intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết một số dấu hiệu bệnh vùng miệng

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số dấu hiệu bệnh vùng miệng như: tưa lưỡi, sưng lợi, rộp môi,… đôi khi là dấu hiệu của những bệnh thông thường, nhưng cũng có khi là dấu hiệu của những bệnh phức tạp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết một số dấu hiệu bệnh vùng miệng

  1. Nhận biết một số dấu hiệu bệnh vùng miệng Một số dấu hiệu bệnh vùng miệng như: tưa lưỡi, sưng lợi, rộp môi,… đôi khi là dấu hiệu của những bệnh thông thường, nhưng cũng có khi là dấu hiệu của những bệnh phức tạp. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh của vùng miệng để chúng ta có thểm kiến thức trong phòng ngừa và điều trị. Một số hình ảnh bệnh vùng miệng Tưa miệng Do chân khuẩn viêm nhiễm gây ra nốt màu trắng, tầng tầng lớp lớp như hoa tuyết, đa phần xảy ra ở trên niêm mạc của lưỡi má, vòm miệng và môi, trẻ em sẽ
  2. bị viêm nhiễm nhất. Bình sữa, vú sữa sát trùng không sạch, trẻ em thích ngậm ngón tay, khi mẹ cho trẻ bú, đầu ngực của mẹ không sạch sẽ đều là nguồn gây bệnh. Ngoài ra, người già uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng dễ bị nhiễm. Sau khi mắc bệnh, tốt nhất đến bệnh viện kiểm tra toàn bộ vòm miệng. Lợi sưng tấy Đây là triệu chứng điển hình của viêm lợi, có người còn kèm theo xuất huyết, nghiêm trọng sẽ làm răng lung lay và rụng. Phòng chống là sách lược tốt nhất, hàng ngày phải đảm bảo sáng và tối đánh răng, sử dụng bàn chải sạch sẽ, đồng thời sử dụng chỉ nha khoa, đặc biệt là trước khi ngủ để giảm bớt sự tích tụ của màng vi khuẩn. Cứ nửa năm hoặc 1 năm thì phải đi lấy cao, vệ sinh răng 1 lần, phòng chống màng vi khuẩn răng biến thành cao răng. Lở loét vòm họng Miệng rộp, mọc mụn có thể là do lở loét vòm họng gây ra. Bất cứ bộ phận nào trong vòm họng đều bị chứng này công kích, thông thường có hình dạng mụn nước màu trắng nhô lên và kèm theo cảm giác đau rát. Nguyên nhân gây ra lở loét vòm vọng có nhiều, ví dụ như bị lây nhiễm, dị ứng, mệt mỏi hay thiếu vitamin… Thường sẽ mất khoảng 2 tuần là khỏi, nhưng nếu kéo dài, bộc phát đi bộc phát lại thì phải đi khám bác sỹ, hàng ngày nên dùng nước muối loãng súc miệng, như thế có thể phòng chống lở loét vòm họng. Lưỡi “lông đen” Đây là một lối nói hình tượng, thực ra là chỉ trên bề mặt lưỡi có màu đen. Thời gian dài hút thuốc, uống rượu, uống trà hoặc cà phê, lại không chú ý đến vệ sinh
  3. sạch sẽ vòm họng thì sẽ dễ xuất hiện triệu chứng này. Thời gian dài như thế sẽ dẫn đến các bệnh về vòm họng. Vì vậy khi đánh răng, nên nhớ dùng bàn chải chải mặt lưỡi, sau khi uống xong trà, cà phê nên đi súc miệng để khống chế vi khuẩn phát triển. Vòm miệng mụn trắng Là phản ứng trực tiếp nhất của việc kích thích bên ngoài vòm miệng, răng giả không thích hợp, thường xuyên hút thuốc, thời gian dài chịu gió bụi, tia mặt trời đều có thể gây ra loại bệnh này. Đa phần xảy ra ở môi, lưỡi, răng và cuống lưỡi, thời gian đầu vốn không có cảm giác gì không thoải mái nhưng sau cảm giác đau nhức mạnh tăng lên và mụn trắng sẽ nhanh chóng tăng nhiều và dày lên, lúc này chúng ta cần phải rất cẩn thận, có thể là dấu hiệu của tiền ung thư. Rộp môi Những nốt rộp nhỏ sinh trưởng ở miệng, môi hoặc xung quanh có tính truyền nhiễm rất cao, đa phần bộc phát trong thời kỳ sức đề kháng cơ thể thấp như cảm, sốt, kinh nguyệt vv. Rộp môi có thể thông qua việc hôn nhau, tiếp xúc mật thiết với người bị viêm nhiễm hoăc dùng chung dụng cụ ăn cơm. Mặc dù rộp môi sẽ biến mất trong vòng mấy ngày nhưng mùi thì lại rất khó chịu, có thể dùng bông nhúng vào Vaseline rồi đắp lên phía trên mụn rộp đồng thời tránh gió bụi, mặt trời. Nếu bộc phát lại thường xuyên thì cần phải đi khám bác sỹ. Lưỡi “bản đồ” Trên bề mặt lưỡi bỗng lõm đi một phần, giống như vẽ một bức tranh, trong trường hợp bình thường thì lưỡi “bản đồ” không cần chữa trị sẽ tự khỏi, tuy nhiên nếu có cảm giác đau nhức, có thể uống thuốc giảm đau và thuốc tiêu viêm.
  4. Hôi miệng Hiện nay, bệnh hôi miệng khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cá nhân làm mất tự tin khi giao tiếp. Có nhiều nguyên nhâ gây ra hôi miệng có thể liên quan đến những bệnh sâu răng, ung thư miệng, gan, thận, HIV,…Đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà đa số chúng ta thường bỏ qua. Để điều trị chứng hôi miệng việc đầu tiên là chúng ta nên xá định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Sâu răng Đây là căn những bệnh về răng miệng thường gặp ở mọi lứa tuổi, thông thường bệnh khó phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu và khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn tương đối nặng. Nếu không được điều trị kịp thời thì tuỷ
  5. răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch... Phương pháp điều trị sâu răng thường được các phòng nha sử dụng lâu nay đó là dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng. Vôi răng Vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu, viêm nha chu, khiến hơi thở có mùi hôi. Nguyên nhân gây ra vôi răng cũng có thể do bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách để cặn thức ăn bám trên răng hoặc bạn đang mắc các chứng liên quan tới bệnh tiểu đường.
  6. Để điều trị vôi răng hiệu quả các nha sĩ khuyên bạn nên đi cạo vôi và đánh bóng răng 6 tháng một lần, Và chải răng đúng phương pháp và đúng thời điểm, cũng là cách tốt để hạn chế những bệnh về răng miệng thường gặp này. Viêm lợi Viêm lợi sinh ra do vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn ở mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Không những thế khi bạn có dấu hiệu lợi đỏ và sưng phồng bạn có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh viêm lợi xảy ra thường xuyên thì khả năng bạn bị mắc các bệnh về tim mạch tương đối cao. Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng, xỉa răng bằng chỉ đúng cách nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, trong
  7. trường hợp bệnh nặng, phẫu thuật để phục hồi các mô lợi bao quanh răng là các tốt nhất để điều trị những bệnh về răng miệng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0