Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP <br />
HỘI CHỨNG KHÁNG THỂ KHÁNG PHOSPHOLIPID <br />
Trần Minh Giao*, Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ*, Trần Khánh Phương*, Ksoro o H Trang* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Chúng tôi trình bày bệnh án lâm sàng và điều trị bệnh nhân nữ với bệnh cảnh điển hình của hội chứng <br />
kháng thể kháng phospholipids (APS), bao gồm: huyết khối tĩnh mạch sâu ở hai chân, ba lần sẩy thai liên tiếp và <br />
xét nghiệm miễn dịch antiphospholipid, anticardiolipin IgM và IgG trong huyết thanh đều dương tính. <br />
Mặc dù điều trị đối với những trường hợp có antiphospholipid dương tính chưa được thành lập nhưng điều <br />
trị antiphospholipid liên quan đến các biến cố lâm sàng (huyết khối, sẩy thai tái phát) bằng cách sử dụng lâu dài <br />
warfarin uống hoặc heparin không phân đoạn tiêm dưới da kết hợp với aspirin liều thấp thì có hiệu quả <br />
Từ khoá: kháng thể kháng phospholipid, hội chứng kháng phospholipid tàn khốc <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CASE REPORT: THE ANTIPHOSPHOLIPID ANTIBODY SYNDROME <br />
Tran Minh Giao, Nguyen Hoang Tuan Vu, Tran Khanh Phuong, Ksoro o H Trang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 101 ‐ 104 <br />
We present here the clinical course and trearment of a woman with a characteristic history for <br />
antiphospholipid antibody syndrome, which consist of: deep vein thrombosis of the leg veins, three miscarriages <br />
and antiphospholipid, anticardiolipin antibodies of immunoglobulin IgM and IgG are positive in serum. <br />
Although treatment for patients with positive antiphospholipid are not identical but treatment of <br />
antiphospholipid associated complication (thrombotic, recurrent fetal loss) by life long anticoagulation with oral <br />
warfarin or unfractionated heparin aministered subcutaneously combinate low‐dose aspirin is effective <br />
Keywords: antibody antiphospholipid, catastrophic antiphospholipid syndrome <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Tiền căn <br />
<br />
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid <br />
hay hội chứng kháng phospholipids (APS) được <br />
xác định là bệnh lý tự miễn và thường gặp nhất <br />
ở phụ nữ trẻ tuổi, bệnh thường biểu hiện lâm <br />
sàng với sẩy thai tái phát (chiếm 53%)(9) và huyết <br />
khối tái đi tái lại. Lưu ý xét nghiêm aPL trong <br />
tìm nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp và huyết <br />
khối mạch máu là mục tiêu của việc trình ca lâm <br />
sàng này. <br />
<br />
PARA 0030. Lần I thai 7 tuần ghi nhận <br />
không có phôi thai; Lần II thai 32 tuần tiền sản <br />
giật và vô ói; Lần III thai 20 tuần tiền sản giật. <br />
<br />
Khám <br />
Niêm nhạt, chân trái sưng to, ấn không lõm, <br />
không đau. Các cơ quan khác chưa phát hiện bất <br />
thường. <br />
<br />
Xét ngiệm <br />
<br />
GIỚI THIỆU BỆNH ÁN <br />
<br />
Tiểu cầu 61000 (lúc nhập viện) sau đó giảm <br />
dần còn 12000 <br />
<br />
Bệnh nhân nữ 29 tuổi được bệnh viện Thủ <br />
Đức chuyển đến vì viêm tắc tĩnh mạch chân trái, <br />
giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân. <br />
<br />
Hemoglobin 7.2g/dl (lúc nhập viện) sau đó <br />
giảm dần còn 5g/dl <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
101<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Nhuộm hồng cầu lưới 12,35% <br />
<br />
về huyết khối ở bệnh nhân có kháng đông trong <br />
máu và được chẩn đoán là lupus ban đỏ hệ <br />
Test de coomb trực tiếp, gián tiếp: (+) <br />
thống<br />
. Sau <br />
* Khoa Lão học ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định <br />
đó <br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Minh Giao ĐT: 0918.456.567 Email : tranminhgiao_md@yahoo.com.vn <br />
người <br />
ANA, Anti DsDNA: (+) <br />
ta phát hiện có sự tăng kháng thể anticardiolipin <br />
Antiphospholipid IgM, IgG (+) <br />
ở những bệnh nhân có huyết khối hệ thống và <br />
sẩy thai tái phát mà không có bệnh cảnh lupus <br />
Anticardiolipn IgG, IgM(+) <br />
ban đỏ hệ thống, thuật ngữ hội chứng kháng thể <br />
PT, aPTT, Fibrinogen, Bilirubib trực tiếp và <br />
kháng phospholipid được đưa ra. Đến cuối thập <br />
gián tiếp, sắt huyết thanh, ferritin: bình thường. <br />
niên 80, mô tả bệnh nhân APS với biểu hiện lâm <br />
LE cell (‐). <br />
sàng là hiện tượng tắc mạch lan rộng và tử vong <br />
Siêu âm mạch máu: Chân trái: huyết khối <br />
nhanh chóng, đến 1992 Asherson trình bày bệnh <br />
lấp hoàn toàn hệ tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu <br />
cảnh này và đưa ra thuật ngữ Catastrophic <br />
chung và 1 phần tĩnh mạch chủ dưới. Chân <br />
antiphospholipid syndrome (APS tàn khốc) để <br />
phải: huyết khối chưa gây tắc ở hệ tĩnh mạch <br />
chỉ tình trạng tắc mạch liên quan ít nhất 3 cơ <br />
nông và sâu chân phải. <br />
quan cùng với sự gia tăng lupus coagulation và <br />
anticardiolipin. <br />
Chẩn đoán <br />
Theo dõi hội chứng kháng phospholipid <br />
<br />
Điều trị <br />
Methylprednisone 1.2mg/kg/ngày * 7 ngày <br />
sau đó giảm liều và ngưng sau 14 ngày <br />
Enoxaparin 1mg/kg * 2 lần tiêm dưới da, sau <br />
đó duy trì bằng sintrom <br />
Aspirin 81mg/ngày <br />
Bệnh nhân tái khám sau ra viện và được <br />
làm lại xét nghiệm antiphospholipid và <br />
anticardiolipin ở khoảng tuần 20, kết quả: <br />
dương tính. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Định nghĩa(1,7,6) <br />
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid là <br />
một rối loạn trong đó huyết khối mạch máu <br />
hoặc sẩy thai tái phát xảy ra ở những bệnh nhân <br />
với bằng chứng lâm sàng có kháng thể chống lại <br />
phospholipid hoặc các đồng yếu tố protein gắn <br />
phosphopilid(6) <br />
<br />
Lịch sử(6,3) <br />
Kháng thể kháng phospholipid được mô tả <br />
lần đầu vào năm 1906 bởi Wassermann ở bệnh <br />
nhân giang mai. Đến năm 1963, mô tả đầu tiên <br />
<br />
102<br />
<br />
Dịch tễ học(1,2,6,3,8) <br />
Tần suất bệnh trong dân số thì không rõ. <br />
Tuy nhiên, kháng thể kháng phospholipids <br />
(aPL) có thể tăng ở khoảng 2‐ 5% dân số khỏe <br />
mạnh; 25‐54% bệnh nhận lupus ban đỏ hệ thống <br />
(một số nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ này là 30 ‐ <br />
40%) nhưng chỉ 10% có hội chứng kháng thể <br />
kháng phospholipid. Một số tình trạng nhiễm <br />
trùng như: giang mai, HIV, bệnh Lyme, nhiễm <br />
virus cũng có aPL thoáng qua nhưng không liên <br />
quan đến huyết khối. Một số loại thuốc như <br />
chlorpromazine, procainamide, quinidine và <br />
phenyltoin cũng có aPL (+), aPL cũng hiện diện <br />
trong một số bệnh lý khớp nhưng ít. <br />
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam đặc biệt là hội <br />
chứng kháng thể kháng phospholipid thứ phát <br />
Tuổỉ thường gặp là 30‐45 tuổi. nhưng cũng <br />
có thể gặp ở người cao tuổi và trẻ em <br />
<br />
Bệnh nguyên <br />
Sự hình thành kháng thể và kháng nguyên <br />
vẫn chưa rõ ràng và được quy cho tình trạng tự <br />
miễn. <br />
Các yếu tố di truyền: có liên quan hệ HLA( <br />
Human Leukocyte Antigen). HLA‐DR53 liên <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
quan với hội chứng kháng phospholipid nguyên <br />
phát trong khi HLAB8, DR17, DQ2 liên quan <br />
đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống <br />
Trong hội chứng kháng thể kháng <br />
phospholipid nguyên phát, nồng độ aPL cao và <br />
có những biểu hiện lâm sàng tương tự Lupus <br />
ban đỏ hệ thống nhưng xét nghiệm kháng thể <br />
kháng nhân thường âm tính và không có bất <br />
thường huyết thanh miễn dịch khác, và tỷ lệ <br />
bệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau. <br />
Một số yếu tố bệnh nguyên có thể liên quan <br />
với bệnh như: hội chứng kháng phospholipid <br />
tăng sau nhiễm trùng như sau nhiễm varicella <br />
hoặc huyết khối tĩnh mạch, viêm phổi do <br />
varicella và thuyên tắc động mạch chày tự phát <br />
và ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C. Sự liên quan <br />
giữa kháng thể kháng phospholipid với huyết <br />
khối mạc treo và động mạch khoeo sau nhiễm <br />
CMV. Tương tự các kháng thể phụ thuộc β2 <br />
glycoprotein I chống lại cardiolipin, <br />
phosphatidylserine, <br />
và <br />
phosphatitdylethanolamine ở bệnh nhân nhiễm <br />
parvovirus B19 <br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng(7,5,10,9) <br />
Bệnh thường không được phát hiện cho đến <br />
khi có biến chứng, các biến chứng lâm sàng <br />
gồm: <br />
Huyết khối tái phát: huyết khối động mạch, <br />
gồm bệnh mạch máu não (đột quỵ và cơn <br />
thoáng thiếu máu não), bệnh động mạch ngoại <br />
biên và thuyên tắc động mạch võng mạc. Huyết <br />
khối tĩnh mạch thường xảy ra kèm với thuyên <br />
tắc phổi, tăng áp phổi liên quan với aPL hoặc <br />
huyết khối mạch máu nhỏ. <br />
Tai biến mạch máu não và cơn thoáng thiếu <br />
máu não tái phát nhiều lần có thể gây ra sa sút <br />
trí tuệ do nhồi máu não nhiều nơi ở bệnh nhân <br />
trẻ. Huyết khối có thể gây hoại tử, nhồi máu <br />
mạc treo, suy thượng thận , hội chứng Budd‐ <br />
Chiari và bệnh mạch máu võng mạc. Huyết khối <br />
có thể cấp tính ảnh hưởng đến nhiều cơ quan hệ <br />
thống và gây tử vong nhanh chóng. <br />
Biểu hiện ở da: Thường gặp nhất là bầm <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
máu dưới da dạng lưới, có thể có loét chân, tím <br />
đầu chi, hoại tử da lan rộng và bệnh Degos. <br />
Sẩy thai ở phụ nữ: có thể đến 80% nếu <br />
không được điều trị. Hai yếu tố aPL (+) và tiền <br />
căn sẩy thai là yếu tố tiên đoán nhạy nhất đối <br />
với tử vong thai. Do đó, nên thực hiện test aPL ở <br />
những đối tượng này. Nghiên cứu cắt ngang cho <br />
thấy 13 ‐ 42% sẽ có aPL(+), một nghiên cứu thực <br />
hiện tại bệnh viện Từ Dũ ở những bệnh nhân <br />
sẩy thai liên tiếp cũng ghi nhận nồng độ aPL <br />
tăng 53% so với nhóm chứng 8,7%. <br />
Biểu hiện huyết học: giảm tiểu cầu do phá <br />
hủy, thiếu máu tán huyết. IgG aPL(+) chiếm 72% <br />
SLE với giảm tiểu cầu và 30% ở bệnh nhân xuất <br />
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch vô căn. <br />
Bệnh tim mạch: bệnh van tim (hở van hai lá, <br />
hở van động mạch chủ) viêm nội tâm mạc <br />
Libman Sacks, mảng sùi van 2 lá vô trùng. <br />
Huyết khối mạch vành chiếm 21% ở bệnh nhân <br />
nhồi máu cơ tim sống sót trẻ. <br />
Suy thượng thận: do aPL (không có viêm <br />
cầu thận trong SLE. Huyết khối phát triển ở bất <br />
kỳ vị trí nào trong mạch máu thận) gây giảm độ <br />
lọc cầu thận và tăng huyết áp. <br />
Hội chứng kháng phospholipid tàn khốc: <br />
gây tử vong khoảng 50% trường hợp. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán. <br />
Theo hiệp hội quốc tế về cầm máu và huyết <br />
khối 2006(4): <br />
Tiêu chuẩn lâm sàng: <br />
Huyết khối mạch máu. <br />
Huyết khối ở một hoặc nhiều nơi trong động <br />
mạch, tĩnh mạch và mạch máu nhỏ. <br />
Tử vong thai kỳ <br />
(a) Tử vong một lần hoặc hơn không giải <br />
thích được của một thai kỳ có hình thái bình <br />
thường sau 10 tuần. <br />
(b) Sinh non một lần hoặc hơn trẻ bình <br />
thường trước 34 tuần do sản giật, tiền sản giật <br />
nặng hoặc suy nhau thai được nhận ra. <br />
(c) Ba lần hoặc hơn sẩy thai liên tiếp không <br />
giải thích được trước tuần thứ 10 của thai kỳ, đã <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
103<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
loại trừ những bất thường về giải phẫu, nội tiết <br />
tố, nhiễm sắc thể của mẹ. <br />
<br />
gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ với biểu hiện: <br />
<br />
Tiêu chuẩn xét nghiệm <br />
<br />
Huyết khối tái phát (mà có thể được điều trị <br />
ở nhiều chuyên khoa như khoa thần kinh, tim <br />
mạch , hô hấp, ngoại lồng ngực, nội tiết thận). <br />
<br />
1. Kháng đông lupus hiện diện trong huyết <br />
tương hai lần hoặc hơn đo cách nhau ít nhất 12 <br />
tuần. <br />
2. Kháng thể Anticardiolipin IgG và / hoặc <br />
IgM trong huyết thanh hoặc huyết tương từ <br />
trung bình đến cao trong hai hoặc hơn đo cách <br />
nhau ít nhất 12 tuần. <br />
3. Kháng thể kháng β2‐ glycoprotein I IgG <br />
và/hoặc IgM hiện diện trong huyết thanh hoặc <br />
huyết tương hai lần hoặc hơn đo cách nhau ít <br />
nhất 12 tuần. <br />
Chẩn đoán được thành lập khi thỏa ít nhất 1 <br />
tiêu chuẩn lâm sàng và ít nhất 1 tiêu chuẩn cận <br />
lâm sàng <br />
<br />
Điều trị(2,7,6). <br />
Không có điều trị đặc hiệu. <br />
Đối với biến cố huyết khối: sử dụng kháng <br />
đông warfarin lâu dài, giử INR 2‐3 nhằm ngăn <br />
ngừa huyết khối tái phát rất cao trong 6 tháng <br />
sau ngưng thuốc. Trường hợp huyết khối xảy ra <br />
ở nhiều hệ thống cơ quan, sử dụng thêm <br />
prednisone, độc tế bào, immunoglobulin tĩnh <br />
mạch hoặc thay huyết tương. <br />
Đối với sẩy thai tái phát: điều trị bao gồm <br />
prednisone, aspirin liều thấp và heparin đơn <br />
thuần hoặc kết hợp. Hiện người ta đã chứng <br />
minh liệu pháp prednisone liều cao và hoặc <br />
thêm aspirin liều thấp sẽ làm tăng nguy cơ tử <br />
vong cho thai. Do đó, hiện nay người ta dùng <br />
heparin không phân đoạn 5000ui tiêm dưới da <br />
ngày 2 lần kết hợp aspirin liều thấp 81mg / ngày <br />
sẽ có hiệu quả hơn. Nếu thất bại <br />
immunoglobulin tĩnh mạch sẽ được thêm vào. <br />
<br />
Điều trị phòng ngừa. <br />
Không có điều trị phòng ngừa ở bệnh nhân <br />
không có triệu chứng. Một số đề nghị sử dụng <br />
aspirin liều thấp ở bệnh nhân có aPL(+). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
Sẩy thai liên tiếp. <br />
<br />
2. Xử trí bệnh khá đơn giản: kháng đông và <br />
chống kết tập tiểu cầu lâu dài <br />
3. Do đó, lưu ý xét nghiệm aPL ở những đối <br />
tượng nguy cơ sẽ giúp cải thiện tử vong cho thai <br />
kỳ và tránh biến chứng làm nặng thêm bệnh <br />
(hội chứng kháng phospholipid tàn khốc). <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO: <br />
1.<br />
<br />
Drew I (2007). Thrombotic disorders: hypercoagulable states. In: <br />
Goldman. Ausiello.Cezil medicine, 23th edition, chapter 182. <br />
Saunders Elsevier, Philadelphia <br />
2. Hellmann DB, Imboden MJB. JR., (2001). Musculoskeletal & <br />
Immunologic disorders. In: Stephen J. Mc Phee. Current <br />
medical diagnosis & treatment, 50th edition, pp 807‐808. Mc <br />
Graw‐Hill,Inc, International edition, New York. <br />
3. Imboden J, Hellmann D, Stone J (2007). Antiphospholipid <br />
antibody syndrome. In: John Imboden et al. Current diagnosis <br />
& treatment rheumatology, 2nd edition, chapter 24, Mc Graw‐<br />
Hill,Inc, International edition, New York. <br />
4. Keeling D et al. (2012). Guidelines on the investigation and <br />
management of antiphospholipid syndrome. British journal of <br />
Haematology, 157, 47‐49 <br />
5. Levine JS, Branch DW, and Rauch J, (2002). The <br />
antiphospholipid syndrome. The New England Journal of <br />
Medicine, 346:752‐763 <br />
6. Rand JH (2007). The antiphospholipid syndrome: overview. <br />
In:Marshalla. lichtman et al. William hematology, 7th edition, <br />
chapter 123. Mc Graw‐Hill,Inc., International edition, New York <br />
7. Rodgers GM (2009). Acquired coagulation disorders.In: John P. <br />
Greer et al. Wintrobe’s Clinical Hematology, 12th edition, <br />
pp1447‐1463. Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia. <br />
8. Sammaritano LR (2000). Antiphospholipid and lupus <br />
pregnancy. In: Stephen A Paget MD, Allan Gibofsky MD. <br />
Lippincott Manual of Rheumatology and Outpatient <br />
Orthopedic Disorders, 1st edition, pp82‐85. Lippincott Williams <br />
& Wilkins, Philadelphia. <br />
9. Võ Minh Tuấn, Phạm Thị Ngọc Diệp (2010). Mối liên quan giữa <br />
kháng thể kháng Phospholipid với sẩy thai liên tiếp từ lần thứ <br />
hai trở lên tại bệnh viện Từ Dủ. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14:271‐<br />
276. <br />
10. Warkentin TE, Kelton JG (2005). Thrombocytopenia due to <br />
platelet destruction and hypersplenism. In: Ronald Hoffman, <br />
MD et al. Hematology: Basic Principles and Practice, 4th <br />
edition, chapter 133, Churchill Livingstone. Philadelphia. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/9/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013 <br />
<br />
1. Hội chứng kháng phospholipid thường <br />
<br />
104<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
105<br />
<br />