Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN BA TRƯỜNG HỢP HUYẾT KHỐI ĐỘNG MẠCH<br />
Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ<br />
Nguyễn Thành Tâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Huyết khối ñộng mạch là một biến chứng ít gặp của hội chứng thận hư nhưng có thể<br />
ñể lại hậu quả nặng nề, chẳng hạn như hoại tử dẫn ñến ñoạn chi. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả<br />
chẩn ñoán, diễn tiến và kết quả ñiều trị của ba trường hợp huyết khối ñộng mạch ở bệnh nhân hội<br />
chứng thận hư.<br />
Phương pháp: Báo cáo trường hợp.<br />
Kết quả: ba trường hợp huyết khối ñộng mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hư. Một trường hợp<br />
huyết khối ñộng mạch ñùi và kheo, 1 trường hợp huyết khối ñộng mạch chậu và ñùi, và 1 thuyên tắc<br />
ñộng mạch phổi. Triệu chứng gợi ý ở các bệnh nhân này là ñột ngột xuất hiện tê ñau, sờ lạnh, giảm<br />
vận ñộng và cảm giác, tím, ñộng mạch bắt yếu hoặc mất ở phần chi liên quan (huyết khối ở chi), ñau<br />
ngực và ho ra máu (huyết khối ñộng mạch phổi). Khảo sát tăng ñông ở hai bệnh nhân ghi nhận nồng<br />
ñộ fibrinogen tăng và yếu tố V Leiden giảm. Hai trường hợp huyết khối ñộng mạch ở chi ñều ñược xử<br />
trí thành công bằng mở ñộng mạch lấy huyết khối và dùng kháng ñông. Trường hợp thuyên tắc phổi<br />
ñáp ứng tốt với ñiều trị kháng ñông.<br />
Kết luận: Huyết khối ñộng mạch trong hội chứng thận hư ñược phát hiện và xử trí sớm cải thiện<br />
ñược tiên lượng của cơ quan bị tổn thương.<br />
Từ khóa: hội chứng thận hư, huyết khối ñộng mạch.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ARTERIAL THROMBOSIS IN NEPHROTIC SYNDROME: REPORT OF THREE CASES<br />
Nguyen Thanh Tam* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 627 - 631<br />
Background and Objectives: Arterial thrombosis is a rare complication of the nephrotic<br />
syndrome, but can lead to severe consequences such as amputation. We aim to describe the diagnosis,<br />
course and therapeutic results of three cases of arterial thrombosis in nephrotic patients.<br />
Method: Case report.<br />
Result: The first case involved iliac and femoral arteries, the second femoral and popliteal<br />
arteries, and the third pulmonary artery. The symptoms in these patients included sudden development<br />
of pain, paresthesia, loss of movement and sensation, cyanosis, and reduced or absent pulse of the<br />
involved limb (peripheral arterial thrombosis), or chest pain and hemoptysis (pulmonary artery<br />
thrombosis). Two cases had elevated level of fibrinogen and low level of factor V Leiden. Two cases of<br />
peripheral artery thrombosis were managed successfully with thrombectomy and anticoagulation. The<br />
pulmonary embolism responded well to antocoagulation.<br />
Conclusion: The early diagnosis and management of arterial thrombosis in nephrotic syndrome<br />
help improve the prognosis of the involved organ.<br />
Keyword: Nephrotic syndrome, arterial thrombosis.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hội chứng thận hư là một biểu hiện thường gặp của bệnh lý cầu thận, với các ñặc trưng là tiểu<br />
ñạm > 3,5 g/24 giờ/1,73 m2 da, giảm protid máu, giảm albumin máu, tăng lipid máu và phù toàn<br />
thân(8). Huyết khối mạch máu là một biến chứng kinh ñiển của hội chứng thận hư. Tuy huyết khối<br />
ñộng mạch ít gặp hơn huyết khối tĩnh mạch, hậu quả ñể lại thường rất nặng nề, chẳng hạn ñoạn chi<br />
trong trường hợp huyết khối ñộng mạch ngoại biên. Trong tổng quan kinh ñiển của Khatri và cộng sự<br />
* Khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy, BM Nội ĐHYD, TP Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên hệ: BS. CKI Nguyễn Thành Tâm, ĐT: 0983531981. Email: drthanhtam@gmail.com.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
627<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
năm 1993, có ñến 3 trong 6 trường hợp huyết khối ñộng mạch chi dưới ñã dẫn ñến ñoạn chi(3). Do ñó,<br />
việc chẩn ñoán và xử trí kịp thời huyết khối ñộng mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hư có vai trò quan<br />
trọng trong cải thiện tiên lượng giữ chi cho bệnh nhân. Chúng tôi báo cáo ba trường hợp huyết khối<br />
ñộng mạch ở ba bệnh nhân hội chứng thận hư ñược chẩn ñoán và ñiều trị thành công tại Bbệnh viện<br />
Chợ Rẫy.<br />
<br />
Bệnh nhân 1<br />
Bệnh nhân Nguyễn Tiến H., sinh năm 1984, nửa tháng nay bệnh nhân ñột ngột phù toàn thân, phù<br />
trắng mềm, ấn lõm, có ñiều trị tại ñịa phương không rõ thuốc nhưng không giảm phù. Bệnh nhân nhập<br />
khoa Thận ngày 28/3/2008, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị hội chứng thận hư (bảng 2). Bệnh nhân<br />
bắt ñầu dùng corticoid với liều 1 mg/kg/ngày, gemfibrozil 300 mg/ngày, lasix 120 mg/ngày và<br />
thiazide 50 mg/ngày. Đột ngột vào chiều ngày 6/4, bệnh nhân thấy chân phải tê nhiều, ñi lại khó khăn.<br />
Khám lâm sàng ghi nhận chân phải sờ lạnh hơn chân trái, ñộng mạch mu chân, ñộng mạch kheo và<br />
ñộng mạch ñùi chân phải ñều không bắt ñược. Siêu âm Dopper ñộng mạch khẩn ghi nhận tắc không<br />
hoàn toàn ñộng mạch chậu, ñùi chung, ñùi nông, và ñùi sâu chân phải do tổn thương dạng huyết khối<br />
gây giảm tưới máu chân phải. Chẩn ñoán lúc này là tắc ñộng mạch chậu, ñùi, kheo chân phải cấp do<br />
huyết khối. Bệnh nhân ñược hội chẩn với khoa Ngoại Mạch máu và chuyển phẫu thuật cấp cứu. Phẫu<br />
thuật gồm mở vào ñộng mạch ñùi chung, luồn Forgety 4F lấy ñược ít huyết khối ở ñộng mạch chậu và<br />
ñộng mạch ñùi phải. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ñược dùng heparin chuẩn truyền tĩnh mạch trong hai<br />
ngày ñể duy trì INR trong khoảng 2-3, tiếp theo bằng là enoxaparin tiêm dưới da và xuất viện với<br />
thuốc kháng ñông warfarin, hẹn tái khám chuyên khoa Thận.<br />
<br />
Bệnh nhân 2<br />
Bệnh nhân Nguyễn Thị Bích N., sinh năm 1971, bị hội chứng thận hư hai năm nay, ñang ñiều trị<br />
ngoại chẩn Thận Bệnh viện Chợ Rẫy, nhập khoa Thận ngày 11/4/2008 do ñau hông lưng phải, và<br />
ñược chẩn ñoán là cơn ñau quặn thận phải do sỏi thận. Điều trị chủ yếu gồm thuốc chống co thắt,<br />
ngoài ra còn dùng hydrocortisone 200 mg/ngày ñể ñiều trị bệnh lý thận. Các xét nghiệm trình bày ở<br />
bảng 1 (ở bảng 2, ñạm niệu 24 giờ chỉ bằng 1,32 gam do bệnh nhân ñang trong quá trình ñiều trị hội<br />
chứng thận hư). Khoảng 11 ngày 14/4, bệnh nhân ñột ngột thấy tê nhức cẳng chân phải, ñến 14 giờ thì<br />
các ngón chân phải ñã tím. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ ñược cho các loại thuốc giảm ñau. Đến sáng<br />
ngày 15/4, bệnh nhân ñược làm siêu âm Doppler khẩn, phát hiện tắc 1/3 dưới ñộng mạch ñùi nông và<br />
ñộng mạch kheo chân phải do huyết khối. Hội chẩn với các chuyên khoa Ngoại Mạch máu và Ngoại<br />
Chỉnh hình ghi nhận cẳng bàn chân phải lạnh và tím, mất vận ñộng và cảm giác, mạch kheo và mạch<br />
mu chân phải không bắt ñược, mạch bẹn phải còn rõ. Chẩn ñoán lúc này theo dõi hoại tử cẳng và bàn<br />
chân phải do tắc mạch ñùi kheo chân phải cấp do huyết khối ngày thứ hai. Điều trị dự kiến của chuyên<br />
khoa Chỉnh hình là cắt cụt 1/3 chi dưới ñùi phải hoặc tháo khớp gối. Tuy nhiên, bệnh nhân ñược hội<br />
chẩn với khoa Tim mạch can thiệp với hy vọng có thể giữ lại chi. Tại khoa Tim mạch can thiệp, chụp<br />
ñộng mạch ghi nhận tắc ñộng mạch ñùi sâu bên phải ñoạn giữa, có rất nhiều huyết khối. Tiến hành lấy<br />
huyết khối ñộng mạch ñùi nông phải ñoạn giữa bằng dụng cụ MP 7F, rút ñược 5 cm huyết khối d=2x5<br />
mm, dùng bóng Elect 40x16 nong dọc ñộng mạch ñùi nông ñoạn xa từ gối lên 1/3 dưới và tiếp tục hút<br />
huyết khối tại 1/3 dưới ñùi phải. Chụp kiểm tra thấy dòng chảy ñộng mạch ñùi có cải thiện ñến gối<br />
phải nhưng còn rất nhiều huyết khối. Sau ñó, bệnh nhân ñược hội chẩn lại với khoa Ngoại mạch máu,<br />
quyết ñịnh phẫu thuật cấp cứu, gồm mở ñộng mạch ñùi chung trên chỗ chia ñôi 1 cm, dùng Forgety<br />
3F lấy rất nhiều huyết khối ñộng mạch cũ ñã tổ chức hóa. Sau lấy huyết khối, máu phụt ngược có,<br />
nhưng yếu. Động mạch ñùi sâu không có huyết khối. Bơm giữ dung dịch heparin vào ñộng mạch. Sau<br />
phẫu thuật, ñộng mạch mu chân phải bắt ñược, vận ñộng và cảm giác xuất hiện trở lại. Kháng ñông<br />
hậu phẫu cũng gồm heparin chuẩn truyền tĩnh mạch trong hai ngày, tiếp theo là enoxaparin tiêm dưới<br />
da và cuối cùng với thuốc kháng ñông warfarin, mục tiêu duy trì INR trong khoảng 2-3. Bệnh nhân<br />
xuất viện với warfarin, methylprednisolone 16 mg/ngày và atorvastatin 20 mg/ngày, hẹn tái khám<br />
chuyên khoa Thận.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
628<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh nhân 3<br />
Bệnh nhân Nguyễn Văn D., sinh năm 1968, cách nhập viện hai tuần ñột ngột ñau ngực trái và<br />
khạc ít máu ñỏ nhưng vẫn sinh hoạt bình thường cho tới ngày nhập viện ñau ran ngực và lại khạc ra ít<br />
máu ñỏ tươi nên ñược nhập cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 10/2/2009 và chuyển lên khoa Hô Hấp.<br />
Khám lâm sàng chỉ ghi nhận phù mềm hai cẳng chân, ngoài ra sinh hiệu vẫn bình thường. Do lâm<br />
sàng gợi ý và xét nghiệm D-dimer dương tính (bảng 3), bệnh nhân ñược làm siêu âm Dopper mạch<br />
máu chi dưới, ghi nhận tắc không hoàn toàn hệ tĩnh mạch sâu chân trái do huyết khối. Chụp CT ngực<br />
vào ngày 13/2 ghi nhận huyết khối ñộng mạch phổi phải và nhánh dưới của ñộng mạch phổi trái, nhồi<br />
máu một phần thùy dưới của phổi phải, xơ xẹp ñáy phổi trái, có tràn dịch màng phổi hai bên lượng ít.<br />
Bệnh nhân ñược ñiều trị kháng ñông chuẩn cho thuyên tắc phổi. Xét nghiệm lúc này gợi ý hội chứng<br />
thận hư (bảng 2) nên bệnh nhân ñược hội chẩn và sau ñó nhận về khoa Thận. Tại ñây, bệnh nhân bắt<br />
ñầu dùng methylprednisolone 1 mg/kg/ngày, lisinopril 10 mg/kg/ngày, cùng với warfarin nhằm giữ<br />
INR 2-3. Bệnh nhân ñược phát hiện nhiễm giun móc và ñiều trị xổ giun với albendazol 400 mg/ngày<br />
trong ba ngày. Sau ñó bệnh nhân xuất viện cùng với chế ñộ thuốc như trên, hẹn tái khám chuyên khoa<br />
Thận.<br />
Bảng 1: Xét nghiệm cơ bản của ba bệnh nhân.<br />
BN 1<br />
BN 2<br />
Công thức máu<br />
Hồng cầu (T/L)<br />
5,16<br />
3,24<br />
Hb (g/L)<br />
158<br />
93<br />
Hct (%)<br />
46,3<br />
28,5<br />
Bạch cầu (G/L)<br />
7,8<br />
6,4<br />
N (%)<br />
55,8<br />
73<br />
L (%)<br />
35,4<br />
13,4<br />
Tiểu cầu (G/L)<br />
360<br />
396<br />
Đường huyết (mg/dl)<br />
96<br />
97<br />
BUN (mg/dl)<br />
21<br />
6<br />
Creatinin (mg/dl)<br />
1,5<br />
0,6<br />
AST (U/L)<br />
25<br />
35<br />
ALT (U/L)<br />
18<br />
10<br />
Na (mEq/L)<br />
134<br />
130<br />
K (mEq/L)<br />
3,7<br />
3,9<br />
Tổng phân tích nước tiểu<br />
Protein (mg/dl)<br />
1150<br />
480<br />
Hồng cầu (/µL)<br />
(-)<br />
(-)<br />
Bạch cầu (/µL)<br />
(-)<br />
(-)<br />
Cặn Addis<br />
Hồng cầu (phút)<br />
1500<br />
Bạch cầu (phút)<br />
3500<br />
HbsAg<br />
(-)<br />
(-)<br />
antiHCV<br />
(+)<br />
(-)<br />
<br />
BN 3<br />
4,66<br />
124<br />
38,3<br />
8,8<br />
65,7<br />
21<br />
169<br />
78<br />
9<br />
1,1<br />
28<br />
23<br />
140<br />
3,8<br />
520<br />
80<br />
(-)<br />
3330<br />
2770<br />
(-)<br />
(-)<br />
<br />
Bảng 2: Xét nghiệm của hội chứng thận hư.<br />
Đạm niệu 24 giờ (g)<br />
Protid máu toàn phần<br />
(g/dl)<br />
<br />
BN 1<br />
4,9<br />
-<br />
<br />
BN 2<br />
1,32<br />
4,2<br />
<br />
BN 3<br />
10,3<br />
5,3<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
629<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
Albumin máu (g/dl)<br />
<br />
Điện di ñạm máu<br />
Alb (%)<br />
35,7<br />
α1 (%)<br />
4,4<br />
α2 (%)<br />
38,7<br />
β (%)<br />
12,4<br />
γ (%)<br />
8,8<br />
Lipid toàn phần (mg/dl)<br />
Cholesterol (mg/dl)<br />
665<br />
Triglyceride (mg/dl)<br />
725<br />
HDL – C (mg/dl)<br />
LDL – C (mg/dl)<br />
ANA<br />
(-)<br />
<br />
1,4<br />
<br />
2,7<br />
<br />
31,4<br />
6,9<br />
25,4<br />
23,2<br />
23,1<br />
1295<br />
328<br />
467<br />
24<br />
(-)<br />
<br />
37<br />
5,3<br />
21,1<br />
21,4<br />
15,2<br />
1397<br />
333<br />
564<br />
30<br />
(-)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3: Xét nghiệm ñông cầm máu (lúc chưa dùng kháng ñông).<br />
Bệnh nhân Bệnh nhân Bệnh nhân Bình<br />
1<br />
2<br />
3<br />
thường<br />
PT (giây)<br />
12<br />
13,1<br />
13<br />
10-12<br />
aPTT (giây)<br />
30<br />
36,3<br />
35<br />
25-36<br />
Co cục máu<br />
Hoàn toàn Hoàn toàn Hoàn toàn Hoàn toàn<br />
Fibrinogen<br />
4,26<br />
4,45<br />
2-4<br />
Protein S<br />
91,3<br />
66<br />
62-145<br />
Protein C<br />
143,8<br />
110<br />
70-135<br />
Antithrombin III<br />
110<br />
82<br />
80-130<br />
Yếu tố V Leiden<br />
1,5<br />
1,3<br />
2-3<br />
D-dimer<br />
1453<br />
0-255<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hội chứng thận hư ñược Bright mô tả lần ñầu năm 1827, biến chứng huyết khối tĩnh mạch ñược<br />
Rayer mô tả lần ñầu năm 1837, và huyết khối ñộng mạch ñược Ray ñề cập lần ñầu năm 1911(9). Kể từ<br />
ñó, nghiên cứu về biến chứng huyết khối mạch máu trong hội chứng thận hư ñược tiến hành ngày<br />
càng nhiều. Biến chứng huyết khối tĩnh mạch, ñặc biệt huyết khối tĩnh mạch thận, gặp nhiều hơn<br />
huyết khối ñộng mạch. Từ năm 1953 ñến 1993, một tổng quan về y văn tiếng Anh chỉ ghi nhận có 21<br />
trường hợp huyết khối ñộng mạch ở người lớn(4). Các vị trí huyết khối ñược báo cáo trong tổng quan<br />
này là ñộng mạch thận (6 trường hợp), ñùi (5), chủ (4), não (3), mạc treo (3), vành (2), chậu (2), dưới<br />
ñòn (2), ñộng mạch ngoại biên (6). Trong số này, có ñến 6 trường hợp bị huyết khối ñồng thời nhiều<br />
vị trí(4). Từ 1994 ñến nay, một số trường hợp lẻ tẻ cũng ñã ñược báo cáo(3,4,5,6,7,10).<br />
Do huyết khối ñộng mạch có thể ñưa ñến hoại tử trong vòng vài giờ khu vực mà ñộng mạch ñó<br />
cung cấp máu, việc chẩn ñoán sớm có vai trò quan trọng trong tiên lượng. Trong ba bệnh nhân của<br />
chúng tôi, một bệnh nhân ñã biết có hội chứng thận hư, một vừa mới chẩn ñoán ñang nằm viện và một<br />
bị huyết khối ngoại viện. Việc không quên rằng hội chứng thận hư có biến chứng huyết khối ñộng<br />
mạch có ý nghĩa quan trọng ñể ñịnh hướng chẩn ñoán. Nếu bệnh hai bệnh nhân bị huyết khối ñộng<br />
mạch chi dưới ñều có cùng triệu chứng kinh ñiển của tắc ñộng mạch như tê ñau chi, chi lạnh, ñộng<br />
mạch chi không bắt ñược, bệnh nhân thứ nhất ñược chẩn ñoán và mổ cấp cứu thành công, thì bệnh<br />
nhân thứ hai ñược chẩn ñoán và xử trí khá trễ và suýt nữa ñã bị ñoạn chi. Điều này ñã ñược y văn<br />
trước ñây ghi nhận rất rõ: có ñến 3 trong 6 trường hợp huyết khối ñộng mạch chi dưới ñã dẫn ñến<br />
ñoạn chi(3), tuy nhiên các báo cáo gần ñây ñều cho thấy việc chẩn ñoán kịp thời ñã giúp giữ ñược chi<br />
hoặc cơ quan cho bệnh nhân(1,2,6,10).<br />
Cho ñến nay, người ta vẫn chưa rõ cơ chế tạo thuận lợi cho huyết khối ñộng mạch ở bệnh<br />
nhân thận hư. Các cơ chế ñược ñề nghị bao gồm:<br />
- Thay ñổi nồng ñộ các yếu tố ñông máu: giảm nồng ñộ các yếu tố phân tử lượng nhỏ như XI và<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
630<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
XII mất qua nước tiểu, tăng nồng ñộ các yếu tố phân tử lượng lớn như V, VIII, X, XIII(8).<br />
- Khiếm khuyết hoạt ñộng của hệ ly giải fibrin: nồng ñộ fibrinogen thường luôn tăng cao làm tăng<br />
ñộ nhớt máu(3,8,10), mất antithrombin III qua nước tiểu (ñặc biệt khi albumin máu < 2 g/dl)(7,8). Vai trò<br />
của protein S và C vẫn còn ñang ñược nghiên cứu.<br />
- Tăng hoạt chức năng tiểu cầu(1,3).<br />
- Tăng ñộ nhớt máu: nặng thêm nếu bệnh nhân mất nước do dùng nhiều thuốc lợi tiểu(1,3).<br />
Như vậy, trong 2 bệnh nhân ñược khảo sát bilan tăng ñông, cả hai ñều có nồng ñộ fibrinogen tăng<br />
cao. Tuy nhiên, nồng ñộ protein S và C, antithrombin III ñều bình thường. Nồng ñộ yếu tố V Leiden<br />
ñều giảm ở hai bệnh nhân ñược khảo sát, tuy nhiên vai trò của hiện tượng này ñối với nguy cơ tăng<br />
huyết khối ñộng mạch trong hội chứng thận hư vẫn chưa sáng tỏ. Mới ñây, có một báo cáo về một<br />
trường hợp huyết khối ñộng mạch ñùi ở một trẻ 14 tuổi bị hội chứng thận hư mà sau ñó ñược phát<br />
hiện có ñột biến gen mã hóa yếu tố V Leiden, qua ñó tác giả ñề nghị khảo sát thêm về ñặc ñiểm này<br />
của yếu tố V Leiden ở những bệnh nhân hội chứng thận hư bị huyết khối ñộng mạch mà khảo sát<br />
ñông máu chưa phát hiện ñược bất thường(1).<br />
Các sang thương mô học thận của những bệnh nhân hội chứng thận hư bị huyết khối ñộng mạch<br />
bao gồm sang thương tối thiểu, sang thương màng, viêm cầu thận tăng sinh khu trú hoặc lan tỏa, xơ<br />
chai cầu thận khu trú từng vùng, bệnh thận IgA hoặc IgM(2,3,4,5,6,7). Nhìn chung vẫn không có mối<br />
tương quan rõ rệt giữa sang thương mô học thận và việc tăng nguy cơ huyết khối ñộng mạch. Ba bệnh<br />
nhân của chúng tôi chưa ñược sinh thiết thận. Tuy nhiên, trong những lần tái khám ngoại chẩn Thận,<br />
tùy theo diễn tiến lâm sàng và ñáp ứng ñiều trị của hội chứng thận hư, bệnh nhân có thể ñược khuyên<br />
nhập viện và làm sinh thiết thận ñể có hướng ñiều trị thích hợp.<br />
Nhìn chung, ngày nay việc chẩn ñoán huyết khối ñộng mạch không quá khó khăn. Các phương<br />
tiện hình ảnh học như siêu âm Doppler, chụp ñộng mạch cộng hưởng từ hoặc chụp ñộng mạch bằng<br />
thuốc cản quang có thể cho chẩn ñoán chính xác(8). Các bệnh nhân của chúng tôi một khi ñược nghi<br />
ngờ và gửi ñi làm cận lâm sàng thì ñều ñược nhanh chóng chẩn ñoán xác ñịnh. Như vậy, vai trò của<br />
người bác sĩ lúc tiếp nhận bệnh nhân ban ñầu có nghĩ ñến biến chứng này hay không mới là cần thiết.<br />
Cuộc phẫu thuật mở ñộng mạch lấy huyết khối ở hai bệnh nhân của chúng tôi ñều thành công, an toàn,<br />
giữ lại ñược chi. Các báo cáo cũng cho thấy sự thành công tương tự(1,2,6,10), cho thấy biến chứng này có<br />
thể ñược xử trí hiệu quả một khi kịp thời chẩn ñoán. Bệnh nhân thuyên tắc phổi cũng nhanh chóng<br />
ñáp ứng ñiều trị kháng ñông, các triệu chứng hô hấp nhanh chóng thuyên giảm trong vòng một tuần.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Büyükçelik M, Karakök M, Başpinar O 2008, Balat A. Arterial thrombosis associated with factor V Leiden and<br />
methylenetetrahydrofolate reductase C677T mutation in childhood membranous glomerulonephritis. Pediatr Nephrol ;23(3):491-4.<br />
Fahal IH, McClelland P, Hay CR, Bell GM. Arterial 1994thrombosis in the nephrotic syndrome. Postgrad Med J;70(830):905-9.<br />
Khatri VP, Fisher JB, Granson MA 1995. Spontaneous arterial thrombosis associated with nephrotic syndrome: case report and review<br />
of the literature. Nephron. ;71(1):95-7.<br />
Kim HJ, Park CH, Kang CM, Park HC, Kim CY, Cho YS. Arterial 1993 thrombosis associated with nephrotic syndrome-a case report<br />
and review (adult cases in the English literature). J Korean Med Sci;8(3):230-4.<br />
Koh KH, Tan C, Tan S, Ngu L. Arterial 2009 thrombosis and critical limb ischaemia in a case of nephrotic syndrome. Nephrology<br />
(Carlton);14(6):622.<br />
Lee CH, Chen KS, Tsai FC, Chien YY, Lee N.2000 Concurrent thrombosis of cerebral and femoral arteries in a patient with nephrotic<br />
syndrome. Am J Nephrol;20(6):483-6.<br />
Nishimura M, Shimada J, Ito K, Kawachi H, Nishiyama K 2000. Acute arterial thrombosis with antithrombin III deficiency in nephrotic<br />
syndrome: report of a case. Surg Today. ;30(7):663-6.<br />
Singhal R, Brimble KS 2006. Thromboembolic complications in the nephrotic syndrome: pathophysiology and clinical management.<br />
Thromb Res;118(3):397-407.<br />
Sullivan MJ, Hough DR, Agodoa LC. Peripheral 1983 arterial thrombosis due to the nephrotic syndrome: the clinical spectrum. South<br />
Med J ;76(8):1011-6.<br />
Wiroteurairueng T, Poungvarin N. Orbital 2007 infarction syndrome in nephrotic syndrome patient with extensive carotid arteries<br />
occlusion. J Med Assoc Thai;90(11):2499-505.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
631<br />
<br />