Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
NHÂN 7 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC THỰC HIỆN ERCP TRONG VIÊM TỤY CẤP<br />
Trần Nguyên Huân*, Trần Nguyễn Tuấn Ngọc*, Nguyễn Thúy Oanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp là bệnh rất nặng và đa dạng. ERCP là phương pháp để chẩn đoán và điều trị<br />
bệnh sỏi mật viêm tụy cấp.<br />
Mục tiêu: báo cáo mở đầu cho thấy vai trò hữu ích của ERCP để điều trị viêm tụy cấp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca. Những trường hợp được làm ERCP cấp cứu do viêm<br />
tụy cấp tại bệnh viện đa khoa Sài gòn trong thời gian từ 05/2010 đến 05/2012.<br />
Kết quả: Có 7 bệnh nhân viêm tụy hoại tử hoặc viêm tụy thể nặng được làm ERCP tất cả bệnh nhân đều có<br />
kết quả tốt, được xuất viện sau 7-9 ngày và đều không có biến chứng. Trên hình ảnh học tổn thương tụy giảm<br />
bớt rõ.<br />
Kết luận: tuy số liệu còn ít nhưng chúng tôi nhận thấy đây là kỹ thuật có thể áp dụng tốt cho loại bệnh<br />
nặng này với điều kiện là thực hiện sớm.<br />
Từ khóa: Viêm tụy cấp, ống mật chung.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EARLY REPORT OF 7 CASES OF ERCP IN ACUTE PANCREATITIS<br />
Tran Nguyen Huan, Tran Nguyen Tuan Ngoc, Nguyen Thuy Oanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 54- 57<br />
Backgrounds: Acute pancreatitis is a lethal disease. ERCP is a method of diagnosis and treatment of stones<br />
in the common bile ducts and acute hemorrhagic pancreatitis.<br />
Aims: primary report of the role of ERCP in the treatment of acute pancreatitis.<br />
Methods: Case series study, at SaiGon Hospital during the period from 05/2010 to 05/2012.<br />
Results: There were 7 patients who had acute pancreatitis who underwent ERCP. All patients had good<br />
results. They returned home after 7-9 days and on imaging the pancreas got better.<br />
Conclusion: Even though there are only 7 patients but it seems that ERCP is a valuable optional method of<br />
treatment of acute pancreatitis.<br />
Keywords: Acute pancreatitis, common bile ducts.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
ERCP là phương pháp chẩn đoán và điều trị<br />
bệnh sỏi mật. Những thập niên gần đây nhiều<br />
tiến bộ vượt bậc với các phương tiện như siêu<br />
âm, CT, MRI, MRCP…Nhưng chỉ có ERCP là<br />
can thiệp sâu vào bệnh lý sỏi mật.<br />
Ngoài ra ERCP còn được dùng để điều trị<br />
viêm tụy cấp.<br />
Bài báo cáo này nêu lên những kết quả ban<br />
<br />
đầu của chúng tôi về vai trò của ERCP trong<br />
điều trị viêm tụy cấp.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Các chuyên gia về quan niệm nội soi tiêu<br />
hóa nên được đưa vào hội chẩn sớm với khoa<br />
nội - ngoại để tìm ra cách giải quyết góp phần<br />
chẩn đoán nguyên nhân và điều trị viêm tụy<br />
cấp, giúp cho bệnh nhân tránh khỏi những biến<br />
chứng của viêm tụy cấp và phải chịu một phẫu<br />
thuật rất nặng với nguy cơ tử vong cao.<br />
<br />
* Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, ** Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Nguyên Huân,<br />
ĐT: 0918.256.363,<br />
Email: baohoc@gmail.com<br />
<br />
54<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện<br />
tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn trong thời gian từ<br />
05/2010 đến 05/2012.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu và có các tiêu<br />
chuẩn sau đây:<br />
Đau bụng cấp vùng thượng vị sau đó lan ra<br />
khắp bụng, khám bụng có dấu hiệu phản ứng<br />
phúc mạc.<br />
Sốt, bạch cầu tăng.<br />
Amylase máu tăng, amylase nước tiểu tăng.<br />
Có thể kèm bilirubin máu tăng.<br />
Siêu âm bụng và CT Scan bụng cho thấy:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Dụng cụ nội soi: dao cắt cơ vòng, bóng, rọ<br />
kéo sỏi, guidewire, stent tụy – mật, kềm sinh<br />
thiết.<br />
<br />
Kỹ thuật tiến hành<br />
Chúng tôi đặt máy nội soi đến tá tràng D2<br />
để tiếp cận nhú Vater.<br />
Quan sát tình trạng nhú Vater (viêm nhú,<br />
biến dạng, bị chèn ép do u – nang ống mật chủ<br />
hay do túi thừa).<br />
Đưa dao cắt cơ vòng vào nhú.<br />
Bơm thuốc cản quang Xenetix vào đường<br />
mật - tụy.<br />
Quan sát trên C-Arm hình ảnh đường mật tụy (giãn, hẹp, sỏi, giun…).<br />
Tiến hành cắt cơ vòng.<br />
<br />
Tụy phù nề, hoại tử.<br />
<br />
Dùng rọ, bóng kéo sỏi, giun và hút dịch ống<br />
tụy.<br />
<br />
Có thể giãn ống tụy.<br />
<br />
Đặt stent tụy, có thể kết hợp đặt stent mật.<br />
<br />
Có thể giãn đường mật, sỏi-giun trong<br />
đường mật, sỏi túi mật.<br />
<br />
Sinh thiết nhú Vater và các tổn thương nghi<br />
ngờ.<br />
<br />
Tụ dịch quanh tụy, dịch ở túi Morrison, ở<br />
túi cùng Douglas.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Điều trị nội khoa không hiệu quả.<br />
Viêm tụy cấp tái phát nhiều lần.<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân: có 07 bệnh nhân viêm<br />
tụy cấp đã làm ERCP tại BVĐK Sài Gòn từ<br />
05/2010 đến 05/2012.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Tuổi: từ 32 đến 72 tuổi.<br />
<br />
Chúng tôi không chọn các tình huống sau<br />
đây:<br />
<br />
Giới tính: có 6 nam và 1 nữ.<br />
<br />
Giãn tĩnh mạch thực quản.<br />
<br />
Có 6 bệnh nhân nghiện rượu và có 4 bệnh<br />
nhân bị viêm tụy tái phát trên 2 lần.<br />
<br />
Hẹp thực quản, tâm vị, môn vị.<br />
<br />
Amylase/máu: thay đổi rất rõ:<br />
<br />
Bệnh nhân đã được mổ cắt dạ dày.<br />
<br />
Trước khi làm ERCP: 267 – 1148 đơn vị<br />
<br />
Rối loạn đông máu nặng.<br />
<br />
Sau khi làm ERCP: 48 – 171 đơn vị<br />
<br />
Nhồi máu cơ tim cấp.<br />
<br />
Thực hiện nghiên cứu<br />
Phương tiện<br />
ERCP được thực hiện trong phòng mổ<br />
Chúng tôi dùng máy nội soi nhìn nghiêng<br />
Dùng C-Arm<br />
Thuốc cản quang Xenetix<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Siêu âm và CT ổ bụng cho kết quả như<br />
trong bảng 1.<br />
Bảng 1: Kết quả qua siêu âm và CT ổ bụng<br />
Tổn thương<br />
Tụy phù nề<br />
Tụy hoại tử<br />
Giãn ống tụy<br />
Giãn ống mật<br />
Viêm tụy cấp<br />
Viêm tụy cấp trên nền viêm mạn<br />
<br />
Số trường hợp<br />
5<br />
2<br />
3<br />
2<br />
3<br />
2<br />
<br />
55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tổn thương<br />
Viêm tụy có biến chứng hoại tử<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Số trường hợp<br />
2<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Thời điểm thực hiện ERCP từ lúc nhập viện:<br />
được trình bày trong bảng 2.<br />
<br />
ERCP được chỉ định trong các trường hợp<br />
sau(4,1,7)<br />
<br />
Bảng 2: Thời điểm thực hiện ERCP<br />
<br />
Bệnh đường mật<br />
a. Sỏi đường mật chính.<br />
<br />
Ngày thực hiện ERCP<br />
tính từ lúc nhập viện<br />
1<br />
2<br />
4<br />
6<br />
9<br />
<br />
Số trường hợp<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Kỹ thuật thực hiện: được trình bày trong<br />
bảng 3.<br />
Bảng 3: Kỹ thuật thực hiện ERCP<br />
Kỹ thuật<br />
Đặt stent tụy<br />
Đặt stent đường mật<br />
Cắt cơ vòng Oddi<br />
<br />
Số trường hợp<br />
7<br />
3<br />
7<br />
<br />
Kết quả chung: tất cả các trường hợp này<br />
chúng tôi đều thực hiện ERCP thành công.<br />
Sau 24 – 48 giờ: cả 7 bệnh nhân trong nhóm<br />
nghiên cứu của chúng tôi có kết quả rất khả<br />
quan. Các bệnh nhân thuyên giảm thấy rõ:<br />
Bớt đau bụng, không còn dấu phản ứng<br />
thành bụng.<br />
Bớt sốt.<br />
Amylase máu không tăng<br />
Siêu âm bụng kiểm tra: tụy bớt phù nề, giảm<br />
lượng dịch ổ bụng.<br />
Kết quả sau 7 ngày: tất cả 7 bệnh nhân đều<br />
hết đau bụng, ăn uống gần như bình thường.<br />
Siêu âm bụng kiểm tra thấy tụy trở về bình<br />
thường hay còn phù nề nhẹ, hết dịch ổ bụng.<br />
Tất cả bệnh nhân đều xuất viện trong vòng 8<br />
ngày và không có biến chứng gì.<br />
Theo dõi sau 45 -60 ngày bệnh nhân tái<br />
khám được rút stent, ổ định. Có 1 trường hợp<br />
sau rút stent 3 tháng thì đau bụng vùng thượng<br />
vị. Siêu âm cho thấy ống mật chủ và hẹp Oddi<br />
được làm ERCP lại và nong đoạn ống mật bị<br />
hẹp.<br />
<br />
56<br />
<br />
b. Ung thư đường mật, ung thư bóng Vater.<br />
c. Nhiễm trùng đường mật.<br />
d. Hẹp đường mật lành tính sau phẫu thuật.<br />
e. Lấy mẫu mật, sinh thiết, đo áp lực cơ<br />
vòng.<br />
<br />
Bệnh tụy<br />
a. Viêm tụy do sỏi hoặc ký sinh trùng.<br />
b. Viêm tụy mạn.<br />
c. Viêm tụy do ung thư tụy, u nhú Vater, u<br />
nhầy...<br />
d. Viêm tụy do rối loạn cơ vòng Oddi<br />
(SOD).<br />
e. Viêm tụy do nang ống mật chủ.<br />
f. Viêm tụy do viêm hẹp ống tụy.<br />
<br />
Chống chỉ định của ERCP<br />
Thường hiếm, trong những trường hợp lâm<br />
sàng quá nặng, tiên lượng không chịu đựng<br />
được gây mê như đối với những bệnh nhân cao<br />
tuổi, nhiều bệnh nội khoa kèm theo như tiểu<br />
đường, cao huyết áp, suy tim, suy hô hấp, suy<br />
đa cơ quan do bệnh đã kéo dài nhiều ngày(5,2,3,4).<br />
Sau khi điều trị nội khoa tích cực gồm bù<br />
nước, điện giải, kháng sinh, giải áp đường mật<br />
bằng nội soi cấp cứu nên được chỉ định sớm<br />
nhất nếu có thể sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong một<br />
cách hết sức ngoạn mục.<br />
Chỉ có rối loạn đông máu nặng hoặc bắt<br />
buộc dùng thuốc chống đông mới chống chỉ<br />
định cắt cơ vòng.<br />
<br />
Hạn chế của ERCP<br />
Nếu có sỏi trong gan, ERCP không thể dùng<br />
rọ để lấy và tán sỏi được.<br />
Trường hợp này các thủ thuật khác như<br />
PTBD, lấy sỏi qua đường hầm Kehr cho tỉ lệ<br />
thành công cao.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Hẹp đường tiêu hóa trên như hẹp thực quản,<br />
hẹp tâm vị, hẹp môn vị do loét tá tràng… không<br />
thể đưa ống soi tá tràng qua được.<br />
Những túi thừa thực quản lớn sẽ nguy hiểm<br />
do dễ gây thủng khi đưa ống soi tá tràng nhìn<br />
bên đi mù qua thực quản, nhất là đoạn thực<br />
quản trên và thực quản giữa. Do đó nên nội soi<br />
thực quản, dạ dày và tá tràng bằng ống soi<br />
thẳng để kiểm tra trước khi thực hiện ERCP(6).<br />
Bệnh nhân có tiền sử cắt 2/3 dạ dày, nối vịtràng theo phương pháp Billroth II hay Rouxen-Y thì kỹ thuật ERCP cũng khó thành công trừ<br />
những chuyên gia trong lãnh vực này với<br />
những trang thiết bị chuyên sâu.<br />
<br />
Vai trò của ERCP trong viêm tụy cấp<br />
Vấn đề được các tác giả bàn cãi từ lâu là liệu<br />
thủ thuật ERCP có làm trầm trọng hơn bệnh<br />
viêm tụy cấp hay không(1,8,7).<br />
Đối với viêm tụy cấp do sỏi mật thể nhẹ sau<br />
cùng thầy thuốc cũng phải lấy sỏi để phòng<br />
ngừa tái phát. Việc thực hiện ERCP sớm thường<br />
không cần thiết vì viêm tụy thường tự khỏi sau<br />
vài ngày(8).<br />
Việc nội soi sớm trong thể viêm tụy nặng thì<br />
còn nhiều bàn cãi. Có 3 báo cáo tiền cứu về vấn<br />
đề này. Một báo cáo cho thấy thực hiện ERCP<br />
sớm sẽ giảm độ nặng và giảm tỷ lệ tử vong<br />
trong viêm tụy cấp do sỏi. Báo cáo thứ hai cho<br />
kết quả giảm biến chứng nhiễm trùng và báo<br />
cáo thứ ba cho thấy ERCP ảnh hưởng xấu trên<br />
diễn tiến của bệnh viêm tụy.<br />
Hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo nên<br />
thực hiện ERCP trước 48 giờ sau khi khởi bệnh<br />
vì thủ thuật không làm tăng tỷ lệ biến chứng và<br />
tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đã bị viêm tụy trước<br />
đó(8).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Ngày nay thủ thuật ERCP là thủ thuật<br />
không thể thiếu tại các Trung Tâm chuyên khoa<br />
Tiêu hóa lớn. Qua ERCP lấy sỏi ống mật chủ<br />
hay giải áp đường mật là phương pháp điều trị<br />
hữu hiệu cho bệnh nhân bị vàng da, ống mật<br />
chủ giãn, viêm tụy cấp do sỏi mật.<br />
Mặc dù số lượng chúng tôi thực hiện trong<br />
nghiên cứu còn ít nhưng cho thấy ERCP giữ vai<br />
trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị<br />
viêm tụy cấp.<br />
Trong tương lai chúng tôi sẽ thực hiện nhiều<br />
nghiên cứu hơn nữa về vấn đề này để có thể kết<br />
luận xác đáng hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Adler DG et al (2005). ASGE guideline: the role of ERCP in<br />
diseases of he biliary tract and the pancreas. Gastrointestinal<br />
Endoscopy 62: 1-8.<br />
Goff JS (2005). Endoscopic Sphincterotomy (including Precut) in<br />
Drossman DA et al (eds): Handbook of Gastroenterologic<br />
Procedures. Lippincott Williams & Wilkins. 4 th edition. pp. 194200.<br />
Horwhat D, Branch MS (2005). Management of Lithiasis:<br />
Balloon and Basket Extraction, Endoprothesis and Lithotripsy in<br />
Drossman DA et al (eds): Handbook of Gastroenterologic<br />
Procedures. Lippincott Williams & Wilkins. 4 th edition. pp. 201213.<br />
Lee Y.T, Sung J (2008). Choledocholithiasis in Baron T.H et al<br />
(eds): ERCP. Saunders. Elsevier pp. 357-366.<br />
Phatak N, Kochman ML (2005). Endoscopic Retrograde<br />
Pancreatography in Drossman DA et al (eds): Handbook of<br />
Gastroenterologic Procedures. Lippincott Williams & Wilkins. 4<br />
th edition. pp. 47-55.<br />
Ponsky<br />
JL<br />
(1995).<br />
Endoscopic<br />
Retrograde<br />
Cholangiopancreatography in Surgical Practice: An Overview in<br />
Arregui M.E et al (eds): Principles of Laparoscopic Surgery. Basic<br />
and Advanced Techniques. Springer-Verlag. pp. 512- 516.<br />
Soehendra N et al (2005). Therapeutic Endoscopy. Color Atlas of<br />
Operative Techniques for the gastrointestinal tract. Thieme. pp.<br />
88.<br />
Steer ML (2008). Exocrine Pancreas in Townsend CM et als (eds):<br />
Sabiston textbook of Surgery. The Biological Basis of Modern<br />
Surgical Practice. Saunders. 18th edition. pp.1603.<br />
<br />
57<br />
<br />