt bướm (Dân ca Trung Quốc), Ka-chiu-sa, bài hát nổi tiếng của nước Nga trong cuộc chiến tranh chống phát-xít. Tuổi càng cao, nhạc sĩ Phạm Tuyên làm việc càng dẻo dai. Ông vẫn là thành viên cốt cán của nhiều hội thi âm nhạc trong đó có Hát mừng chiến thắng vĩ đại Ðiện Biên Phủ 50 năm, Hội thi các tài năng trẻ và đã nhận rất nhiều huy chương: Vì thế hệ trẻ, Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Vì sự nghiệp Xây dựng tổ chức công đoàn, Vì sự nghiệp phát thanh và truyền hình...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2